Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NĐ-CP - Về vật liệu nổ công nghiệp - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.66 KB, 27 trang )

CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 39/2009/NĐ-CP

---------------------------------------------------------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2009

NGHỊ ĐỊNH
Về vật liệu nổ cơng nghiệp
_____
CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động vật liệu nổ cơng nghiệp, an tồn
trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và quản lý nhà
nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.


Nghị định này không áp dụng đối với các hoạt động vật liệu nổ công
nghiệp phục vụ mục đích an ninh, quốc phịng và trong các trường hợp khẩn
cấp theo quy định pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật
liệu nổ công nghiệp tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


1. “Thuốc nổ” là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất được sản xuất, sử dụng
nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hố hoặc điện.
2. P
" hụ kiện nổ"là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật
phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ
hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
3. “Tiền chất thuốc nổ” là nguyên liệu trực tiếp để sản xuất thuốc nổ,
bao gồm các chất amoni nitrat (NH4NO3), nitrometan (CH3NO2), Natri nitrat
(NaNO3), Kalinitrat (KNO3), Natri clorat (NaClO3), Kali clorat (KClO3), Kali
perclorat (KClO4).
4. V
" ật liệu nổ công nghiệp"là thuốc nổ và các phụ kiện nổ sử dụng cho
mục đích dân dụng.
5. “Vật liệu nổ công nghiệp mới” là các loại vật liệu nổ công nghiệp lần
đầu sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam và chưa được đưa vào Danh mục vật
liệu nổ công nghiệp Việt Nam. Vật liệu nổ công nghiệp đã có trong Danh mục
vật liệu nổ cơng nghiệp nhưng có sự thay đổi bất kỳ về thành phần được coi là
vật liệu nổ công nghiệp mới.
6. “Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam” là bản liệt kê các loại
vật liệu nổ công nghiệp được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam. Nội dung

bản danh mục bao gồm các thơng tin về phân loại, quy cách bao gói, chỉ tiêu
chất lượng và nguồn gốc vật liệu nổ công nghiệp.
7. "Sản xuất vật liệu nổ cơng nghiệp"là q trình tạo ra thuốc nổ, phụ kiện
nổ, bao gồm cả việc chế tạo thuốc nổ ngay tại địa điểm sử dụng, q trình tái
chế, đóng gói dán nhãn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp nhưng không bao
gồm việc chia nhỏ, bao gói nhằm tạo ra các lượng nổ theo nhu cầu tại nơi nổ
mìn.
8. “Bảo quản vật liệu nổ cơng nghiệp” là hoạt động cất giữ vật liệu nổ
công nghiệp trong kho, trong quá trình vận chuyển đến nơi sử dụng hoặc tại
nơi sử dụng.
9. “Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp” là hoạt động vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Vận chuyển nội bộ là vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bên trong ranh
giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
trên các đường không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng.
10. "Sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp” là q trình làm nổ vật liệu nổ
cơng nghiệp theo quy trình cơng nghệ đã được xác định.


11.“Tiêu hủy vật liệu nổ cơng nghiệp” là q trình phá bỏ hoặc làm mất khả
năng tạo ra phản ứng nổ của vật liệu nổ cơng nghiệp theo quy trình công nghệ
đã được xác định.
12. “Kinh doanh vật liệu nổ cơng nghiệp” là việc thực hiện một, một số
hoặc tồn bộ các hoạt động mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, vận chuyển quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp.
13. “Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ cơng nghiệp” là tồn
bộ q trình tạo ra sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới hoặc chỉ một trong
những bước của quá trình để xác định thành phần, hồn thiện quy trình cơng nghệ,
dây chuyền thiết bị sản xuất, xác định khả năng ứng dụng của sản phẩm.
14. “Dịch vụ nổ mìn” là việc sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp để thực

hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức được phép làm dịch vụ nổ mìn với tổ
chức, cá nhân có nhu cầu.
15. “Thử nghiệm vật liệu nổ cơng nghiệp” là thao tác kỹ thuật tại phịng
thử nghiệm hoặc hiện trường, địa điểm quy định để xác định đặc tính kỹ thuật
và mức độ rủi ro trong điều kiện sử dụng thực tế của vật liệu nổ công nghiệp.
16. “Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp” là việc thực hiện một trong số
hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu,
bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy, giám sát ảnh hưởng nổ mìn.
17. “Khoảng cách an tồn” là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi
hướng tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa vật liệu
nổ công nghiệp đến các đối tượng cần bảo vệ (người, nhà ở, cơng trình hoặc
kho, đường giao thơng cơng cộng, phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp
khác...), sao cho các đối tượng đó khơng bị ảnh hưởng q mức cho phép về
chấn động, sóng khơng khí, đá văng theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, kho chứa vật
liệu nổ công nghiệp.
18. “Chỉ huy nổ mìn” là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm,
chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan
đến sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp tại khu vực nổ mìn.
19. “Giám sát ảnh hưởng nổ mìn” là việc sử dụng các phương tiện, thiết
bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng
khơng khí do nổ mìn gây ra.


Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Nhà nước độc quyền về sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
Số lượng, phạm vi, quy mô các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ
cơng nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở phù hợp quy
hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
của từng thời kỳ, chống lạm dụng vị trí độc quyền, bảo đảm lợi ích quốc gia,

quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Xây dựng, phát triển ngành vật liệu nổ cơng nghiệp tiên tiến, hồn
chỉnh từ sản xuất nguyên liệu đến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nền kinh tế
quốc dân và xuất khẩu. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, khai thác tối
đa năng lực của ngành cơng nghiệp quốc phịng và các ngành cơng nghiệp
hóa chất trong phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp chỉ
được hoạt động khi đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép, phải tuân thủ
chặt chẽ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an tồn về vật
liệu nổ cơng nghiệp, phòng cháy, chữa cháy và các quy định liên quan bảo đảm
an ninh, trật tự xã hội, an toàn cho con người, tài sản và môi trường thiên nhiên.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động vật liệu nổ
công nghiệp
1. Nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận
chuyển và sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp khơng có giấy phép, giấy
chứng nhận đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này.
2. Lưu thông, sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp khơng an tồn và không
thuộc Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam theo quy định của Nghị
định này.
3. Chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp, biếu tặng, cất giấu
hoặc sở hữu trái phép vật liệu nổ công nghiệp.
4. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để săn bắt, khai thác trái phép động,
thực vật, xâm hại sức khỏe con người, hủy hoại môi trường sinh thái, gây
nguy hại đến an ninh, an toàn, trật tự xã hội.
5. Sử dụng người chưa đủ tuổi thành niên, người khơng có chứng nhận
nhân thân hợp lệ, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực
hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án
nhưng chưa được xóa án tích tham gia các hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà,
sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc

bao che hành vi vi phạm pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp.


7. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vật liệu nổ công
nghiệp. Không báo cáo kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo
về mất cắp, thất thoát, tai nạn, sự cố vật liệu nổ công nghiệp.
8. Những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Mục 1
YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
Tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải thiết lập hệ
thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn do lãnh đạo trực tiếp điều hành, chỉ
đạo và phân công người đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện
cơng tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai
nạn cháy, nổ.
Điều 7. Yêu cầu về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy,
chữa cháy
Tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ cơng nghiệp phải có phương án
bảo vệ an ninh, trật tự và phương án, biện pháp phòng cháy, chữa cháy cho cơ
sở sản xuất, hệ thống kho tàng, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển vật liệu
nổ công nghiệp đang hoạt động, định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định. Các
kho chứa vật liệu nổ cơng nghiệp phải xây dựng kế hoạch phịng ngừa ứng
phó sự cố khẩn cấp.
Điều 8. Hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
Tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải bảo quản, lưu

trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại vật liệu nổ công nghiệp sản xuất, mua
bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu huỷ
trong thời hạn 10 (mười) năm, kể từ ngày thực hiện sản xuất mua bán, xuất
khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu huỷ.
Điều 9. Yêu cầu về công tác huấn luyện
Tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện huấn
luyện về kỹ thuật an tồn, phịng cháy, chữa cháy, phịng ngừa ứng phó sự cố
khẩn cấp trong hoạt động vật liệu nổ cơng nghiệp và đề nghị cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mục 8 Nghị định này.


Điều 10. Đăng ký địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp
Tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện việc
đăng ký và được sự cho phép của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đối với các địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp
Vật liệu nổ công nghiệp quá hạn, đã mất phẩm chất và khơng có khả
năng tái chế sử dụng phải được tiêu huỷ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện
hành về vật liệu nổ công nghiệp. Việc tiêu huỷ vật liệu nổ cơng nghiệp phải do các
tổ chức có Giấy phép sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện.
Mục 2
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 12. Yêu cầu đối với sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp
Các loại vật liệu nổ công nghiệp trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng
phải được thử nghiệm, đánh giá, phân loại bảo đảm thoả mãn các yêu cầu an
tồn, chất lượng, bao gói, ghi nhãn theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành về sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 13. Phân loại vật liệu nổ công nghiệp
1. Vật liệu nổ công nghiệp được phân loại dựa trên mức độ nguy hiểm và

độ ổn định đối với các tác động mơi trường bên ngồi khi bảo quản, vận
chuyển, sử dụng. Việc phân loại phải căn cứ vào các thử nghiệm, đánh giá
quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn làm căn cứ để phân loại, đánh giá vật liệu nổ
công nghiệp phải tuân thủ quy định của hệ thống hài hoà toàn cầu về phân
loại và ghi nhãn hóa chất (Globally Harmonized System of Classification and
Labelling of Chemicals) và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
3. Tiêu chuẩn phân loại, đánh giá vật liệu nổ công nghiệp là tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng.
Điều 14. Thử nghiệm, đánh giá vật liệu nổ công nghiệp
1. Việc thử nghiệm, đánh giá vật liệu nổ công nghiệp được thực hiện
trong các trường hợp sau đây:
a) Vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất ở Việt Nam;
b) Vật liệu nổ công nghiệp mới nhập khẩu vào Việt Nam nhưng khơng
có kết quả thử nghiệm, đánh giá được thừa nhận theo quy định pháp luật.


c) Phục vụ kiểm tra nhà nước theo quy định pháp luật về chất lượng sản
phẩm hàng hóa.
2. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện việc thử
nghiệm, đánh giá, phân loại vật liệu nổ công nghiệp mới trước khi trình cơ
quan có thẩm quyền thẩm định đưa vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp
được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam.
3. Việc thử nghiệm, đánh giá vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức
đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện. Việc công nhận kết quả thử
nghiệm, đánh giá vật liệu nổ cơng nghiệp của các tổ chức thử nghiệm nước
ngồi do Bộ Công Thương quy định.
4. Nội dung thử nghiệm, đánh giá vật liệu nổ công nghiệp mới thực hiện
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Vật liệu nổ công nghiệp mới sử dụng
trong mơi trường nguy hiểm về khí, bụi nổ; mơi trường có nhiệt độ cao phải

được thử nghiệm trong điều kiện thực tế ngoài các thử nghiệm đã hồn thành
trong phịng thử nghiệm được chỉ định.
5. Nội dung thử nghiệm, đánh giá vật liệu nổ công nghiệp phục vụ kiểm
tra nhà nước thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm thực hiện
việc kiểm tra nhà nước về chất lượng vật liệu nổ công nghiệp.
6. Bộ Công Thương quy định cụ thể về Danh mục vật liệu nổ công
nghiệp, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thử nghiệm, đánh giá, phân loại và
trình tự, thủ tục công nhận, thẩm định đưa vật liệu nổ công nghiệp mới vào
Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam.
Mục 3
NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 15. Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp
1. Việc nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp do các
tổ chức khoa học, công nghệ hoặc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ cơng
nghiệp có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất thực hiện.
2. Tổ chức nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp phải
lập dự án nghiên cứu đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định.
3. Tổ chức nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp chỉ
được triển khai dự án theo đúng quy mô, nội dung đã phê duyệt.
4. Việc triển khai sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất quy mô
công nghiệp chỉ được thực hiện tại các cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
đủ điều kiện theo quy định.


Điều 16. Quản lý tiền chất thuốc nổ
1. Việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, mua bán
tiền chất thuốc nổ phải đảm bảo các yêu cầu an ninh theo quy định quản lý vật
liệu nổ công nghiệp và đảm bảo các yêu cầu an toàn theo quy định pháp luật
về hoá chất nguy hiểm.

2. Tổ chức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán tiền chất thuốc nổ
chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Miễn trừ việc cấp phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán tiền
chất thuốc nổ phục vụ cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu, thử nghiệm với
khối lượng nhỏ hơn 05 (năm) kg/năm.
4. Các hỗn hợp chất có hàm lượng tiền chất thuốc nổ lớn hơn 45% phải
được quản lý về an ninh, an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước, được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ
Cơng Thương và Bộ Quốc phòng.
2. Địa điểm cơ sở, nhà xưởng sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công
nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, đảm bảo khoảng cách
an tồn đối với các cơng trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn hiện hành và quy định liên quan.
3. Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với quy hoạch
phát triển vật liệu nổ công nghiệp quốc gia. Sản phẩm đã được nghiên cứu,
thử nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chất lượng và kỹ
thuật an tồn.
4. Nhà xưởng, kho chứa, cơng nghệ, thiết bị, phương tiện dụng cụ phục
vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô và đặc điểm
nguyên liệu, sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp sản xuất; thoả mãn các yêu cầu
về phòng cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm sốt tĩnh điện, an tồn cho người
lao động và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an tồn về
vật liệu nổ cơng nghiệp và các quy định liên quan.
5. Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường hợp chuẩn phù hợp để kiểm tra,
giám sát các thông số công nghệ và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng
nguyên liệu, thành phẩm trong q trình sản xuất; có nơi thử nổ vật liệu nổ
cơng nghiệp riêng biệt, an tồn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.



6. Lãnh đạo quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến sản xuất
vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình
độ chun mơn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện
về kỹ thuật an toàn, phịng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt
động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất
vật liệu nổ cơng nghiệp
Ngồi các quyền và nghĩa vụ khác do luật pháp quy định, tổ chức sản
xuất vật liệu nổ cơng nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu, mua tiền chất thuốc nổ từ các
doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh có Giấy phép sản xuất, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; đảm
bảo mức dự trữ nguyên liệu sản xuất, tiền chất theo kế hoạch đã cam kết với
tổ chức kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
2. Chỉ được sản xuất, bán sản phẩm đúng chủng loại, công suất thiết kế
cho các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Thực hiện việc
mua tiền chất thuốc nổ, bán vật liệu nổ công nghiệp thông qua hợp đồng được
lập thành văn bản.
3. Thực hiện công bố phù hợp quy chuẩn đối với sản phẩm vật liệu nổ
công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng
sản phẩm theo quy chuẩn công bố; thực hiện việc đóng gói, ghi nhãn sản
phẩm vật liệu nổ công nghiệp theo quy định hiện hành về ghi nhãn hàng
hoá và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bao gói, ghi nhãn sản phẩm vật
liệu nổ cơng nghiệp.
Mục 4
KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 19. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp

1. Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp
100% vốn nhà nước, được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị
của Bộ Cơng Thương và Bộ Quốc phịng.
2. Địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công
nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an


tồn đối với các cơng trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành và quy định liên quan.
3. Hệ thống phân phối và đảm bảo chất lượng cho khách hàng có cơ sở
vật chất kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ, quy mô kinh doanh; đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ và cung cấp dịch vụ nổ mìn của thị trường.
4. Kho chứa, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ
phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô và đặc
điểm hoạt động kinh doanh, thoả mãn các yêu cầu quy định tại Mục 6 Nghị
định này; trường hợp khơng có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp
đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp.
5. Lãnh đạo quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến kinh doanh
vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình
độ chun mơn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện
về kỹ thuật an tồn, phịng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt
động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh
vật liệu nổ cơng nghiệp
Ngồi các quyền và nghĩa vụ khác do luật pháp quy định, tổ chức kinh
doanh vật liệu nổ cơng nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Lập kế hoạch về sản lượng, chủng loại tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ
công nghiệp cần dự trữ và sản lượng, chủng loại tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ
công nghiệp cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm theo nhu cầu đã cam kết

với với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tổ chức có giấy phép
sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp; thực hiện dự trữ quốc gia theo quy định.
2. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công
nghiệp theo đúng quy định tại Giấy phép kinh doanh, Giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. Kinh doanh tiền chất
thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp thông qua hợp đồng được lập thành văn bản.
3. Chỉ được bán các loại vật liệu nổ cơng nghiệp đã có trong Danh mục
vật liệu nổ cơng nghiệp Việt Nam cho tổ chức có Giấy phép sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp. Phải mua lại vật liệu nổ công nghiệp thừa, chưa sử dụng của
các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp có nhu cầu bán.
4. Thực hiện cơng bố phù hợp quy chuẩn đối với tiền chất thuốc nổ, vật
liệu nổ công nghiệp nhập khẩu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đảm


bảo chất lượng sản phẩm, bao gói, ghi nhãn theo quy chuẩn công bố khi đưa
vào lưu thông, sử dụng.
Mục 5
SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh
doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật
liệu nổ cơng nghiệp.
2. Có hoạt động khống sản, dầu khí hoặc cơng trình xây dựng, cơng
trình nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Địa điểm
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự,
đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các cơng trình, đối tượng cần bảo vệ
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định liên quan.
3. Có kho chứa, cơng nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công
tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thoả mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định tại Mục 6 Nghị định này;
trường hợp khơng có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê
bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ
công nghiệp.
4. Lãnh đạo quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan
đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các u cầu về an ninh, trật
tự; có trình độ chun mơn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được
huấn luyện về kỹ thuật an tồn, phịng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong
các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng
vật liệu nổ cơng nghiệp
Ngồi các quyền và nghĩa vụ khác do luật pháp quy định, tổ chức sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ được mua vật liệu nổ cơng nghiệp đã có trong Danh mục vật liệu
nổ công nghiệp Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp hợp pháp. Vật liệu nổ công nghiệp thừa, sử dụng không hết phải bán
lại cho tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp.


2. Thực hiện việc bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các quy
định tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong sử dụng vật
liệu nổ cơng nghiệp khi tiến hành nổ mìn.
3. Lập thiết kế, phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều
kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi nổ mìn; quy định cụ thể trong thiết kế,
phương án nổ mìn các biện pháp an tồn, bảo vệ canh gác chống xâm nhập
trái phép khu vực nổ mìn; thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ
tục giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ cơng nghiệp tại nơi nổ mìn và
các nội dung khác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
4. Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy phép sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự cho phép của Uỷ ban nhân

dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở
khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hố, bảo tồn thiên nhiên,
các cơng trình an ninh, quốc phịng hoặc các cơng trình quan trọng khác của
quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật. Thực hiện việc giám
sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với cơng trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong
phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn.
Mục 6
BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 23. Bảo quản vật liệu nổ cơng nghiệp
1. Chỉ các tổ chức có giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ
cơng nghiệp và dịch vụ nổ mìn được đầu tư xây dựng kho chứa vật liệu nổ
công nghiệp. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải tạo kho chứa vật liệu nổ
công nghiệp phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng cơng
trình, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định pháp luật liên quan.
2. Vật liệu nổ công nghiệp phải được bảo quản tại các kho chứa, địa
điểm thỏa mãn các yêu cầu về an ninh, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với
các cơng trình, đối tượng cần bảo vệ; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành về cấu trúc, vật liệu xây dựng và thỏa mãn các yêu cầu về phòng cháy,
phòng nổ, chống sét, kiểm sốt tĩnh điện, an tồn cho người lao động và bảo
vệ môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định
liên quan.
3. Lãnh đạo quản lý, thủ kho, người bảo vệ canh gác, người phục vụ liên
quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an
ninh, trật tự; có trình độ chun mơn tương xứng với vị trí, chức trách đảm
nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an tồn, phịng cháy, chữa cháy, ứng phó
sự cố trong các hoạt động liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.


4. Trong q trình hoạt động, ngồi các quyền và nghĩa vụ do pháp luật

quy định, tổ chức, cá nhân quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện
các quy định sau đây:
a) Trang bị các thiết bị, phương tiện phục vụ việc bảo vệ canh gác,
phòng cháy, phịng nổ, thơng tin liên lạc, bốc dỡ và cấp phát vật liệu nổ công
nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định pháp luật liên quan.
Không được sử dụng kho chứa vật liệu nổ công nghiệp cho các mục đích khác
trong thời hạn hiệu lực quy định của giấy phép hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
b) Xây dựng phương án chữa cháy, phương án bảo vệ an ninh trật tự,
biện pháp xử lý và phối hợp với chính quyền địa phương trong các trường
hợp có cháy, người xâm nhập trái phép và các trường hợp khẩn cấp khác.
Đăng ký danh sách người quản lý, thủ kho, người phục vụ với cơ quan công
an địa phương;
c) Căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, xây dựng quy trình thủ tục
về canh gác bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát người ra vào, người làm việc trong
kho, thủ tục xử lý, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp mất phẩm chất. Việc xuất
nhập, cấp phát vật liệu nổ công nghiệp phải đúng quy trình, đối tượng đã
được lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
Điều 24. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
1. Điều kiện hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
a) Là tổ chức kinh tế thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh
doanh ngành nghề vận chuyển hoặc tổ chức có Giấy phép sản xuất, kinh
doanh, sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp;
b) Có phương tiện vận chuyển đủ điều kiện hoạt động, tham gia giao
thông theo quy định pháp luật về giao thông và đủ điều kiện vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về vật liệu nổ cơng
nghiệp, phịng cháy, chữa cháy và quy định liên quan;
c) Lãnh đạo quản lý, người điều khiển phương tiện, người áp tải, người
phục vụ liên quan đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các
yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chun mơn tương xứng với vị trí,
chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an tồn, phịng cháy,

chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp;
d) Trừ các trường hợp vận chuyển nội bộ, việc vận chuyển vật liệu nổ
công nghiệp trên đường giao thông công cộng phải được cơ quan có thẩm
quyền thẩm tra, cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ cơng nghiệp. Trình tự,
thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển quy định tại Chương III, Nghị định này.


2. Trong q trình hoạt động, ngồi các quyền và nghĩa vụ do pháp luật
quy định, tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu nổ cơng nghiệp có các quyền
và nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đúng quy định
trong giấy phép vận chuyển. Phải kiểm tra tình trạng hàng hố, phương tiện
vận chuyển trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần dừng đỗ, khắc phục ngay các
hư hỏng nếu có;
b) Chỉ được tiến hành vận chuyển khi trên phương tiện vận chuyển có
đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm và các yêu cầu về sắp xếp, bao bì,
nhãn mác hàng hố vận chuyển thoả mãn quy định pháp luật về vận chuyển
hàng nguy hiểm, quy định, quy chuẩn liên quan về vận chuyển vật liệu nổ
cơng nghiệp;
c) Xây dựng biện pháp phịng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, phương án
bảo vệ an ninh trật tự và biện pháp chữa cháy, biện pháp xử lý, liên hệ và phối
hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp khẩn cấp khi phương
tiện gặp sự cố trên đường vận chuyển vật liệu nổ cơng nghiệp;
d) Phải có đủ người áp tải được trang bị công cụ hỗ trợ khi vận chuyển
vật liệu nổ công nghiệp. Người áp tải cùng với người điều khiển phương tiện
chịu trách nhiệm bảo quản và bảo vệ hàng hố trong suốt q trình vận
chuyển;
đ) Trừ các trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm e, khoản này,
cấm vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp xuyên qua trung tâm các khu vực đô

thị, đông dân cư vào các giờ cao điểm; không dừng đỗ phương tiện vận
chuyển tại các địa điểm đông dân cư, gần các trạm xăng dầu; không bốc, dỡ,
chuyển hàng hoặc thay đổi điểm dừng, đỗ, tuyến đường quy định trong giấy
phép vận chuyển;
e) Trong các trường hợp phương tiện vận chuyển bị sự cố, tai nạn, cháy
nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện
phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh báo ngăn
chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn
lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao
thơng, thơng báo ngay với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được
hỗ trợ xử lý.
Mục 7
DỊCH VỤ NỔ MÌN

Điều 25. Hình thức và u cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn


1. Dịch vụ nổ mìn bao gồm:
a) Dịch vụ nổ mìn địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa
bàn đất liền của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa;
c) Dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và
khu vực.
2. Số lượng, phạm vi, quy mô của các tổ chức dịch vụ nổ mìn phải phù
hợp với nhiệm vụ, nhu cầu của các hoạt động xây dựng, hoạt động khoáng
sản tập trung và điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa phương.
3. Trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội, cơ
quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực
hiện dịch vụ nổ mìn ở các khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự xã hội.
Điều 26. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động

dịch vụ nổ mìn
1. Là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký
kinh doanh ngành nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn. Tổ chức cung ứng dịch vụ
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 phải là doanh nghiệp 100 % vốn nhà
nước.
2. Có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này về sử dụng, bảo
quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và con
người tối thiểu đủ để cung ứng dịch vụ cho 05 (năm) tổ chức thuê dịch vụ.
3. Ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức hoạt động
cung ứng dịch vụ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nghị định
này khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện
dịch vụ nổ mìn.
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức th dịch vụ nổ mìn
Ngồi các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức th dịch vụ
nổ mìn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Khơng phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã
thuê dịch vụ.
2. Không được thuê nhiều tổ chức dịch vụ cùng cung ứng một loại dịch
vụ tại một vị trí, địa điểm.


3. Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ trong các hoạt động cụ
thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
4. Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ các vấn đề liên
quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Mục 8
HUẤN LUYỆN VỀ KỸ THUẬT AN TỒN
TRONG HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CƠNG NGHIỆP

Điều 28. Đối tượng huấn luyện

1. Lãnh đạo tổ chức, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến
hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
2. Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn.
3. Thủ kho, người điều khiển phương tiện, người áp tải vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp.
4. Người phục vụ trực tiếp các hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công
nghiệp, bao gồm việc bảo vệ, canh gác, bốc xếp hoặc các hoạt động khác tại
nơi nổ mìn khơng liên quan đến việc đấu lắp, kiểm tra mạng nổ, kích nổ.
Điều 29. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an tồn trong hoạt động vật
liệu nổ cơng nghiệp
1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này được huấn
luyện kiến thức pháp luật về quản lý vật liệu nổ công nghiệp, kiến thức pháp
luật liên quan về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ an ninh trật tự trong các
hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; nghiệp vụ quản lý kinh doanh; phương
pháp lập và thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn
cấp, phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động nổ mìn.
2. Các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 28 Nghị định này
được huấn luyện các nội dung quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành
về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
3. Bộ Công Thương quy định chi tiết vê chương trình, nội dung huấn
luyện cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này và ban hành quy
chuẩn kỹ thuật an toàn có chương trình, nội dung huấn luyện cho các đối
tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 28 Nghị định này.
Điều 30. Cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an tồn vật
liệu nổ cơng nghiệp


1. Cơ quan cấp phép hoạt động vật liệu nổ công nghiệp kiểm tra, cấp
Giấy chứng nhận kỹ thuật an tồn vật liệu nổ cơng nghiệp cho các đối tượng
thuộc thẩm quyền cấp phép.

2. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn hai năm và có hiệu lực trên
phạm vi toàn quốc. Trường hợp thay đổi về điều kiện hoạt động, cơ quan
quản lý vật liệu nổ công nghiệp nơi có hoạt động vật liệu nổ cơng nghiệp có
trách nhiệm huấn luyện bổ sung các nội dung liên quan đến việc thay đổi điều
kiện hoạt động; kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận.
Mục 9
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 31. Báo cáo trong các trường hợp bất thường
Tổ chức, cá nhân, người liên quan đến hoạt động vật liệu nổ cơng nghiệp
có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
1. Trong vịng 24 giờ, báo cáo cơ quan cơng an địa phương nơi tiến hành
hoạt động vật liệu nổ công nghiệp khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực
chứa vật liệu nổ cơng nghiệp hoặc có mất cắp, thất thốt khơng rõ lý do hoặc
nghi ngờ có thất thốt vật liệu nổ cơng nghiệp.
2. Trong vịng 24 giờ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công
Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tiến hành hoạt động
vật liệu nổ công nghiệp về việc chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
hoặc các tai nạn, sự cố xảy ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Báo
cáo bằng văn bản sau 48 giờ, kể từ khi chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công
nghiệp hoặc xảy ra tai nạn, sự cố.
Điều 32. Báo cáo định kỳ hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức hoạt động vật liệu nổ cơng nghiệp có trách nhiệm báo cáo Sở
Công Thương, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 25
tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo
năm về số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp bảo quản, vận chuyển,
sử dụng và các vấn đề có liên quan.
2. Định kỳ sáu tháng, chín tháng và một năm, tổ chức kinh doanh vật
liệu nổ cơng nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo thống kê tình hình kinh doanh
cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn kho báo cáo Bộ Công Thương.

3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm Sở Cơng Thương có trách nhiệm báo cáo
Bộ Cơng Thương về tình hình quản lý, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo
sáu tháng, trước ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm. Bộ Công Thương
tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng vật liệu nổ cơng
nghiệp trên tồn quốc theo quy định.


4. Bộ Công Thương quy định cụ thể mẫu báo cáo về vật liệu nổ công nghiệp.
Chương III
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 33. Các loại Giấy chứng nhận, Giấy phép hoạt động vật liệu nổ
công nghiệp
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền
chất thuốc nổ.
2. Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
3. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ.
4. Giấy phép sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp.
5. Giấy phép dịch vụ nổ mìn.
6. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 34. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép lập hồ sơ gửi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, yêu cầu quy
định tại Chương II Nghị định này, tương ứng với loại hoạt động đề nghị cấp

Giấy chứng nhận, Giấy phép.
Bộ Công Thương quy định chi tiết hồ sơ các văn bản chứng minh việc đáp
ứng các điều kiện, yêu cầu về sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và dịch vụ
nổ mìn cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 Điều 36 Nghị định này.
Bộ Công an quy định chi tiết hồ sơ các văn bản chứng minh việc đáp
ứng các điều kiện, yêu cầu về vận chuyển vật liệu nổ cơng nghiệp.
Bộ Quốc phịng quy định chi tiết hồ sơ các văn bản chứng minh việc đáp
ứng các điều kiện, yêu cầu về sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp của các doanh
nghiệp thuộc Bộ Quốc phịng.
3. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép không phải nộp các
giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này nếu những thông tin cần thiết


trong văn bản đó đã được cung cấp, cơng bố đầy đủ trên trang tin điện tử
(Website) chính thức của cơ quan ban hành các văn bản đó.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết biên nhận cho
người nộp hồ sơ. Giấy biên nhận phải có nội dung nêu rõ tình trạng hồ sơ, các
u cầu bổ sung, chỉnh lý hồ sơ nếu có.
5. Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp
phép; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép phải nộp phí, lệ phí
theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản
lý và sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.
Điều 35. Nội dung, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Giấy chứng nhận, Giấy phép gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
b) Địa điểm, phạm vi hoạt động vật liệu nổ cơng nghiệp;
c) Loại hình hoạt động, số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp,

tiền chất thuốc nổ;
d) Các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu an ninh, an toàn quy định trong
Nghị định này và tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
đ) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.
2. Không quy định về thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều
kiện. Định kỳ hàng năm, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra các tổ chức được cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện việc chấp hành các điều kiện quy định trong Giấy chứng
nhận đủ điều kiện.
3. Thời hạn của Giấy phép quy định như sau:
a) Không quá 05 (năm) năm đối với Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ
công nghiệp, Giấy phép sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp phục vụ khai thác
khống sản;


b) Theo thời hạn cơng trình nhưng khơng q 02 (hai) năm đối với Giấy
phép sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp phục vụ thi cơng cơng trình, nghiên
cứu, thử nghiệm, hoạt động dầu khí và Giấy phép dịch vụ nổ mìn.
c) Theo thời hạn đề nghị trong hồ sơ nhưng không quá 03 (ba) tháng đối với
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
d) Theo thời hạn đề nghị trong hồ sơ nhưng không quá 06 (sáu) tháng
đối với Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. Trường hợp cần bảo
đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trong các hoạt động cấp quốc
gia hoặc ở những khu vực nhạy cảm về an ninh chính trị, Bộ Công an quy
định và hướng dẫn cụ thể về thời hạn tạm ngừng cấp phép vận chuyển vật liệu
nổ công nghiệp; thời hạn tạm ngừng không vượt quá 02 (hai) ngày thời hạn
diễn ra hoạt động.
4. Bộ Công Thương quy định chi tiết mẫu Giấy chứng nhận, Giấy phép
sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và dịch vụ nổ mìn.
Bộ Cơng an quy định chi tiết mẫu Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ

công nghiệp và quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận
chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 36. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành vật liệu nổ công nghiệp thuộc Bộ Công
Thương cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy
phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và Giấy phép dịch vụ nổ mìn; cấp, điều
chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức là
doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối do các Bộ, ngành Trung ương
hoặc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước làm đại diện chủ sở
hữu vốn, các doanh nghiệp hoạt động dầu khí, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, các cơ quan đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực
hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ cơng nghiệp
cho các tổ chức cịn lại, thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và cấp Giấy phép sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều
này đã được cổ phần hóa mà Nhà nước khơng giữ cổ phần chi phối, khi Giấy
phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công Thương cấp trước đây đã
hết hạn.
3. Bộ Công an quy định cơ quan cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép vận
chuyển vật liệu nổ công nghiệp.



×