Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BAI DU THI LIEN MON luật giao thông và xử lý tình huống giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.18 KB, 14 trang )

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỏ Cày Nam
- Trường Trung học cơ sở xã Thành Thới A
- Địa chỉ: Xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
- Điện thoại: 0753.987.067
- Email:
- Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên: Bùi Tuyết Lê
Ngày sinh: 25/02/2005

Lớp: 6.2

2. Họ và tên: Trần Thị Yến Như
Ngày sinh: 08/10/2005

Lớp: 6.2

1


B. NỘI DUNG
1. Tên: Luật giao thông và xử lý tình huống giao thơng đường bộ
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Nhằm để học sinh nắm vững luật giao thơng và xử lý những tình huống khi
tham gia giao thơng đường bộ mà trong luật không thể hiện được đầy đủ. Từ đó
học sinh có kinh nghiệm hơn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Tổng quan về các nghiên cứu
- Tài liệu nghiên cứu: “Hỏi và đáp về luật giao thông đường bộ dùng cho
người học lấy giấy phép lái xe mô tô hai bánh”;
- Nhà xuất bản: Giao Thông Vận Tải;


- Cùng các kinh nghiệm nhiều năm tham gia giao thơng đường bộ.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Hai học sinh đưa ra nhiều tình huống khi tham gia giao thơng có liên quan
đến nhiều mơn học như: Sử, Địa lý, Vật lý, Sinh học và Giáo dục công dân.
5. Thuyết minh
- Tuần tự một học sinh nêu câu hỏi, một học sinh trả lời. Sau đó học sinh
trả lời lại nêu câu hỏi. Câu hỏi có mức độ khó ngày càng cao và càng vận dụng
vào thực tiễn trong cuộc sống;
- Tư liệu sử dụng: Tài liệu hỏi và đáp về luật giao thông đường bộ dùng cho
học lấy giấy phép lái xe mô tô hai bánh (Nhà xuất bản Giao thông vận tải). Các
biển báo, các hình vẽ khi tham gia giao thơng.
6. Các giải quyết tình huống
Do các em học sinh là vùng sâu; lại chưa có điều kiện đi xa, chưa đủ kinh
nghiệm khi tham gia giao thông đường bộ. Trong khi kinh tế xã hội ngày càng
tiến bộ, số lượng người tham gia giao thông ngày càng nhiều. Trong tương lai,
các em lớn lên phải trực tiếp giao tiếp với xã hội, trực tiếp tự lực trong cuộc
sống thì những kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thơng hết sức
cần thiết.Từ đó các em cịn phổ biến cho người thân có thêm sự hiểu biết về an
tồn giao thơng. Các tình huống trên, thực tế trong luật giao thơng không thể nào

2


nêu được hết. Nếu mọi người ai cũng hiểu và vận dụng được thì sẽ rất ít cảnh
thương tâm ngồi ý muốn xảy ra.

3


NỘI DUNG CHÍNH

I. GIỚI THIỆU
* HS 1: Kính thưa ban tổ chức, kính thưa q thầy cơ!
- Khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển thì kiến thức khoa học ngày càng
nâng cao và mở rộng. Trong mỗi môn học ở nhà trường, chúng em nhận thấy
mỗi môn học đều có nội dung riêng và mang tính độc lập. Vì thế, chúng em
chọn chủ đề: “An tồn giao thơng” để tích hợp liên mơn, nhiều mơn học có liên
quan với chủ đề; để chúng ta thấy được các môn học đều cùng chung mục đích
là xây dựng con người hồn thiện; và để chương trình học càng thêm thú vị;
- Hơm nay, chúng em tham dự hội thi với hình thức mang tính thảo luận
(đối thoại kiến thức cơ bản về an tồn giao thơng để trao đổi sự hiểu biết) nhằm
hồn thiện hơn những gì mình đã học được ở nhà trường.
* HS 2: Kính thưa ban tổ chức, kính thưa q thầy cơ!
- An tồn giao thơng là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và cả nhân dân
nước ta. Ngồi tai nạn giao thơng đường sắt và đường thủy, thì tai nạn giao
thơng đường bộ chiếm số lượng cao nhất. Chỉ trong năm 2014, dù đã giảm,
nhưng cả nước ta đã tử vong 9.805 người;
- Riêng huyện Mỏ Cày Nam, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 23
vụ, bị thương 17 người và chết 9 người;
- 9 tháng đầu năm 2015 cả nước có 16.000 vụ, chết 6518 người và bị
thương nặng gần 15.000 người. Trung bình mỗi ngày có 26 người chết vì tai nạn
giao thơng;
- Riêng Bến Tre 10 tháng đầu năm 2015 có 260 vụ, chết 162 người, và gần
100 người bị thương nặng.
Nguyên nhân: Tất cả các tai nạn giao thông đường bộ chủ yếu đều do:
chạy xe quá tốc độ, chạy xe lấn đường, vượt tránh sai quy định, sử dụng rượu,
bia khi tham gia giao thông.
Những cái chết thương tâm, những người còn sống phải mang tật nguyền
suốt đời, là nỗi lo lắng, ám ảnh của biết bao gia đình; Cũng là sự bức xúc của
các chiến sĩ cảnh sát giao thông ở Việt Nam.
4



Vì thế, xin góp phần nhỏ sự hiểu biết của mình để giúp ích xã hội, nhất là
tuổi trẻ của học sinh. Chúng em xin chọn đề tài: AN TOÀN GIAO THƠNG
VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIAO THƠNG để tham gia cuộc thi vận dụng
kiến thức liên môn hôm nay.
II. TIẾN TRÌNH
1. Hỏi: Theo bạn đã nêu một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn
giao thông là do vượt tránh sai quy định. Vậy những quy định cơ bản của
luật giao thơng đường bộ Việt Nam thì chạy xe và vượt tránh như thế nào?
Đáp: Theo quy định về giao thơng đường bộ của Ủy ban an tồn giao
thơng quốc gia, thì khi đi đường có vạch kẻ phân cách, phân làn xe, ta phải thực
hiện: chỉ hình và giải thích, vạch phân cách, phân làn;
- Xe thơ sơ, các loại xe 2 bánh v.v... phải đi bên phải trong cùng. Xe cơ giới
đi bên ngoài;

- Khi vượt phải báo hiệu (Cịi) chú ý quan sát phía trước khơng có chướng
ngại vật, và vượt bên trái;
- Khi tránh xe ngược chiều, phải tránh vào lề phải xe của mình, và giảm tốc
độ;
- Khi lên xuống phà, hoặc ở trên phà, mọi người phải xuống xe. Xuống phà
xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ, 2 bánh, người đi bộ xuống sau. Khi lên bến,
người lên trước, phương tiện giao thơng lên sau.
2. Hỏi: Xin bạn cho biết có quốc gia nào luật giao thông đi bên lề trái
hay không? Nếu có thì khi vượt và tránh ra sao?
Đáp: Câu hỏi của bạn thật thú vị. Tất nhiên là có. Do nguyên nhân lịch sử,
vào thế kỷ XIV và XV, lúc này chưa có xe, người đi bộ hoặc dùng ngựa. Đa số
con người đều thuận tay phải. Các nhà quý tộc, các kỵ sĩ khi ra đường thường
5



mang kiếm. Kiếm được mang bên trái, khi cần tay phải rút ra ngay, không cản
trở. Kẻ địch tấn công trước mặt thì bên trái đường dễ đở địn và dễ tấn cơng. Vì
thế nước Anh và nhiều nước khác có luật đi lề trái. Nước Anh đi lề trái từ năm
1756 đến 1853 chính thức thành luật;
- Thời kỳ đó ở Pháp do phân biệt giai cấp, quý tộc đi bên trái, dân thường
đi bên phải. Khi cuộc cách mạng nổ ra năm 1789 và luật nhân quyền năm 1791,
giới quý tộc đồng ý quy định đi bên phải đường để tránh sự chú ý của dư luận;
- Giai đoạn này nhiều nước châu Phi là thuộc địa của Pháp; Indonesia là
thuộc địa Hà Lan cũng đều đi bên trái. Cả Nhật Bản dù không là thuộc địa của
châu Âu, nhưng do chính sách ngoại giao nên năm 1859 nữ hồng Victoria ở tịa
án Nhật thuyết phục người dân đi bên trái;
- Ở Trung Quốc do cuộc chiến tranh thuốc phiện, góp phần giúp Anh gây
áp lực, khiến chính phủ Trung Quốc phải áp dụng luật đi bên trái;
- Sau chiến tranh Thế giới thứ II, khoa học phát triển, xuất hiện nhiều xe cơ
giới, hầu hết các phương tiện sản xuất đều để đi bên phải (Vô lăng bên trái) nên
nhiều nước chuyển luật giao thông qua bên phải;
- Trung Quốc đi bên phải năm 1946;
- Thụy Điển đi bên phải năm 1967 v.v...
- Luật đi bên trái đầu tiên năm 1300 sau Công nguyên, khi người dân hành
hương vào thành Roma (Nước Ý);
Đi bên phải chính thức áp dụng lần đầu tại bang Pennsylvania của Mỹ năm
1792. Hiện nay có 73 nước đi bên trái và 163 nước đi bên phải;
Vẫn có quốc gia chuyển đổi từ phải sang trái như: NaMiBia và Samoa
(Châu Phi) chuyển sang trái năm 2009;
* Các quốc gia đi đường lề trái thì tránh bên trái và vượt bên phải, ngược
lại các nước đi lề phải.

6



1. Hỏi: Trước tiên chúng ta trao đổi về người đi xe đạp. Bạn cho biết
nếu người đi xe đạp chạy hàng ngang từ 3 xe trở lên, có vi phạm luật giao
thơng hay khơng?
Đáp: Có vi phạm. Dù ở lòng lề đường hay trên cầu, nếu 3 xe trở lên chạy
song song đều bị phạt từ 20 đến 60 ngàn đồng.
2. Hỏi: Xin bạn cho biết, người đi xe đạp chạy trên vỉa hè dành cho
người đi bộ có phạm luật hay không ?
Đáp: Người đi xe đạp trên vỉa hè dành cho người đi bộ phạm luật, bị phạt
từ 20 đến 60 ngàn đồng.
3. Hỏi: Do thời tiết quá nóng, hoặc đang mưa quá lạnh, người đang
ngồi trên xe 2 bánh được quyền sử dụng ô che hay không ?
Đáp: Người đang ngồi trên xe 2 bánh, tuyệt đối khơng được sử dụng ơ che;
vì sẽ cản trở tầm nhìn xe phía sau. Đơi khi làm rơi ơ sẽ gây tai nạn cho người
khác. Trường hợp này bị phạt từ 20 đến 60 ngàn đồng.
4. Hỏi: Một người đi xe đạp, thả 2 tay, hoặc lạng lách, va vào xe mơ tơ;
cả 2 đều bị thương nặng, thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường.?
Đáp: Người gây tai nạn phải bồi thường. Nếu người đi xe mô tơ đúng luật,
đúng vận tốc cho phép, thì người đi xe đạp hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi
thường. Ngay cả người đi bộ sai luật hoặc mang vát cồng kềnh, gây tai nạn cho
người đi xe, thì người đi bộ cũng phải bồi thường.
5. Hỏi: Một người đang đi xe, dùng cịi xin đường để vượt xe phía
trước; nhưng lại vượt bên phải thì đúng hay sai? Được phép vượt phải vào
trường hợp nào ?
Đáp: Người đi xe phía sau dùng cịi xin đường xe phía trước, nhưng lại
vượt bên phải là sai luật. Vì người phía trước sẽ nhường đường bằng cách ép xe
vào lề phải của mình. Người vượt bên phải sẽ gây tai nạn. Xe sau chỉ vượt bên
phải chỉ khi nào xe trước đang xin rẻ trái.
6. Hỏi: Bạn đang chạy xe trên đường, nếu lỡ đánh rơi một vật gì đó, có
nên dừng lại ngay để nhặt lên không?


7


Đáp: Nếu ta phát hiện vừa đánh rơi một vật trên đường, phải cho xe từ từ
ép vào lề phải, dừng xe và đi bộ trở lại nhặt vật đánh rơi. Không được dừng xe
đột ngột, hoặc quay đầu xe đột ngột, dễ gây tai nạn.
7. Hỏi: Có một nhóm từ 2 người trở lên chạy xe quá tốc độ sẽ bị quy
vào tội gì, mức phạt ra sao?
Đáp: Một nhóm từ 2 người trở lên chạy xe quá tốc độ, được quy vào tội
đua xe trái phép, mức phạt từ 6 triệu đến 14 triệu đồng (Năm 2005).
9. Hỏi: Ta đang đi bên lề phải, muốn rẻ trái dọc đường, hoặc ở ngã ba,
ngã tư, ta muốn rẻ trái thì xin đường như thế nào để an tồn? Xin xe phía
nào? Treo (H.1)

Đáp: Trước khi xin rẻ trái, ta quan sát phía sau (Bằng kính chiếu hậu) thấy
an tồn, cho xe ra gần vạch phân cách, mở đèn xin đường. Nơi bắt đầu xin
đường đến nơi rẻ trái ít nhất 15m. Vì ta đang xin xe phía sau.
10. Hỏi: Nếu ta đang xin đường, vẫn chưa rẻ trái được, do có xe lớn
phía trước, ta xử lý ra sao ?
Đáp: Nếu phía sau khơng có xe, ta tắt đèn xin đường và vẫn giữ lề phải,
tránh xe lớn. Nếu phía sau nhiều xe đang vượt đến (Họ sẽ vượt phải) ta vẫn giữ
đèn, giảm tốc độ thật chậm, chạy gần vạch phân cách, đến khi qua được nơi rẻ.
11. Hỏi: Nếu bên kia đường có nhiều xe đang đến, ta phải xử lý ra sao
để an toàn?
Đáp: Ta vẫn phải tiếp tục xin đường, nếu có khoảng trống an tồn thì qua
đường, nếu khơng có, ta phải vịng phía sau lưng xe cuối cùng.. Không được cắt
ngang đầu xe ngược chiều.
8



12. Hỏi: Nếu lúc này ta đang chạy phía sau xe sắp rẻ trái, ta chạy thế
nào? Nếu ta đang chạy ngược chiều xe sắp rẻ trái thì xử lý ra sao ? (Lập lại
câu hỏi)
Đáp: Nếu ta đang chạy phía sau thì vượt bên phải (Vì xe trước sẽ rẻ trái).
Nếu ta đang chạy ngược chiều phía trước thì vẫn giữ lề phải, không được tránh
trái (Sai luật). Do có thể sẽ đụng xe phía trước, hoặc xe phía sau vượt đến sẽ
đụng xe mình.Ta chỉ có thể giảm tốc độ khi cần thiết nhường xe bạn.
13. Hỏi: Nếu ta đang ở lề trái, muốn sang đường bên phải thì xin
đường xe phía nào? Và sang đường như thế nào tốt nhất ? (H.2)
Đáp: Ta đang ở lề trái, muốn sang đường bên phải thì mở đèn bên phải, xin
đường xe phía trước (Do xe phía trước đang chạy đúng luật). Thấy an toàn, ta
cho xe ra từ từ, thật chậm và chạy xéo theo hướng đi, không được băng ngang
đường. Khi qua vạch phân cách, phải tắt đèn xin đường, cho xe dần dần vào lề
phải, không được sang lề đột ngột, dễ gây tai nạn cho xe phía sau.
14. Hỏi: Nếu ta đang chạy đúng luật, ngược chiều xe sang đường bên
phải ta phải xử lý ra sao ? (Chỉ hình)
Đáp: Ta giảm vận tốc, vẫn giữ lề phải, tránh bên phải để nhường đường.
Không được tránh bên trái.
15. Hỏi: Trên quốc lộ, những khúc quanh, tôi thấy mặt đường bao giờ
cũng nghiêng, phía mặt cong mở rộng thì cao, phía rẻ thì thấp hơn, xin bạn
giải thích?
Đáp: Đây cũng là câu hỏi rất thú vị. Bạn đã học môn địa lý ở lớp 6, bài
“Vận động của Trái Đất quanh trục”; Hệ quả của vận động đã tạo ra các mùa; và
các vật thể chuyển động trên bề mặt đất đều bị lệch hướng;
Nhìn xi theo chiều chuyển động, vật chuyển từ N lên B sẽ lệch về bên
phải, ngược lại từ B xuống N lệch về bên trái, Như: gió, dịng biển, viên đạn, và
cả xe chạy v.v...;
Khi trái Đất quay quanh trục tạo nên lực ly tâm rất lớn, chính lực ly tâm
này đã làm lệch hướng chuyển động. Nếu trên quốc lộ, xe đang chạy nhanh,

những khúc quanh bên mở rộng không cao hơn, thì xe dễ chạy thẳng, sẽ đâm
9


xuống sơng hoặc nhà dân, hoặc trụ bảo vệ. Chính bên cao đã tạo điểm tựa để xe
quanh theo ý mình muốn. Hiện tượng này bên vật lý cịn gọi là hiệu ứng
CoRiolit. Lực ly tâm này giống như ta đang lóng nước, sức nước sẽ ép mạnh về
phía ngồi của vật chứa.
16. Hỏi: Tại một ngã tư khơng có vòng xuyến; một xe đang chạy đúng
luật, đến ngã tư muốn rẽ sang trái, nhưng khơng chạy theo vịng xuyến mà
chạy cắt ngang ngã tư thì đúng hay sai? (Chỉ hình 5). Nếu có tai nạn xảy ra
thì sẽ có mấy trường hợp?

Đáp: Người đang chạy xe đến ngã tư, muốn rẻ trái lại cắt ngang đường là
sai luật. Nếu xảy ra tai nạn thì sẽ có một trong ba trường hợp sau:
Thứ nhất: Xe phía sau vượt đến bên trái (Đúng luật) sẽ đụng (Hình 6);
Thứ hai: Xe phía trước bên kia đường băng qua (Đúng luật) (Hình 7);
Thứ ba: Xe đang chạy phía bên trái của ngã tư đang quẹo phải (Đúng luật)
(Hình 8).
17. Hỏi: Tơi xin phép được chuyển sang vấn đề khác. Vì sao người
uống rượu, bia thường gây ra tai nạn giao thông?
Đáp: Chắc bạn đã biết, các chất kích thích thường gây ức chế hệ thống
thần kinh, trong đó thơng dụng nhất là rượu, bia. Rượu, bia gây hại nhẹ nhất là
hệ thống tiêu hóa. Quan trọng hơn là tim, mạch. Khi tham gia giao thông, người
đã uống rượu, bia do Êtilit làm ức chế hệ thần kinh, sinh ra thường hoa mắt,
buồn ngủ, tay, chân không thực hiện kịp theo bản năng của lý trí. Vì thế Khi
tham gia giao thơng người đã uống rượu, bia dễ gây ra tai nạn nhất.

10



18. Hỏi: Tơi thấy có một số trường hợp người bị tai nạn giao thông té
úp mặt xuống đất, vết thương không nặng lắm, không chấn động phần
ngực, hoặc não, nhưng bị chết, là vì sao?
Đáp: Nếu người bị nạn vết thương không chạm phải vùng nguy hiểm, lại té
sấp mặt xuống đường và chết, theo tôi nghỉ trường hợp chết người là do bị ngộp.
Như ta biết bộ phận đầu của con người khi bị chạm rất dễ ra máu, và lượng máu
lại nhiều. Mũi bị chạm chảy máu, trào xuống miệng, trong khi người bị nạn đang
ngất đi, sẽ sinh ra bị ngộp. Trong trường hợp này, trong khi chờ xe cứu người, ta
nên đỡ người bị nạn ngồi dậy và dùng hô hấp nhân tạo.
19. Hỏi: Tôi thấy trên đường cao tốc có biển báo: Phía trên bên trái có
vịng trịn viền đỏ, có ghi số 120; Bên phải có vịng trịn xanh số 70 màu
trắng. Phía dưới có vịng trịn đỏ ghi số 100, bên phải vẽ trời mưa, biển trên
nói lên điều gì? (Hình 4)
Đáp: Trên đường cao tốc nước ta chỉ các loại xe ô tô mới được tham gia
giao thông. Vòng tròn màu xanh là biển hiệu lệnh Số 70 là vận tốc tối thiểu xe
phải chạy. Vòng tròn viền đỏ là biển cấm Số 120 là cấm vượt quá 120km/h.
Trường hợp này là trời khơng mưa, tầm nhìn xa tốt và đường khơng trơn. Bên
dưới có vẽ trời mưa, thời tiết xấu, tầm nhìn xa kém, đường trơn, nên vận tốc tối
đa cho phép không vượt quá 100km/h
20. Hỏi: Qua câu tôi vừa nêu, có thể bạn cho biết thế nào là biển cấm,
biển hiệu lệnh và biển báo nguy hiểm?
Đáp: Theo tôi biết, cũng như bạn vừa nêu; các biển cấm đều vẽ vòng tròn
viền đỏ, nền trắng và các điều cấm vẽ màu đen. (Cũng có trường hợp vẽ viền đỏ
nền xanh) Biển hiệu lệnh có vịng trịn nền xanh, hiệu lệnh màu trắng. Biển
báo nguy hiểm được vẽ hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, điều được báo
màu đen. Ngồi ra cịn có biển chỉ dẫn thường vẽ hình vng hoặc chữ nhật,
nền xanh, điều chỉ dẫn màu trắng.
21. Hỏi: Ở nơng thơn như xã ta, có loại biển báo nào khơng ?
Đáp: Có, thường là các biển báo nguy hiểm như: Có trường học phía trước,

sắp rẻ trái hoặc rẻ phải, sắp có đường giao nhau vv.
11


22. Hỏi: Xin bạn cho biết hiện nay trên quốc lộ có các loại đèn báo
nào? Mỗi loại báo điều gì?
Đáp: Trước đây, trong các đơ thị, nhất là các thành phố, trên các ngã tư có
3 loại đèn báo: Xanh, vàng, đỏ. Đèn xanh xe được phép chạy, đèn vàng (Hoạt
động chỉ trong 2 giây) báo sắp có đèn đỏ. Đèn đỏ phải dừng xe.Hiện nay, những
nơi có đèn báo chỉ có 2 màu xanh và đỏ, đồng thời có số giây kèm theo. Ta tùy
theo số giây đó mà nên qua hay khơng được qua đường. Ngồi ra những ngã ba
hoặc ngã tư chỉ có đèn vàng ln nhấp nháy liên tục, là báo xe được đi, nhưng
phải giảm vận tốc, đề phịng tai nạn.
23. Hỏi: Tơi thấy trên cầu, chân cầu, hoặc trong các khu đô thị, trên
đường có vạch giữa đường màu trắng, rộng 1 dm, vạch này quy định điều
gì?
Đáp: Nơi có vạch màu trắng rộng 1 dm và liền nhau, dùng để phân chia 2
dịng phương tiện giao thơng đi ngược chiều nhau; hoặc xác định ranh giới phần
đường cấm, làn xe ở vị trí nguy hiểm.vv.Đối với vạch này, xe khơng được chạy
đè lên vạch (Còn gọi là lấn tuyến)
24. Hỏi: Xin bạn cho biết - Trên đường đi có đầy đủ biển báo cố định,
nhưng lại có người điều khiển dịng xe khơng theo biển báo cố định; Hoặc
có thêm biển báo tạm thời, ta phải tuân thủ theo người điều khiển, biển tạm
thời hay biển báo cố định?
Đáp: Trong trường hợp này, ta phải tuân thủ theo người điều khiển hoặc
biển báo tạm thời; do đoạn đường đang có sự cố. Khơng được theo biển báo cố
định.
25. Hỏi: Vì sao học sinh trung học dù đã đủ tuổi sử dụng xe gắn máy
(16 tuổi) vẫn không được sử dụng xe gắn máy để đi học?
Đáp: Dù đủ tuổi sử dụng xe gắn máy, nhưng học sinh không được sử dụng

xe gắn máy đi học do nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất: Do đây là lứa tuổi tâm sinh lý chưa ổn định. Hiếu thắng và
không nghỉ đến hậu quả của việc làm sai;
- Thứ hai: Bất cẩn; Thích làm theo sự suy nghĩ nong cạn của mình;
12


- Thứ ba: Do đồng thời cùng thời gian vào học và tan trường, số học sinh
quá đông, dễ gây ùn tắc giao thông và dễ gây tai nạn.
26. Hỏi: Xin cảm ơn bạn, và sau đây là thắc mắc cuối cùng. Người
đang tham gia giao thông lại sử dụng điện thoại di động là hành vi đúng
hay sai? Có vi phạm luật giao thông hay không? Và thế nào là văn hóa giao
thơng? (Lập lại câu hỏi)
Đáp: Đang tham gia giao thông, người lái xe gọi hoặc nghe điện thoại là
sai luật. Do:
- Khi đang chạy xe lại nghe điện thoại, làm phân tâm người đang lái xe, ít
lưu ý các tình huống phía trước. Nguy hiểm hơn, người đang lái xe lại bấm số
hoặc tìm danh bạ để nói chuyện thì sự tập trung càng ít hơn và nguy hiểm càng
cao hơn;
- Trường hợp này bị phạt từ 20.000 đến 60.000 đồng;
- Nói về văn hóa giao thơng, ta đã hiểu văn hóa khơng phải chỉ thể hiện ở
trình độ học vấn, mà cịn thể hiện ở nhân cách, cách ứng xử, ngôn phong, tác
phong của con người. Giống như một xã được cơng nhận xã văn hóa phải đạt
nhiều tiêu chí như: Vệ sinh, mơi trường, cảnh quan, cách ứng xử, trong địa
phương khơng có tệ nạn xã hội, khơng có tội phạm hình sự vv...
27. Hỏi: Vậy theo ý bạn thế nào là văn hóa giao thơng?
Đáp: Văn hóa giao thơng là sự thể hiện ở nhân cách của người đang tham
gia giao thông, biểu hiện cụ thể: Lái xe đúng luật, tuân thủ luật giao thông như:
Đội mũ bảo hiểm, không vượt quá vận tốc quy định; luôn chú ý quan sát khi
đang lưu thông. Nếu có va chạm phải ứng xử vui vẻ, giúp đỡ nhau để vượt qua

những khó khăn.
+ Chân thành cảm ơn bạn đã giải đáp những thắc mắc để tôi tham gia giao
thông tốt hơn.
+ Chân thành cảm ơn ban tổ chức; quý thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng
em tham gia buổi hội thi hôm nay. Do kiến thức cịn hạn hẹp, kính mong q
thầy cơ chỉ bảo và tạo điều kiện cho chúng em được học hỏi nhiều hơn nữa.

13


- Kính chúc hội thi thành cơng tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn và kính
chúc quý vị giám khảo, quý thầy cô dồi dào sức khỏe.
Thành Thới A, ngày

tháng

năm 2016

14



×