Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nhập môn công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 74 trang )

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ
----o0o----

BÀI GIẢNG

NHẬP MÔN
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
(Lưu hành nội bộ)

Biên soạn: ThS. Nguyễn Văn Định


GIỚI THIỆU VỀ HỌC PHẦN
1. Mục tiêu
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức tổng
quan về chương trình đào tạo, về ngành nghề của ngành
công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (CĐT), biết được các thành
phần trong hệ thống cơ điện tử. Bên cạnh đó, người học còn
tiếp cận các thiết bị thực để biết được qui trình tạo ra sản
phẩm, từ đó giúp người học có những hiểu biết chung và
định hướng chuyên môn phù hợp.

2. Thời lượng: 02 tín chỉ


GIỚI THIỆU VỀ HỌC PHẦN (tt)
3. Nhiệm vụ của sinh viên
§ Tỉ lệ tham gia học trên lớp ít nhất phải đạt 80%.
§ Tham gia thuyết trình và thảo luận.
§ Dụng cụ học tập: có đủ tài liệu học và tham khảo.


4. Đánh giá kết quả học tập
§ Kiểm tra: 50%, trong đó:
- Tham gia học trên lớp: 5%
- Phát biểu: 5%
- Đánh giá quá trình: 15%
- Báo cáo kiến tập: 25%
§ Thi kết thúc học phần (vấn đáp): 50%


GIỚI THIỆU VỀ HỌC PHẦN (tt)
5. Các chủ đề
Chủ đề 1: Giới thiệu CTĐT và ngành nghề

(4 tiết)

Chủ đề 2: Phương pháp học ở ĐH

(2 tiết)

Chủ đề 3: Các thành phần hệ thống CĐT

(6 tiết)

Chủ đề 4: Kiến tập

(15 tiết)

Đánh giá quá trình, kiểm tra

(3 tiết)


6. Thông tin giảng viên
ThS. Nguyễn Văn Định, Bộ môn Cơ điện tử - Khoa Cơ khí
ĐT: 0905 124 566

Email:


GIỚI THIỆU VỀ HỌC PHẦN (tt)
7. Tài liệu học tập
Nguyễn Văn Định (2018), Bài giảng Nhập môn công
nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Lưu hành nội bộ
8. Tài liệu tham khảo
§ Trường Đại học Nha Trang (2016), Chương trình đào
tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
§ Slide bài giảng “Introduction to Mechatronics”


CHỦ ĐỀ 1

GIỚI THIỆU CTĐT VÀ NGÀNH NGHỀ

1

CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử

2

Cơ hội nghề nghiệp


3

Trang bị vật dụng cần thiết


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
GIỚI THIỆU
Cơ điện tử là một ngành học đào tạo ra các kỹ sư và
chuyên gia có kiến thức và kỹ năng về cơ khí, điện tử và tin
học để thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc, thiết bị điều
khiển tự động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả làm việc.
Với định hướng ứng dụng, chương trình đào tạo được xây
dựng chú trọng nhiều vào kiến thức và kỹ năng thực hành,
điều này nhằm giúp cho sinh viên có được các kỹ năng cần
thiết để dễ tiếp cận công việc sau khi ra trường.


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
MỤC TIÊU CHUNG
Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ kỹ thuật
cơ điện tử cung cấp cho sinh viên (SV) môi trường và những
hoạt động giáo dục để SV hình thành và phát triển nhân cách,
đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt
được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ điện tử
phục vụ sản xuất và đời sống.


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
MỤC TIÊU CỤ THỂ

ü Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; có phẩm chất
đạo đức, nhân văn và sức khỏe tốt.
ü Trang bị cho người học: kiến thức cần thiết về khoa học cơ
bản, xã hội nhân văn; kiến thức cơ sở ngành phù hợp và
kiến thức chuyên môn sâu về thiết kế, vận hành, sửa chữa
các thiết bị máy móc, dây chuyền tự động hóa; kiến thức tin
học và tiếng Anh chuyên ngành Cơ điện tử đáp ứng yêu
cầu công việc.
ü Trang bị các kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp cần
thiết.


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
CHUẨN ĐẦU RA
(1). Phẩm chất đạo đức, nhân văn và sức khỏe
§ Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức
kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị nhân văn và ý thức trách
nhiệm công dân, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
§ Có hiểu biết về văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật, có ý
thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ.
§ Có ý thức rèn luyện sức khỏe.


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
CHUẨN ĐẦU RA
(2). Kiến thức
§ Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,..;
Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, công
nghệ thông tin vào ngành đào tạo.
§ Hiểu và có khả năng ứng dụng các kiến thức cốt lõi về lĩnh

vực cơ khí.
§ Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau: về điện –
điện tử, lập trình, điều khiển và giám sát hệ thống. Sử dụng
tốt các phần mềm thuộc chuyên ngành Cơ điện tử.


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
CHUẨN ĐẦU RA
(3). Kỹ năng
§ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ,
làm việc độc lập và theo nhóm, giao tiếp kỹ thuật.
§ Trình độ ngoại ngữ: đạt năng lực bậc 2 (cấp độ A2 theo
Khung tham chiếu châu Âu) để tham khảo các tài liệu
chuyên môn và giao tiếp. Sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản (theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và
Truyền thông).


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
CHUẨN ĐẦU RA
(3). Kỹ năng
§ Trực tiếp vận hành, chẩn đoán và sửa chữa các thiết bị và
hệ thống tự động hóa.
§ Giám sát thi công và kiểm định chất lượng hệ thống điều
khiển.
§ Tư vấn, thiết kế và đề xuất các giải pháp tự động.
§ Quản lý, điều hành quá trình thiết kế và sản xuất hệ thống
tự động.
§ Có khả năng thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn
đề trong lĩnh vực chuyên môn.



1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
CẤU TRÚC CTĐT


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
CTĐT CHI TIẾT VÀ PHÂN KỲ


1.1. CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử
PHÂN NHÓM KIẾN THỨC


1.2. Cơ hội nghề nghiệp ngành CNKT Cơ điện tử
ĐỊNH HƯỚNG
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư cơ điện tử có thể:
§ Thiết kế, vận hành và đề xuất các giải pháp tự động hóa
cho các hệ thống có sử dụng sản phẩm cơ điện tử.
§ Làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp có dây chuyền sản
xuất tự động.
§ Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, thiết kế ứng dụng
công nghệ điều khiển tự động; các cơ sở đào tạo; cơ quan
tư vấn, đại lý phân phối sản phẩm tự động hóa.


1.2. Cơ hội nghề nghiệp ngành CNKT Cơ điện tử
CÁC TỐ CHẤT CẦN THIẾT
- Sống thực tế, giải quyết vấn đề đơn giản, hiệu quả.
- Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ.

- Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và làm các công việc
thủ công.
- Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định,
quy trình.
- Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên
cứu.
- Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy.


1.3. Các vật dụng cần thiết

Laptop/ Desktop


1.3. Các vật dụng cần thiết

Bộ dụng cụ làm mạch


1.3. Các vật dụng cần thiết

Bộ mỏ hàn, khò chỉnh nhiệt


1.3. Các vật dụng cần thiết

Đồng hồ đo



1.3. Các vật dụng cần thiết

Bộ tua vít đa năng


1.3. Các vật dụng cần thiết

Kìm tuốt dây điện

Kìm cắt chân linh kiện


CHỦ ĐỀ 2

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ Ở ĐẠI HỌC

1

Đặc điểm học ở bậc đại học

2

Một số phương pháp học


×