Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Xử trí khi bị đau mắt đỏ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.07 KB, 5 trang )

Xử trí khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ.
Sau trận lụt lịch sử vừa qua, tại một số địa phương đã xuất hiện nhiều
người mắc bệnh đau mắt đỏ. Đây là một bệnh dễ gặp ở các vùng bị ngập lụt
do thiếu nước sạch sinh hoạt hoặc do tiếp xúc với hóa chất. Dự phòng và điều
trị bệnh đau mắt đỏ bằng cách nào là một trong những vấn đề đang rất được
người bệnh quan tâm.
Đau mắt đỏ (ĐMĐ) còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của ĐMĐ
thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng Mặc dù ĐMĐ gây kích
thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì ĐMĐ có nguy cơ lây nhiễm
cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan
trọng.
Dấu hiệu nào nhận biết ĐMĐ?
Triệu chứng của ĐMĐ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc
cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước
mắt. ĐMĐ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể
lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt
sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một
mắt nặng hơn mắt kia.
Xử trí khi bị ĐMĐ
Tùy nguyên nhân mà dùng các thuốc phù hợp.
Đau mắt đỏ do virut, vi khuẩn
ĐMĐ do virut hoặc vi khuẩn có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt. ĐMĐ do
virut hay chảy nước mắt hoặc dịch nhầy. ĐMĐ do vi khuẩn thường tạo ra dử dày
hơn, màu vàng xanh và có thể liên quan với nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm họng.
Cả ĐMĐ do virut và vi khuẩn có thể liên quan với cảm lạnh.
ĐMĐ do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh do bác sĩ khám và kê đơn.
Kháng sinh có thể được dùng dưới dạng nhỏ mắt, mỡ hoặc viên uống. Thuốc nhỏ
hoặc mỡ cần được tra trong mắt 3-4 lần một ngày trong 5-7 ngày. Thuốc mỡ hay


dùng để tra vào mắt trẻ. Nhiễm khuẩn sẽ cải thiện trong vòng 1 tuần. Bạn cần
dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thậm chí cả khi triệu chứng bệnh đã hết.
ĐMĐ do virut không đáp ứng với điều trị bằng thuốc tra mắt nước hoặc mỡ
kháng sinh. Giống như cảm lạnh, bạn có thể dùng thuốc không cần kê đơn để giảm
triệu chứng vì virut phải tiến triển hết quá trình của nó. Kháng sinh
chloramphenicol có thể dùng để phòng nhiễm khuẩn thứ phát. ĐMĐ do virut sẽ
thấy các triệu chứng trầm trọng hơn vào 3-5 ngày đầu. Sau đó các triệu chứng
giảm dần và bệnh có thể tự khỏi. ĐMĐ do virut và vi khuẩn đều rất dễ lây. Người
lớn cũng như trẻ em đều có thể bị hai loại nguyên nhân này nhưng ĐMĐ do vi
khuẩn hay gặp ở trẻ em hơn.
ĐMĐ do dị ứng
ĐMĐ do dị ứng thường bị ở cả hai mắt và là một phản ứng dị ứng với chất
gây dị ứng. Trong phản ứng dị ứng, cơ thể tạo ra một kháng thể gọi là IgE. Kháng
thể này khởi động các tế bào đặc biệt gọi là các tế bào mast trong lớp nhầy của
mắt và đường thở để giải phóng các chất kháng viêm là histamin. Việc giải phóng
histamin có thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng trong đó có đỏ mắt. Nếu bị ĐMĐ
dị ứng bạn sẽ rất ngứa, chảy nước mắt và viêm mắt, hắt hơi, sổ mũi, có thể phù nề
kết mạc trông như vết phỏng trong lòng trắng. Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong
các loại thuốc tra mắt dưới đây: kháng histamin, thuốc thông mũi, ổn định tế bào
mast, chống viêm steroid và các thuốc chống viêm khác. Thuốc tra corticoid
thường được dùng nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ mắt. Quan trọng là phải
phát hiện được nguyên nhân gây dị ứng để loại bỏ.
ĐMĐ do nhiễm hóa chất
Triệu chứng kích thích do nhiễm hóa chất hoặc dị vật cũng có liên quan đến
ĐMĐ. Đôi khi việc rửa để loại bỏ hóa chất hoặc dị vật có thể gây đỏ mắt. Triệu
chứng thường bao gồm dử nhày mắt, không có mủ, thường tự khỏi trong vòng một
ngày. Dùng nước ấm rửa mắt trong vòng 5 phút. Mắt bạn có thể dễ chịu hơn trong
vòng 4 tiếng sau rửa chất kích thích, nếu không đỡ bạn cần gặp bác sĩ.
Những lưu ý khi bị ĐMĐ
- Bạn có thể làm dịu khó chịu bằng cách đắp khăn ấm lên mắt bị đau. Ngâm

một miếng vải sạch trong nước ấm và vắt nước trước khi đặt nó nhẹ nhàng lên mắt
đau.
- Rửa mặt và mắt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em, rửa với nước
để loại bỏ chất kích thích.
- Với ĐMĐ dị ứng, tránh dụi mắt vì làm thế bạn không giảm được ngứa.
Thay vì việc đó bạn nên đắp một miếng gạc lạnh để làm dịu. Cũng có thể dùng
thuốc tra mắt không kê đơn như Naphcon-A hoặc Opcon-A, chứa kháng histamin
và tác nhân gây co mạch.
- Thuốc không cần kê đơn có thể giúp bạn giảm ngứa và bỏng rát mắt do
chất kích thích. Cần chú ý là thuốc tra mắt cũng có thể gây kích thích mắt do đó
cần dừng thuốc đó ngay.
Phòng bệnh
Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan ĐMĐ. Một khi đã được
chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:
- Không dụi mắt bằng tay.
- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.
- Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau
đó vứt ngay.
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.


×