Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn báo chí mỹ (liên hệ với diễn ngôn báo chí việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THANH TRÚC

ẨN DỤ Ý NIỆM
TRONG DIỄN NGƠN BÁO CHÍ MỸ
(LIÊN HỆ VỚI DIỄN NGƠN BÁO CHÍ VIỆT NAM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THANH TRÚC

ẨN DỤ Ý NIỆM
TRONG DIỄN NGƠN BÁO CHÍ MỸ
(LIÊN HỆ VỚI DIỄN NGƠN BÁO CHÍ VIỆT NAM)

NGÀ NH: NGƠN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
Mã số : 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH SÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trần Thị Thanh Trúc

ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG DIỄN NGƠN BÁO CHÍ MỸ
(LIÊN HỆ VỚI DIỄN NGƠN BÁO CHÍ VIỆT NAM)
Chun ngành: Ngơn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9222024

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRỊNH SÂM

PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS. TS. Hoàng Quốc
2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Vũ
PHẢN BIỆN:
1. PGS. TS. Hoàng Quốc
2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Vũ
3. TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi với các
số liệu thống kê là hồn tồn trung thực do tơi thực hiện. Các kết luận khoa học
trong luận án chưa được cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Trúc


LỜI CÁM ƠN

Tơi nghĩ rằng sẽ rất khó để tơi có thể hồn thành cơng trình nghiên cứu này nếu
khơng có sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân sau đây mà tôi
mong muốn gửi đến lời cám ơn chân thành:
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn của tơi - PGS.TS. Trịnh Sâm,
người đã ln tận tình chỉ dẫn, góp ý và chỉnh sửa cho tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Hồ Văn Khương Trường Đại
học Bách Khoa ĐHQG-HCM vì đã hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu khoa
học cũng như đã động viên tinh thần cho tơi rất nhiều trong q trình viết Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các Thầy Cơ giáo Khoa Ngơn ngữ học và
Phịng Sau Đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM đã
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
khoa và trường.
Có thể hồn thành luận án và nhận học vị tiến sĩ giữa đại dịch COVID-19 là một kỷ
niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên. Xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn
đến gia đình, người thân và bạn bè vì đã ln là niềm động viên mạnh mẽ giúp cho
tôi đi hết hành trình khó khăn này.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 09 tháng 09 năm 2021


Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Trúc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
0.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
0.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .......................................... 3
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ....................................................... 5
0.5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 6
0.6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................... 9
1.1.1. Các nghiên cứu về ẩn dụ giai đoạn tiền tri nhận ................................................. 9
1.1.2. Các nghiên cứu về ẩn dụ giai đoạn tri nhận .....................................................11
1.1.3. Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn báo chí ......................................12
1.2. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu ................................................................17
1.2.1. Lý thuyết giao tiếp và nhận diện các đặc điểm giao tiếp của văn bản ...............17
1.2.2. Lý thuyết phân tích diễn ngơn phê phán ..........................................................18
1.2.3. Diễn ngơn báo chí và yếu tố chính trị trong diễn ngơn báo chí ........................21
1.2.4. Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm ..................................................................................26
1.2.5. Lý thuyết Phân tích ẩn dụ phê phán ................................................................37
Tiểu kết ....................................................................................................................48
Chương 2: ĐIỂN CỨU ẨN DỤ Ý NIỆM CHIẾN TRANH TRONG DIỄN
NGƠN BÁO CHÍ CHÍ NH TRI ̣ MỸ .................................................................................. 50
2.1. Ngữ liêu,
̣ công cu ̣ và mô hình phân tích ẩ n du ̣ phê phán ...................................51

2.1.1. Ngữ liêụ và công cu ̣ phân tić h ......................................................................51
2.1.2. Mơ hình phân tích ẩ n du ̣ phê phán ..................................................................54
2.2. Phân tích bối cảnh khố i ngữ liê ̣u nghiên cứu ......................................................57
2.2.1. Bố i cảnh chính tri My
̣ ̃ và sự vươn lên của Đảng Cô ̣ng hòa ..............................58


2.2.2. Bố i cảnh Đa ̣i dich
̣ COVID-19 vào tháng 6/2020 và viê ̣c sử du ̣ng ẩ n du ̣ ý niê ̣m
trên báo chí ...............................................................................................................60
2.2.3. Tình tra ̣ng nhâ ̣p cư và phân biê ̣t chủng tô ̣c ta ̣i Mỹ và những ẩ n du ̣ ý niê ̣m sử
du ̣ng trong diễn ngôn báo chí chính tri ̣Mỹ ...............................................................63
2.2.4. Tác đô ̣ng của truyề n thông đa ̣i chúng đố i với chính tri ̣Mỹ và quan điể m
chính tri ̣của báo The New York Times ......................................................................66
2.3. Phân tích ẩn dụ phê phán trên khối ngữ liệu khảo sát .........................................69
2.3.1. Ẩn du ̣ ý niê ̣m chiế n tranh và vai trò của chúng trong chính tri ........................69
̣
2.3.2. Ẩn du ̣ ý niê ̣m chiến tranh đươc̣ sử du ̣ng trong chủ đề COVID-19 ...................71
2.3.3. Ẩn du ̣ ý niê ̣m chiến tranh đươc̣ sử du ̣ng trong chủ đề bầ u cử ..........................82
2.3.4. Ẩn du ̣ ý niê ̣m chiến tranh đươc̣ sử du ̣ng trong chủ đề phân biê ̣t chủng tô ̣c ......91
Tiểu kết .................................................................................................................. 101
Chương 3: CÁC MIỀN Ý NIỆM TRONG DIỄN NGƠN BÁO CHÍ CHÍNH TRỊ
MỸ (LIÊN HỆ VỚI DIỄN NGƠN BÁO CHÍ VIỆT NAM) .................................... 103
3.1. Các miề n ng̀ n .............................................................................................. .103
3.1.1. Ẩn du ̣ ý niê ̣m miề n nguồ n Chiế n tranh……… ............................................ ..104
3.1.1.1 Kinh doanh là Chiế n tranh……… .............................................................. .105
3.1.1.2. Thể thao là Chiế n tranh…… ......................................................................111
3.1.1.3. Tình yêu là Chiế n tranh ............................................................................. 116
3.1.1.4. So sánh với ẩ n du ̣ ý niê ̣m miề n nguồ n Chiế n tranh trong diễn ngôn báo chí
tiế ng Viê ̣t …………………………………… ........................................................ 119

3.1.2. Ẩn du ̣ ý niê ̣m miề n nguồ n Nước ..................................................................123
3.1.2.1. Tài chính là Nước ..................................................................................... 123
3.1.2.2. Suy nghĩ là Nước ...................................................................................... 128
3.1.2.3. Giao thông là Nước ................................................................................... 132
3.1.2.4. So sánh với ẩ n du ̣ ý niê ̣m miề n nguồ n Nước trong diễn ngôn báo chí

tiế ng Viê ̣t ………………………………… ............................................................ 135
3.2. Các miề n đích .................................................................................................139
3.2.1. Ẩn dụ ý niệm miề n đích Chính tri ̣… ............................................................ 140


3.2.1.1. Chính tri ̣là Thể thao ................................................................................. 142
3.2.1.2. Chính tri ̣là Vở kịch .................................................................................. 148
3.2.1.3. Chính tri ̣là Chiế n tranh ............................................................................. 152
3.2.1.4. So sánh với ẩ n du ̣ ý niê ̣m miề n đić h Chin
́ h tri ̣ trong diễn ngôn báo chí

tiế ng Viê ̣t ..............................................................................................................157
3.2.2. Ẩn du ̣ ý niê ̣m miề n đích Quố c gia ................................................................ 160
3.2.2.1. Quố c gia là Con người/ Thực thể số ng ...................................................... 163
3.2.2.2. Quố c gia là Tòa nhà .................................................................................. 167
3.2.2.3. Quố c gia là Con tàu .................................................................................. 170
3.2.2.4. So sánh với ẩ n du ̣ ý niê ̣m miề n đić h Quố c gia trong diễn ngôn báo chí

tiế ng Viê ̣t ..............................................................................................................173
Tiểu kết… .............................................................................................................. 176
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 178
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
- ÂDYN: ẩ n du ̣ ý niê ̣m
- CDA: Cirtical Discourse Analysis – Phân tích diễn ngơn phê phán
- CMA: Cirtical Metaphor Analysis – Phân tích ẩn dụ phê phán
- CMT: Conceptual Metaphor Theory – Lý thuyết ẩn dụ ý niệm
- DNBC: Diễn ngơn báo chí
- MIP: Metaphor Identification Procedure – Quy trình nhận diện ẩn dụ
- NNHTN: Ngôn ngữ ho ̣c tri nhâ ̣n
- NT: Báo The New York Times
- SGGP: Báo Sài Gòn Giải Phóng
- TT: Báo T̉ i Trẻ
- TN: Báo Thanh Niên
- VS: Báo Vietstock
- WP: Báo Washington Post

QUY ƯỚC TRÍCH DẪN
- Trích dẫn dẫn chứng: (Tên báo, thời gian phát hành)
Ví dụ:
- [TT, 20/04/2019]: Báo Tuổi Trẻ, thời gian phát hành 20/04/2019
- [NT, 09/09/2020]: Báo The New York Times, thời gian phát hành 09/09/2020


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ MƠ HÌNH
Bảng, hình và biểu đồ:
Bảng 1.1: So sánh mối quan hệ miền nguồn và miền đích ..................................................... 33
Bảng 1.2: Tên các miền đích phổ biến và miền nguồn tương ứng (Kưvecses 2010) ..... 33
Bảng 2.1: Tổ ng kế t số lượng ẩ n dụ ý niê ̣m chiến tranh theo miề n nguồ n và chủ đề .................... 52

Bảng 2.2: Tỷ lê ̣ ẩ n du ̣ chiến tranh phân bố theo đơn vi ̣từ vựng .................................... 53
Bảng 3.1: Số lượng và tần suất ẩn dụ ý niệm miền nguồn CHIẾN TRANH và NƯỚC 104
Bảng 3.2: Số lượng và tần suất ẩn dụ miền nguồn CHIẾN TRANH ............................. 120
Bảng 3.3: Số lượng và tần suất ẩn dụ ý niệm miền nguồn NƯỚC ................................ 136
Bảng 3.4: Số lượng và tần suất ẩn dụ miền đích CHÍNH TRỊ và QUỐC GIA .............. 140
Bảng 3.5: Số lượng và tần suất trường từ vựng thuộc các miền nguồn CHIẾN TRANH,
THỂ THAO và VỞ KỊCH………………………………….…. ................................... 141
Bảng 3.6: Số lượng và tần suất trường từ vựng thuộc các miền nguồn CON NGƯỜI,
TÒA NHÀ và CON TÀU trong khối ngữ liệu tiếng Anh ............................................. 162
Hình 1.1: Các yếu tố trong quá trình giao tiếp của R. Jakobson .................................... 17
Hình 1.2: Quá trình giao tiếp ........................................................................................ 17
Hình 1.3: Các yếu tố trong quá trình giao tiếp báo chí .................................................. 23
Hình 1.4: Mơ hình Ẩn du ̣ trong mối quan hệ với tri nhận....................................................... 42
Hình 1.5: Các mu ̣c đích của ẩ n du ................................................................................
42
̣
Biểu đồ 2.1: Tỷ lê ̣ ẩ n du ̣ ý niê ̣m theo các miề n nguồ n .................................................. 53
Biểu đồ 3.1: So sánh tỷ lệ ẩn dụ ngôn ngữ và trường từ vựng thuộc các miền nguồn
CHIẾN TRANH, THỂ THAO và VỞ KỊCH........................................................................... 141
Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ ẩn dụ ngôn ngữ và trường từ vựng thuộc các miền nguồn
CON NGƯỜI, TỊA NHÀ và CON TÀU ..................................................................... 163
Mơ hình:
Mơ hình 2.1: Ẩn du ̣ ĐẠI DICH
̣ COVID-19 LÀ C̣C CHIẾN................................... 80
Mơ hình 2.2: Ẩn du ̣ BẦU CỬ TỞNG THỚNG LÀ C̣C CHIẾN ............................. 89
Mơ hình 2.3: Ẩn du ̣ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC LÀ CUỘC CHIẾN ........................... 99


1
MỞ ĐẦU

0.1. Lí do chọn đề tài
Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống là một phương thức chuyển nghĩa phổ
biến, là đối tượng của nghiên cứu thuộc lĩnh vực từ vựng học và phong cách học.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học, nhất là ngôn ngữ học tri nhận,
các thành tựu nghiên cứu cho thấy rằng, ẩn dụ không chỉ xảy ra trong phạm vi ngôn
ngữ mà nó cịn là phương thức của tư duy và hành động, là hiện tượng ánh xạ giữa
miền nguồn và miền đích. Ẩn dụ khơng chỉ được xem là cách lập thức của tư duy
mà còn phản ánh rõ nét đời sống tinh thần, tư duy văn hóa dân tộc. Cách suy nghĩ
và hành động của con người trong cuộc sống hằng ngày đều bị tác động ít nhiều bởi
ẩ n dụ và điều này được chứng minh qua các nghiên cứu khác nhau. Tuy sự ánh xạ
tinh thần này chỉ xảy ra trong trong não bộ của mỗi cá nhân nhưng nghĩa của nó
mang tính xã hội và văn hóa của tồn bộ cộng đồng chứ khơng chỉ giới hạn trong
phạm vi của bản thân cá nhân đó. Nghĩa là, nó phải được chấp nhận bởi những
người trong cộng đồng và được cho là phù hợp với văn hóa của cộng đồng nhóm
người đó. Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng tri nhận luận khẳng định rằng, tư
duy con người là kết quả của sự tương tác từ thực tế nhưng mơi trường văn hóa vẫn
có vai trị quyết định trong việc hình thành các ý niệm, các cách phạm trù hóa trong
khơng gian tinh thần của cộng đồng diễn ngôn.
Lakoff và Johnson trong tác phẩm Metaphors we live by (1980, 2003) đã chỉ
ra rằng quá trình tư duy của con người gắn liền với ẩn dụ. Bản chất của ẩn dụ là
cách tư duy dùng một sự vật, hiện tượng đã được trải nghiệm nhiều để lý giải một
loại sự vật, hiện tượng ít được trải nghiệm hơn. Chẳng hạn như, trong cuộc sống
thường ngày, người ta thường tham chiếu những quan niệm đã biết, hữu hình và cụ
thể để nhận thức về những quan niệm vơ hình, trừu tượng, khó định nghĩa, đồng
thời lấy trải nghiệm của thân thể con người làm cơ sở nhận thức về tri thức và tâm
thức của nhân loại. Ẩn dụ ý niệm phản ánh phương thức tư duy mang tính nhân loại
nên nó tồn tại trong cả tư duy logic lẫn tư duy hình tượng. Chính vì thế, ẩn dụ vượt
ra hẳn phạm vi ngôn ngữ, là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành. Ẩn dụ



2
khơng chỉ xuất hiện trong thơ ca mà cịn thể hiện vai trò trong mọi lĩnh vực: đời
thường, kinh tế, ngoại giao, chính trị, khoa học, quảng cáo, điện ảnh, hành chính
v.v.. Nói chung, ẩn dụ ý niệm hiện hữu trong mọi ngóc ngách của cuộc sống hàng
ngày quanh chúng ta.
Trong số các nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, có khơng
nhiều các cơng trình độc lập nghiên cứu đầy đủ về ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn
báo chí. Các luận án nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thời gian gần đây thường tập
trung tìm hiểu về vấn đề này trong diễn ngơn chính trị là chủ yếu. Do nhiều lý do
khác nhau, ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn báo chí cho đến nay vẫn còn là mảng đề
tài chưa được khai thác nhiều và hệ thống như lẽ ra phải có.
Phân tích diễn ngơn nói chung và diễn ngơn báo chí nói riêng là một lĩnh vực
đa diện, phức tạp. Lí luận phân tích diễn ngơn cho thấy việc chuyển đối tượng từ
câu sang phát ngôn, văn bản sang diễn ngôn thực sự là một sự chuyển đổi quan
trọng làm thay đổi quan niệm về đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ. Với đối tượng là
diễn ngôn, nghiên cứu ngôn ngữ đã nhận ra sự giao tiếp và các yếu tố văn hóa có tác
động đến việc hành chức của ngơn ngữ.
Từ việc nhận diện các ẩn dụ ý niệm phổ biến trong hai hệ thống diễn ngơn
báo chí, chúng tơi mong muốn tập trung chú ý đến sự tương tác về mặt văn hóa,
phân tích cấu trúc và chức năng của chúng trong mối quan hệ với miền nguồn và
miền đích. Thứ đến, từ các đặc điểm đã xác lập, dùng ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn
báo chí Mỹ là cơ sở, chúng tôi tiến hành so sánh với ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn
báo chí tiếng Việt.
Chính vì những lý do trên, luận án sẽ làm rõ thêm hướng nghiên cứu về ẩn
dụ ý niệm trong diễn ngôn báo chí để phục vụ cho việc thực hiện luận án này. Cụ
thể là, dựa vào thành tựu nghiên cứu từ diễn ngơn báo chí Mỹ để mạnh dạn đề xuất
một hướng nghiên cứu có tính chất liên ngành giữa Phân tích diễn ngơn và Ngơn
ngữ học tri nhận. Đó là nghiên cứu về Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn báo chí Mỹ
(liên hệ với diễn ngơn báo chí Việt Nam).



3
0.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
0.2.1. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn báo chí Mỹ (liên hệ với diễn
ngơn báo chí Việt Nam) nhằm:
- Tìm hiểu kỹ hơn lý thuyết ngữ nghĩa học tri nhận, lý thuyết ẩn dụ ý niệm,
lý thuyết phân tích ẩn dụ phê phán được biểu hiện cụ thể trong tiếng Anh – Mỹ.
- Góp phần xác lập một số đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tiếng Anh – Mỹ và
tiếng Việt.
- Góp phần làm rõ hơn những tương đồng và khác biệt của ẩn dụ ý niệm
trong diễn ngơn báo chí hai ngơn ngữ; tìm ra một số miền nguồn trong mối quan hệ
với miền đích ở một số chủ đề quen thuộc trong diễn ngơn báo chí tiếng Anh – Mỹ
và diễn ngơn báo chí tiếng Việt.
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Luận án đặt ra hai nhiệm vụ nghiên cứu: một là xem xét hoạt động của một
loại ẩn dụ ý niệm điển hình dưới góc nhìn của Phân tích ẩn dụ phê phán. Hai là xem
xét hoạt động của nhiều ẩn dụ ý niệm thuộc các miền nguồn và miền đích khác nhau
trong liên hệ so sánh với những ẩn dụ tương đương trong tiếng Việt dưới góc nhìn
của Lý thuyết ẩn dụ ý niệm. Việc nghiên cứu ẩn dụ ở các góc nhìn khác nhau sẽ cho
thấy được những khía cạnh khác nhau của ẩn dụ, ngồi cách nhìn truyền thống từ
quan điểm tri nhận luận. Cụ thể luận án sẽ tiến hành các nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu điển hình: thu thập, phân loại và thống kê ẩn dụ ý niệm chiến
tranh trong diễn ngơn báo chí tiếng Anh – Mỹ để xem miền nguồn chiến tranh hoạt
động ra sao trong diễn ngôn báo chí; mơ tả, phân tích, giải thích và đánh giá vai trò
của ẩn dụ ý niệm chiến tranh được sử dụng trong các diễn ngơn này dưới góc nhìn
phân tích ẩn dụ phê phán (một đường hướng nghiên cứu mới và triển vọng kết hợp
giữa phân tích diễn ngơn phê phán và lý thuyết ẩn dụ ý niệm).
- Nghiên cứu so sánh đối chiếu: thu thập, phân loại và thống kê ẩn dụ ý niệm
trong diễn ngơn báo chí tiếng Anh – Mỹ và tiếng Việt theo nhiều chủ đề, theo một

số miền nguồn với tư cách là xuất phát điểm của ánh xạ và theo một số miền đích


4
với tư cách là đích đến của ánh xạ; mơ tả, phân tích, so sánh, giải thích và đánh giá
vai trị của các ẩn dụ này trong các diễn ngơn báo chí tiếng Anh – Mỹ và tiếng Việt
dưới góc nhìn của lý thuyết ẩn dụ ý niệm.
Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, luận án tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên
cứu sau:
i. Hệ thống ẩn dụ ý niệm chiến tranh hoạt động ra sao trong diễn ngôn báo
chí Mỹ? Vai trị và đặc điểm của chúng dưới góc nhìn phân tích ẩn dụ
phê phán?
ii. Các ẩn dụ ý niệm xuất phát từ những miền nguồn và miền đích nào và
chúng được sử dụng như thế nào trong diễn ngơn báo chí tiếng Anh – Mỹ
và báo chí tiếng Việt? Cơ chế ánh xạ của miền nguồn lên miền đích trong
các ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn báo chí tiếng Anh – Mỹ hình thành như
thế nào?
iii. Có những điểm tương đồng và dị biệt nào giữa diễn ngơn báo chí tiếng
Anh – Mỹ và diễn ngơn báo chí tiếng Việt trong việc sử dụng các ẩn dụ ý
niệm và các biểu thức tương ứng? Những đặc điểm này, nếu có, sẽ được
giải thích như thế nào dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy và văn
hóa?
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong
diễn ngơn báo chí Mỹ và diễn ngơn báo chí Việt Nam.
Về mặt phạm vi, khảo sát thực hiện trên các diễn ngơn báo chí tiếng Anh –
Mỹ và diễn ngơn báo chí tiếng Việt có chứa ẩn dụ ý niệm thuộc một số miền nguồn
và miền đích phổ biến. Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi 192 diễn ngơn
báo chí tiếng Anh – Mỹ thuộc các chủ đề khác nhau và 82 diễn ngôn báo chí tiếng
Việt thuộc nhiều chủ đề khác nhau.



5
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.4.1. Phương pháp miêu tả
(i) Miêu tả định lượng các yếu tố: số bài báo, số lượng các ẩn dụ ý niệm v.v..
Thống kê, phân loại, miêu tả đặc điểm các yếu tố dựa trên tần số xuất hiện của nó,
đặc biệt có sử dụng phần mềm WordSmith 8.0 góp phần làm giảm bớt khối lượng
công việc thống kê đối với khối ngữ liệu lớn.
(ii) Miêu tả định tính: Từ những miêu tả định lượng để có những miêu tả định
tính: đó là những phán đốn, nhận xét, phân tích khả năng tác động của ẩn dụ ý niệm
gắn liền với những ngữ cảnh cụ thể.
0.4.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn
Chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận diễn ngôn theo đường hướng phân tích diễn
ngơn phê phán (Critical Discourse Analysis). Luận án chú ý đến tương tác của ngữ
cảnh, vai trò của người sử dụng trong môi trường tri nhận, đặc biệt là vận dụng lý
thuyết phân tích ẩn dụ phê phán như thao tác chủ đạo. Trong đó có sử dụng MIP
của nhóm nghiên cứu Pragglejaz.
0.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh đối chiếu giữa các diễn ngôn báo chí cùng một chủ đề thơng tin, tiến
hành phân loại các ẩn dụ ý niệm theo lĩnh vực nguồn và lĩnh vực đích, theo tần suất,
theo mức độ sử dụng, theo đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa, sau đó các ẩn dụ ý niệm
và các biểu thức ngôn ngữ cụ thể hóa của chúng trong diễn ngơn báo chí tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt sẽ được so sánh và đối chiếu trên các tiêu chí cụ thể.
0.4.4. Nguồn ngữ liệu
Khối ngữ liệu trong nghiên cứu gồm 192 diễn ngơn báo chí Mỹ và 82 diễn
ngơn báo chí Việt Nam chia thành hai khối chính phục vụ cho hai mục đích nghiên
cứu: một là nghiên cứu điển hình dựa vào lý thuyết phân tích ẩn dụ phê phán, qua
đó xem xét hoạt động của một loại ẩn dụ trong một thời gian ngắn nhất định đặt
trong bối cảnh chính trị xã hội của một quốc gia cụ thể; hai là nghiên cứu so sánh
đối chiếu dựa trên lý thuyết ẩn dụ ý niệm, qua đó xem xét hoạt động của nhiều loại

ẩn dụ ý niệm để tìm ra những tương đồng và khác biệt về mặt ngôn ngữ, văn hóa và
tư duy trong việc sử dụng và lựa chọn ẩn dụ trên diễn ngơn báo chí của hai đất nước


6
khác nhau trong một thời gian trải rộng là 20 năm. Các tờ báo được lựa chọn đều là
những tờ báo có độ tin cậy và uy tín tại Mỹ và Việt Nam. Sự lựa chọn này nhằm
đảm bảo tính xác thực của thông tin cũng như độ tin cậy của khối ngữ liệu được
khảo sát. Đây là các tài liệu chính thống, có giá trị trên nhiều phương diện trong đó
có ngơn ngữ học.
Cụ thể, Chương 2 của luận án là một nghiên cứu điển hình trên khối ngữ liệu
là 100 diễn ngơn báo chí tiếng Anh – Mỹ thu thập từ báo The New York Times bản
online trên trang web nytimes.com phát hành từ 01/06/2020 đến 01/07/2020.
Chương 3 của luận án tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu các ẩn dụ ý niệm thuộc
một số miền nguồn và miền đích hữu quan trong báo chí Mỹ và báo chí Việt Nam.
Khối ngữ liệu chương 3 gồm 92 diễn ngơn báo chí Mỹ thu thập từ bản online của
hai tờ báo The New York Times (nytimes.com) và Washington Post
(washingtonpost.com) và 82 diễn ngơn báo chí Việt Nam thu thập từ các tờ báo
online như Tuổi Trẻ (tuoitre.vn), Thanh Niên (thanhnien.vn), Sài Gịn Giải Phóng
(sggp.org.vn) và Vietstock (vietstock.vn). Khối ngữ liệu của các tờ báo nói trên có
thời gian phát hành trong khoảng 20 năm trở lại đây.
0.5. Đóng góp của luận án
0.5.1. Về mặt lí luận
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định ưu thế của ngữ
nghĩa học tri nhận nói chung và lý thuyết ẩn dụ ý niệm nói riêng trong so sánh đối
chiếu diễn ngơn báo chí để tìm ra những phổ quát và đặc thù. Ngoài ra, cách tiếp
cận ẩn dụ ý niệm từ lý thuyết phân tích ẩn dụ phê phán cịn tương đối mới ở Việt
Nam, hy vọng góp phần mở rộng hướng nghiên cứu diễn ngôn tuy đã khá phổ biến
trong giới ngôn ngữ học trên thế giới nhưng lại còn mới mẻ ở Việt Nam.
Luận án sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khuynh hướng lý thuyết về

ngơn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng minh ẩn dụ ý niệm khơng chỉ là
hình thái tu từ của thi ca mà là còn vấn đề của tư duy, là một công cụ quan trọng
giúp các nhà ngôn ngữ học hiểu được cách thức con người tri nhận thế giới.


7
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề như việc ưu tiên chọn miền
nguồn nào, ánh xạ lên miền đích nào là có lý do về kinh nghiệm và tương tác văn
hóa, các nguyên lý ánh xạ từ miền nguồn lên miền đích diễn ra như thế nào.
0.5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả thu được từ luận án sẽ mở ra triển vọng giảng dạy diễn ngôn báo chí
theo cách tiếp cận mới; đóng góp cho việc giảng dạy ngoại ngữ, biên - phiên dịch,
đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành nói chung và tiếng Anh báo chí
nói riêng. Ngồi ra, kết quả thu được từ luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số
đặc điểm diễn ngơn báo chí của hai ngơn ngữ, giúp cho việc soạn thảo, giảng dạy và
biên - phiên dịch diễn ngơn báo chí sát hơn với u cầu thực tế.
0.6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; phần
chính văn của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Trong chương này, chúng tơi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu ẩn dụ
ý niệm trong nước và trên thế giới, đồng thời nêu lên cơ sở lí luận của luận án:
những khái niệm nền tảng như diễn ngơn, phân tích diễn ngơn phê phán, lý thuyết
ẩn dụ ý niệm, lý thuyết phân tích ẩn dụ phê phán, cũng như các đặc điểm quan trọng
của phong cách ngơn ngữ trong diễn ngơn báo chí.
Chương 2: Điển cứu ẩn dụ ý niệm chiế n tranh trong diễn ngơn báo chí
chính tri Mỹ
̣

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu điển hình từ 100 diễn ngơn báo chí
phát hành trong thời gian từ 01/06/2020 đến 01/07/2020 của báo The New York
Times mục tin chính trị. Các ẩn dụ ý niệm chiế n tranh trong các diễn ngôn này được
tập trung phân tích từ cách tiế p câ ̣n Phân tích ẩ n du ̣ phê phán để tìm hiểu những ẩn
dụ ý niệm nào được sử dụng trong diễn ngôn, cách chúng được sử dụng và tác dụng
của chúng đối với sự tiếp nhận của độc giả.


8
Chương 3: Các miề n ý niêm
̣ trong diễn ngôn báo chí Mỹ (liên hệ với
diễn ngơn báo chí Việt Nam)
Chương này tập trung phân tích các ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn báo chí
tiếng Anh - Mỹ từ góc nhìn miền nguồn và miền đích, trong đó hai miề n nguồ n phổ
biế n đươc̣ lựa cho ̣n là CHIẾN TRANH và NƯỚC; hai miề n đích là CHÍNH TRI ̣ và
QUỐC GIA. Mục tiêu đặt ra là tập trung phân tích các mơ hình ánh xạ liên quan
đến các miền ý niệm vừa đề cập qua đó phát hiện cơ chế ánh xạ của miền nguồn lên
miền đích. Đồng thời tiến hành so sánh đối chiếu với những ẩn dụ ý niệm tương
đương trong diễn ngôn báo chí tiếng Việt nhằm làm rõ những đặc trưng văn hóa của
hai quốc gia và thơng qua ẩn dụ ý niệm để làm rõ cách thức và thế giới quan tri
nhận của hai dân tộc Mỹ - Việt.


9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌ NH HÌ NH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Dẫn nhập
Chương này trình bày tổng quan những cơng trình có liên quan tới đề tài
nghiên cứu, hệ thống những tiền đề lý thuyết làm cơ sở cho việc triển khai đề tài.
Xác lập nội hàm và ngoại diên của hệ thống khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài

và đề cập khái quát về một số vấn đề lý thuyết quan yếu làm chỗ dựa nghiên cứu
cho những vấn đề cụ thể.
1.1.

Tổng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu
Tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm khái qt về các cơng trình nghiên

cứu ẩn dụ trên thế giới cho đến nay đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn tiền tri nhận
và giai đoạn tri nhận, đặc biệt chú ý đến các nghiên cứu về đề tài ẩn dụ ý niệm trong
diễn ngôn báo chí.
1.1.1. Các nghiên cứu về ẩn dụ giai đoạn tiền tri nhận
Trong hai tác phẩm Poetics và The Art of Rhetoric (thế kỷ thứ 4 TCN.),
Aristotle đã đưa ra quan niệm kinh điển về ẩn dụ, coi ẩn dụ là phương thức chuyển
tên gọi. Theo quan điểm này, ẩn dụ bao gồm bốn loại: chuyển từ loài sang loài,
chuyển từ chủng sang loài, chuyển từ loài sang chủng và tương suy. Trên cơ sở hai
tác phẩm này, Aristotle đã hình thành truyền thống phân tích ẩn dụ theo nguyên tắc
so sánh và thay thế. Kể từ đó, nghiên cứu ẩn dụ chứng kiến nhiều quan điểm khác
nhau về khả năng sử dụng ẩn dụ.
Thế kỷ 20 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm về ẩn dụ của
nhà triết học I. A. Richards. Tuy không phải là một triết gia đúng nghĩa nhưng bài
tiểu luận The Philosophy of Rhetoric của Richards năm 1936 đã tiếp cận với ẩn dụ
bằng sự quan tâm đặc biệt về mặt ngữ nghĩa. Có thể nói, với Richards, sau hai mươi
thế kỷ nằm trong vòng ảnh hưởng của Aristotle, ẩn dụ mới được mang ra soi sáng
dưới một lăng kính hồn tồn mới. Theo ông, ẩn dụ không chỉ là một sự sai lệch
khỏi phát ngơn bình thường mà tràn ngập trong tất cả diễn ngơn. Ơng bài bác cách
hiểu truyền thống cho rằng ẩn dụ là “một cái gì đặc biệt và ngoại hạng trong cách sử



10
dụng ngôn ngữ, là một sự lệch chuẩn so với cách dùng thông thường” và quả quyết
ẩn dụ là một “nguyên tắc có mặt khắp nơi của tất cả hành vi tự do của nó” (Johnson,
1981, tr. 49). Bài viết của Richards đóng vai trị của một nhà tiên phong trong cuộc
hành trình khám phá ẩn dụ. Tuy nhiên, quan điểm của ơng khơng được thừa nhận
ngay vì khơng được sự lưu tâm của giới triết gia.
Phải đến gần 20 năm sau, với quan điểm tương tác (interaction view) của
Max Black trong Metaphor (1955) và Models and Metaphor (1962) thì ẩn dụ mới
thực sự là một bước ngoặt, một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến trong
cái nhìn về ẩn dụ. Black (1955) quan niệm rằng khi chúng ta sử dụng ẩn dụ trong
đầu óc chúng ta có hai cách suy nghĩ về hai sự tình khác nhau. Những suy nghĩ này
tác động lẫn nhau bên trong một từ duy nhất hoặc một biểu thức duy nhất mà ý
nghĩa của nó chính là kết quả của sự tương tác đó.
Khác với quan điểm tương tác là quan điểm thay thế (substitution view). Cho
đến nay nhiều nhà nghiên cứu cịn theo quan điểm này. Bất kì lý thuyết nào chủ
trương rằng biểu thức ẩn dụ luôn luôn được dùng thay cho một biểu thức nghĩa đen
nào tương đương với nó đều có thể được gọi là quan điểm thay thế. Tiếp đó là một
loạt các lý thuyết về ẩn dụ xuất hiện gần như là cùng một lúc như thuyết So sánh
tỉnh lược (Elliptical simile theory), thuyết Trừu trượng (Abstraction theory), thuyết
Tương suy (Analog theory), v.v..
Ở Việt Nam, quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ cũng có một lịch sử khá dài
lâu. Ẩn dụ đã được định nghĩa và giải thích trong các giáo trình về từ vựng học và
phong cách học tiếng Việt của nhiều tác giả như Nguyễn Văn Tu (1960), Cù Đình
Tú (1983), Đào Thản (1988), Đinh Trọng Lạc (1994), Đỗ Hữu Châu (1996),
Nguyễn Thiện Giáp (1999), v.v.. Các tác giả này tuy đưa ra nhiều kiểu loại ẩn dụ
với các tên gọi khác nhau theo phương thức so sánh liên quan đến thuộc tính, hình
thức, màu sắc, phẩm chất, chức năng... nhưng họ đều đề cập đến ẩn dụ như một
phương thức chuyển nghĩa của từ hay biện pháp tu từ, được dùng phổ biến nhất
trong các tác phẩm văn học.



11
Có thể thấy các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học trong giai đoạn này có những
cách nhìn nhận khác nhau về các khía cạnh của ẩn dụ nhưng đều chia sẻ một điểm
chung căn bản: Ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ (phương thức chuyển nghĩa của
từ hay biện pháp tu từ), lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật,
hiện tượng khác dựa trên những tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng đó.
1.1.2. Các nghiên cứu về ẩn dụ giai đoạn tri nhận
Từ cuối thế kỷ 20, ẩn dụ được xem xét từ một góc độ mới – góc độ của tri
nhận luận. Với sự ra đời cơng trình nghiên cứu Metaphors We Live by (Chúng ta
sống bằng ẩn dụ) của Lakoff và Johnson (1980), ẩn dụ được xác định không chỉ là
một hiện tượng ngơn ngữ mà cịn là một phương thức tư duy. Cơng trình này đã làm
thay đổi sâu sắc quan niệm về ẩn dụ và tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch
sử nghiên cứu ẩn dụ. Kể từ đây, ẩn dụ không đơn thuần chỉ là phương thức chuyển
nghĩa cơ bản của từ hay là hiện tượng tu từ, mang ý nghĩa thi ca, được sử dụng
nhiều trong văn học mà xuất hiện phổ biến và dày đặc trong ngôn ngữ cuộc sống
hàng ngày.
Cùng quan điểm với Lakoff và Johnson, có rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau như triết học, ngôn ngữ học, tâm lý… cũng tiếp cận ẩn dụ theo quan
điểm học này như Rosch (1973, 1978), Jackendoff (1983, 1992), Gibbs (1984, 1993),
Langacker (1991), Steen (1994), Fauconnier và Turner (1995, 1998), Shore (1996),
Goatly (1997, 2007), Kövecses (1999, 2010)…
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu về tri nhận luận xuất hiện lần đầu tiên qua
bài báo Ngôn ngữ và sự tri nhận khơng gian vào năm 1994 của Lý Tồn Thắng. Từ
đó ngày càng nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến ẩn dụ dưới góc độ tri nhận
luận như một kết quả tất yếu của quá trình phát triển lý thuyết ngơn ngữ học tri nhận
trên thế giới. Có thể kể ra như Lý Toàn Thắng (2005) đề cập đến lý thuyết ngôn ngữ
học tri nhận và việc áp dụng vào thực tiễn tiếng Việt; tác giả Nguyễn Đức Tồn
(2007) thì so sánh các quan niệm về ẩn dụ giai đoạn tiền tri nhận và giai đoạn tri
nhận trên thế giới và Việt Nam; Trần Văn Cơ (2009) điểm qua các thành tựu nghiên



12
cứu về ẩn dụ ý niệm trên thế giới và khái qt lại tồn bộ các khái niệm cơng cụ để
tìm hiểu ẩn dụ ý niệm trong tiếng Việt; Nguyễn Văn Hiệp (2008) đề cập đến cách
tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận đối với vai trò của nghĩa trong phân tích và miêu
tả cú pháp. Và gần đây nhất là rất nhiều các bài báo và nghiên cứu về đề tài ngôn
ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm của tác giả Trịnh Sâm. Từ đây, Việt ngữ học có sự
phát triển mạnh theo hướng ứng dụng lý thuyết mới của ngôn ngữ học tri nhận vào
từng mảng ngôn ngữ như tục ngữ, thơ ca, âm nhạc v.v. và với các chủ đề tri nhận cụ
thể như thời gian, khơng gian, tình u, kinh tế, chính trị… qua các bài báo đăng
trên các tạp chí chuyên ngành: Nguyễn Đức Tồn (2009) đề cập đến ẩn dụ ý niệm
trong thành ngữ tiếng Việt; Nguyễn Đức Dân (2009) tìm hiểu cách tri nhận thời
gian của người Việt, Trịnh Sâm (2016) tìm hiểu về phổ qt và đặc thù thơng qua
một số miền ý niệm nguồn tiếng Việt, ẩn dụ ý niệm và những vấn đề cịn lại và
ngơn ngữ học tri nhận nhìn từ thực tiễn tiếng Việt...
Tóm la ̣i, các nhà ngôn ngữ học theo tri nhận luận đều thống nhất quan điểm:
Ẩn dụ là kết quả của sự kết hợp ngơn ngữ  văn hóa trong q trình tư duy của con
người trong một cộng đồng văn hoá cụ thể; ẩn dụ ý niệm là việc hiểu một miền ý
niệm thông qua một miền ý niệm khác. Từ đây xuất hiện rất nhiều các nghiên cứu
về ẩn dụ ý niệm từ cấp độ hệ thống cho đến cấp độ sử dụng cụ thể trong giao tiếp
ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực.
1.1.3. Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn báo chí
Lý thuyết ẩn dụ ý niệm và các nghiên cứu liên quan cũng đã đề xuất rằng các
ẩn dụ có liên quan đến quyền lực vì chúng có thể làm nổi bật hoặc che giấu các khía
cạnh cụ thể của một khái niệm nhất định, do đó chúng đóng vai trị là cơng cụ của
tư tưởng. Lakoff và Johnson (1980) đã đưa ra bản chất và chức năng đánh giá và
thuyết phục của phép ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980; Charteris-Black, 2004; Santa
Ana, 1999).
Những nghiên cứu về ẩn dụ trong diễn ngơn báo chí có thể được phân thành



13
hai nhóm: nhóm thứ nhất thường là mơ tả và tập trung chủ yếu vào hình thức và tần
suất xuất hiện của ẩn dụ. Nhóm thứ hai tập trung vào việc khám phá vai trò đánh giá
và thuyết phục của ẩn dụ.
Steen, Dorst, Kaal, Herrmann & Krennmayr (2010) đã nghiên cứu các hình
thức và tần suất của các biểu thức ẩn dụ trong diễn ngơn báo chí tiếng Anh liên
quan đến các nhóm từ loại. Kết quả cho thấy các biểu thức ẩn dụ chủ yếu có thành
phần là động từ, cụ thể có đến 30% các ẩn dụ ý niệm tập trung thông tin ở động từ.
Một nghiên cứu mơ tả lịch đại khác tìm hiểu việc sử dụng phép ẩn dụ giữa các ngữ
vực khác nhau trong các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là trong ngôn ngữ tin tức và
ngôn ngữ hội thoại.
Pasma (2011) đã xem xét các hình thức và tần suất của ẩn dụ trong hội thoại
và tin tức trong tiếng Hà Lan đồng thời so sánh việc sử dụng phép ẩn dụ trong báo
chí Hà Lan qua hai thời kỳ khác nhau. Nghiên cứu này xem xét liệu có sự thay đổi
sang phong cách hội thoại trong q trình sử dụng ngơn ngữ ẩn dụ trong các bản tin
từ rất lâu trước đây và những bản tin hiện đại hơn gần đây. Kết quả nghiên cứu cho
thấy xu hướng cá nhân hóa và hội thoại hóa trong những bản tin trên báo chí Hà
Lan liên quan đến ngôn ngữ ẩn dụ ý niệm.
Trọng tâm của nhóm nghiên cứu thứ hai vượt ra ngồi việc phân tích mơ tả
đơn giản vì nó khảo sát chức năng của ẩn dụ trong ngôn ngữ tin tức. CharterisBlack và Musolff (2003) nhấn mạnh chức năng quan trọng của ẩn dụ trong việc làm
cho các vấn đề tin tức phức tạp trở nên cụ thể và dễ tiếp cận hơn. Các chủ đề phổ
biến trong các nghiên cứu về ẩn dụ trên các phương tiện truyền thông như chiến
tranh, nhập cư, dịch bệnh, phân biệt chủng tộc, các mối quan hệ chính trị, kinh tế,
tài chính và thể thao, v.v..
Charteris-Black và Musolff (2003) đã phân tích các ẩn dụ được sử dụng để
mơ tả đồng Euro trên báo chí Anh và Đức và thấy rằng cả hai đều sử dụng hướng
chuyển động lên/ xuống (thấp, tăng, leo, trượt, sụt, sụp, chìm) và ẩn dụ về sức khỏe



14
(ốm yếu, đau đớn, mạnh mẽ, hồi phục). Điều thú vị là trong các báo của Anh, các ẩn
dụ mang tính đấu tranh thường được sử dụng và Euro được miêu tả là một người
tham gia tích cực (đánh, chịu đựng). Tuy nhiên, trên báo chí Đức, Euro được miêu
tả là một người thụ hưởng thụ động từ ngân hàng hoặc chính phủ.
Charteris-Black (2004) cũng phân tích các bài báo mảng tài chính trên tờ The
Economist và thấy rằng ẩn dụ được sử dụng để miêu tả nền kinh tế như một sinh vật
sống với mơ hình ẩn dụ NỀN KINH TẾ LÀ CON NGƯỜI với các biểu hiện liên
quan đến tình trạng của nền kinh tế như tăng trưởng, trẻ sơ sinh, trưởng thành, khỏe
mạnh, suy đồi, ốm yếu, trầm cảm, phát triển. Một hệ thống ẩn dụ khác với miền
nguồn FUNFAIR tức hội chợ giải trí, trong đó có sự xuất hiện của các từ đu, trượt,
tàu lượn siêu tốc được sử dụng để chỉ những thay đổi của thị trường. Sự lựa chọn
loại ẩn dụ nào để mô tả một nền kinh tế được quyết định bởi việc tác giả muốn miêu
tả hay dự đoán xu hướng vận động của nền kinh tế đó.
Musolff (2004, 2006) đã nghiên cứu diễn ngơn của các cuộc tranh luận báo
chí công cộng trên báo Anh và Đức về Liên minh châu Âu trên cơ sở các bản song
ngữ. Nghiên cứu này đã xác định các ẩn dụ và phân loại chúng theo các miền nguồn
TÌNH U - HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH (các quốc gia được sinh ra, kết hơn, ly dị,
đơi vợ chồng Pháp-Đức, nghi ngờ, tán tỉnh, lịng chung thủy trong hôn nhân, cha
mẹ lo lắng, đứa con euro yếu ớt, được thụ thai, sinh nở, kỷ niệm sự ra đời của một
loại tiền tệ châu Âu, v.v. (Musolff, 2006, tr. 23-28).
Phân tích ẩn dụ cho thấy thái độ khác nhau đối với đồng Euro trên báo chí
Anh và Đức. Báo chí Anh bộc lộ sự hài lịng về các vấn đề trong hôn nhân giữa cặp
vợ chồng Pháp-Đức vì nó có thể cho nước Anh cơ hội chen vào mối quan hệ đó.
Báo chí Đức ngược lại dường như bày tỏ lo lắng về những vấn đề đó và nhấn mạnh
sự cần thiết phải giải quyết chúng. Ngồi ra, các phương tiện truyền thơng Anh
cũng nhắc lại khả năng chính phủ Anh “ly dị” EU trong khi báo chí Đức cẩn thận
hơn khi nói đây có khả năng là một “cuộc đính hơn” kéo dài.



15
Một nghiên cứu của Semino (2008) đã khảo sát ẩn dụ trong các bài báo về kế
hoạch thực hiện Bản đồ đường đi Trung Đông (Middle East Road Map) của Hoa
Kỳ, EU, Liên Hợp Quốc và Nga và các bài báo về việc giải quyết cuộc xung đột
giữa người Palestine và Israel. Nghiên cứu cho thấy có sự xuất hiện của các ẩn dụ
CHUYẾN HÀNH TRÌNH và BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI cho các mục đích chính trị và
thấy rằng chúng có thể được sử dụng bằng những cách khác nhau bởi người dân,
nhà báo hay chính trị gia... trong các bối cảnh khác nhau để bày tỏ quan điểm cụ thể
về tiến trình hịa bình Trung Đơng nhằm đạt được các mục đích tu từ khác nhau.
Phân tích một tập hợp ngữ liệu trên các tạp chí và báo chí kinh tế, Koller
(2004) phân loại các biểu thức ẩn dụ dựa trên các miền nguồn khác nhau. Nghiên
cứu cho thấy diễn ngơn báo chí đề tài kinh doanh được đặc trưng bởi các ẩn dụ có
miền nguồn CHIẾN TRANH, kém phổ biến hơn là các ẩn dụ có miền nguồn THỂ
THAO và TRÒ CHƠI.
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu đối chiếu ẩn dụ trong tiếng nước ngoài và
tiếng Việt dưới góc độ tri nhận luận ngày càng được nhiều tác giả quan tâm. Số lươṇ g
các luận án nghiên cứu về ngôn ngữ ho ̣c tri nhận dành mô ̣t sự ưu ái khá lớn cho ẩn
dụ ý niệm. Các luận án tập trung tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm gồm: Ẩn dụ dưới góc độ
ngơn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh) của Phan Thế Hưng
(2010); Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh với tiếng Anh và
tiếng Pháp) của Võ Kim Hà (2011); Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng
Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ
thể người) của Trịnh Thị Thanh Huệ (2012); Ẩn dụ ý niệm trong ca từ Trịnh Công
Sơn của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015); v.v.. Thế nhưng ẩn dụ ý niê ̣m trong diễn ngơn
báo chí vẫn cịn là một vấn đề còn mang tính mới mẻ, theo quan sát của chúng tơi chỉ
có tác giả Hà Thanh Hải (2011) đã tìm hiểu và so sánh ẩn dụ trên báo chí với luâ ̣n
án hoàn thành 9 năm trước Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lý thuyết ngơn ngữ
học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh - Việt. Luận án tìm hiểu các phương
thức ẩn dụ nhìn từ lý thuyết ngơn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh

Việt. Khi đó lý thuyế t ẩ n du ̣ ý niê ̣m còn chưa đươc̣ nghiên cứu theo đường hường


×