Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng con người mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.21 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

MƠN HỌC:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và sự
vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng con
người mới hiện nay.

Mã môn học: SS003
Lớp: SS003.L23
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Cơng Lập
SV thực hiện: Trịnh Nhật Tân

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8/2021

19522179


Tư tưởng Hồ Chí Minh
SS003.L23 – TS. Nguyễn Cơng Lập

Mục lục:
Mục lục:

2

I.


Mở đầu

3

II.

Nội dung

3

1.1.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

3

1.1.1.

Con người được nhìn nhận như mặt chỉnh thể

3

1.1.2.

Con người cụ thể lịch sử

4

1.1.3.


Bản chất con người mang tính xã hội

5

1.2.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị của con người

5

1.2.1.

Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp cách mạng
5

1.2.2.

Con người vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó.
6

1.3.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dụng con người

7

1.3.1.


“Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của
cách mạng.
7

1.3.2.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”
8

1.4.

Vận dụng

8

III. Kết luận

11

Tài liệu tham khảo

13

Tiểu luận cuối kỳ

2/13


I.


Mở đầu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được biểu hiện đa dạng và vô cùng
phong phú, thể hiện trong từng việc làm, cử chỉ và mối quan tâm của mỗi con
người. Ngồi ra, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học
rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất cả đều
tốt lên tình u vơ hạn, sự tôn trọng, thái độ bao dung và niềm tin tuyệt đối vào
con người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn
dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ
và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển
trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây
dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản ủa toàn bộ tư tưởng về
con người của Hồ Chí Minh.

II.

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác –
Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây
dụng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc
lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn
đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên
suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.
1.1.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của
“cái cá nhân” và “cái xã hội”, con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng

giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người,
tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp giải phóng xã hội và giái phóng chính bản thân con người, đó chính
là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
1.1.1.

Con người được nhìn nhận như mặt chỉnh thể

Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm
lực, thể lực, đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, đa dạng bởi
mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dịng tộc, làng xã, quan hệ
giai cấp, dân tộc…) và các mỗi quan hệ xã hội (quan hệ chính trị, văn hóa, đạo
đức, tơn giáo…). Con người ln có xu hướng vươn lên cái Chân - Thiện - Mỹ
mặc dù "có thế này, thế khác".


Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại tư cách cá nhân, vừa là
thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá
nhân hài hòa, phong phú. C.Mác đã chỉ rõ: “Con người không phải là một sinh vật
trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngồi thế giới, con người chính là thế giới con người,
là Nhà nước, là xã hội”. Khi nói về bản chất con người, C.Mác đã đưa ra một định
nghĩa nổi tiếng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa
những quan hệ xã hội”. Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu
những ý kiến của C.Mác về con người và bản chất con người một cách thấu đáo.
Từ đó, Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia
đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả
lồi người". Quan niệm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con
người một cách chung chung, trừu tượng.
Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập:
thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ, … Bao gồm cả tính người - mặt xã

hội và tính bản năng - mặt sinh học của con người. Theo Hồ Chí Minh, con người
có tốt có xấu, nhưng "dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình".
Tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật
triệt để của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật
triệt để ấy, nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trị của bản thân mình (với tư cách là
lãnh tụ), Người khơng bao giờ cho mình là người giải phóng nhân dân. Theo quan
điểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả lãnh tụ) chỉ là "đầy tớ trung thành" có
sứ mệnh phục vụ nhân dân, lãnh tụ chỉ là người góp phần vào sự nghiệp cách
mạng của quần chúng.
1.1.2.

Con người cụ thể lịch sử

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu
của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự
nghiệp đó.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù
bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái qt hóa, mà được đề cập đến một
cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh nhìn nhận con người lịch sử cụ thể trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên,
phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão, nhi đồng), nghề nghiệp (cơng nhân, nơng dân, trí
thức...), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và
quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản)…,
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.


Logic phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước
để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo
logic phát triển tư tưởng ấy, khái niệm con người của Hồ Chí Minh tiếp cận với
khái niệm vơ sản cách mạng. Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự
thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động

khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc
cách mạng duy nhất và tất yếu đạt với mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và tồn thể nhân loại khỏi mọi sự nơ dịch, áp bức. Tư tưởng đó được thể hiện
rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1.1.3.

Bản chất con người mang tính xã hội

Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động,
sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của
xã hội: hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau..., xác lập các mối quan hệ giữa người
với người.
Con người là sản phẩm của xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh,
con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm
các quan hệ: anh, em: họ hàng: bầu bạn: đồng bào, loài người. Chỉ có trong quan
hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội con người mới có lao động, ngơn ngữ,
tư duy, chế tạo công cụ lao động, mới thật sự trở thành con người đúng nghĩa.
1.2.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

1.2.1.

Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp
cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ
không phải do cá nhân anh hùng nào. Nhân dân là yếu tố quyết định thành cơng
của cách mạng. “Lịng u nước và sự đồn kết của nhân dân là một lực lượng vơ

cùng to lớn, khơng ai thắng nổi”. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ
lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù
đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng
bộ đội và cán bộ cách mạng. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực
hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh
thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lịng u nước và chí kiên
quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà
chúng ta nhất định thắng lợi.


Tấm lịng Hồ Chí Minh ln hướng về con người. Người yêu thương con
người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao
động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh “lòng thương yêu
nhân dân, thương yêu nhân loại” là “không bao giờ thay đổi”. Quan điểm này
được thể hiện “trong bầu trời không quý bằng nhân dân. trong thế giới khơng gì
mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”. Vì vậy, “vơ luận việc gì, đều do
người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “việc
dễ mấy khơng có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Nhân
dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh tổng kết
ngắn gọn: dân ta tổt lắm, dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết
nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi,
những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi khơng ra”.
Tóm lại chúng ta phải u dân, q dân, trọng dân, vì có dân là có tất cả.
Người nói: “Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế giới, khơng
có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”. Do đó, “trong xã hội khơng có
gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.
1.2.2.

Con người vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó.


Con người là động lực của cách mạng, được nhìn nhận trên phạm vi cả
nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là giai cấp cơng nhân và nơng dân. Điều
này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Vi vậy, nhà nước mới lấy cơng – nơng – trí làm nền tảng.
Giữa con người – mục tiêu và con người – động lực có tính thống nhất và
có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt
bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người – động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng
cường được sức mạnh của con người – động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được con
người – mục tiêu cách mạng. Và con người là động lực chỉ khi thực hiện hoạt
động có tổ chức, có lãnh đạo. Do đó, cần phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Nhằm phát huy tối đa vai trò động lực con người, Hồ Chí Minh đã đề cập
đến một hệ thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần) nhằm tác động vào
cái động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người, đồng thời cũng chỉ ra
những nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm đẩy phát triển theo
hướng tiến bộ. Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các trở lực trong con người và
tổ chức, trong đó “căn bệnh mẹ” là chủ nghĩa cá nhân, cực kỳ nguy hiểm, cần phải
được phê phán mạnh mẽ, kiên quyết tẩy trừ.


Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản của con người. Tuy nhiên,
không phải là mọi người đều có thể trờ thành động lực, mà phải là những con
người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh văn hóa, đạo đức,
được ni dưỡng trên nền truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam,… và được
Đảng lãnh đạo, dẫn đường. Vì vậy, tăng cường giáo dục nhân dân, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng và cách mạng.
1.3.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dụng con người
Từ quan điểm về con người đến quan điểm về xây dựng con người là một

bước phát triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Người đã nhấn
mạnh, đề cao, nêu bật vai trò của giáo dục, đào tạo, xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa và coi đó là một chiến lược lâu dài. Với câu nói nổi tiếng:
“Vì lợi ích mười năm trồng câu
Vì lợi ích trăm năm trồng
người”.
Hồ Chí Minh ln đặt lịng tin vào khả năng của giáo dục. Người chỉ rõ:
Tiền đồ của dân tộc sẽ ra sao, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục trực
tiếp quyết định.
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà
nên”.
1.3.1.

“Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách
mạng.

Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
cách mạng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo và rèn
luyện con người. Người nói đến “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng chủ
nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng
cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ “trước hết cần có những con người
xã hội chủ nghĩa” và “trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn
về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì con người,
do con người.


Con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục đào tạo theo
nghĩa hẹp. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhằm
phát huy


cao nhất mọi tiềm năng của con người. Chiến lược “trồng người” vừa mang tính
thường xuyên, cấp bách, vừa mang tính cơ bản lâu dài, phải khơng ngừng hồn
thiện, nâng cao; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và của chính bản
thân mỗi người.
1.3.2.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã
hội chủ nghĩa”

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai
mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người
truyền thống. Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội
chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ; có tác
phong xã hội chủ nghĩa; có lịng nhân ái, vị tha, độ lượng. Có thể hiểu luận điểm
này với những nội dung chính sau đây:
-

-

-

-

1.4.


Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con
người xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Không phải chờ cho kinh tế, văn hoá phát triển cao rồi mới xây dựng con
người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong con người xã
hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng con
người mới phải đặt ra từ đầu và quan tâm suốt quá trình.
“Trước hết, cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, có nghĩa là khơng
phải tất cả mọi người phải và có thể trở thành người xã hội chủ nghĩa thật
đầy đủ: thật hồn chỉnh ngay một lúc, mà chỉ có nghĩa là trước hết cần có
những người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của người xã hội chủ
nghĩa để có thể làm gương và lơi cuốn người khác và toàn xã hội xây
dựng con người mới đồng thời họ cũng khơng ngừng được hồn thiện,
được nâng cao.
Xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển tồn
diện: Đức, trí, thể, mỹ. Hồ Chí Minh hay nhắc nhiều đến đức và tài. hồng
và chuyên, song không hề coi nhẹ việc rèn luyện thể lực và giáo dục thẩm
mỹ cho con người nhất là thanh, thiếu niên.

Vận dụng
Ở nước ta trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chiến lược con
người được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của sự phát triển đất nước
và là nguồn lực quyết định để đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới. Bởi vì, suy cho cùng
mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là phải hướng tới phục vụ
con người, giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con
người,


tạo cơ hội và điều kiện để con người tham gia làm chủ vào quá trình sáng tạo xã
hội. Tư tưởng về chiến lược con người của Đảng ta đặt trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin trong đó tư tưởng C.Mác ln ln là nền tảng. Ở Việt Nam, tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Do vậy, sự nghiệp cách mạng và tiến trình lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta in đậm dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng về con người.
Từ việc tiếp thu những tư tưởng, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số rất ít người Việt Nam đã tiếp cận sớm nhất
và sâu rộng nhất vấn đề quyền con người, và chính bản thân Người đã phấn đấu
hy sinh suốt đời cho việc thực hiện quyền con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người là sự kế thừa và kết tinh những giá trị tư tưởng nhân văn truyền
thống của dân tộc ta và tư tưởng nhân quyền tiến bộ của nhân loại. Người cho
rằng, chúng ta đã hy sinh làm cách mạng thì nên làm cho đến nơi, để khỏi hy sinh
nhiều lần, để giao quyền cho dân chúng số nhiều, để bảo đảm cho dân chúng được
hạnh phúc. Cách mạng "làm cho đến nơi" chính là cách mạng vơ sản, cách mạng
xã hội chủ nghĩa - con đường duy nhất để cứu nước, giải phóng dân tộc, giải
phóng con người, bảo đảm thực hiện quyền con người.
Từ quan điểm trên, để xây dựng, phát triển con người Việt Nam, cần phải
giải quyết tốt các vấn đề cơ bản sau:
-

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, của dân, do dân, vì dân.
Tiếp tục hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Từng bước hoàn thiện và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực.
Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, triển khai và đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo.
Xây dựng mơi trường văn hóa.

Chính vì lẽ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn đặt công cuộc đổi mới

trong mối quan hệ với việc giải quyết vấn đề con người nói chung, trong xây dựng
con người nói riêng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội thông qua tại Đại hội lần thứ VII (tháng 6-1991) đã xác định vấn
đề con người là một trong sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
ta xây dựng. Đó là “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, làm
theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển tồn diện cá nhân”.


Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương, khóa VIII, Đảng ta
chỉ rõ: xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những
đức tính: Có tinh thần u nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên thốt khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đoàn kết với
nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội; Có ý thức tập thể, đồn kết phấn đấu vì lợi ích chung; Có lối
sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng
kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái; Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật,
năng suất lao động cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội;
Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể
lực.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định, “xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể
chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng
nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã
hội, văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế
thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy ý chí độc lập tự cường, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Con
người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn

trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của
dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.... chăm lo xây dựng con người
Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân; có tri
thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế
chân chính”.
Như vậy! Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta,
Bác Hồ luôn xác định: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển; một tư tưởng nổi bật của đường lối đổi mới, của thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa
– hiện đại hóa là xây dựng và phát huy nhân tố con người, đặt con người vào vị trí
trung tâm của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì sự tha hóa, lối sống xa hoa, phù
phiếm, giả dối, cá nhân, vị kỷ, vơ cảm ... có xu hướng ngày càng phát triển, bệnh
thành tích và hình thức ngày càng lan rộng; đạo đức, lối sống, nhân cách của
người Việt Nam nhiều nơi, nhiều lúc đang ở mức báo động.


Từ thực trạng đó, trong thời gian tới, Đảng ta xác định cần phải xây
dựng, phát triển con người Việt Nam để đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh cơng
nghiệp hố,


hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế. Trong xây dựng, phát triển con người
C.Mác đã đưa ra luận điểm: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hồ những quan hệ xã hội.” Quan điểm của C.Mác chỉ ra rằng: Khơng có con
người trừu tượng, thốt ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Bản chất con
người hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực. Đó là những con
người cụ thể, sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể, một thời đại cụ thể. Trong
điều kiện cụ thể đó, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại

và phát triển. Mặt khác, tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản
chất của con người. Các quan hệ này tổng hoà với nhau có nghĩa là chúng có vai
trị, vị trí khác nhau nhưng không tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau,
thâm nhập vào nhau. Qua đó, Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: Con người
vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử.
Từ quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta hoàn tồn có thể
suy luận: Muốn thay đổi bản chất con người phải thay đổi các quan hệ hiện thực
của nó mà cơ bản là các quan hệ xã hội con người đang sống. Muốn xây dựng một
xã hội tiến bộ vì con người thì phải xố bỏ tất cả các quan hệ làm tha hố con
người, phải giải phóng con người khỏi mọi sự tha hố, trả lại vị trí làm chủ và
sáng tạo cho con người.
Vì vậy, khi nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng con người phải đi sâu phân
tích những quan hệ kinh tế, xã hội đã làm nên con người. Mỗi con người luôn luôn
bị chi phối, quyết định bởi các quan hệ kinh tế - xã hội, đó là quan hệ kinh tế hiện
thực, là quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền .... Và việc xây
dựng con người, điều có ý nghĩa quyết định là biến đổi những quan hệ kinh tế - xã
hội.
Tóm lại, việc thực hiện tốt các vấn đề trên sẽ góp phần vào việc xây dựng,
phát triển con người Việt Nam, trong đó, mỗi người kế thừa tinh hoa trong nhân
cách văn hóa Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng nhân cách con người Việt Nam
với các giá trị văn minh mới của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.

III.

Kết luận

“Trồng người” là cơng việc “trăm năm”, khơng thể nóng vội “một sớm
một chiều”, không thể làm một lúc là xong, cũng khơng phải tùy tiện, đến đâu hay
đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong

suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Vì
vậy


không được coi nhẹ, sao nhãng sự nghiệp giáo dục. Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là một hình mẫu con người nhân văn của thời đại mới. Trong con người
Hồ Chủ tịch là sự thống nhất giữa lịng u thương con người với lịng tin, sự tơn
trọng và ý chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động. Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất
quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy được thể hiện
qua đường lối lãnh đạo cách mạng và qua các chủ trương chính sách của Đảng
trong suốt q trình Đảng lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư
tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Con người Việt
Nam đang là trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện"; đang là động lực
của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”.


Tài liệu tham khảo
[1]

Đại úy Nguyễn Khắc Tùng. “Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Xây
Dựng Con Người Mới Xã Hội Chủ Nghĩa Hiện Nay.” Ban Quản Lý Lăng
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, />[2] Tâm Trang. “Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Con Người.” Ban Quán Lý
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hop/960-tu-tu-ng-h-chi-minh-v-con-ngu-i.html.
[3] Lê Xuân Đức. “Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người.” Báo

Thanh Hóa, 17/5/2020, minh-ve-con-nguoi/118914.htm.
[4] Lê Xuân Ðức. “Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người.” Báo Nhân Dân,
16/5/2020, />[5] Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Trà My. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng văn hóa con người.” Đảng Bộ Huyện Nam Trà My,
/>up=210&NID=3124&tu-tuong-ho-chi-minh-ve-xay-dung-van-hoa-connguoi.
[6] Gia Phúc. “Xây Dựng Con Người Mới Của Đảng Ta Theo Tư Tưởng Hồ
Chí Minh.” Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Bình Phước,
/>[7] Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng con người mới.
loigiaihay.com, />[8] Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người. loigiaihay.com,
/>[9] “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của con người.” Cộng đồng học
tập 24h, 2/8/2016, cua-con-nguoi.
[10] GT học phần Tư tưởng HCM (K) Tr69 -Tr141.pdf
[11] GT học phần Tư tưởng HCM (C) Tr141-Tr216.pdf



×