Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TƯ TƯỞNG Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng vào đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.69 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀ
SỰ VẬN DỤNG VÀO ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................1
CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ .............3
1.1. Những nhân tố hình thành cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 3
1.1.1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ............................................. 3
1.1.2. Chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản. .........................................4
1.1.3. Đoàn kết quốc tế trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. ...............5
1.2. Một số nội dung cơ bản của quan điểm Hồ Chí Minh về đồn kết ................. 9
quốc tế. .....................................................................................................................9
1.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế .......................................................................... 14
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT
QUỐC TẾ VÀO ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................... 17
2.1. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế ..................................... 17
2.1.1. Về mặt lý luận ..........................................................................................17
2.1.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................17


2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại và hội nhập quốc
tế .............................................................................................................................18
2.2.1. Tình hình trong nước và quốc tế ............................................................. 18
2.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đối ngoại và hội nhập quốc tế ....18
2.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vào thực hiện đoàn kết,
hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch Covid -19 ở Việt Nam ..........................20
KẾT LUẬN ............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 25


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, là sự tiếp thu
văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Một trong những tư tưởng có ý
nghĩa chiến lược, quyết định đến thành công của cách mạng, đó chính là đồn kết:
đồn kết là sức mạnh, là then chốt của mọi thành cơng.
Đồn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiều là sự đồn kết tồn dân,
cùng nhau hành động, tương trợ, giúp đờ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc. Chỉ có đồn kết mới tập hợp được lực lượng, tạo sức mạnh to lớn
để biến những đường lối, mục tiêu của Đảng thành hiện thực dẫn đến thành cơng.
Tư tưởng đồn kết của Người khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một dân tộc, một
đất nước mà còn được thê hiện ở bình điện rộng hơn, đó là đồn kết quốc tế.
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết,
thành cơng, thành cơng, đại thành công”
Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng do Hồ Chí Minh sáng
lập và rèn luyện trải qua 80 năm, đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Một trong
những nhân tố tạo nên thắng lợi đó là có đường lối quốc tế đúng đắn, mà cốt lõi
là chiến lược đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Q trình hình thành và phát
triển chiến lược đồn kết của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách

mạng của Người, gắn liền với các thời kỳ phát triển của Đảng và Cách mạng Việt
Nam, sắn liền với tiền trình cách mạng thế giới. Đồn kết quốc tế cùng với đoàn
kết dân tộc thực sự trở thành chiến lược cách mạng và hoạt động thực tiến của
Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút
thành kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam;
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế, khu vực có sự vận động biến đổi khó
lường. Đặc biệt là xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế gia tăng, đặt ra khơng
một quốc gia nào có thể phát triền mà lại không mở rộng quan hệ, đoàn kết, hợp
tác với các nước khác. Nước ta đang trong thời kỳ đầy mạnh sự nghiệp công
1


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đề phát triển bền vững và nâng cao vị thế của
mình trên trường quốc tế, một trong những vấn đề quan trọng là phải mở rộng
đoàn kết hợp tác theo tỉnh thần “ là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới ”.
Chính vì vậy lựa chọn đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh vệ đoàn kết quốc
tế và sự vận dụng vào đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam
hiện nay ” làm chủ đề tiêu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa cả về lý
luận lẫn cả về thực tiễn.

2


CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
1.1. Những nhân tố hình thành cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn
kết quốc tế
1.1.1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã
tạo dựng, hun đúc lên một hệ thống các giá trị văn hóa mang sắc thái dân tộc bền
vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, sống và làm việc trên đất nước
Việt Nam, vì vậy tư tưởng của Người trước hết cũng phải được bắt nguồn từ
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trước hết, là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt qúa trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những nội dung chủ yếu của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã từng bước được đúc kết, hình thành một hệ
thống các nguyên lý với tư tưởng của các anh hùng hào kiệt như: Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung... chính sức mạnh, truyền
thống ấy đã thúc giục người thanh niên Nguyễn Tắt Thành ra đi tìm đường cứu
nước. Đó cũng là động lực chỉ phối mọi suy nghĩ hành động của Người trong
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.
Thứ hai, đó là tỉnh thần đoàn kết, tương ái của dân tộc. Truyền thống này
hình thành cùng một lúc với sự hình thành đân tộc, từ hoàn cảnh và yêu cầu đấu
tranh chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm. Người Việt Nam quen gắn bó
với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Bước sang thế kỷ
XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa về giai cấp, truyền thống này
vẫn bền vững. Vì vậy Hỗ Chí Minh đã chú ý kế thừa và phát huy sức mạnh
truyền thơng đồn kết của dân tộc để hình thành tư tưởng đồn kết quốc tế, phần
đầu vì một thế giới hịa bình, ổn định và phát triển.
Thứ ba, ngoại giao truyền thống Việt Nam cũng là một nhân tố quan
trọng hình thành tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Lịch sử dựng nước
và giữ nước cha ông ta luôn phấn đấu cho sự thái hịa, u chuộng hịa bình,

3


đúng như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại bang của đất nước:
“Trong việc trị nước. hòa hiệu với láng giêng là việc lớn”.

1.1.2. Chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản.
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã đề cập đến đoàn kết quốc tế của giai cấp vô
sân như là một điều kiện quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công
nhân. Sau khi Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc
và thuộc địa. Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng
cịn con đường nào khác con đường cách mạng vô sân”, gắn chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đại hội lần thứ XVIII Đăng Xã hội Pháp họp tại Tua (tháng 12/1920)
Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thành Đảng ra nhập Quốc tế III, trở thành một
trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bằng việc làm đó, Nguyễn Ái
Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế. Từ đoàn kết các dân tộc thuộc địa,
mở thành đồn kết với giai cấp vơ sản chính quốc và giai cấp vơ sản thế giới.
Nguyễn Ái Quốc viết những bài tham luận, phát biểu trong các kỳ sinh hoạt đảng
và các cuộc họp của các tổ chức xã hội khác, tham gia lãnh đạo Ban Nghiên cứu
về thuộc địa, ra báo Người cùng khổ.... Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của
chủ nghĩa thực dân, đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thể
giới, hình thành mặt trận đồn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân
tộc bị áp bức. Những việc làm đó đã “Đánh dấu một bước chuyển biến quyết
định trong nhận thức tư tưởng và lập trường, chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ
đây, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu sâu sắc và sáng tạo những hẳu hiệu chiến lược
của chủ nghĩa Mác - Lênin, “Vơ sản tồn thế giới, đồn kết lại”, “Vơ sản tồn thế
giới và các đân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Nguyễn Ái Quốc đã gọi Lênin là
“hiện thân của tình anh em bốn bẻ”. Nguyễn Ái Quốc đã nhắn mạnh: “Lao động
tắt cả các nước đoàn kết lại”1 và người khẳng định, chính Lênin và Qc tế Cộng
sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản thế gới sự cần thiết và con đường tập
hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và thế giới vào
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh tiếp thu

1


Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, H2000

4


và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin trên tỉnh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, trên cơ
sở đó Người xây dựng và phát triển tư tưởng đoàn kết quốc tế của mình.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộng sản là nhân tố quan
trọng có ý nghĩa định hình rõ rệt tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh.
Trải qua gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu
nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộng sản, từ một nhà
yêu nước trở thành một chiến sĩ quốc tế chân chính.
1.1.3. Đồn kết quốc tế trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
- Hoạt động đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trên đất Pháp
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác Hồ lấy tên là Văn Ba,
lên đường sang Pháp, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các
nước phương tây để về giải phóng dân tộc mình. Người đã làm rất nhiều việc để
kiếm sống như phụ bếp, cào tuyết, đốt lò…Năm 1912 Người sang Mỹ,
năm 1913 Người sang Anh. Năm 1917, Người từ Anh lại sang Pháp vào lúc nổ
ra cách mạng tháng Mười Nga, Pa - ri sôi động tìm hiểu cách mạng tháng Mười.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc ra nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 8 - 1919
Bác gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc - xay. Nội dung
của Bản yêu sách là địi những quyền dân chủ cho nhân dân Đơng Dương, đã thể
hiện bước đầu những suy nghĩ của Hồ Chí Minh về quyền dân chủ, quyền tự
quyết, quyền bình đẳng trong đồn kết quốc tế. Bản u sách khơng được chấp
nhận, nhưng đã gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế, là cơ sở dẫn dắt Người
ngày càng đi sâu vào cho quyền độc lập dân tộc Việt Nam và độc lập của các dân
tộc khác. Điều đó đã gợi cho Hồ Chí Minh suy nghĩ tìm tịi về con đường đấu
tranh giành độc lập dân tộc mình, các dân tộc bị áp bức và sự đoàn kết quốc tế
cần phải có. Đây cũng là cơ sở quan trọng để khi Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ

thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7
- 1920), Người đã mau chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, vì Người đã tìm
thấy ở chủ nghĩa Lênin con đường cứu nước đúng đắn về đồn kết quốc tế trên
thế giới, đó là theo quan điểm của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

5


Năm 1921, Người cùng một số nước của các thuộc địa Pháp lập ra
Hội Liên Hiệp Thuộc địa. Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn cho mọi
người dân các sứ thuộc địa sống trên đất Pháp để: soi sáng cho những người dân
thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đồn kết họ; thảo
luận và nghiên cứu tất cả những vấn đề kinh tế và chính trị của thuộc địa. Họ sẵn
sàng giúp đỡ và cứu trợ cho hội viên của các nhóm đã gia nhập Hội.
Trong Lời kêu gọi của Ban nghiên cứu Đảng Cộng Sản Pháp, Bác nói:
chúng tơi là số đơng và đang đấu tranh chống lại chúng vì chúng tôi cũng như
các bạn là nạn nhân sự tàn bạo của chúng. Các anh em người bản xứ thấy rõ
chúng tơi cùng anh em có chung một kẻ thù là bọn chủ của chúng tôi. Trong Bản
truyền đơn bằng tiếng việt của Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng Sản
Pháp, Người viết “Vì nền hồ bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị
bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức” 2
Với những hoạt động đó, Người đã từng bước gắn cuộc đấu tranh giành
độc lập của nhân dân ta với nhân dân thế giới, tư tưởng về đoàn kết quốc tế của
Việt Nam với các nước đã hình thành ngày càng rõ nét. Có thể nói trong thời
gian sống trên đất Pháp, Người đã vừa trải nghiệm cuộc sống, vừa tham gia tích
cực vào các hoạt động nhằm kêu gọi tình đồn kết của các dân tộc thuộc địa và
sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân u hồ bình trên thế giới. Người ngày càng
nhận thức rõ ràng sự gắn kết giữa nước ta với các nước trên thế giới, giữa các
dân tộc, nhất là các dân tộc thuộc địa.
- Hoạt động đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trong quốc tế Cộng sản

Từ năm 1921 đến 1923, hoạt động trong Đảng Cộng Sản Pháp - một bộ
phận trong Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc say mê nghiên cứu lý luận của
Mác - Lênin, đường lối của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt là vấn đề dân tộc và thuộc
địa. Những hoạt động của Người trên đất Pháp là những đóng góp cho Quốc tế
Cộng sản. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài đề cập trên bình diện quốc
tế rộng lớn hơn gửi cho các báo cánh tân ở Pháp, báo Pravda của Đâng Cộng sản
Liên Xô. các tập san của Quốc tế Cộng sản nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác 2

Hồ Chí Minh, Về cơng tác tư tưởng - văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

6


Lênin trong các nước thuộc địa, cung cấp cho Quốc tế Cộng sản và các đảng
cộng sản chính quốc hiểu rõ hơn về “Phương Đơng thức tỉnh” từ đó có sự hiểu
biết nhau, xây dựng mối quan hệ giữa các dân tộc thuộc địa và giai cấp vô sản
phương Tây.
Trong bức thư gửi cho Pêtorốp - Tổng thư ký ban Phương Đông của
Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ “Nguyên nhân gây ra sự suy yếu của
các dân tộc Phương Đơng đó là sự biệt lập”. Từ đó Người kiến nghị với Quốc tế
Cộng sản trong khi chỉ đạo chiến lược. cần chú ý đến tính đặc thù của các dân tộc
Phương Đông. Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản ngày 17/6/1924
Nguyễn Ái Quốc đã trình bày bản tham luận làm sơi nỗi Đại hội, Người nhân
mạnh: “Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và nêu lên để quốc tế thấy rằng: Cách mạng
ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn cả nguy cơ của các thuộc địa. Song,
tơi thấy hình như các đồng chí vẫn chưa hồn tồn thấm nhuần tư tưởng rằng,
vận mệnh của giai cấp vô sân các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận
mệnh giai cấp Vô sản cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa”.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu - Trung Quốc, ở đây
Nguyễn Ái Quốc tranh thủ tìm hiều qua tài liệu và tìm hiểu tình hình các nước

phương Đơng, tìm hiểu ngun nhân các nước này gặp khó khăn trong việc tổ
chức xây dựng lực lượng của bản thân, trong việc đồn kết quốc tế là do sự ít
hiểu biết về vấn đề chính trị, sự đóng kín trong quan hệ quốc tế. Sau một thời
gian chuẩn bị, ngày 9/7/1925 tại Quảng Châu, Đại hội thành lập Hội được tổ
chức. Đây là tổ chức quốc tế của những người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc,
Ấn Độ. Miền Điện, Triều Tiên. Indonesia... Đại hội thông qua tôn chỉ của Hội và
nêu rõ: “Liên lạc với các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạng đánh đổ đế
quốc”. Tuyên ngôn của Hội nhấn mạnh: “Con đường thoát duy nhất để xóa bỏ sự
áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vơ sản
tồn thế giới”. Việc thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức là sáng kiến của
Nguyễn Ái Quốc góp phần đồn kết các dân tộc bị áp bức ở châu Á nhằm đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

7


- Hoạt động đoàn kết quốc tế cho việc thành lập Đảng và thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Với tư cách đại điện Quốc tế Cộng sản, Người triệu tập Hội nghị Đại
biểu các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 3 đến
ngày 7 tháng 2 năm 1930 ở Cửu Long - Hồng Kơng, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội
nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. Các văn kiện do Người soạn
thảo đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng thắm đượm sâu sắc quan điểm
dân tộc và giai cấp, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Chứng tỏ rằng Nguyễn Ái Quốc nắm vững khoa học cách mạng của
thời đại trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, ở
mức độ nhất định, còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng các nước
thuộc địa. Nó có ý nghĩa quốc tế lớn lao và đóng góp quan trọng đối với cách
mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Từ giữa năm 1940, Nguyễn Ái Quốc triển khai những hoạt động quốc tế

dồn dập nhằm tranh thủ mọi lực lượng có thể có thể đồn kết, tạo hậu thuẫn cho
cách mạng Việt Nam. Người cử Trần Văn Hinh đi Diên An để thiết lập quan hệ
quốc tế, đón nhận thơng tin mới về Quốc tế Cộng sản gửi về, thực hiện một bản
hiệp ước có tính chất hợp tác đầu tiên giữa hai Đảng Cộng sản trong chiến tranh,
trong đó xác nhận: “Lập mặt trận thống nhất nhân dân Trung - Việt chống Nhật”.
Cuối 6/1940 Người đáp máy bay gặp Chu Ân Lai - đại điện Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc ở Trùng Khánh để trao đổi thời cuộc và bàn phối hợp hoạt
động giữa cách mạng hai nước. Để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân
thế giới và nhân dân Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam, trong thời gian
này, với bí danh “Bình Sơn” , Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài cho báo Cứu vong
nhật báo - tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói về sự đồn kết ủng hộ Việt
Nam - Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Mùa xuân 1941,
Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước, cùng Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Từ ngày 10 đến 19/5/1941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Người triệu
tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII xác định tình hình thế giới
và trong nước, thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh và
chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Hội nghị có những nhận định đúng đắn về vẫn đề
8


quốc tế, đã hoàn chỉnh đường lối, chiến lược của cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam.
Sang năm 1945, Hồ Chí Minh phát hiện sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ
- Anh, Pháp về vấn đề thuộc địa nói chung, vấn đề Đơng Dương nói riêng. Với
nhãn quan chính trị sâu sắc và thực tiễn hoạt động quốc tế phong phú, Người
quyết định phải gặp Mỹ, tranh thủ Đồng Minh, thêm bạn cho cách mạng Việt
Nam, tiến tới giành độc lập dân tộc khi thời cơ cho phép. Bằng việc cứu thốt
viên phi cơng Mỹ Uyliam Sao và trao trả cho Mỹ đề thẻ hiện thiện chí của Việt
Minh, đồng thời đặt mói quan hệ với Mỹ. tranh thủ sự giúp đờ của Mỹ đối với
cách mạng Việt Nam.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là sự kết hợp chặt chẽ những điều
kiện khách quan với điều kiện chủ quan, kết hợp những có gắng phi thường của
nhân dân ta với chiến thắng oanh liệt của Liên Xô với các lực lượng. tiến bộ trên
thế giới chống phát xít. Đó là thắng lợi của tư tưởng cách mạng kết hợp với đoàn
kết quốc tế, tự lực, tự cường và ủng hộ quốc tế của Hồ Chí Minh.
1.2. Một số nội dung cơ bản của quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế.
Độc lập, tự do là mục tiêu động lực và cơ sở của tư tưởng đoàn kết quốc
tế.
Độc lập, tự do là quan điểm nhất quán, xuyên suốt cốt lõi, là cơ sở tạo tế
của Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác- Lênin coi đoàn kết quốc tế của giai cấp vô
sản là vấn đề chiến lược cách mạng. Mác và Ănghen đã chỉ rõ: "Trong cuộc đấu
tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau họ đặt lên hàng đầu
và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho tồn thể giai
cấp vơ sản" , đồng thời hai ơng cũng nêu: "Không khôi phục lại độc lập và thống
nhất cho từng dân tộc thì về phương diện quốc tế, khơng thể thực hiện được sự
đồn kết của giai cấp vơ sản và sự hợp tác hịa bình và tự giác giữa các dân tộc
đó để đạt tới mục đích chung". Lênin cũng chỉ rõ là chỉ có một chủ nghĩa quốc tế
thực sự và làm việc quên mình là nhằm phát triển phong trào cách mạng ở trong
nước mình, ủng hộ bằng sự tuyên truyền, sự đồng tình, bằng sự giúp đỡ về vật
9


chất, chính cuộc đấu tranh ấy, chính đường lối ấy và chỉ đường lối ấy thôi, trong
tất cả các nước không trừ một nước nào. Như vậy cả Mác, Ănghen, Lênin trong
khi coi trọng đồn kết quốc tế đều tơn trọng nền độc lập của mỗi dân tộc để tạo
điều kiện cho sự liên minh và đoàn kết quốc tế tự nguyện.
Quán triệt quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã làm việc qn mình cho sự
đồn kết quốc tế rộng lớn nhằm mục tiêu giành độc lập, tự do của dân tộc Việt
Nam và các dân tộc bị áp bức. Người sớm hiểu rõ, trong giai đoạn đế quốc chủ

nghĩa, cách mạng ở các nước thuộc địa tuy mang nội dung dân tộc, dân chủ
nhưng khơng cịn thuộc phạm trù cách mạng tư sản nữa, mà đã trở thành một bộ
phận quan trọng không thể tách rời của cách mạng vơ sản. Vì thế ngay những
năm 20 của thế kỷ XX, Người ra sức xây dựng mối liên minh đoàn kết giữa các
dân tộc thuộc địa với nhau, giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính
quốc. Hồ Chí Minh chỉ rõ, vấn đề cơ bản, nhân tố quyết định thắng lợi cách
mạng là sự kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, gắn lợi ích cách
mạng một nước với lợi ích cách mạng thế giới. Và chính Người là hiện thân của
sự kết hợp đó.
Độc lập, tự do là động lực, mục tiêu, lý tưởng, là cơ sở của chiến lược
đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh, một chiến lược tơng hịa, biện chứng minh quan
hệ dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
đầy sáng tạo và năng động cách mạng, kết thành hạt nhân sáng chói có giá trị
trường tồn đối với dân tộc ta và các dân tộc trên thể giới. Giương cao ngọn cờ
độc lập tự do là tư tưởng cách mạng, là mục tiêu lẽ sống của Hồ Chí Minh, của
dân tộc Việt Nam và của nhân dân tiến bộ u chuộng hịa bình trên thế giới. Đây
cũng chính là nội dung cốt lõi trong tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
Từ nhận thức tính chất thời đại của mối quan hệ giữa cách mạng thuộc
địa và cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh khăng định tính tắt yếu của cách
mạng thuộc địa và vai trị của nó đối với cách mạng ở chính quốc. Đây là luận
điểm đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh, bởi lúc này Quốc tế Cộng sản và các đảng
cộng sản ở châu Âu cho rằng, thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực
10


tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Thực tiễn lịch sử Việt
Nam và các nước thuộc địa giành độc lập trong thế kỷ XX đã chứng minh luận
điểm của Người được nêu ra từ năm 1921 là rất đúng đắn và sáng tạo.
Xác định cách mạng thuộc địa là một bộ phận của cách mạng thế giới,

Hồ Chí Minh nêu rõ “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách
mạng xã hội chủ nghĩa thì mới thắng lợi hồn tồn”, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội
mới đảm bảo cho các dân tộc được độc lập, tự do thực sự. Vận dụng những dự
báo khoa học của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học vào những điều
kiện riêng, đặc thù của các dân tộc phương Đơng, Hồ Chí Minh khẳng định
không phải chỉ phù hợp với những nước châu Âu đã trải qua chế độ tư bản chủ
nghĩa (TBCN) mà là học thuyết đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển xã hội
lồi người nói chung. Bằng lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã làm cho các dân
tộc thuộc địa nhận thức rõ chủ nghĩa xã hội là phương hướng, là mục tiêu của sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, là con đường tiền lên của các dân tộc thuộc
địa sau khi giành độc lập. Hồ Chí Minh rút ra kết luận: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người
lao động trên thế giới thốt khỏi ách nơ lệ".
Độc lập, tự chủ, tự cường gắn với đoàn kết quốc tế
Trong khi hoạt động khơng mệt mỏi cho sự đồn kết quốc tế và khẳng
định sự cần thiết của đoàn kết quốc tế, Hỗ Chí Minh đã xác định vai trị quyết
định nhất vẫn là sự nỗ lực chủ quan của cách mạng mỗi nước, phải nêu cao ý chí
độc lập, tự chủ, tự cường của cách mạng nước mình. Quan điểm này của Người
xuất hiện rất sớm,(thể hiện trong chiến lược: cách mạng thuộc địa phải giành
thắng lợi trước, không chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản.
Sau khi gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị “hịa bình” ở Vécxây năm 1919
địi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam nhưng không được trả lời, Người rút
ra kết luận: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào mình,
trơng cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Người nhắn mạnh: "một dân tộc
không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng
đáng được độc lập”, mà phải: “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” là phương
11


thức, là động lực chủ yếu phát triển cách mạng nước ta. Người coi tự lực tự

cường là “Cái gốc”, là “Cái điểm mắu chốt” của mọi chính sách và sách lược.
Trong tuyên ngôn của Hội lien hiệp thuộc địa, Người viết: Anh em phải làm thế
nào để giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác chúng tôi xin nói với anh
em rằng: Cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thê thực hiện được bằng sự nỗ lực
của chính bản thân anh em.
Hồ Chí Minh nhắn mạnh sự hợp tác toàn diện trong phe chủ nghĩa xã hội
và tăng cường sức mạnh vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa là yếu tố quyết
định đẻ ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, thúc đẩy sự tiến bộ và củng cố độc lập
dân tộc ở các nước vừa thoát khỏi chủ nghĩa thực dân. Đồng thời Hồ Chí Minh
cũng chủ trương mở: rộng hợp tác với các nước có chế độ chính trị khác nhau.
Người khẳng định, Việt Nam sẵn sàng thúc đây quan hệ kinh tế, buôn bán, văn
hóa với các nước như: Pháp, Nhật Bản... Trong khi coi “cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng thế giới", Người căn dặn đội ngũ cán bộ làm công
tác đối ngoại: “Phải làm cho đúng đường lối và chính sách Đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta... Tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa,
với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân thể giới... Vì lợi ích của hịa bình, độc lập
dân tộc và tiễn bộ xã hội!
Cách mạng Tháng Tám và thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh thắng lợi của quan điểm độc lập, tự chủ,
tự lực, tự cường tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi mà đem sức ta giải phóng
cho ta của Hồ Chí Minh, đồng thời đóng góp vào sự lớn mạnh của phong trào
cách mạng thế giới. Đây là nội dung lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết
quốc tế.
Đồn kết quốc tế theo tinh thần: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước”.
Tư tưởng này của Người được thê hiện rõ trong dịp trả lời phỏng vấn báo
chí nước ngoài (năm 1947): Việt Nam mong muốn: "làm bạn với tất cả các nước
dân chủ khơng gây thù ốn với một ai"'3. Năm 1949, trả lời phỏng vấn một nhà
3


Hồ Chí Minh: Tồn tập , NXB Chính trị quốc gia, H1995, t.5, Tr.220

12


báo người Mỹ hỏi: Sau khi đã độc lập, Việt Nam có hoan nghênh tư bản ngoại
quốc khơng? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời: Bất kỳ nước nào thật thà muốn
đưa tư bản đến kinh doanh ở Việt Nam, với mục đích làm lợi cho cả hai bên thì
Việt Nam sẽ rất hoan nghênh, cịn nếu mong đưa tư bản đến để ràng buộc, áp chế
Việt Nam thì Việt Nam sẽ cương quyết cự tuyệt ngay đối với nước Pháp, nước
đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tuyên bố: “Việt Nam sẵn sang hợp tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những
người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà
cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh
em bầu bạn”. Sau năm 1945 nhiều lần Người đã tuyên bố: “Chính sách ngoại
giao của chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân
chủ trên thế giới đề giữ gìn hịa bình”. Có thể xem những tun bố trên đây là tư
tưởng đặt nền móng cho phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, cơng tác đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Sức mạnh dân tộc là sự tổng hợp các yếu tổ vật chất và tỉnh thần, truyền
thống và hiện đại, là sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng, là sức mạnh của ý chí “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”, quyết tâm
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội các nước trên thế giới. Yếu tố quyết định
để phát huy sức mạnh dân tộc là giữ vững tỉnh thân độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường.
Sức mạnh của thời đại là sức mạnh đoàn kết quốc tế của giai cấp công
nhân, là sức mạnh của sự kết hợp hữu cơ giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế, là tình đồn kết chiến đấu giữa các đảng cộng sản, các phong trào và các
lực lượng cách mạng trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản,

chủ nghĩa đế quốc vì hịa bình độc lập dân tộc, dân chủ vả tiến bộ xã hội. Sức
mạnh thời đại còn là sự thực hiện quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, áp dụng
những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật và công nghệ, học tập, vận dụng sáng
tạo những kinh nghiệm quản lý của các nước trên thể giới. Sức mạnh của thời đại

13


luôn mang nội dung mới, phản ánh sự phát triển của lịch sử và q trình vận
động của chính trị thể giới.
Thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, Hồ Chí
Minh ln đặt cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng mỗi nước trong tình
hình nhiệm vụ chung của cách mạng thế giới và tác động qua lại giữa chúng. Mặt
khác, Người xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của cách mạng dân tộc với các mạng thế
giới: cách mạng dân tộc không chỉ đẻ giành thắng lợi cho riêng mình mà cịn góp
phần vào thắng lợi chung của nhân dân thế giới. Trong quá trình kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vấn
đề phải biết dựa vào sức mình là chính. Chỉ như vậy mới giữ được độc lập, tự
chủ, mới chủ động, sáng suốt trong hoạt động quốc tế để phân định rõ Bạn - Thù,
cảnh giác với những âm mưu phá hoại núp dưới danh nghĩa “giúp đỡ”, “nhân
đạo”, “hữu nghị”.
1.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
Một là, Đoàn kết trên cơ sở thẳng nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có
tình.4
Cũng như xây dựng khối đại đồn kết toàn dân tộc, muốn thực hiện được
đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng
phản động quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi
ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới.
Đối với phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết

thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản,
có lý, có tình. Là một chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên định, Hồ Chí Minh đã suốt
đời đấu tranh cho sự nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong cách mạng
thế trước hết là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lực lượng tiên phong
của cách mạng thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì hồ bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
4

Bộ Giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

14


Đối với các dân tộc trên thể giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc
lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh khơng chỉ suốt đời
đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình mà cịn đấu tranh cho độc lập, tự
do cho các dân tộc khác. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới,
Hồ Chí Minh thực hiện nhất qn quan điểm có tính ngun tắc: Dân tộc Việt
Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự
quyết của tắt cả các dân tộc quốc gia trên thế giới, đồng thời mong muốn các
nước trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những
nguyên tắc đó. Những quan điểm trên được Người thẻ chế hóa sau khi Việt Nam
giành được độc lập. Tháng 9 năm 1947, trả lời nhà báo Mỹ S. Êli Mâysi, Hồ Chí
Minh tuyên bố: Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là “làm bạn với tắt cả
mọi nước dân chủ và khơng gây thù ốn với một ai”5.
Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao
ngọn cờ hịa bình, chống chiến tranh xâm lược. Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền
thống hịa hiếu của dân tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
và những giá trị nhân văn nhân loại. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh
ln giương cao ngọn cờ hịa bình, đấu tranh cho hịa bình, một nên hịa bình thật

sự cho tất cả các dân tộc - “hịa bình trong độc lập, tự do”. Nền hịa bình đó
khơng phải là một nền hịa bình trừu tượng, mà là “một nền hịa bình chân chính
xây trên cơng bình và lý tưởng dân chủ”, chống chiến tranh xâm lược vì các
quyền dân tộc cơ bản của các quốc gia. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, quan
điểm hòa bình trong cơng lý, lịng thiết tha hịa bình trong sự tôn trọng độc lập và
thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã làm rung động
trái tim nhân loại. Nó có tác dụng cảm hố, lơi kéo các lực lượng. tiến bộ thế giới
đứng về phía nhân dân Việt Nam địi chấm dứt chiến tranh. Trên thực tế, đã hình
thành một mặt trận nhân dân thế giới, có cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, đoàn
kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược, góp phần kết thúc thắng lợi hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

5

Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.220

15


Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ.6
Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các
lực lượng, quốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ cách mạng đã đặt ra. Để đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là
nhân tố quyết định, cịn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thơng
qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy, trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh
ln nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “Muốn
người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã. Trong đấu tranh
giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự
lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được

độc lập”. Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là
cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải
có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngồi,
Người nói: “Độc lập nghĩa là chúng tơi điều khiển lấy mọi cơng việc của chúng
tơi, khơng có sự can thiệp ở ngoài vào”! Trong quan hệ giữa các Đảng thuộc
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các Đảng dù lớn dù
nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đồn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”!
Trong kháng chiến chốn, thực dân Pháp, với đường lối đúng đắn, sáng tạo của
Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng giành thắng lợi. Trong
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, với đường lối độc lập, tự chủ, kết hợp
hài hoà giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, Đảng ta đã tranh thủ được sự ủng
của phòng trào nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, nhận được sự giúp đỡ
vô cùng to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã đánh
thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

6

Bộ Giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

16


CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
VÀO ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế
2.1.1. Về mặt lý luận
Sự vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, làm giàu
kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trên con đường khai phá đường lối
cách mạng giải phóng dân tộc, đưa các dân tộc đi vào quỹ đạo chung của cách
mạng thế giới. Đó là cơng lao và đóng góp vơ cùng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Đoàn kết các đân tộc thuộc địa, mở rộng thành đồn kết với giai cấp vơ
sản ở chính quốc và toàn thế giới là tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. Nó
chứng minh khơng chỉ vận dụng mà cịn có đóng góp lớn lao vào kho tang lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khẳng định giá trị những đóng góp của Hồ Chí
Minh vào kho tàng lý luận cách mạng của thời đại, nguyên Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã viết “Cho đến đầu thế kỷ XX, học thuyết Mác - Lênin chỉ mới soi sáng
cách mạng vơ sản ở phương Tây. Hồ Chí Minh thấy cần góp phần mang chân lý
thời đại này đề soi sáng phần của thế giới mà học thuyết Mác - Lênin vừa mới
bất đầu chiếu tới. Từ đó, Hồ Chí Minh suy nghĩ, tìm tịi, nghiên cứu, bổ sung
những điều mà các bậc thầy học thuyết Mác - Lênin, vì sự hạn chế của lịch sử
chưa nói được đầy đủ. Đó là lý luận về cách mạng thuộc địa”.7
2.1.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh đã thực hiện hóa
khẩu hiệu chiến lược của Mác - Lênin “ Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị
áp bức, đoàn kết lại”.
Thứ hai, tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh góp phần mở ra kỷ
nguyên độc lập, dân tộc và đảm bảo tính pháp lý quốc tế của dân tộc Việt Nam.
Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Một con người, một thời đại, một sự nghiệp, NXB Sự thật, Hà
Nội,1990
7

17


Thứ ba, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh đã bắc nhịp cầu

đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại và
hội nhập quốc tế
2.2.1. Tình hình trong nước và quốc tế
Trong 5 năm qua, tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh
chóng với nhiều diễn biến phức tạp khó lường và chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh
đó, Việt Nam vẫn tận dụng được thời cơ, hóa giải được thách thức, tiếp tục tạo
những kết quả toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Trong tổng thể các thành tựu của đất nước có sự đóng góp khơng nhỏ của đối
ngoại và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó
khăn thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới yêu cầu mới nặng nề phức tạp
hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để góp phần cùng
với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hoàn thành thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng
lần thứ XIII đề ra, ngoại giao Việt Nam trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế, triển khai đồng bộ,
sáng tạo, hiệu quả cao đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Ngoại
giao Việt Nam ln bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình
đẳng hợp tác cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế tồn diện sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác
tin cậy và là thành viên tích cực có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
2.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đối ngoại và hội nhập
quốc tế
Những thành công của đối ngoại Việt Nam, nhất là trong hơn 30 năm
Đổi mới, là thực tiễn chứng minh rõ ràng và đầy đủ nhất về tầm nhìn, bản lĩnh,
trí tuệ của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
18



Thứ nhất, hợp tác quốc tế luôn là nguyên tắc, chiến lược, có vai trị, vị trí,
ý nghĩa quan trọng trong quan điểm, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt
Nam đã và đang triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế.
Sau chiến thắng năm 1975, sau gần 10 năm rơi vào tình thế khó khăn trên
trường quốc tế, tới năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
mở ra một giai đoạn phát triển mới, một thời kỳ “Đổi mới” toàn diện, tạo nên thế và
lực mới cho dân tộc.
Từ quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô, với Lào và Campuchia, với
các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế… đến nay, Việt Nam đã xác lập
mối quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là
đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với gần 30 quốc gia, trong đó có tất cả các
nước lớn và 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, là đối
tác toàn diện với tất cả các nước trong cộng đồng ASEAN; lần đầu tiên được bầu
vào Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL); lần thứ
hai được bầu, trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và tới 2020, là Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Là
thành viên của WTO, của nhiều thể chế đa phương, đến nay, Việt Nam đã tham
gia và đang đàm phán ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do FTA với 59 đối tác
trên toàn thế giới.
Cùng với kinh tế, hợp tác, hội nhập quốc tế đã góp phần khơng nhỏ trong
ổn định chính trị, an ninh trong nước, góp phần đan xen lợi ích với các đối tác, qua
đó, tạo cục diện thuận lợi để Việt Nam giữ nước từ xa. Tính đến nay, sau 5 năm bắt
đầu tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc, Việt Nam đã cử 90 sĩ
quan tham gia sứ mệnh quốc tế cao cả này. Có thể xem đây là sự thể hiện mức độ
tham gia ngày càng sâu hơn, đóng góp ngày càng tích cực hơn của Việt Nam với tư
cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế, hoạt động
đối ngoại của Việt Nam tập trung vào các đối tác ưu tiên, chủ chốt, các nước lớn,
các nước láng giềng, khu vực và các đối tác quan trọng khác.
19


Quan hệ giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước ASEAN tiếp
tục có những bước tiến mới, quan trọng. Những nỗ lực lớn của Việt Nam trong
xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế ngày càng
nhiều. Kết quả năm 2018, Việt Nam xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD và xuất siêu 6,8
tỷ USD một phần quan trọng nhờ quan hệ tốt với các đối tác lớn.
Thứ ba, đoàn kết, hợp tác quốc tế, với Hồ Chí Minh, gắn với nguyên tắc
bất di bất dịch và mục tiêu quan trọng là góp phần đấu tranh bảo vệ vững chắc
chủ quyền lãnh thổ; hợp tác tìm giải pháp ổn định, lâu dài, cùng có lợi trên cơ sở
tơn trọng luật pháp quốc tế và tơn trọng lợi ích chính đáng của nhau. Đây là một
đóng góp lớn của đối ngoại Việt Nam thời gian qua.
Nguy cơ lớn nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam hiện nay, là vấn đề Biển Đơng. Tình hình Biển Đơng trong vịng hơn 10 năm
qua diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền, mà
còn là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đồn kết quốc tế, Việt Nam đã, đang và luôn sẵn sàng giải quyết
những tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hịa bình, trên cơ sở
luật pháp quốc tế, đồng thời coi trọng việc giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền
thống với các nước láng giềng. Nhờ lập trường chính nghĩa, nhờ những bằng
chứng pháp lý và căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
Hồng Sa và Trường Sa, Việt Nam ln nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng
đồng quốc tế.
2.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế vào thực hiện
đoàn kết, hợp tác quốc tế trong phịng chống dịch Covid -19 ở Việt Nam
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp. Ở trong nước,

từ khi xuất hiện biến chủng Delta vào cuối tháng 4/2021, cả hệ thống chính trị và
tồn dân đã phải căng mình chống dịch. Dịch bệnh đã tác động nặng nề đến mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội, sức khỏe và tính mạng của Nhân dân. Bối cảnh
mới, đặt ra những đòi hỏi phải rút ra những bài học trong chiến lược đoàn kết
quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào thực hiện đoàn kết, ủng hộ
quốc tế cho phù hợp.
20


Một là, cần làm rõ mục tiêu của đoàn kết, hợp tác quốc tế trong cuộc
chiến chống dịch Covid-19 hiện nay là cùng Nhân dân thế giới chiến thắng đại
dịch.
Đảng, Nhà nước ta nhiều lần chỉ rõ, trong tình hình hiện nay, cần phải
tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế để cùng với Nhân dân thế giới chiến thắng
đại dịch. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong “Lời kêu gọi đồng
bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lịng,
thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương
của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19”. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc đã nêu rõ: để vượt qua được đại dịch và phục hồi kinh tế thì nhân tố quan
trọng hàng đầu là sự nỗ lực trên tinh thần tự cường của mỗi quốc gia. Tự cường
đòi hỏi chúng ta phải phát huy nội lực để có đủ năng lực ứng phó với khủng
hoảng, bảo vệ người dân. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là chúng ta giới hạn
trong khn khổ các nỗ lực, chính sách, biện pháp cho riêng từng quốc gia.
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam đã thể hiện rõ trách nhiệm kép là phòng,
chống dịch tốt ngay tại nước mình; đồng thời tích cực, chủ động hợp tác với các
đối tác kiểm soát, ngăn chặn lây lan, giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội do dịch
bệnh. Trong đó, Việt Nam đã phối hợp với các nước, vừa chia sẻ kinh nghiệm,
thông tin, đồng thời khẳng định quyết tâm hợp tác khu vực, quốc tế trong chống
dịch, nhằm cùng nhau sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Hai là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống dịch
Covid-19 cần xác định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách về tăng cường
hợp tác đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Việt Nam đã chủ động hối thúc cộng đồng quốc tế, khu vực cùng chung
tay chống lại kẻ thù chung. Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đã gửi thư tới các nghị
viện thành viên Hội đồng Liên nghị viện Asean (AIPA) kêu gọi chung tay chống
dịch Covid-19; tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Ngoại giao Asean Hoa Kỳ với chủ đề hợp tác quốc tế phòng, chống dịch Covid-19; khởi động cơ
chế ứng phó dịch bệnh khẩn cấp của khu vực Asean và với các đối tác Trung
21


Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Asean+3); tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20,
Hội nghị cấp cao trực tuyến phong trào khơng liên kết về phịng, chống dịch
bệnh.
Ngay từ khi dịch mới bùng phát, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã
sớm dự báo và có những chỉ đạo tổng thể cơng tác phịng, chống dịch, trong đó
có triển khai chiến lược “ngoại giao vaccine”. Việt Nam đã tham gia COVAX
(cơ chế bảo đảm tiếp cận vaccine toàn cầu, được đồng sáng lập bởi Liên minh
Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về vaccine
và tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc (UNICEF) tham gia với tư cách đối tác phân phối) từ sớm, tháng
12/2020, Việt Nam đã gửi hồ sơ cho cơ chế này đề xuất hỗ trợ vaccine. Trên cơ
sở đó, COVAX đã phân bổ vắc xin và cam kết cung cấp cho Việt Nam số lượng
vaccine bảo đảm tiêm chủng cho 20% dân số, tương đương với gần 39 triệu liều
vaccine ngừa Covid-19.
Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế cần nhất
quán thực hiện phương châm "giúp bạn là tự giúp mình" và tinh thần chia sẻ
quốc tế.
Trên tinh thần đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, hỗ trợ lẫn nhau
khi gặp khó khăn, Việt Nam đã dành một phần nguồn lực của mình, giúp đỡ các

nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ,
Thụy Điển, Australia, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan… trong phòng, chống dịch Covid-19. Số hàng hỗ trợ gồm
khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, quần áo bảo hộ DuPont do Việt Nam
sản xuất, giúp các nước có thêm phương tiện bảo vệ sức khỏe cho người dân. Giá
trị các lô hàng hỗ trợ có thể khơng lớn nhưng đến từ sự chân thành, chia sẻ hoạn
nạn rất kịp thời và được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao.
Những sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của bạn bè quốc tế trong cuộc
chiến đấu chống đại dịch Covid-19 nêu trên là minh chứng cho mối quan hệ tốt
đẹp giữa Việt Nam với các đối tác, bạn bè quốc tế; thể hiện sự chia sẻ trong lúc

22


khó khăn, quyết tâm cùng chung sức đồng lịng đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên
toàn cầu.
Như vậy, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, tác
động sâu sắc đến các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, tư tưởng Hồ
Chí Minh về đồn kết quốc tế là cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân
ta xây dựng và thực thi đường lối, chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế trong
phòng, chống đại dịch Covid-19. Quán triệt quan điểm của Người, chúng ta tin
rằng, Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế phát huy ý chí và sức mạnh của mỗi dân
tộc, cũng như tinh thần đoàn kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ để cùng nhau vượt
qua đại dịch Covid-19, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi quốc gia và
mọi người dân.

23



×