Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Truyền máu có thể hại người! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.34 KB, 5 trang )

Truyền máu có thể hại người!

Hằng năm, ngân hàng máu và việc truyền máu đã giữ
gìn mạng sống cho hàng triệu người nhưng ngân hàng
máu có thể gây tác hại nghiêm trọng trên sức khỏe con
người!

Những nghiên cứu mới nhất về máu cho rằng máu lưu trữ
ở ngân hàng máu có thể bị mất đi một thành phần vô cùng
quan trọng, có ảnh hưởng đến mạng sống của người được
cho máu.

Các bác sĩ thường biết cách bảo vệ nguồn máu, đảm bảo
máu không bị các bệnh truyền nhiễm và hạn chế tối đa
những phản ứng dị ứng. Thế nhưng, những tai biến về tim
mạch sau khi được truyền máu thì ít có ai nghĩ đến.

Truyền máu tăng nguy cơ bệnh tim mạch
Trong thực tế, chỉ trong vòng một tháng sau khi được
truyền máu, tai biến đã có thể xảy ra. Và nhiều nghiên cứu
đã được thực hiện cho thấy khoảng 25% bệnh nhân được
cho máu có những dấu hiệu không yên ổn đối với những
cơn nhồi máu cơ tim.

Một nghiên cứu được báo cáo của TS Stamler công tác ở
Trung tâm Y khoa Duke (Mỹ) cho biết đã xem xét những
mẩu máu từ ngân hàng máu của những người cho máu
khỏe mạnh, thực hiện khoảng 26 xét nghiệm khác nhau và
ghi nhận có sự thiếu hụt một cách trầm trọng về hàm lượng
nitric oxide (NO).


Điều đáng lo là sự thiếu hụt NO có thể dẫn tới những vấn
đề về tim mạch. Thiếu NO trong máu, tế bào hồng cầu
không thể đi qua những mạch máu nhỏ, gây nên sự “nghẽn
mạch”, và hậu quả là sẽ làm hư hỏng những tế bào mô tim.

Nghiên cứu của TS Stamler ghi nhận chỉ vài giờ sau khi
rời khỏi cơ thể, một đơn vị máu có thể mất tới 70% hàm
lượng NO; và đến khoảng 42 ngày sau, lượng NO hầu như
không hiện hữu trong máu. Vì vậy, trên thực tế, ở các bệnh
nhân được truyền máu, lượng máu này không thể vận
chuyển oxygen một cách hữu hiệu.

Một nghiên cứu trên 24.000 người có những triệu chứng
về các bệnh mạch vành cấp tính cho thấy những người
được truyền máu sẽ có 25% rủi ro bị các cơn nhồi máu cơ
tim và 8% rủi ro sẽ tử vong trong vòng 30 ngày.

Trong khi đó, những bệnh nhân bị bệnh mạch vành cấp
tính, nhưng không truyền máu chỉ có 8% rủi ro mắc các
bệnh về tim mạch và chỉ có 3% tử vong.

Chỉ truyền máu khi hematocrit dưới 30%
Những số liệu trên đã làm thay đổi tư duy của thầy thuốc.
Trước đây, các thầy thuốc quyết định truyền máu càng sớm
càng tốt khi lượng hematocrit giảm xuống dưới mức bình
thường từ 45% đến 55% (hematocrit là phần trăm của máu
được hình thành do những tế bào hồng cầu vận chuyển
oxy). Gần đây, các thầy thuốc không vội truyền máu và chỉ
khi cho hematocrit xuống thấp hơn 30 % mới thực hiện
việc truyền máu.


Thực hiện nhiều thí nghiệm trên chó, TS Stamler nhận
thấy tần suất bị nhồi máu cơ tim ở các con chó đem thí
nghiệm giảm đáng kể nếu máu đem truyền được bổ sung
thêm NO dạng lỏng.

Những em bé bị sinh non, phổi chưa phát triển hoàn chỉnh
sẽ được cho “tiếp xúc” với NO để giúp các mô lấy được
lượng oxygen cần thiết cho các họat động sống.

Hiện nay, Hội Chữ thập đỏ Hoa kỳ, cơ quan chịu trách
nhiệm cho khoảng 14 triệu đơn vị máu, đang chờ đợi thêm
những nghiên cứu khác trước khi thay đổi những phương
pháp xử lý và bảo quản máu nhằm duy trì nồng độ của NO
ở mức tối đa.

×