Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Trình bày những nội dung cơ bản về an ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA NGÔN NGỮ ANH

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021-2022
Đề tài bài tập lớn:Trình bày những nội dung cơ bản về An ninh
phi truyền thống và các mối đe dọa AN PTT ở Việt Nam.Liên hệ
trách nhiệm của sinh viên?
Họ và tên sinh viên/học viên:Trần Thị Trang Nhung
Mã học viên/sinh viên:2111503014
Lớp:DH11NA2
Tên học phần:Cơng tác quốc phịng và an ninh
Giảng viên hướng dẫn:Tiến Thị Mai

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2022


Nội dung cơ bản về An ninh phi truyền thống:
a) An ninh phi truyền thống
Thuật ngữ an ninh phi truyền thống bắt đầu được nói đến vào những năm 80 của
thế kỷ XX, sử dụng nhiều trong thập niên đầu thế kỷ XXI, an ninh phi truyền thống trở
thành một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế, hợp tác
song phương, đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức cũng như các chủ thể khác
trong quan hệ quốc tế đương đại. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách
hiểu, quan niệm về an ninh phi truyền thống. Giới nghiên cứu trong nước và quốc tế
hiện nay chưa thống nhất được một khái niệm hoàn chỉnh xung quanh thuật ngữ này.
Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận, hoàn cảnh cụ thể mà từng nhà
nghiên cứu đưa ra quan niệm khác nhau về an ninh phi truyền thống.
Trong giới nghiên cứu phương Tây, có quan niệm cho rằng, an ninh quốc gia
không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự
qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi


truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh
mơi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con người. Hoặc quan
niệm khác: An ninh phi truyền thống là thách thức đối với sự tồn vong và thịnh vượng
của các quốc gia, dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn gốc phi quân sự, chẳng
hạn như thay đổi khí hậu, suy thối mơi trường xun biên giới và nguồn tài nguyên
cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư bất hợp pháp, tình trạng thiếu lương thực,
bn lậu, bn bán ma t và các hình thức khác của tội phạm xuyên quốc gia…
Tại châu Á, Trung Quốc là nước có khá nhiều học giả nghiên cứu về an ninh phi
truyền thống. Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11-9-2011 lực lượng khủng bố tấn cơng tịa
tháp đơi Trung tâm Thương mại thế giới tại New York; thế giới liên tiếp xảy ra các
cuộc khủng bố ở nhiều nơi, cộng thêm tình trạng bạo lực, dịch bệnh diễn ra trong và
ngồi biên giới Trung Quốc... thì giới nghiên cứu ở quốc gia này gia tăng mức độ quan

1


tâm đến các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Theo giới học giả Trung Quốc, các
vấn đề an ninh phi truyền thống ở Trung Quốc hiện nay được chia thành 05 nhóm:
(1) Vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm bảo vệ môi
trường, phát triển tài ngun, mơi trường sinh thái tồn cầu và kiểm sốt phịng chống
dịch bệnh.
(2) Các mối đe dọa an ninh đến sự ổn định khu vực và quốc tế, bao gồm an ninh
kinh tế, an ninh xã hội, quyền con người và người tị nạn.
(3) Tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả buôn người và bn bán ma
túy.
(4) Tổ chức tồn tại ngồi nhà nước/phi quốc gia thách thức trật tự quốc tế, lớn
nhất là sự đe dọa của khủng bố quốc tế.
(5) Vấn đề an ninh gây ra bởi phát triển công nghệ và tồn cầu hóa, bao gồm cả
an ninh mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di truyền.
Ở cấp độ hợp tác, tổ chức khu vực, an ninh phi truyền thống cũng được đưa ra

thảo luận và có quan niệm cụ thể, rõ ràng, tiêu biểu như trong tuyên bố chung ASEAN
- Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh lần thứ sáu giữa các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và Trung Quốc tại thủ đô Phnôm Pênh nước Campuchia ngày 1-11-2002. An
ninh phi truyền thống được hiểu là những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia,
đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời
tạo ra những thách thức mới đối với hịa bình, ổn định trong và ngoài khu vực. Cũng
trong tuyên bố này, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc bày tỏ sự quan ngại về
những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma túy, buôn
bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế
quốc tế và tội phạm công nghệ cao. Đồng thời, Hội nghị xác định nội dung hợp tác về
các vấn đề “an ninh phi truyền thống” bao gồm các cơ chế và khả năng hợp tác cụ thể

2


về: phòng chống tội phạm ma túy; phòng chống tội phạm buôn bán người; chống cướp
biển; chống tội phạm khủng bố; chống bn lậu vũ khí; chống tội phạm rửa tiền; chống
tội phạm kinh tế quốc tế; chống tội phạm cơng nghệ cao.
Nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính của tổ chức quốc tế, theo Liên hợp quốc, an
ninh phi truyền thống bao gồm bảy lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi
trường, con người, cộng đồng và chính trị.
Đối với nước ta, trước Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tuy chưa chính
thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống nhưng đã từng chỉ ra những dấu hiệu,
những vấn đề của an ninh phi truyền thống. Đại hội VIII của Đảng cho rằng: “Thế giới
đứng trước nhiều vấn đề có tính tồn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về
dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo...), khơng một quốc gia nào
có thể tự giải quyết, mà phải có sự hợp tác đa phương” [1]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục
khẳng định và bổ sung thêm vấn đề chống tội phạm quốc tế vào nội dung này. Đại hội
X bổ sung và phát triển: “Nhiều vấn đề tồn cầu bức xúc địi hỏi các quốc gia và các tổ

chức phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước
nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng di cư; tình trạng khan hiếm
nguồn năng lượng, cạn kiệt tài ngun, mơi trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn
biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội
phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng”[2].
Tại Đại hội XI Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền
thống với các vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo vệ mơi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phịng ngừa và hạn chế dịch bệnh hiểm
nghèo. Đại hội XII của Đảng chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như: An ninh tài chính, an
ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. Đồng thời, có lưu ý đến
“các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa an ninh phi
truyền thống và an ninh truyền thống. Có thể liê {t kê nhiều hơn nữa các quan niê {m về

3


an ninh phi truyền thống, nhưng tựu trung, các quan niệm nêu trên có thể xếp theo hai
trường phái:
Trường phái thứ nhất quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng hợp,
bao gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. An ninh phi truyền
thống không đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái niệm an
ninh truyền thống lấy an ninh quân sự làm trung tâm. Căn cứ xuất phát của quan niệm
này là do tính tương đối của an ninh phi truyền thống, một mối đe dọa an ninh phi quân
sự có thể chuyển hóa thành xung đột vũ trang, chiến tranh.
Trường phái thứ hai quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh
truyền thống, không bao hàm an ninh quân sự. Trường phái thứ hai rõ ràng hơn về mặt
ngữ nghĩa, nhưng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền thống có thể dẫn tới
xung đột, chiến tranh. Ở Việt Nam, quan niệm của Đảng ta tiếp cận theo trường phái
này, tức quan niệm an ninh phi truyền thống là đối lập với an ninh truyền thống, nghĩa

là không bao gồm các lĩnh vực an ninh quân sự.
Từ những khái quát trên, có thể hiểu: “An ninh phi truyền thống có thể hiểu là
một loại hình an ninh xun quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây
ra, có ảnh huởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển về an ninh của mỗi nước, cả khu
vực và toàn cầu”[3].
Nội đung của an ninh phi truyền thống là những vấn đề bức thiết đang nổi lên
hiện nay như: Tài nguyên, môi trường sinh thái; bùng nổ dân số, xung đột dân tộc, tơn
giáo, nghèo đói bệnh tật, tội phạm... An ninh phi truyền thống ngày càng có biểu hiện
sâu đậm trong đời sống quốc tế và thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu. Q trình
tồn cầu hóa càng phát triển thì theo đó, an ninh phi truyền thống càng lan rộng trong
xã hội.
b) Một số đặc điểm chủ yếu của an ninh phi truyền thống

4


Dù cịn nhiều quan niệm rất khác nhau, song có thể hiểu một số đặc điểm chủ
yếu của an ninh phi truyền thống như sau:
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu vực
hoặc tồn cầu, mang tính xun quốc gia. Nó có thể phát sinh từ một quốc gia này
nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến quốc gia khác như biến
đổi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh lây lan nhanh ở người, gia súc và cây trồng...
- An ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tổ chức
ngồi nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành; còn an ninh truyền thống là xung
đột giữa quân đội các nhà nước.
- An ninh phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con người hoặc cộng
đồng, rồi quốc gia - dân tơ {c; cịn an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền
lãnh thổ quốc gia - dân tô c{ , uy hiếp an ninh quốc gia.
- An ninh phi truyền thống có cả những vấn đề mang tính phi bạo lực về kinh
tế, văn hóa, mơi trường, an ninh mạng, dịch bệnh... và những vấn đề mang tính bạo

lực, nhưng đó là bạo lực phi qn đơ i{ như: Khủng bố, tội phạm có tổ chức...
- Giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống cần nhấn mạnh đến hợp tác, sử
dụng biện pháp ngoại giao, kể cả ngoại giao giữa quân đội các nước. Còn giải quyết
vấn đề an ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang - quân sự là chính, còn
ngoại giao là hỗ trợ.
- Về mặt thời gian, an ninh phi truyền thống xuất hiện muộn hơn an ninh truyền
thống. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống đã
xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử như: Dịch bệnh, khan hiếm lương thực, khủng bố,..
nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy mô chưa lớn, truyền thông chưa phát triển
hoặc vấn đề quyền con người chưa được quan tâm, nên ít hoặc khơng được nhìn nhận
một cách đầy đủ. Cịn ngày nay, do tác động của tồn cầu hóa, mặt trái của sự phát
triển khoa học - công nghệ, sự mở rộng các phương tiện truyền thông đa phương tiện,..

5


các vấn đề an ninh phi truyền thống có điều kiện phát tác nhanh, lan tỏa rộng, ảnh
hưởng lớn, trở thành mối quan tâm toàn nhân loại.
- An ninh phi truyền thống hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài, vì nó
tác động đến các yếu tố mang tính hạt nhân hoặc bệ đỡ cho ổn định và phát triển cá
nhân con người, cộng đồng xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng kỹ thuật chiến lược và
môi trường sống.
- An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái niệm an
ninh tồn diện. Vì vậy, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống cùng tác động
đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia,... bảo đảm ổn định và phát triển của quốc
gia.
c) Những tác động của thách thức an ninh phi truyền thống đến các quốc gia
Các thách thức an ninh phi truyền thống, điển hình như vấn đề an ninh môi
trường, tội phạm công nghệ cao, di cư bất hợp pháp,.. không chỉ đe dọa an ninh con
người, an ninh kinh tế, an ninh lương thực,... mà còn là một trong những nguy cơ lớn

đe dọa an ninh quốc gia và sự tồn vong của nhân loại. Những thách thức này thường
lan tỏa rất nhanh qua nhiều quốc gia và để lại những hậu quả lâu dài. Các mối đe doạ
an ninh phi truyền thống không chỉ là vấn đề cấp bách, mà còn là vấn đề thường xuyên,
lâu dài, liên quan tới toàn nhân loại.
- Biến đổi khí hậu tồn cầu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của an ninh môi
trường và đã trở thành thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất mà thế giới đang
phải đối mặt. Biến đổi khí hậu toàn cầu đã nổi lên như một yếu tố thách thức và tiềm
ẩn nguy cơ cho sự tồn tại trong tương lai của các quốc gia. Biến đổi khí hậu gây ra các
biến động khơng có lợi về mơi trường, gây khủng hoảng sinh thái, từ đó đe dọa tới an
ninh con người, an ninh quốc gia. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, băng
tan, nước biển dâng; các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, sóng thần, động đất,
hạn hán, giá rét kéo dài… ảnh hưởng tới tính mạng con người, gây suy thoái kinh tế,

6


xung đột và chiến tranh, mất đa dạng sinh học, phá huỷ hệ sinh thái, thiếu lương thực
và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh…
- Di cư bất hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau đang là vấn đề an ninh phi
truyền thống cần phải được ngăn chặn. Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với làn
sóng di cư bất hợp pháp ở nhiều nơi, thực tế các cuộc di cư này đều rất mạo hiểm, tiềm
ẩn nhiều rủi ro về tính mạng. Theo Cơ quan quản lý biên giới Liên hiệp châu Âu (EU)
Frontex ước tính, trong năm 2014, số người nhập cư trái phép vào khu vực này tăng
gần gấp ba lần, với 276.000 trường hợp so với năm trước đó, trong đó có 220.000
người đi qua Địa Trung Hải. Libya và Syria là những quốc gia di cư bằng đường biển
đến châu Âu đơng nhất. Ngồi ra, tình trạng di cư từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là
Đông Nam Á cũng đáng báo động. Trong số đó, có nhiều người đã thiệt mạng ngay
trên đường đi sang châu Âu. Một trong những thảm hoạ tồi tề nhất trong cuộc khủng
hoảng di cư ở Địa Trung Hải, đó là hơn 700 người thiệt mạng trên một con tàu đánh cá
chở người di cư bất hợp pháp đến châu Âu bị lật ngoài khơi Libya tháng 4 năm 2015.

Gần đây nhất là tháng10 năm 2019 sự việc 39 người Việt Nam thiệt mạng trong vụ di
cư bất hợp pháp sang Anh quốc đã để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Di cư bất hợp pháp là vấn đề xuyên biên giới, cần phải được kiểm soát và ngăn
chặn, bởi lẽ nó tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng về mặt xã hội, chính trị và kinh tế.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra sự gia tăng về tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng di
cư tự do. Những người hành nghề mại dâm chủ yếu là người di cư, mặt khác cũng làm
lan truyền, phát tán các dịch bệnh sang vùng khác mà khó kiểm sốt được. Những dịch
bệnh do đông dân như lao, HIV, bệnh ngồi da, ký sinh trùng, dịch COVID-19... cũng
trở nên khơng thể kiểm soát được trong các cộng đồng di dân tự do.
- Tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và phương thức thực hiện tinh vi
hơn là thách thức an ninh phi truyền thống nổi bật trong bối cảnh bùng nổ cơng nghệ
cao trên tồn thế giới. Hiện nay, tội phạm công nghệ cao rất phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới, với thủ đoạn chính là tấn cơng máy tính, mạng máy tính; lợi dụng lỗ hổng bảo

7


mật web, tấn công, truy cập, lấy cắp, phá hoại dữ liệu, lừa đảo dưới nhiều hình thức;
phát tán virus, phần mềm gián điệp; sử dụng trái phép trong các dữ liệu của máy tính
khơng được phép của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền; đưa trái phép, lan
truyền các thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng lên mạng xã hội... Nguy hiểm hơn, tội
phạm công nghệ cao cịn thực hiện tấn cơng hệ thống hạ tầng thơng tin, truyền thông
quốc gia, gây ảnh hưởng đến an ninh, hồ bình thế giới.
Tội phạm cơng nghệ cao thường để lại các hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng tới
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với tốc độ nhanh chóng, gây hậu quả khơn
lường về kinh tế - xã hội, thậm chí là tác động tới vấn đề chính trị. Theo thống kê chưa
đầy đủ của các chuyên gia an ninh mạng Hoa Kỳ, nước này mỗi năm thiệt hại từ 550
triệu đến 13 tỷ USD do các tội phạm công nghệ cao gây ra. Theo các chun gia quốc
phịng Mỹ, các cuộc tấn cơng mạng là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất
mà Mỹ đang phải đối mặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát đã

gây ra nhiều hệ lụy bất ổn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, nó đã tác
động đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội của người dân, gây khó khăn cho
cơng tác quản lý xã hội của mỗi quốc gia.

Những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù, nằm trên dải khí
hậu xích đạo nhiệt đới, nên chịu tác động rất nặng nề từ an ninh phi truyền thống, nhất
là những mối hiểm họa từ thiên tai, bão lụt, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các loại
dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm H5N1, AIDS, Covid-19…). Cùng với đó, những vấn đề
về bn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường… đã và
đang tác động mạnh mẽ đến an ninh của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu, rộng, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, chúng ta cũng đang phải đối

8


mặt với khơng ít thách thức, trong đó có thách thức từ các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống trên các lĩnh vực, cụ thể:
- Mối đe dọa từ an ninh kinh tế. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế, an ninh kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia. Thực tế các
cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua đã chứng minh một cách sâu sắc hơn vai
trò trung tâm của an ninh kinh tế trong an ninh quốc gia. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt
Nam đã thốt khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển trở thành nước đang phát
triển. Tuy nhiên, năng lực điều hành, quản lý vĩ mơ nền kinh tế cịn nhiều yếu kém; cơ
chế, chính sách cịn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các loại tội phạm hoạt động gây tổn
thất cho các lợi ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất lịng tin của nhân dân; nguy cơ
tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế; nguy cơ tham nhũng vẫn còn tồn tại.
- Mối đe dọa từ an ninh xã hội . Hiện nay, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị
trường đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập bên trong nước ta chưa thể giải quyết được

dẫn đến những mâu thuẫn tích tụ trong lịng xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội.
Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, tôn giáo, dân tộc nhưng vẫn
chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc, nhất là tại
các vùng chiến lược. Ở hầu hết các địa phương đều tồn tại các vụ khiếu kiện đông
người đặc biệt phức tạp kéo dài.
- Mối đe dọa từ an ninh nội bộ . Mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập
đã tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh những vấn đề
phức tạp mới trong nội bộ, đe doạ đến sự ổn định và phát triển của chế độ chính trị và
nhà nước. Khơng ít cán bộ, đảng viên bị lung lạc ý chí, bị tác động bởi luận điệu chiến
tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo
lắng về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận thắng lợi của
cách mạng; mơ hồ mất cảnh giác, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải “cải cách”,
“mở rộng dân chủ”. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí ở cả cán bộ
quản lý cấp cao suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, hách dịch,

9


xa dời quần chúng đã và đang làm giảm sút uy tín của Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến
hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền.
- Mối đe dọa từ an ninh thông tin . Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại, nhất là sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin tồn cầu đã cho ra đời những cơng cụ
vơ cùng tiện ích, đó là Internet và cơng nghệ liên lạc khơng dây. Tuy nhiên, nhìn dưới
góc độ an ninh, các công cụ này cũng đang trở thành hiểm họa đối với sự ổn định và
phát triển bình thường của các nước. Internet đang được coi là “chiến trường thứ 5”
trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người. Làm cho an ninh thông tin, nhất là an
ninh mạng đang thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước,
trong đó có Việt Nam.
- Mối đe dọa từ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Thời gian gần
đây, tình hình tranh chấp Biển Đơng diễn biến hết sức phức tạp. Các nước và các bên

có liên quan ở Biển Đơng đều có những động thái để tun bố và khẳng định chủ
quyền của mình. Đặc biệt, Trung Quốc thực hiện mưu đồ “độc chiếm Biển Đơng” liên
tiếp có những hành động khiêu khích và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt
Nam. Họ ngang ngược nêu yêu sách về chủ quyền “đường chữ U 9 đoạn” hay còn gọi
là “đường lưỡi bị” chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông. Trong vùng biển và vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động như
cấm đánh bắt cá, gia tăng các hoạt động khống chế và uy hiếp ngư dân Việt Nam trên
Biển Đơng, liên tục cho tàu hải giám, ngư chính tuần tra…
- Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế. Đối với Việt Nam, hiện nay các hoạt động
khủng bố quốc tế như đã diễn ra trên thế giới chưa xảy ra, bởi Việt Nam không phải là
mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố, khơng có xung đột lợi ích, đồng thời các tổ chức
khủng bố quốc tế cũng chưa có cơ sở xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối đe dọa
khủng bố tại nước ta cũng đang hiện hữu, bởi ở trên lãnh thổ Việt Nam đang có các
mục tiêu chính trị của Mỹ và các nước phương Tây.

10


- Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu tồn cầu . Theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu
dài hạn năm 2019 của tổ chức German watch tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu năm 2018 (COP 24) diễn ra ở Ba Lan từ ngày 02 đến ngày 1412-2018, Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu.
Số liệu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cũng cho thấy,
trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất
tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, nền kinh tế thiệt hại bình quân lên
tới 1,5% GDP hằng năm. Bình quân mỗi năm Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 6 - 7
cơn bão.
Ngoài những mối đe dọa của an ninh phi truyền thống trên, cịn có các mối đe
dọa từ an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh văn hóa, an ninh dịch bệnh…
Hiện nay, nước ta cũng đang phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống
khác của thế giới và khu vực. Những mối đe doạ này đã được Nhà nước ta thống nhất

quan điểm trong hợp tác với các nước ASEAN và một số nước khác (Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU), đó là: bn bán ma t, bn người, cướp biển, bn lậu vũ
khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao, cạn kiệt tài nguyên,
thiên tai, dịch bệnh... Việc xác định rõ các mối đe doạ an ninh phi truyền thống là cơ sở
quan trọng để chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, biện pháp, xây dựng phương
án và tăng cường hợp tác với các nước.
Trách nhiệm của sinh viên:
-Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với an ninh con
người, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và an ninh nhân loại
-Chủ động, tích cực phịng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
-Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn xã hội trong quản trị và
kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

11


-Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về phịng ngừa, kiểm sốt và ứng phó với các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác nhau để đầu tư cho hoạt động
phịng ngừa, kiểm sốt, ứng phó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

12



×