Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Mỹ thuật 4 - Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.79 KB, 6 trang )

Mỹ thuật 4
Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI

I/ Mục tiêu : HS nhận biết được các bộ phận và các động tác của con
người khi hoạt động .
-HS làm quen với hình khối điêu khắc ( tượng tròn) và nặn được dáng
người đơn giản theo ý thích .
-HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người .
II/Chuẩn bị :SGK, SGV .
Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh
như tò he, con rối , búp bê…
-Bài tập nặn của hs các lớp trước . Chuẩn bị đất nặn.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét :
-GV giới thiệu một số tượng người , tượng dân gian dể HS quan sát
nhận xét : Dáng người (đang làm gì )?
-Các bộ phận (đầu, mình, chân, tay).
-Chất liệu để nặn , tạc tượng( đất ,gỗ , )
-Gợi ý HS tìm một ,hai ,ba dáng người đeer nặn như: Hai người đấu
vật, ngồi câu cá ,ngồi học ,múa ,đá bóng …
Hoạt động 2: Cách nặn dáng người .
Có hai cách nặn:
-Nặn từng bộ phận: đầu, mình, chân, tay.
-Gắn đính các bộ phận thành hình người …Hoặc nặn từ một thỏi đất .
-Tạo thêm các chi tiết : mắt ,tóc ,bàn tay,bàn chân,nếp quần áo hoạc
các bộ phận liên quan đến nội dung như quả bóng ,con thuyền, cây ,nhà ,
con vật …
GV gợi ý cho hs tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật,
ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn …
Tạo dáng cho phù hợp với nội dung động tác của nhân vật.
Hoạt động 3: Thực hành .


GV giúp hs lấy lượng đất cho phù hợp với vói từng bộ phận
So sánh hình dáng tỷ lệ để cắt gọt, nắn và sửa hình.
Gắn ghép các bộ phận
Tạo dáng nhận vật các dáng như chạy nhảy dùng dây thét hoặc que đẻ
làm cốt cho vững.
Gợi ý HS sắp xếp hình nặn thành đề tài theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá .
GV gợi ý HS đánh giá nhận xét các bài tập nặn
HS cùng GV lựa chọn và xếp loại bài tập.
Dặn dò :Quan sát kiểu chữ nét thanh , nét đậm và nét đều trên sách
báo tạp chí…




Mỹ thuật 4
VẼ TRANG TRÍ : TÌM HIỂU VỀ
KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU

I/ Mục tiêu : Hs làm quen với kiểu chữ nét đều. Nhận ra đặt điểm và
vẻ đẹp của nó
Hs biết sơ lượt về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ
có sẵn
Hs quan tam đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc
sống hàng ngày
II/Chuẩn bị :bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm và chữ nét đều ( để so
sánh )
Một bìa cứng có kẻ các ô vuông đều tạo nhau tạo thành hình chữ nhật
cạnh là 4-5 ô
Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông

trong bảng
III/ Hoạt động dạy và học :
Giới thiệu : giới thiệu vài dòng chưc nét đều để hs thấy được vẻ đẹp
và cách sử dụng chữ nét đều
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Gv giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh, nét đậm để hs
phân biệt 2 kiểu chữ này
+ Chữ nét thanh, nét đậm có đặc điểm như thế nào ?( chữ có nét to,
nét nhỏ )
+ chữ nét đều có dặc điểm như thế nào ? ( các nét chữ đều bằng nhau,
tạo cho chữ cắc khỏe, rõ ràng )
Dùng chữ nét đều để làm gì ?( thường dùng để kẻ khẩu hiệu, dùng
tròn tranh cổ động in ấn sách báo )
+ chiều cao của chữ trong dòng kẻ như thế nào ?( bằng nhau )
+ chiều rộng của các chữ trong dòng kẻ như thế nào ? ( không băng
nhau: rộng phát như chữ S,O,Q, M hẹp là các chữ D, H,X,V,K,N,C,T,Y…)
Hình dạng bè ngoài của các chữ khác nhau
Hoạt động 2:cách kẻ chữ nét đều, gv yêu càu hs quan sát hình 4 trang
57 sgk để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng
Giới thiệuhinhf 5 trang 57 sgk để các em nhận ra cách kẻ chữ có nét
cong R,S,B,P
ở các chữ nét cong cần xác định tâm rồi dùng compa để vẽ dườnd
cong
Hoạt động 3:thực hành
Yêu cầu hs vẽ màu vào dòng chữ cho sẵn
Chú ý ; không vẽ màu lem ra ngoài
Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá
Cho hs nhận xét bài tô đẹp , đều, màu tô không lem ra ngoài, tuyên
dương bài tô đẹp
Dặn dò : bài sau em vẽ teanh đề tài trường

×