Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Giáo án ôn tập giữa kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống, có đề cương ôn tập kèm theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.57 KB, 30 trang )

GIÁO ÁN ƠN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NGỮ VĂN 6 SÁCH KẾT
NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
(CÓ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÈM THEO)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết : ÔN TẬP GIỮA KÌ 2
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù: Hệ thống được các kiến thức về đọc hiểu, thực hành tiếng
việt và làm văn trong 8 tuần đầu của học kì 2.
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thơng tin, đọc sách giáo khoa, quan sát
tranh ảnh để hệ thống được các kiến thức về đọc hiểu, thực hành tiếng việt và tập
làm văn trong 8 tuần đầu của học kì.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp
tác giải quyết vấn đề hệ thống được các kiến thức về đọc hiểu, thực hành tiếng
việt và tập làm văn trong 8 tuần đầu của học kì.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thơng tin
trước lớp.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu
biết.
- Trách nhiệm: Có ý thức học tập mơn học.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ


d) Tổ chứ choạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các đơn vị kiến thức các em đã được học
trong chủ đề 6 và chủ đề 7,8.
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời
* Báo cáo kết quả:HS trình bày kết quả (cá nhân).
1


* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ đi ôn tập kiến thức đã
học để chuẩn bị cho làm bài kiểm tra của tiết sau cho đạt kết quả cao.
2. Hoạt động 2+ 3: Ôn tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
1.1. a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về Dấu
A, PHẦN THỰC HÀNH
chấm phẩy, trạng ngữ
TIẾNG VIỆT
b) Nội dung hoạt động: Hs làm việc nhóm, HS
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS
bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứ choạt động:
Kĩ thuật công đoạn
I, Dấu chấm phẩy
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1+ 3: Nhắc lại cơng dung dấu chấm phẩy
mở rộng chủ ngữ
Nhóm 2+ 4: Nhắc lại Trạng ngữ
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời
* Báo cáo kết quả:HS trình bày kết quả (cá

nhân).
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức.
Cơng

dụng
dụ
Dấu chấm phẩy thường được dùng để Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm
đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi;
trong một chuỗi liệt kê phức tạp.
én ra
ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá.
II, Trạng ngữ
Khái niệm

Cơng
dụng

2


dụ


Là thành phần phụ của
câu, có thể được đặt ở
đầu câu, giữa câu hoặc
cuối câu, nhưng phổ
biến là ở đầu câu.

- Được dùng để nêu thông tin Trong vườn trường,


về thời gian, địa điểm, mục những khóm tường
đích, cách thức,… của sự việc vi đã nở rộ.
được nói đến trong câu.
- Có chức năng liên kết câu
trong
đoạn.
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về truyện đồng
B, PHẦN ĐỌC HIỂU
thoại và thơ.
1. Văn bản
b) Nội dung hoạt động: Hs làm việc nhóm, HS
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS
bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứ choạt động:
Kĩ thuật công đoạn
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhắc lại các văn bản đã học trong bài 6,7,8
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời
* Báo cáo kết quả:HS trình bày kết quả (cá
nhân).
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức.

3


Tác phẩm
Thánh
Gióng


Nội
dung
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều
màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ
của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất
nước; thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh
của nhân dân đối với các thành tựu
của tiền nhân trong lịch sử.

Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều chi tiết

hoang đường, kì ảo.
- Nghệ thuật nói quá,
so sánh.

Sơn Tinh, Thủy Sơn Tinh, Thủy Tinh đã hiện tượng lũ Sử dụng nhiều chi tiết
Tinh
lụt và ước mơ của nhân dân ta. hoang đường, kì ảo.
Truyện đề cao và tơn vinh những
chiến cơng của người Việt cổ trong
công cuộc chống bão lụt, chế ngự và
sử dụng nguồn nước để phát triển
trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc
sống, dựng xây đất nước.
Ai ơi mồng 9 Văn bản thuật lại sự kiện lễ hội Gióng Số liệu chính xác, lời văn
tháng 4 (Anh hay cịn gọi là hội làng Phù Đổng, chân thực, cô đọng.
Thư)
diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm

lịch, tại xã Phù
Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội.
Bánh
Truyền thuyết vừa giải thích nguồn Truyện có nhiều chi tiết
gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa nghệ thuật tiêu biểu cho
chưng, bánh phản ánh thành tựu văn minh nông truyện dân gian.
giầy
nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái
độ đề cao lao động, đề cao nghề nơng
và thể hiện sự thờ
kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Thạch Sanh
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người Truyện có nhiều chi tiết
dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng tưởng tượng thần kì độc
cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong đáo và giàu ý nghĩa.
ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về
đạo đức, cơng lí xã hội và lí tưởng
nhân đạo, u
hịa bình của nhân dân ta.
4


a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thể loại
b) Nội dung hoạt động: Hs làm việc nhóm, HS
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS
bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứ choạt động:

? Hãy nêu khái niệm, đặc điểm của các thể loại?
Thể loại
Truyền
thuyết

Cổ tích

Văn
bản thông
tin

Văn
bản nghị

Khái
niệm
Là loại truyện dân gian kể về
các sự kiện và nhân vật ít
nhiều có
liên quan đến lịch sử, thơng
qua sự tưởng tượng, hư cấu.

2, Thể loại

Đặc
điểm
- Nhân vật chính là những người
anh hùng.
Nội dung thường gồm ba phần
gắn với cuộc đời nhân vật chính:

hồn cảnh xuất thân và thân thế;
chiến công phi thường; kết cục.
- Lời kể cô đọng, mang sắc thái
trang
- trọng, ngợi ca, có yếu tố kì ảo.
- Nhân vật thường chia làm hai
tuyến: chính diện (tốt, thiện) và
phản diện (xấu, ác).
- Các chi tiết, sự việc thường có
tính chất hoang đường, kì ảo; thể
hiện rõ quan hệ nhân quả.

Là loại truyện dân gian có
nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể
về số phận và cuộc đời của các
nhân vật trong những mối
quan hệ xã hội. Truyện cổ tích
thể hiện cái nhìn về hiện thực,
bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ
công bằng và ước mơ về một
cuộc sống tốt đẹp hơn của
người lao động xưa.
Là văn bản chủ yếu dùng để
- Thuật lại một sự kiện dùng để
cung cấp thơng tin.
trình bày những gì mà người viết
chứng kiến hoặc tham gia.
- Diễn biến của sự kiện thường
được
sắp xếp theo trình tự thời gian.

Là loại văn bản chủ yếu dùng Cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng
để thuyết phục người đọc thuyết phục:
5


luận

(người nghe) về một vấn đề.

+ Lí lẽ là những lời diễn giải có lí
mà người viết (người nói) đưa ra
để khẳng định ý kiến của mình.
+ Bằng chứng là những ví dụ
được lấy từ thực tế đời sống hoặc
từ các nguồn
khác để chứng minh cho lí lẽ.
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về kiểu bài
C, PHẦN LÀM VĂN
thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt
văn hóa), Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại
một truyện cổ tích
b) Nội dung hoạt động: Hs làm việc nhóm, HS
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS
bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứ choạt động:
Kĩ thuật công đoạn 1, Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
*
Chuyển
giao (một sinh hoạt văn hóa)

nhiệm vụ:
1, Yêu cầu
Nhóm 1+ 3:
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng
Nhắc lại Yêu
kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp.
cầu, bố cục của
- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối
bài văn thuyết
cảnh (không gian và thời gian).
minh thuật lại
- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc
một sự kiện
theo một trình tự hợp lí.
(một sinh hoạt
- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu
văn hóa)
hút được sự chú ý của người đọc.
Nhóm 2+ 4: Nhắc lại - Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.
Yêu cầu, bố cục của
2, Dàn ý:
bài văn đóng vai nhân - Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục
vật kể lại một truyện
đích tổ chức sự kiện).
cổ tích
- Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự
* Thực hiện nhiệm thời gian.
vụ: Hs trả lời
+ Những nhân vật tham gia sự kiện.
* Báo cáo kết + Các hoạt động chính trong sự kiện; đặc điểm, diễn

quả:HS trình bày kết biến của từng hoạt động.
quả (cá nhân).
+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
6


* Đánh giá nhận xét,
chốt kiến thức.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của

người viết.
2, Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ
tích
a, Yêu cầu
- Được kể từ người kể chuyện ngơi thứ nhất. Người kể
chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.
- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng khơng
thốt li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các
yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.
- Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có
sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác
nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả
người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
b, Dàn ý:
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về
mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính: Sự kiện 1, sự kiện 2, sự kiện 3,…
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút
ra từ câu chuyện.
C, Những sai lầm thường gặp
1. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu không phù hợp
a. Nguyên nhân và ví dụ
Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ ngữ khác
nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập
văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ
hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu
quả nhất điều muốn nói.
* Một số nguyên nhân khiến HS lựa chọn từ ngữ và cấu
trúc câu không phù hợp:
- Không biết nghĩa của từ.
- Nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa.
- Vốn từ ít.
7


- Chưa nắm vững cấu trúc câu (thành phần nòng cốt

câu, thành phần phụ).
- Không nhận ra sự khác nhau về nghĩa khi thay đổi cấu
trúc câu.
* Ví dụ
Lựa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản:
Câu đúng: Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động không
nguôi.
Câu sai: Tôi ln nhớ về mẹ với niềm cảm động khơng

ngi.
• Xúc động biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với
cảm động.
Lựa chọn cấu trúc câu trong tạo lập văn bản:
Câu đúng: Cậu đã đứng lên và trả lời câu hỏi.
Câu sai: Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên.
• Các hành động khơng theo trật tự hợp lí. Hành
động “đứng lên” phải diễn ra trước hành động “trả
lời câu hỏi”
2. Xác định sai trạng ngữ trong câu
a, Nguyên nhân
- Không nắm vững kiến thức về trạng ngữ.
- Không thường xuyên làm bài tập về trạng ngữ.
- Phần lớn trạng ngữ đều đứng đầu câu, được phân cách
bằng dấu phẩy nên khi khơng có những dấu hiệu nhận
biết này, HS dễ nhầm lẫn khi xác định trạng ngữ.
* Ví dụ
VD1: Vì lẽ đó, xưa nay, khơng ít người tự vượt lên
chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.
Trong câu trên, “vì lẽ đó” là trạng ngữ vừa chỉ
ngun nhân, vừa để liên kết với câu trước; “xưa nay”
là trạng ngữ chỉ thời gian. HS thường xác định thiếu
trạng ngữ trong các câu có từ hai trạng ngữ trở lên.
VD2: Nhiều người thường cãi nhau chỉ vì những bất
đồng nhỏ.
Trong câu trên, “chỉ vì những bất đồng nhỏ” là trạng
ngữ chỉ nguyên nhân. Hs hay xác định thiếu trạng ngữ
khi khơng có dấu hiệu nhận biết (dấu phẩy).
8



LUYỆN TẬP:
Bài 1. Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu
sau:
a. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú
….. lướt nhanh trên mặt hồ.
(nhỏ nhặt, nhỏ xíu, nhỏ con)
b. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các
lề phố Hà Nội, lịng tơi thấm thía một nỗi ….. đối với những người nghệ sĩ tạo
hình của nhân dân. (biết ơn, cảm ơn, bồi hồi)
c. Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô cịn ….. như
mạ non.
(óng ánh, lấm tấm, chằng chịt)
Gợi ý:
a. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú
nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ.
b. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các
lề phố Hà Nội, lịng tơi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ
tạo hình của nhân dân.
c. Bãi ngơ quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngơ cịn lấm tấm
như mạ non.
Bài 2. Đọc hai câu sau và trả lời câu hỏi:
Câu gốc: Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất treo trên tường, tôi càng nhìn lại
càng ngẩn ngơ.
Câu thay đổi: Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất treo trên tường, tôi càng ngẩn
ngơ lại càng nhìn.
Nghĩa của câu thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với câu gốc?
Gợi ý:
Quan sát hai câu này, ta có thể nhận thấy sự khác biệt về nghĩa. Hành động “nhìn”
diễn ra trước -> đặt ở vế trước. “Nhìn” và “ngẩn ngơ” diễn ra theo thứ tự trước

sau: phải “nhìn” rồi mới có thể “ngẩn ngơ”. Trong câu thứ hai, các hành động
không được sắp xếp theo trật tự hợp lí, tạo ra sự vơ lí cho câu.
Bài 3. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở
từng câu:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
9


c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tơi đã cố gắng rất nhiều.

Gợi ý:
a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu
sang. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Khắp nơi.
b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày
giáp Tết. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các
chợ hoa.
c, Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d, Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt.
Bài 4. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a. Trăm hoa đua nhau nở rộ.
b. Bà đã kể cho chúng tôi câu chuyện Thạch Sanh rất hay.
c. Tôi dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ
lùng.
d. Em đã mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của
em.

10



Gợi ý:
a. Ngoài vườn, trăm hoa đua nhau nở rộ.
b. Với giọng kể trầm ấm ngọt ngào, bà đã kể cho chúng tôi câu chuyện Thạch
Sanh rất hay.
c. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tơi dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn
màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
d. Ngày xa mái trường thân yêu, em đã mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu
bên gốc bàng thân thuộc của em.
Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị
Nương về
núi.
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem qn đuổi
theo, địi cướp Mị Nương. Thần hơ mưa, gọi gió, làm thành dơng bão rung
chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập
ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành
Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng
dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dịng nước lũ. Nước sơng dâng lên bao
nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời,
cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành
rút qn.
Từ đó, ốn nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng
nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt,
chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
a. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính trong
đoạn trích là gì?
b. Ngun nhân nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh? Em
hãy tìm những chi tiết miêu tả cuộc giao tranh đó.

c. Kết quả của cuộc giao tranh là gì? Vì sao người thắng cuộc xứng đáng được
xem là một anh hùng?
d. Cho biết ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em,
nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích gì?
Gợi ý: Ngôi kể: ngôi thứ ba.
- Phương thức biểu
đạt: tự sự. b.
- Nguyên nhân:
11


+ Vua Hùng kén rể. Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn cưới được Mị Nương.
+ Sơn Tinh đến trước và lấy được vợ.
+ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương.
- Chi tiết miêu tả:
+ Thủy Tinh hơ mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng
nước sông lên, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
+ Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn
nước lũ.
+ Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng
trời.
c.
- Kết quả: Sơn Tinh giành chiến thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Hằng năm,
Thủy Tinh đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng ln thất bại.
- Lí do Sơn Tinh xứng đáng được xem là một anh hùng:
+ Hai nhân vật giao tranh vì lí do cá nhân nhưng việc Thủy Tinh dâng nước lên
làm ngập nhà cửa, khiến thành Phong Châu nổi lềnh bềnh như trên một biển nước.
+ Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh vì lí do cá nhân, nhưng cũng đồng thời để
ngăn chặn một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ sự sống cho con người, cỏ cây,

mng thú.
+ Vì vậy, khi Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh, Sơn Tinh đã trở thành anh hùng
của cộng đồng.
d.
- Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Thủy Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, là hiện tượng lũ lụt được hình
tượng hóa.
+ Sơn Tinh biểu trưng cho đất, núi, nhưng đồng thời cũng là sức mạnh, là khả
năng, ước mơ chiến thắng lũ lụt của nhân dân được hình tượng hóa.
- Nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích:
+ Giải thích các hiện tượng tự nhiên.
+ Ca ngợi tầm vóc, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động
cho chiến công của người Việt cổ.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân ta trong việc chiến thắng thiên tai.
Bài 6: Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở
từng câu:
a. Sau những trận mưa rầm rả rích, rừng núi Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh
vật như thêm sức sống mới.
12


b. Cũng từ đó, hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, mọi người lại nô nức làm lễ

mở hội, để tưởng nhớ ơng.
c. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thống một mái chùa cổ kính.
d. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
e. Bằng đôi bàn tay khéo léo, chị đã đan tặng tôi một chiếc khăn tay rất đẹp.
Gợi ý:
a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Sau những trận mưa rầm rả rích.
b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Cũng từ đó, hàng năm, suốt mấy tháng

mùa xuân. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để tưởng nhớ ơng.
c. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Dưới bóng tre của ngàn xưa.
d. Trạng ngữ chỉ thời gian: Chiều
chiều. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên
triền đê.
e. Trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng đôi bàn tay khéo léo.
Bài 7: Em hãy viết bài văn thuật lại một hội chợ xuân mà em đã tìm hiểu, quan sát
hoặc trực tiếp tham gia.
Gợi ý:
1, về hình thức
- Đảm bảo bố cục của một bài văn: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Bài văn khơng mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
2, Về nội dung
a, Mở bài: Giới thiệu chung về hội chợ xuân.
(Gợi ý: Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ? Quang cảnh họp chợ như thế
nào?)
a. Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
* Những nhân vật tham gia hội chợ
xuân. (Gợi ý:
- Có những ai tham gia? (người lớn, trẻ nhỏ, thanh niên nam, nữ,…)
- Họ mặc trang phục gì? (trang phục cầu kì, màu sắc sặc sỡ,…)
- Cử chỉ, nét mặt của họ như thế nào? (vui vẻ, hào hứng, nhanh chóng hịa vào
hội chợ,…))
* Các hoạt động chính trong hội chợ; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
(Gợi ý: hoạt động mua bán, ăn uống, trò chuyện, các trò chơi dân gian được tổ
chức tại hội chợ, tiết mục văn nghệ,…)
* Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
13



(Gợi ý: lựa chọn hoạt động tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người
đọc)
b. Kết bài: Nêu ý nghĩa của hội chợ và cảm nghĩ của
người viết. (Gợi ý:
- Ý nghĩa: gắn kết mọi người, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp,…
- Cảm nghĩ: rất vui, thích được tham gia hội chợ,…)

14


• Về ôn tập chuẩn bị buổi sau làm bài kiểm tra 24 tuần.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ 2 NĂM HỌC 2021- 2022
Mơn: Ngữ văn 6
A. NỘI DUNG ƠN TẬP:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU
1. Thể loại:
Thể loại
Kháiniệ
Đặcđiểm
m
Truyền
Là loại truyện dân gian kể về - Nhân vật chính là những người
thuyết
các sự kiện và nhân vật ít
anh hùng.
nhiều cóliên quan đến lịch sử, Nội dung thường gồm ba phần
thông qua sự tưởng tượng, hư gắn với cuộc đời nhân vật chính:
cấu.
hồn cảnh xuất thân và thân thế;

chiến công phi thường; kết cục.
- Lời kể cô đọng, mang sắc thái
trangtrọng, ngợi ca, có yếu tố kì
ảo.
Cổ tích
Là loại truyện dân gian có - Nhân vật thường chia làm hai
nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể tuyến: chính diện (tốt, thiện) và
về số phận và cuộc đời của các phản diện (xấu, ác).
nhân vật trong những mối - Các chi tiết, sự việc thường có
quan hệ xã hội. Truyện cổ tích tính chất hoang đường, kì ảo; thể
thể hiện cái nhìn về hiện thực, hiện rõ quan hệ nhân quả.
bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ
công bằng và ước mơ về một
cuộc sống tốt đẹp hơn của
người lao động xưa.

15


Vănbản
thông tin

Là văn bản chủ yếu dùng để
cung cấp thông tin.

- Thuật lại một sự kiện dùng để

trình bày những gì mà người viết
chứng kiến hoặc tham gia.
- Diễn biến của sự kiện thường

đượcsắp xếp theo trình tự thời
gian.
Vănbản
Là loại văn bản chủ yếu dùng Cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng
nghị luận
để thuyết phục người đọc thuyết phục:
(người nghe) về một vấn đề. + Lí lẽ là những lời diễn giải có lí
mà người viết (người nói) đưa ra
để khẳng định ý kiến của mình.
+ Bằng chứng là những ví dụ
được lấy từ thực tế đời sống hoặc
từ các nguồn
khác để chứng minh cho lí lẽ.
2. Các văn bản đã học
Tác phẩm
Nội
Nghệ thuật
dung
Thánh Hình tượng Thánh Gióng với nhiều - Sử dụng nhiều chi tiết
Gióng màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ hoang đường, kì ảo.
của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất - Nghệ thuật nói quá,
(Truyền thuyết) nước; thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh so sánh.
của nhân dân đối với các thành tựu
của tiền nhân trong lịch sử.
Sơn Tinh, Thủy Sơn Tinh, Thủy Tinh đã hiện tượng lũ Sử dụng nhiều chi tiết
Tinh
lụt và ước mơ của nhân dân ta. hoang đường, kì ảo.
Truyện đề cao và tơn vinh những
(Truyền
chiến cơng của người Việt cổ trong

thuyết )
công cuộc chống bão lụt, chế ngự và
sử dụng nguồn nước để phát triển
trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc
sống, dựng xây đất nước.
Ai ơi mồng 9
tháng 4
(Văn
bản
thông tin)

Văn bản thuật lại sự kiện lễ hội Gióng Số liệu chính xác, lời văn
hay cịn gọi là hội làng Phù Đổng, chân thực, cô đọng.
diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm
lịch, tại xã PhùĐổng, huyện Gia Lâm,
16


thành phố Hà Nội.

Bánh chưng,
bánh giầy

Truyền thuyết vừa giải thích nguồn
gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa
phản ánh thành tựu văn minh nông
(Truyền thuyết nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái
– tự đọc thêm) độ đề cao lao động, đề cao nghề nơng
và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ
tiên của nhân dân ta.

Thạch Sanh
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người
dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng
(Truyện cổ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong
tích)
ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về
đạo đức, cơng lí xã hội và lí tưởng
nhân đạo, uhịa bình của nhân dân
ta.

Truyện có nhiều chi tiết
nghệ thuật tiêu biểu cho
truyện dân gian.

Truyện có nhiều chi tiết
tưởng tượng thần kì độc
đáo và giàu ý nghĩa.

Cây khế

Cây khế kể về người em hiền lành Sử dụng thể loại truyện
được báo đáp xứng đáng và người cổ tích với những chi tiết
anh tham lam phải chịu kết cục thê hoang đường, kì ảo.
(Truyện cổ tích thảm khi cùng được chim trả công sau
– Tự đọc
khi ăn khế. Đây là bài học về sự đền
thêm )
ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp
lành và may mắn của nhândân.

Vua chích chịe Vua chích chịe khun con người
(Truyện cổ tích khơng nên kiêu ngạo, ngơng cuồng,
-Tự đọc thêm) đừng nhạo báng người khác; đồng
thời thể hiện sự bao dung, tình yêu
thương của nhân dân với những người
biết quay đầu, hồnlương.

17

- Nhiều chi tiết hoang

đường, kì ảo.
- Sử dụng biện pháp
điệp cấu trúc.


Sọ Dừa

(Truyện cổ
tích- Tự đọc
thêm)

Sọ Dừa là truyện cổ tích về người
mang lốt vật, bị mọi người xem
thường nhưng lại có phẩm chất, tài
năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật
trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người
đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện
đề cao giá trị chân chính của con
người và tình thương đối với người

bất
hạnh.

- Sử dụng nhiều chi tiết

hoang đường, kì ảo.
- Xây dựng hai tuyến
nhân vật đối lập.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT
Đơn vị kiến
thức
Dấu chấm phẩy
Từ đơn
Từ phức:
+ Từ ghép
+ Từ láy
Cụm danh từ

Cụm động từ
Cụm tính từ
So sánh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Đặc điểm/Cơng dụng
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi
liệt kê phưc tạp

Chỉ có một tiếng
Có hai tiếng trở lên
+ Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Các tiếng có quan hệ với nhau về âm thanh
- Do danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành
- Cấu tạo:
PT
TT
PS
Do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành
Do tính từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành
Đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng
khác
-> Câu văn sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm
Gọi tên, tả đồ vật, con vật bằng những từ ngữ vốn dùng
để gọi hoặc tả con người-> Thế giới loài vật trở nên gần
gũi với con người hơn.
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện
tượng khác có nét tương đồng-> Tăng sức gợi hình, gợi
18


Hoán dụ

Điệp ngữ

cảm cho sự diễn đạt

Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện
tượng khác có quan hệ gần gũi
-> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Lặp đi lặp lại một từ, cụm từ hoặc cả câu

Nghĩa của từ

Nghĩa của từ là nội dung (hoạt động, tính chất, quan hệ)
mà từ biểu thị.
III.PHẦN LÀM VĂN
1, Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
1, Yêu cầu
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng

ngôi tường thuật phù hợp.
- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời
gian).
- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí.
- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của
người đọc.
- Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.
2, Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (khơng gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện).
- Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.

+ Những nhân vật tham gia sự kiện.
+ Các hoạt động chính trong sự kiện; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.


Bài tập:Em hãy viết bài văn thuật lại một buổi chào cờ đầu tuần mà em trực tiếp
tham gia.
Gợi ý:
1, về hình thức
- Đảm bảo bố cục của một bài văn: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Bài văn khơng mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
2, Về nội dung
a, Mở bài: Giới thiệu chung buổi chào cờ
(Gợi ý: Địa điểm? Thời gian? Quang cảnh tiết chào cờ như thế nào?)
19


c. Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
* Những nhân vật tham gia chào cờ

xuân.
(Gợi ý:
- Có những ai tham gia? (người lớn, trẻ nhỏ, thanh niên nam, nữ,…)
- Họ mặc trang phục gì? (trang phục cầu kì, màu sắc sặc sỡ,…)
- Cử chỉ, nét mặt của họ như thế nào? (vui vẻ, hào hứng, nhanh chóng hịa vào
hội chợ,…))
* Các hoạt động chính trong buổi chào cờ: đặc điểm, diễn biến của từng hoạt
động.
* Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
(Gợi ý: lựa chọn hoạt động tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người
đọc)
d. Kết bài: Nêu ý nghĩa của buổi chào cờ và cảm nghĩ
của người viết. (Gợi ý:
- Ý nghĩa: …phát huy những cố gắng đạt được
- Cảm nghĩ: rất vui, thích được tham gia,…)


20


2, Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
a, Yêu cầu
- Được kể từ người kể chuyện ngơi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân
vật trong truyện.
- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng khơng thốt li truyện gốc; tránh làm
thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.
- Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên
nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm
xúc của nhân vật.
b, Dàn ý:
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính: Sự kiện 1, sự kiện 2, sự kiện 3,…
Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Thi tự luận - Đề gồm 2 phần
I. Phần đọc hiểu
- Học sinh cần vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm thể loại để đọc văn bản
(đoạn văn bản) và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
* Lưu ý: Văn bản có thể lấy trong sách (đã được học) hoặc văn bản ở bên ngoài sách
giáo khoa.
II. Phần viết: Viết bài tập làm văn kể chuyện hoặc thuyết minh.
C. MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN CỤ THỂ
I. Phần đọc - hiểu

1. Bài tập đọc- hiểu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc
đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một
cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào
mơng ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy
lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xơng
vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những
bụi tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau
21


mà trốn thốt. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, khơng biết vì sao,
Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa
từ từ bay lên trời, biến mất.”
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1. Nội dung của đoạn văn trên là gì? Đoạn văn được trích trong văn bản nào?
Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Hãy kể tên hai văn bản khác em
biết cùng thể loại với truyện đó?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đoạn văn được kể bằng
ngơi thứ mấy? Vì sao?
Câu 3. Giải nghĩa và đặt câu với từ: sứ giả, tráng sĩ. Em hãy cho biết nguồn gốc của
các từ mượn đó.
Câu 4. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu
tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó.
Câu 5. Xác định cụm danh từ, cụm động từ trong câu sau: “Tráng sĩ bèn nhổ những
cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày cảm nhận của em về chi
tiết: “Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những bụi tre cạnh đường quật vào giặc”.
Câu 7. Người anh hùng làng Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước
chống ngoại xâm. Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lịng u nước của

mình? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 4 câu.
2. Bài tập đọc- hiểu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa
cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh
chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về.
Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai
ăn hết nồi cơm đó. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu
vậy mà cứ ăn hết lại đầy. Sau khi ăn no nê, quân sĩ mười tám nước cúi đầu lạy tạ vợ
chồng Thạch Sanh và kéo nhau về nước.”
(SGK Ngữ văn 6 - Tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Cho
biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai văn
bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với truyện đó.
Câu 2. Nhân vật chính của văn bản là ai? Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Tìm
một từ láy, một từ ghép có trong đoạn văn?
Câu 3. Đoạn văn trên xuất hiện một đồ vật kì ảo, đó là vật gì? Kể tên đồ vật kì ảo
khác xuất hiện trong văn bản em vừa tìm được.
22


Câu 4. Giải nghĩa và đặt câu với từ: hoàng tử, ngạc nhiên
Câu 5. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Quân sĩ mười tám
nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. ”
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày ý nghĩa của hình tượng đồ
vật kì ảo xuất hiện trong đoạn văn trên.
II. Phần viết:
1. Đề 1. Đóng vai nhân vật Sơn Tinh kể lại truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
2. Đề 2. Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện cổ tích “Cây khế”
3. Đề 3. Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích mà em thích và kể lại câu
chuyện đó.

*Đáp án đề đọc – hiểu
Đề 1
Câu 1. Nội dung của đoạn văn trên là gì? Đoạn văn được trích trong văn bản
nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Hãy kể tên hai văn bản
khác em biết cùng thể loại với truyện đó?
- Nội dung: Kể về q trình Gióng ra trận đánh giặc và bay về trời.
- Đoạn văn trên được trích trong văn bản “Thánh Gióng”.
- Văn bản đó thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
- Hai văn bản khác cùng thể loại truyền thuyết là: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Bánh chưng,
bánh giầy (Con Rồng cháu Tiên, Sự tích Hồ Gươm)
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đoạn văn được kể
bằng ngôi thứ mấy? Vì sao?
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Đoạn văn được kể bằng ngơi thứ ba, vì: Người kể gọi các nhân vật bằng tên gọi
của chúng, người kể giấu mình nhưng lại như có mặt ở mọi nơi, mọi lúc chứng kiến
mọi chuyện xảy ra.
Câu 3. Giải nghĩa và đặt câu với từ: sứ giả, tráng sĩ. Em hãy cho biết nguồn gốc
của các từ mượn đó.
- Giải nghĩa từ: + sứ giả: người được vua phái đi giao thiệp với nước ngoài hoặc
thực hiện một nhiệm vụ quan trọng (giả: người, kẻ; sứ: chức quan vâng mệnh vua đi
giao thiệp)
+ tráng sĩ: Người đàn ơng có sức lực cường tráng và chí khí mạnh mẽ (tráng: khỏe
mạnh, to lớn cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa)
- Các từ trên đều có nguồn gốc từ tiếng Hán (Từ Hán Việt)
Câu 4. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và
nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó.
23


- Câu có biện pháp so sánh: “Tráng sĩ xơng vào trận đánh giết; giặc chết như ngả

rạ”.
- Tác dụng: Miêu tả cụ thể sinh động giúp người đọc hình dung rõ về sức mạnh của
Gióng khi chiến đấu với quân giặc khiến giặc chết rất nhiều, xác chết ngổn ngang,
xếp chồng lên nhau.
Câu 5. Xác định cụm danh từ, cụm động từ trong câu sau: “Tráng sĩ bèn nhổ
những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”
- Cụm danh từ: Những cụm tre cạnh đường
- Cụm động từ: + bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
+ quật vào giặc
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày cảm nhận của em về chi
tiết: “Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những bụi tre cạnh đường quật vào
giặc”.
a) Hình thức: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn, số câu đúng quy định
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
b) Nội dung:
+ Câu mở đoạn: Giới thiệu tên VB, nêu được chi tiết cần cảm nhận, cảm nghĩ chung
về chi tiết đó.
+ Các câu thân đoạn: Nêu được ý nghĩa của chi tiết (gợi suy nghĩ gì?)
+ Câu kết đoạn: chốt lại vấn đề
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, em rất thích chi tiết “roi sắt gãy. Tráng sĩ
bèn nhổ những bụi tre cạnh đường quật vào giặc.” (1). Chi tiết này thể hiện sự
thông minh, sáng tạo, quyết tâm đánh giặc cứu nước bằng mọi vũ khí của người anh
hùng (2). Gióng khơng chỉ đánh giặc bằng vũ khí vua ban mà đánh giặc bằng vũ khí
tự tạo thơ sơ có sẵn trong thiên nhiên (3). Gióng đánh giặc bằng cây cỏ của đất
nước, bằng tất cả những gì có thể giết được giặc (4). Chi tiết này cũng phản ánh
ngay từ buổi đầu nhân dân ta đã biết dùng tre đánh giặc và cây tre đã đi vào huyền
thoại chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ đó (5).
Câu 7. Người anh hùng làng Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước
chống ngoại xâm. Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lịng u nước của
mình? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 4 câu.

* Về hình thức: đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 3 đến 4 câu.
* Về nội dung: Người anh hùng làng Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu
nước chống ngoại xâm, một tấm gương sáng để chúng em noi theo.

24


+ Cần nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện lòng yêu nước như: chăm ngoan,
học giỏi, thực hiện tốt nội quy của trường lớp, làm theo năm điều Bác dạy... để đóng
góp xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai với các nước trên thế giới.
Đề 2.
Câu 1. Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Cho
biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai
văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với truyện đó.
- Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”
- VB thuộc thể loại truyện cổ tích
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Hai văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với truyện “Thạch
Sanh”: Cây khế, Sọ Dừa, Vua chích chịe
Câu 2. Nhân vật chính của văn bản là ai? Đoạn văn được kể theo ngơi thứ mấy?
Tìm một từ láy, một từ ghép có trong đoạn văn?
- Nhân vật chính của VB: Thạch Sanh (Kiểu nhân vật dũng sĩ)
- Đoạn văn được kể bằng ngôi thứ ba
- Một từ láy: vẻn vẹn; từ ghép: tướng lĩnh, quân sĩ, niêu cơm, tí xíu
Câu 3. Đoạn văn trên xuất hiện một đồ vật kì ảo, đó là vật gì? Kể tên đồ vật kì ảo
khác xuất hiện trong văn bản em vừa tìm được.
- Đồ vật kì ảo: niêu cơm thần cứ ăn hết lại đầy
- Đồ vật kì ảo khác xuất hiện trong văn bản: Cây đàn thần
Câu 4. Giải nghĩa và đặt câu với từ: hoàng tử, ngạc nhiên
- hoàng tử: con trai vua (hoàng: vua, tử: con)

- ngạc nhiên: cảm thấy hoàn toàn bất ngờ, lấy làm lạ lùng, sửng sốt (ngạc: kinh hãi;
nhiên: như thường)
Câu 5. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Quân sĩ mười
tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. ”
- Biện pháp điệp ngữ: ăn mãi, ăn mãi
-> Tác dụng: nhấn mạnh ăn rất lâu và rất nhiều, như thể không bao giờ dừng vẫn
khơng hết, nhấn mạnh sự thần kì của niêu cơm.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày ý nghĩa của hình tượng
đồ vật kì ảo xuất hiện trong đoạn văn trên.
a) Hình thức: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn, số câu đúng quy định
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
b) Nội dung:
25


×