Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về văn hóa với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 221 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HỒ NGỌC VINH

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA
VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC
DÂN TỘC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HỒ NGỌC VINH

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA
VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC
DÂN TỘC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 9.22.90.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG


VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Hồ Anh Dũng
2. TS. Trần Chí Mỹ
Phản biện độc lập:
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. HÀ TRỌNG THÀ
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH
Phản biện 2: PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết
sức quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lịng tri ân của tơi đến q Thầy hướng dẫn:
TS. Hồ Anh Dũng và TS. Trần Chí Mỹ đã tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu
và thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể q Thầy Cơ Khoa Triết học và Phịng
Sau đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa Luật và Lý luận
chính trị, Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian, chia sẻ về công việc trong quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Cuối cùng, tơi gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những người thân, bạn

bè, đồng nghiệp đã luôn là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tơi hồn
thành luận án.

Nghiên cứu sinh

Hồ Ngọc Vinh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn
của TS. Hồ Anh Dũng và TS. Trần Chí Mỹ. Kết quả nghiên cứu được công
bố trong luận án là trung thực. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án có
trích nguồn rõ ràng, chính xác.
Nếu có gì khơng đúng, tơi hồn toàn chịu trách nhiệm theo quy định
của Nhà trường.
Tác giả

Hồ Ngọc Vinh


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 17
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ CỦA SỰ
HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ............... 17
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
VĂN HĨA ...................................................................................................... 17


1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với
sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.......................................... 17
1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa................................. 21
1.2. TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA 33

1.2.1. Truyền thống văn hóa Việt Nam với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa.................................................................................................... 33
1.2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa ..................................................................................................... 44
1.2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa với sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa..................................................................... 52
1.2.4. Truyền thống quê hương, gia đình và phẩm chất, năng lực cá nhân
Hồ Chí Minh với sự hình thành tư tưởng của Người về văn hóa ................ 58
Kết luận chƣơng 1....................................................................................................66
Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN
HÓA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ............................................ 69
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA .......................69

2.1.1. Khái niệm văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh ...................................69


2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa đối với sự phát triển
xã hội và mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, kinh tế, xã hội ..................... 76
2.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển nền văn hóa mới
và sự kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan điểm về xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ............................. 90

2.2. Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC
DÂN TỘC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ....................................... 106

2.2.1. Ý nghĩa lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay................................................................................................... 106
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay .......................................................................... 110
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 116
Chƣơng 3. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN
TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY .............................................................................................................118
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC LĨNH VỰC VĂN HĨA CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ................................................................................................................... 118

3.1.1. Lĩnh vực văn hóa vật thể của Thành phố Hồ Chí Minh ......................... 118
3.1.2. Lĩnh vực văn hóa phi vật thể của Thành phố Hồ Chí Minh .................. 122
3.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG, TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ...................................................... 127

3.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện địa lý - tự nhiên, điều kiện lịch sử - xã hội và
con người đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................. 128
3.2.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội



nhập quốc tế đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 139
3.2.3. Vai trị định hướng trong quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 145
3.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................ 148

3.3.1. Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua ....................................................... 148
3.3.2. Thành tựu và nguyên nhân trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh............... 153
3.3.3. Hạn chế và nguyên nhân trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh............... 162
3.4. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN
SẮC DÂN TỘC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY............................... 170

3.4.1. Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............ 171
3.4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............ 175
Kết luận chƣơng 3............................................................................ 186
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 189
PHỤ LỤC ................................................................................................... 194
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 201
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................. 214


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Người đã để
lại cho dân tộc Việt Nam những quan điểm toàn diện và sâu sắc về văn hóa.
Những quan điểm đó của Người được hình thành, ni dưỡng bởi các giá trị
truyền thống gia đình, quê hương và dân tộc. Theo dòng thời gian, sự trải
nghiệm đa dạng và sâu sắc của Hồ Chí Minh đã tạo nên những giá trị văn
hóa đặc sắc và phong phú, góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa là cơ sở lý luận quan trọng, mở đường cho sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của
đất nước, cũng như của mỗi địa phương. Tuy nhiên, không phải lúc nào, các
địa phương cũng nhận thức đầy đủ và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa vào sự nghiệp xây dựng văn hóa ở địa phương mình, trong
đó có sự nghiệp xây dựng văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua.
Vì lẽ đó, vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự
nghiệp xây dựng văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong những vấn đề có ý nghĩa thiết
thực, to lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước, là địa
phương có quy mơ kinh tế lớn nhất và đóng góp nhiều nhất cho ngân sách
đất nước. Vị trí, vai trị và thành tựu của thành phố được tạo dựng trong
hơn 300 năm hình thành và phát triển, trong đó có những chủ trương, chính
sách, giải pháp của Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trong

những năm qua đã tạo ra những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực: kinh
tế, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục, y tế,...“năm 2019, tổng sản phẩm


2

nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) đạt hơn 1,34 triệu tỷ đồng, tăng
8,32%; năng suất lao động năm 2019 ước đạt 299,8 triệu đồng/người, tăng
6,8%” ().
Để đạt được những thành tựu như trên, có sự đóng góp của văn hóa, với
tư cách là nền tảng, là động lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm
giáo dục - đào tạo lớn nhất, với số lượng các trường đại học, học viện, các
trung tâm, các viện nghiên cứu nhiều nhất cả nước. Trong suốt chiều dài lịch
sử thăng trầm của thành phố, những giá trị văn hóa chính là nền tảng tinh thần
giúp mảnh đất này vượt qua những khó khăn, thử thách, nhất là âm mưu xâm
lược và chia cắt đất nước của các thế lực đế quốc. Từ khi đổi mới đất nước
đến nay, những giá trị văn hóa ấy tiếp tục phát huy vai trò trong việc giữ vững
ổn định chính trị - xã hội của thành phố. Đồng thời, văn hóa cịn góp phần tạo
ra đời sống tinh thần phong phú cho Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự nghiệp xây dựng văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt
được những thành tựu khơng nhỏ, góp phần vào sự phát triển của thành phố
thời gian qua, song vẫn cịn khơng ít những tồn tại, hạn chế đặt ra cần giải
quyết trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ở thành phố, nhiều giá
trị truyền thống văn hóa của dân tộc được bảo tồn và phát huy, nhưng vẫn cịn
có những giá trị đang bị mai một, lãng quên. Thậm chí, có những yếu tố phản
giá trị, phi khoa học của quá khứ còn được một bộ phận Nhân dân khơi phục,
gìn giữ và thực hiện: như những hoạt động có tính chất mê tín dị đoan, lợi dụng
lễ hội để tổ chức cờ bạc, trục lợi vẫn diễn ra ở một số nơi…

Bên cạnh đó, trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều
giá trị tốt đẹp của các dân tộc, của các nước khác đã được Thành phố Hồ Chí
Minh tiếp thu, vận dụng, song không tránh khỏi sự thâm nhập vào quần
chúng Nhân dân những yếu tố phi văn hóa, hoặc trái ngược với thuần phong


3

mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Những mặt tồn tại, hạn chế của sự nghiệp xây dựng văn hóa ở Thành
phố Hồ Chí Minh nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc
nhận thức chưa đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, việc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn thành phố
có lúc, có nơi cịn xem nhẹ, thực hiện cịn mang tính hình thức, thiếu hiệu
quả; chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và lâu dài. Thành phố có
lúc tập trung vào phát triển kinh tế, mà chưa chú trọng đúng mức đến xây
dựng phát triển văn hóa; chưa kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 nhìn nhận: “phát triển văn hóa chưa
tương xứng với vị trí và tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa thể
hiện tốt vai trò là nền tảng tinh thần xã hội” (Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh, 2015, tr. 66). Đến năm 2019, theo Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện
Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Ban Chấp
hành Đảng bộ thành phố nhận định:
Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa chưa ngang tầm với
vị trí, vai trị, khả năng và u cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành
phố; đầu tư cho thiết chế văn hóa chưa được quan tâm đúng mức; vai
trị quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa chưa theo kịp sự phát triển

của xã hội,…phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn bó chặt chẽ với văn
hóa; nhiều chương trình dự án cịn nặng về lợi ích kinh tế, xem nhẹ
yếu tố văn hóa, mơi trường (tr. 24).
Sự nghiệp xây dựng văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian
qua vẫn cịn những mặt tồn tại, hạn chế; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
nhanh và bền vững của thành phố. Thực trạng đời sống văn hóa-xã hội của


4

thành phố còn những thách thức đặt ra: lối sống thực dụng, lai căng, quay
lưng với những giá trị truyền thống của dân tộc, đề cao lợi ích kinh tế, coi
nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống... Thực tiễn đời sống xã hội của thành
phố trong những năm gần đây cho thấy, đời sống vật chất của Nhân dân
thành phố được nâng lên, nhưng đời sống tinh thần lại có khơng ít những
biểu hiện đi xuống, đáng báo động như: sự thờ ơ, vô cảm, bàng quan trước
cộng đồng, tâm lý sính ngoại, tơn sùng vật chất, tệ nạn xã hội, tội phạm
ngày càng trẻ hóa, manh động, phức tạp; sức đề kháng của văn hóa khơng
đủ mạnh trước sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai, tiêu cực... Mặt khác,
sự phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng của mình, chưa tạo được sự đột phá cho yêu cầu phát triển và hội
nhập quốc tế. Vì lẽ đó, cần tiếp tục nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn xây
dựng văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm ra phương hướng và giải
pháp vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tộc ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, kế thừa những cơng trình nghiên cứu
đã có, tơi lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” thực hiện đề tài luận án tiến sĩ triết

học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch
sử, nhằm góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và xây dựng văn hóa ở
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã được nhiều học giả quan tâm nghiên


5

cứu, thể hiện nhiều góc độ khác nhau, có thể khái qt các cơng trình, đề tài
nghiên cứu đó theo những hướng chủ yếu sau:
Một là, những cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và
vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng thứ nhất này như sau:
Cơng trình Đồng chí Hồ Chí Minh của nhà nghiên cứu Xơ viết E. Côbê-lép, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát–xcơ-va, 1985. Đây là cơng trình của học
giả nước ngồi viết về Hồ Chí Minh nên có độ tin cậy cao về tính khách
quan, chính xác, E. Cơ-bê-lép viết như sau: “Người đã hiến dâng cả cuộc
đời tuyệt đẹp, toàn bộ tài năng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
và xã hội của các dân tộc Đông Dương,…” (E. Cô-bê-lép, 1985, phần mở
đầu). Hành trình giải phóng dân tộc của Người là hành trình văn hóa, đồng
thời hành trình đó góp phần vào cơng cuộc đấu tranh giải phóng của các
dân tộc thuộc địa, hướng đến mục tiêu xây dựng nền hịa bình, tự do, hạnh
phúc cho nhân loại.
Cơng trình Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc do Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2002. Đây là cơng trình được nghiên cứu cơng phu, góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua cơng trình,

tập thể tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị, nhằm góp phần xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tình hình mới.
Cơng trình Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đinh Xuân Lâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Cơng trình
gồm có 04 phần, là tập hợp những bài viết chuyên sâu của Giáo sư Đinh Xn
Lâm. Trong cơng trình này, nổi bật nhất là nội dung nghiên cứu, phân tích về
bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam thời cận – hiện đại, giúp chúng ta nắm
bắt được ảnh hưởng của nó đến quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa.


6

Cơng trình Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh của Hồng Chí Bảo,
Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Cơng trình này là tập hợp
những chun luận độc lập như: Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện
nhân cách văn hóa của thanh niên…Từ q trình nghiên cứu, Giáo sư
Hồng Chí Bảo nhận xét: “Hồ Chí Minh là một hiện tượng văn hóa độc
đáo” (Hồng Chí Bảo, 2005, tr. 8).
Cơng trình Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc của Song Thành, Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, 2005. Cơng trình này có quy mơ khá đồ sộ, gồm
có 03 phần với tất cả 20 chương, đã phân tích, luận giải những nội dung cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với vấn đề văn hóa, tác giả dành
riêng chương thứ 14 để phân tích, làm rõ những quan điểm của Hồ Chí
Minh về văn hóa, trong đó xác định vị trí và vai trị của văn hóa trong sự
nghiệp cách mạng.
Cơng trình Hồ Chí Minh chân dung một tâm hồn và trí tuệ vĩ đại của
Nhà cách mạng-nhà sử học Trần Văn Giàu, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Cơng trình gồm có hai
phần: trong đó, phần thứ hai phân tích về tư tưởng Hồ Chí Minh hết sức sâu

sắc, tinh tế, làm nổi bật những giá trị tư tưởng đạo đức, tâm hồn và nhân
cách văn hóa của Hồ Chí Minh.
Cơng trình Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc của cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2012. Đây là cơng trình tập hợp những bài viết, những cơng trình của cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 1948 đến năm 1998, với tư cách vừa là
một trong những học trò xuất sắc, vừa là cộng sự gắn bó lâu năm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Xuyên suốt và lắng đọng trong nội dung cơng trình thể
hiện những giá trị cốt lõi, tinh túy về văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh,
Người đã chọn lọc những tinh hoa của đất nước và nhân loại để dẫn dắt dân
tộc ta chiến đấu, vượt qua gian khó, hiểm nguy, giành lấy độc lập, tự do.


7

Đồng thời, cùng với nội dung văn hóa và đổi mới đã khẳng định rõ tư tưởng
của Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng văn hóa của Người nói riêng đối
với sự nghiệp đổi mới và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Cơng trình Hồ Chí Minh – Ngơi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam
của Vũ Khiêu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. Đây là cơng
trình tập hợp những kết quả nghiên cứu cơng phu, sâu sắc về tư tưởng Hồ
Chí Minh. Trong đó, phần thứ III, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa và con người ở vị trí trung tâm và được coi là điểm nhấn của cơng
trình. Kết quả nghiên cứu trong cơng trình này chỉ ra rằng, tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa là sự tiếp thu, chắt lọc những giá trị văn hóa dân tộc và
nhân loại, nhưng đồng thời tư tưởng đó cũng soi đường cho sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa dân tộc và góp phần to lớn vào nền văn hóa nhân loại.
Cơng trình Giá trị văn hóa Việt Nam – truyền thống và biến đổi do Ngô
Đức Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, 2014. Cơng
trình cho rằng: hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam có nhiều biến đổi để

phù hợp với hồn cảnh mới, song các giá trị văn hóa như: chủ nghĩa u nước,
đồn kết, hịa hiếu, nhân nghĩa…vẫn giữ ngun lịng dân tộc, vì đó là cốt
cách, là bản sắc dân tộc Việt Nam.
Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam
do cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2015. Trong cơng trình này, tác giả đã dành riêng chương VII
để phân tích, làm rõ nội dung, giá trị tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa
Hồ Chí Minh đối với dân tộc và thời đại. Từ đó, tác giả chỉ ra ý nghĩa vơ
cùng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với con đường phát triển của dân
tộc Việt Nam.
Ngoài ra, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa cịn có nhiều
cơng trình, đề tài khác như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật
(Nhiều tác giả), Nhà xuất bản Văn hóa – văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh,


8

2016; cơng trình Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển do Phạm Ngọc Anh và
Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) và rất nhiều cơng trình khác.
Hai là, những cơng trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
Những cơng trình nghiên cứu theo hướng này đã cho thấy ý nghĩa to
lớn của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa dân tộc. Những cơng trình tiêu biểu theo hướng này có thể kể đến:
Cơng trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người do Đặng Xuân Kỳ chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005. Đây là kết quả nghiên cứu hết sức công phu, sâu sắc, mạch lạc
của các nhà nghiên cứu đầu ngành về tư tưởng Hồ Chí Minh như: Đặng
Xuân Kỳ, Vũ Khiêu, Hồng Chí Bảo. Cơng trình làm rõ tư tưởng Hồ Chí

Minh về phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Cơng trình đã phân
tích, làm rõ việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người
vào việc phát triển phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam
hiện nay.
Cơng trình Hồ Chí Minh – Văn hóa và phát triển của Phạm Ngọc Anh
và Bùi Đình Phong (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính,
Hà Nội, 2009. Cơng trình này gồm có hai phần, trong đó, phần thứ nhất
nghiên cứu, luận giải về Hồ Chí Minh và văn hóa. Cơng trình đã phân tích,
chỉ ra những quan điểm của Hồ Chí Minh về nền tảng của văn hóa.
Cơng trình Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của Song Thành, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cơng trình này gồm có 16
chương, tác giả đã trình bày và phân tích chun sâu về những lĩnh vực, góc
độ văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó khẳng định ý nghĩa to lớn
của Hồ Chí Minh về văn hóa với cơng cuộc cải cách và xây dựng nền văn
hóa mới của dân tộc.


9

Cơng trình Hồ Chí Minh – con người của sự sống của Mạch Quang
Thắng, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2014. Đây là cơng trình nghiên cứu cơng phu, tâm huyết của tác giả
về Hồ Chí Minh, như Mạch Quang Thắng khẳng định: “Một con người lạ
lùng” “một con người mà bằng sự nghiệp của mình đã làm rạng danh dân tộc
và chính Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hóa bất diệt, hợp lưu với dịng
chảy trong hệ giá trị văn hóa của tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dân tộc
Việt Nam” (Mạch Quang Thắng, 2014, tr. 6-7). Trong cơng trình này, tác giả
đã dành phần lớn nội dung để bàn về văn hóa, đạo đức như: Lối vào di sản;
triết lý phát triển qua cuộc sống; tu dưỡng, rèn luyện; văn hóa soi đường cho
quốc dân đi; Hồ Chí Minh- sự tiếp bước văn hóa, vượt qua cú sốc văn hóa;

cách nhìn biện chứng trong xã hội hiện đại để nói về mối quan hệ giữa văn
hóa với chính trị, kinh tế, xã hội; về văn hóa lối sống…
Cơng trình Hồ Chí Minh – Văn hóa soi đường cho quốc dân đi của Bùi
Đình Phong, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh, 2016. Đây là cơng trình nghiên cứu chun sâu, bàn về những
góc độ, quan điểm văn hóa Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đã chỉ rõ giá trị sâu
sắc và ý nghĩa soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đối với con
đường phát triển của dân tộc.
Ngoài ra, nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và
vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng văn hóa Việt Nam cịn có
nhiều cơng trình, đề tài khác nhau như: cơng trình Hồ Chí Minh văn hóa và
đổi mới của Đinh Xuân Lâm & Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội, 2001; cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề văn hóa trong
phát triển của Đỗ Thị Minh Thúy, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin & Viện
Văn hóa, Hà Nội, 2006;...
Như vậy, nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và ý
nghĩa của nó với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thu hút sự quan tâm


10

của nhiều học giả. Những cơng trình có nội dung thể hiện đa chiều, phân
tích, đánh giá về những quan điểm văn hóa của Hồ Chí Minh. Từ đó, chỉ ra
phương hướng và cách thức vận dụng tư tưởng văn hóa của Người vào sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa của dân tộc. Đó là nguồn tư liệu quý giá, là cơ
sở quan trọng để tôi kế thừa, vận dụng trong luận án của mình. Đối với nội
dung này, tơi đã thực hiện hệ thống hóa và vận dụng những nội dung nghiên
cứu phù hợp với yêu cầu trong luận án.
Ba là, những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa của Thành
phố Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự

nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Đề tài nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của vùng đất Sài Gịn – Gia Định
trước đây và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ln thu hút sự quan tâm của
rất nhiều học giả, với nhiều đề tài nghiên cứu quy mô, công phu và tâm
huyết. Nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển, nội dung, đặc điểm
văn hóa, con người Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở
nhiều góc độ khác nhau, tác giả đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trên,
trong những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Cơng trình lâu đời Gia Định thành thơng chí của học giả Trịnh Hoài
Đức, được hoàn thành vào thời kỳ đầu nhà Nguyễn, do Nha văn hóa, Phủ
Quốc vụ Khanh đặc trách văn hóa phát hành năm 1972. Đây là bộ địa chí
khảo cứu cơng phu đầu tiên về lịch sử, địa lý và văn hóa Nam Bộ, trong đó
Sài Gịn – Gia Định là thủ phủ. Cơng trình gồm có 06 quyển ghi chép về
núi sơng, đất đai, nông lâm thổ sản, cương vực lãnh thổ Gia Định và của
từng trấn, đời sống kinh tế - xã hội và những lĩnh vực khác của vùng đất
Nam bộ, về văn hóa trong Quyển IV, Phong tục chí ghi chép khá kỹ lưỡng
về đời sống văn hóa của Sài Gịn-Gia Định như: nhà cửa, quần áo, ẩm thực,
phong tục tập qn, lễ hội, tín ngưỡng…Cơng trình này là nguồn sử liệu rất


11

đa dạng và quý giá cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có việc nghiên
cứu lịch sử - văn hóa và con người vùng đất Gia Định - Sài Gịn – Thành
phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình đồ sộ Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do Hội
đồng Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó do Trần Văn
Giàu và Trần Bạch Đằng (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, 1998. Đây là cơng trình nghiên cứu hết sức cơng phu,

tồn diện, đóng góp nhiều tư liệu mới, có giá trị trong việc nghiên cứu lịch
sử Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình được chia thành 04 tập, nghiên cứu
chun sâu các lĩnh vực cơ bản gắn liền với sự hình thành và phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh như: Lịch sử, văn học – giáo dục, nghệ thuật, tư
tưởng – tín ngưỡng. Trong đó, giá trị nổi bật của cơng trình là làm rõ tinh
thần sáng tạo về lĩnh vực văn hóa của Nhân dân, đã trở thành sức mạnh tinh
thần, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh
trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cơng trình Về cơng tác tư tưởng và văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh
của Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985. Cơng
trình này luận giải về cơng tác tư tưởng, văn hóa của các tầng lớp Nhân dân trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt lưu ý đến việc rèn luyện đạo đức, lối
sống, giữ vững lý tưởng cách mạng trong cơng tác văn hóa văn nghệ, góp phần
hình thành phẩm chất, nhân cách con người thành phố.
Cơng trình Văn hóa và phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn
Thế Nghĩa và Lê Hồng Liêm (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Cơng trình này tập hợp
những bài viết của những nhà nghiên cứu về Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí
Minh, trong đó có 03 nội dung lớn là: văn hóa, bản sắc văn hóa và phát triển;
vai trị của văn hóa trong sự phát triển xã hội và một số vấn đề về văn hóa và
phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh.


12

Cơng trình 300 năm Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh của nhiều tác
giả, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Cơng trình đã tóm tắt
lịch sử 300 năm khai phá, hình thành và phát triển của Sài Gịn – Thành phố
Hồ Chí Minh, đơ thị lớn vào loại bậc nhất của đất nước, với nhiều thành tựu
đạt được trên các lĩnh vực. Cơng trình cũng đã khái quát lịch sử hình thành,

phát triển các loại hình, hoạt động văn hóa nghệ thuật cơ bản, đặc trưng của
Nhân dân thành phố qua các thời kỳ lịch sử.
Cơng trình Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX-những vấn đề
lịch sử - văn hóa do Nguyễn Thế Nghĩa và Lê Hồng Liêm (đồng chủ biên),
Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. Cơng trình khái qt những
vấn đề lịch sử - văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX. Cơng
trình cũng đã phát hiện, phân tích và lý giải những vấn đề lịch sử - văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó, đề xuất những định hướng căn bản, góp phần
vào sự phát triển của thành phố.
Cơng trình Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hóa
trên đường phát triển do Phan Xuân Biên (chủ biên), Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Những bài viết tập hợp trong cơng
trình đã phác họa tiến trình lịch sử, giao lưu và hội nhập văn hóa của con
người và vùng đất Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh, những vấn đề văn hóa
và con người thành phố trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế.
Cơng trình Vàng trong lửa – Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam Tổ
quốc do Trần Văn Giàu & Trần Bạch Đằng (đồng chủ biên), Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009. Đây là
cơng trình gồm nhiều câu chuyện tiêu biểu nhất về tình cảm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh dành cho đồng bào miền Nam, cũng như tình cảm của đồng bào
miền Nam dành cho Người. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tính nhân
bản của chủ nghĩa yêu nước và cách mạng Việt Nam, đồng thời còn thể hiện


13

sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa dân tộc trong thời đại mới.
Ngoài ra, nghiên cứu về văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cịn có nhiều
cơng trình, đề tài khác nhau, với nhiều giác độ, nhiều khía cạnh khác nhau.

Những cơng trình đó đã góp phần làm rõ thêm bức tranh văn hóa Thành phố
Hồ Chí Minh một cách phong phú, sinh động, với lịch sử hình thành, giao
lưu, hội nhập văn hóa với các vùng miền khác trong cả nước và các nước
trên thế giới. Đó là nguồn tư liệu thực sự quý giá để tôi tiếp tục kế thừa, làm
rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng văn hóa của Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Đối với nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, ngồi các chương trình, kế hoạch
hành động hoặc chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh theo
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng (1998) về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng phát triển văn hóa và con
người Việt Nam trên địa bàn thành phố, nội dung xây dựng, phát triển văn
hóa trong nghị quyết các kỳ đại hội Đảng bộ thành phố, còn có một số bài
viết, báo cáo khoa học đề cập đến nội dung này. Nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu nội dung này cịn ít, mới chỉ đề cập hoặc lồng ghép trong
nội dung văn hóa nói chung, chưa có cơng trình nào trình bày một cách hệ
thống, xun suốt, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay. Trong bối cảnh vấn đề xây dựng văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh
có lúc chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được hiệu quả. Đời
sống văn hóa của thành phố cịn nhiều hạn chế, bất cập, nhiều vấn đề cấp


14

bách đặt ra, đòi hỏi phải nhận thức và hành động kịp thời, phù hợp, để

phát huy vai trò của văn hóa, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát
triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, những cơng trình tiêu biểu nêu trên là nguồn tài liệu có giá
trị để tơi kế thừa, thực hiện nghiên cứu trong luận án này. Trong luận án,
tơi đã nỗ lực nghiên cứu, nhằm góp phần làm rõ nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa và ý nghĩa của nó trong sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay. Từ đó, luận án đã đề xuất phương hướng và những giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, tác
giả đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Thứ nhất, luận án phân tích tác động của điều kiện lịch sử - xã hội và
tiền đề ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa;
Thứ hai, luận án phân tích nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay;
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng xây dựng văn hóa ở Thành phố Hồ
Chí Minh và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.


15


4. Đối tƣ ng và ph m vi nghi n cứu của luận án
ối tư ng nghi n cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
h m vi nghi n cứu của luận án
- Về thời gian: nghiên cứu về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến nay.
- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở l luận và phƣơng ph p nghi n cứu của luận án
5

Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về văn hóa; trên cơ sở đường lối, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, phát triển nền văn hóa dân
tộc. Từ đó, luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố với việc vận
dụng vào thực tiễn xây dựng nền văn Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
5

hương pháp nghi n cứu

Luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về văn hóa. Đồng thời, luận án còn sử
dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp lịch sử và lơgíc, phương pháp thống kê và so sánh, phương
pháp hệ thống hóa và khái quát hóa...

6. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh thời
gian qua; đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong sự
nghiệp xây dựng văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh.


16

Thứ hai, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
. Ý ngh a l luận và
7

ngh a thực ti n của luận án

nghĩa l luận của luận án

Luận án đã phân tích, góp phần làm rõ nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa, từ đó khẳng định ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói chung và xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng.
7

nghĩa thực ti n của luận án

Luận án góp phần làm rõ cơ sở thực tiễn của sự nghiệp xây dựng nền

văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể
góp phần hình thành luận chứng cho việc hoạch định chính sách văn hóa của
Đảng bộ, chính quyền của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, luận án cịn có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cơng tác giảng dạy, nghiên cứu về
văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Kết cấu của luận án: ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận án gồm có 03 chương 08 tiết và 21 tiểu tiết.


17

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ
KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VĂN HĨA

1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX với sự hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX diễn ra nhiều sự kiện
quan trọng, tác động to lớn đến đời sống nhân loại, đồng thời ảnh hưởng đến
các dân tộc và cá nhân trong thời kỳ này. Các nước đế quốc thực hiện tham
vọng bành trướng và thống trị thế giới, bằng cách vừa tăng cường bóc lột
Nhân dân lao động trong nước, vừa ráo riết tiến hành chiến tranh xâm lược
bên ngoài. Các nước đế quốc âm mưu thâu tóm các nước, nhằm vơ vét của
cải, bóc lột sức lao động và khai thác thị trường. Cùng với thuốc súng và
lưỡi lê, các nước đế quốc cịn du nhập vào phương Đơng những yếu tố của
văn hóa phương Tây, dù là có tính chất mị dân, lừa bịp, thậm chí là cưỡng

bức, song ít nhiều cũng đã tạo ra sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Đơng – Tây.
Đó là những yếu tố của văn hóa phương Tây núp dưới chiêu bài “khai hóa
văn minh” như: Ki tô giáo, ngôn ngữ, giáo dục, văn học, nghệ thuật, kiến
trúc, trang phục, ẩm thực…
Bên cạnh đó, cơng cuộc “khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân đã
làm cho các dân tộc thuộc địa không những bị áp bức, bóc lột về chính trị,
kinh tế, mà cịn bị nơ dịch về văn hố. Như Trần Dân Tiên vạch rõ: “Đối với
bọn thực dân tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không
đáng một xu” (Trần Dân Tiên, 2005, tr. 26). Hồ Chí Minh với sự trải nghiệm
thực tiễn đa dạng, phong phú, Người trải qua và thấu hiểu tình cảnh lầm than


18

của dân tộc Việt Nam, tận mắt chứng kiến ách cai trị tàn bạo của chủ nghĩa
thực dân đối với các dân tộc thuộc địa và sự thống khổ, cơ cực của Nhân dân
lao động ở chính quốc. Từ đó, Người đã nhận thức rõ đặc điểm lịch sử của
thời đại qua nhận định: “chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi bám
vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản
ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời
cắt cả hai vịi” (Hồ Chí Minh, tập 1, tr. 298). Vì vậy, Người cho rằng, cần
đồn kết các dân tộc, các lực lượng, để tiến hành đấu tranh chống kẻ thù
chung – chủ nghĩa đế quốc.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã
dẫn tới thế chiến lần thứ nhất nổ ra (1914 - 1918), hậu quả làm hàng chục
triệu người chết và bị thương, thực chất chỉ để giải quyết mâu thuẫn và lợi
ích giữa các nước đế quốc với nhau. Thế chiến lần thứ nhất còn gây ra hậu
quả nghiêm trọng cho các nước thuộc địa. Những thiệt hại do chiến tranh gây
ra càng đè nặng lên vai của những người bản xứ thuộc địa. Hơn thế nữa, họ
còn bị bắt ra trận làm bia đỡ đạn, bỏ mạng một cách oan uổng trong cuộc

chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Ở An Nam lúc bấy giờ, trong cơng trình “Bản
án chế độ thực dân” Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện lòng xót thương cho tình
cảnh của thanh niên bị bắt lính, Người viết rằng: “tổng cộng có 700.000
người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80. 000 người khơng
bao giờ cịn thấy mặt trời trên q hương đất nước mình nữa!” (Hồ Chí
Minh, 2004, tập 2, tr. 24)
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 giành được thắng lợi, đã có
ảnh hưởng to lớn đến nhận thức của Nguyễn Ái Quốc. Người tìm hiểu và thấy
rằng, cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng: “đã dùng bạo lực cách
mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính
quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn tồn mới” (Hồ
Chí Minh, 2004, tập 12, tr. 290-291). Cách mạng Tháng Mười Nga thành


×