MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI...................................................................2
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................2
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................2
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................2
II. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................3
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................3
II.1.1. Một số khái niệm liên quan..............................................................................3
II.1.2. Hiện tượng giao thoa trong tiếng Ê đê.........................................................4
II.1.3. Hiện tượng hòa mã......................................................................................4
II.1.4. Hiện tượng chuyển mã................................................................................5
II.1.5. Một số nét điển hình về tâm lí của học sinh người Ê đê khi bắt đầu học tiếng Việt. 5
II.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................6
II.2.1. Khái quát về người Ê đê ở tỉnh Dăk Lăk.....................................................6
II.2.2. Trường THPT Trường Chinh – EaH’leo- nơi giao thoa giữa hai ngôn ngữ. 7
II.2.3. Khái quát về tiếng Ê đê ..............................................................................7
II.2.4. Thực trạng của vấn đề.....................................................................................9
II.3. NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................20
II.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp...................................................................20
II.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:......................................20
II.3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp:....................................................................22
II.3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:......................................................30
II.3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu:.............................30
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ......................................................................33
III.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................33
III.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................34
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT
HS
ct
cn
cn
C-V
Trung học phổ thông
Học sinh
Chính tả
Chủ ngữ
Vị ngữ
Chủ - Vị
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tình trạng học sinh các cấp phát âm sai, viết sai từ, sai ngữ pháp, dùng
từ không đúng phong cách ngôn ngữ của tiếng Việt đang lên đến mức báo động. Thực
trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp dưới mà thậm chí ngay cả sinh viên bậc
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũng mắc phải.
Đó là do học sinh chưa thích học, chưa thích đọc sách báo lại thiếu ý thức rèn
luyện ngôn ngữ tiếng Việt nâng cao kiến thức. Và khả năng vận dụng ngơn từ của các
em cịn yếu kém, mắc nhiều lỗi về chữ và nghĩa của câu. Có học sinh khi kiểm tra đã
quen ỉ lại vào sách học tốt mà học thuộc lòng và chép y nguyên lời giải vào bài kiểm
tra nên khơng phát huy được tính tích cực của mình. Khi tự viết một bài làm văn thì
học sinh lại mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp. Phương pháp dạy học phân mơn
Tiếng Việt trong tích hợp Ngữ văn cho học sinh THPT đã được đề cập trong nhà
trường. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa được ứng dụng có hệ thống trong chương
trình Ngữ văn. Nhất là chưa có một chương trình ứng dụng cụ thể, đặc thù dạy học cho
học sinh dân tộc Ê đê ở trường THPT.
Đối với học sinh các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và học sinh là người Ê đê
nói riêng thì ngay từ đầu khi tiếp xúc với tiếng Việt những học sinh này đã gặp phải rất nhiều
khó khăn đặc biệt là chưa sử dụng đúng theo chuẩn mực của tiếng Việt. Khi đọc, nói và viết
tiếng Việt những học sinh này thương mắc phải khá nhiều lỗi và để chỉnh sửa các lỗi này thì
khơng phải là vấn đề dễ dàng, nhất là khi tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của những học sinh này ít có
điểm tương đồng.
Cho nên trong những năm qua, giáo viên bộ môn Ngữ văn ở trường THPT
Trường Chinh - EaH’leo và cả những giáo viên dạy trên địa bàn các huyện có học sinh
Ê đê cư trú đang gặp nhiều khó khăn trên con đường đi tìm những phương cách tháo
gỡ tình trạng này. Nó trở thành một vấn đề bức thiết ở trường phổ thông, nhất là những
trường phổ thông ở vùng sâu vùng núi. Đứng trước tình hình ấy, tơi đã nghiên cứu và
tìm ra một số biện pháp thiết thực, phù hợp để khắc phục những lỗi khi sử dụng tiếng
Việt của học sinh dân tộc Ê đê ở cấp THPT qua dạy học Ngữ văn. Nhờ thế, nó giúp các
em hạn chế việc mắc lỗi tiếng Việt và góp phần thực thi đổi mới phương pháp dạy học
trong nhà trường THPT hiện nay.
Và để tìm ra được những cách thức giúp học sinh là người Ê đê có thể học tiếng Việt
được tốt hơn đặc biệt là trong cách sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. Và có thể
sử dụng tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt hơn. Đó là lí do mà tơi lựa chọn đề tài:
Khắc phục lỗi khi sử dụng tiếng Việt đối với học sinh dân tộc Ê đê tại trường THPT tại địa
bàn Đắk Lắk.
2
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của nghiên cứu là để chỉ ra những lỗi thường mắc phải trong khi sử dụng tiếng
Việt của HS người Ê đê và để tìm ra được những biện pháp tốt nhất giúp cho học sinh người Ê
đê có thể khắc phục được những lỗi thường mắc phải và có thể sử dụng chính xác được tiếng
Việt.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng của nghiên cứu là những lỗi thường mắc phải trong khi sử dụng tiếng Việt của
HS người Ê đê.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài áp dụng nghiên cứu tại trường THPT Trường Chinh, huyện EaH’leo, tỉnh Đắk
Lắk. Đây là đề tài có phạm vi khá rộng, tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan nên
chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở trường THPT Trường Chinh – EaH’leo – Đắklắk.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017.
Từ đó, bản thân đánh giá, nhận xét và tìm những hướng khắc
phục các lỗi khi sử dụng tiếng Việt cho HS dân tộc Ê đê. Những biện
pháp đưa ra không q khó đối với cả thầy lẫn trị. Nó địi hỏi sự
nhiệt tình ở tất cả thầy cơ giáo, khơng chỉ riêng giáo viên dạy bộ
mơn Ngữ văn; địi hỏi sự chịu khó, miệt mài của HS khơng chỉ ở lớp
mà cịn ở nhà, ở ngồi xã hội. Nó giúp cho các em hòa nhập vào
cộng đồng chung của dân tộc một cách dễ dàng khi giao tiếp bằng
tiếng Việt.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục, bao
gồm:
- Nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích các loại tài liệu tâm lý học, giáo dục học; lý luận
dạy học và phương pháp dạy học Ngữ văn; sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11–tập II; các bài
viết đăng trên tạp chí giáo dục… liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực tế: Thông qua các hình thức như trao đổi ý kiến với giáo viên Ngữ văn,
thăm dò HS, quan sát dự giờ một số tiết học Ngữ văn tại trường THPT Trường Chinh- EaH’leo
tỉnh Đăk Lăk. Trên cơ sở đó, thu thập tài liệu, thống kê, xử lí số liệu rút ra nhận xét, kết luận về
việc tìm những lỗi thường mắc phải trong khi sử dụng tiếng Việt của HS người Ê đê.
- Thực nghiệm sư phạm: Khắc phục được những lỗi thường mắc phải và có thể sử dụng
chính xác được tiếng Việt. Đối chiếu với lí luận để rút ra những kết luận khoa học về tính khả thi
của đề tài.
- Tốn học thống kê: Tập hợp và xử lí các số liệu thu thập được qua điều tra bằng cách lập
bảng tính, trên cơ sở đó so sánh giá trị thu được giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để đánh
3
giá hiệu quả, tính khả thi của về khắc phục được những lỗi thường mắc phải và có thể sử dụng
chính xác được tiếng Việt.
4
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1.1. Một số khái niệm liên quan
a. Về tiếng Việt
Tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Năm 1969, Quyết định 153 – CP của thủ tướng chính phủ đã cụ thể hóa vai trị
tiếng Việt trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: “Tất cả các dân tộc trên lãnh thổ
Việt Nam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước.
Nhà nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số học biết nhanh tiếng, chữ phổ
thông”. Và Quyết định 53 – CP của Hội đồng chính phủ (1980) nêu rõ: “Tiếng và chữ
phổ thơng là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện
giao lưu khơng thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp
cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật… Tăng cường khối đại đoàn kết tồn dân và thực hiện quyền
bình đẳng dân tộc”. Cho nên HS dân tộc Ê đê cũng giống như những HS các dân tộc
khác khi đến trường đều sử dụng chung một ngơn ngữ, đó là tiếng Việt.
Tiếng Việt, cịn gọi tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt
(người Kinh) và là ngơn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng
85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại tiếng Việt cịn là
ngơn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ
vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên
thành chữ Nơm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngơn ngữ
Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác
cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ,
cùng các dấu thanh để viết.
Vì vậy, sách giáo khoa Ngữ văn 10 - tập II có viết là: Tiếng Việt là tiếng nói của
dân tộc Việt – dân tộc đa số trong đại gia đình dân tộc 54 anh em trên đất nước Việt
Nam, đồng thời là ngơn ngữ được dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính,
ngoại giao, giáo dục,…Tiếng Việt cũng được các dân tộc anh em sử dụng như ngôn
ngữ chung trong giao tiếp xã hội.[33, 1]
b. Đặc điểm của tiếng Việt
b.1. Về mặt Ngữ âm
Trong tiếng Việt, đơn vị tương ứng với âm tiết được gọi là “tiếng”. Âm tiết
tiếng Việt cũng mang tính đơn lập. Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Trong
một phát âm gồm nhiều âm tiết, các âm tiết tách biệt nhau rất rõ ràng. Ranh giới âm
tiết trùng với ranh giới hình vị. Thường thường, trong tiếng Việt, một phát ngơn có bao
nhiêu âm tiết thì có bấy nhiêu hình vị. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại là một cơ
chế gồm các hệ thống con: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu, trọng âm
và ngữ điệu.
- Về thanh điệu: Trong tiếng Việt có sáu thanh: ngang (không dấu: a), sắc (nghiêng phải: á),
huyền (nghiêng trái: à), hỏi (dấu hỏi: ả), ngã (dấu ngã: ã), và nặng (dấu chấm: ạ). Tất cả các dấu
đều được đặt trên nguyên âm, riêng dấu nặng được đặt dưới nguyên âm.
5
Ví dụ: Chị huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đầu bớt chưa?
Hệ thống thanh điệu của tiếng Việt khá phức tạp (do có những thanh và từ khơng thể đi chung
với nhau. Ví dụ: từ "mit" khơng thể đi với thanh huyền).
- Về ngữ điệu: Ngữ điệu là tổng hoà những sự diễn biến âm thanh bao gồm độ cao, độ
mạnh và độ dài trong một câu nói, có chức năng thể hiện và phân biệt các câu nói.
Trọng âm và thanh điệu chỉ có ở một số ngơn ngữ, cịn ngữ điệu có ở tất cả các ngôn
ngữ. Ngữ điệu bao gồm ba yếu tố: độ cao (âm điệu), độ manh (trọng âm) và độ dài
(ngừng giọng). Yếu tố quan trọng nhất của ngữ điệu là độ cao (âm điệu), tức là sự
chuyển động lên/xuống của thanh cơ bản của giọng nói.
b.2. Về mặt Từ vựng
Hình thức âm thanh của từ tiếng Việt cố định, không biến đổi trong mọi hoàn
cảnh cho dù ý nghĩa ngữ pháp của từ, quan hệ ngữ pháp và chức năng ngữ pháp của từ
có thay đổi. Đặc điểm ngữ pháp của từ được biểu hiện ở hai phương diện: khả năng kết
hợp và khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp trong câu, khả năng chi phối các
thành tố trong cụm từ. Đặc điểm ngữ pháp của từ không bộc lộ ở chính bản thân từ mà
bộc lộ chủ yếu ở ngoài từ, trong mối quan hệ với các từ khác.
b.3. Về mặt Ngữ pháp
Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc
điểm ngữ pháp khác. Tiếng Việt sử dụng hai phương thức ngữ pháp cơ bản là phương
thức trật tự từ và phương thức hư từ. Ngoài ra, ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt còn
được thể hiện bằng phương thức láy, phương thức trọng âm và phương thức ngữ điệu.
c. Những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt
- Về ngữ âm và chữ viết: Phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các
quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
- Về từ ngữ: Dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo và ý nghĩa.
- Về ngữ pháp: Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý
nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên
kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
- Về phong cách ngơn ngữ: Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực
trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
II.1.2. Hiện tượng giao thoa trong tiếng Ê đê
Trong xã hội đa ngữ, các ngôn ngữ tiếp xúc lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
Hệ quả của sự ảnh hưởng này được biểu hiện chủ yếu ở giao thoa, vay mượn và pha
trộn (lai tạp) ngôn ngữ. Giao thoa chỉ xảy ra trong các ngôn ngữ có sự tiếp xúc trực
tiếp với nhau. Trong q trình giao tiếp với tiếng Việt lâu đời, tiếng Ê đê dễ dàng có
một sự trộn mã, giao thao với tiếng Việt. Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ là sự tiếp xúc
giữa hai ngôn ngữ đưa đến biến đổi nhất định trong cả hai ngôn ngữ đồng thời hoặc
nối tiếp ở các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…
II.1.3. Hiện tượng hòa mã
Hòa mã ở cộng đồng song ngữ Ê đê – Việt là việc một số các yếu tố tiếng Việt
được sử dụng trong các phát ngôn Ê đê, hoặc ngược lại, sử dụng một số yếu tố tiếng Ê
đê trong phát ngôn tiếng Việt của người Ê đê.
Tiếp xúc với học sinh dân tộc Ê đê, chúng tôi thấy có nhiều câu nói kiểu như:
6
“Jih jang drei bi po\k phải ru\ mdơ\ng lăn ala mbi\t’’(Tất cả chúng ta phải
cùng nhau xây dựng đất nước).
“}ih lac\ klei sa\ng pô kơ hdră mtru\n mơ\ng Đảng hlăm klei tui hriăm boh
mngac\ knhuak kpa\ Hồ Chí Minh”(Nêu nhận thức của bản thân về chủ trương
của Đảng trong việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh).
II.1.4. Hiện tượng chuyển mã
Hiện tượng chuyển mã có thể hiểu là sự thay đổi ngơn ngữ hay phương ngữ
trong q trình giao tiếp. Đó là sự chuyển mã giữa tiếng Ê đê và tiếng Việt. Một cá
nhân song ngữ đang sử dụng một mã ngơn ngữ nào đó có thể chuyển sang nói một mã
ngơn ngữ khác khi một số tác động từ văn cảnh hay ngoài ngữ cảnh xảy ra. Và kết quả
của sự chuyển đổi đó mang lại ít nhất một phát ngôn bằng ngôn ngữ thứ hai, hay có
thể là cả một đoạn hội thoại hoặc một phần còn lại của hội thoại. Như vậy, chuyển mã
là một hiện tượng ngơn ngữ có động cơ của người nói.
Chẳng hạn: Khi chúng tôi đến vận động học sinh dân tộc Ê đê đi học trở lại.. Mặc dù
phụ huynh và học sinh đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Ê đê về việc nghỉ học hay
không nghỉ học. Nhưng khi phụ huynh và học sinh ấy quay sang nói chuyện với chúng
tơi thì họ lại nói bằng tiếng Việt.
II.1.5. Một số nét điển hình về tâm lí của học sinh người Ê đê khi bắt đầu học tiếng Việt
a. Những “rào cản ngôn ngữ” đối với học sinh Ê đê
Khi đến trường, học sinh dân tộc Kinh đã có vốn tiếng Việt khơng nhiều nhưng đủ
để tìm hiểu thế giới xung quanh. Học sinh đi học bằng ngôn ngữ quen thuộc trước khi
đến trường, với một vốn từ khoảng 4.000 – 5.000 từ và những cấu trúc cơ bản của
tiếng mẹ đẻ. Ngồi ra, học sinh có thời gian và cơ hội sử dụng tiếng Việt liên tục với
nhiều người và nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống.
Cịn học sinh dân tộc, trước khi đi học, các em chỉ mới nắm bắt tiếng Ê đê và phát
triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ không phải bằng tiếng Việt. Vốn tiếng Việt của các
em rất ít hoặc khơng có gì. Nếu có một vốn tiếng Việt thì các em chưa chuẩn xác trong
phát âm và sử dụng. Khi đến trường, các em mới bắt đầu sử dụng tiếng Việt và phải
học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm của tiếng mẹ đẻ. Trải qua các cấp học từ tiểu
học, trung học cơ sở đến THPT, các em đã tích luỹ được một vốn tiếng Việt kha khá so
với lúc trước đây nhưng so với học sinh người Kinh thì vẫn cịn hạn chế.
Trong mơi trường học, tiếng Việt cũng bị bó hẹp đối với học sinh dân tộc Ê đê. Khi
học tiếng Việt, học sinh người Kinh có nhiều cơ hội giao tiếp với mọi người ở mọi lúc,
mọi nơi, trong và ngồi nhà trường. Nó được tiếp cận những lĩnh vực khi đối thoại đa
dạng. Khi đó, chúng được học hỏi và điều chỉnh cách nói cho phù hợp. Trong khi đó,
học sinh dân tộc Ê đê hầu như khơng thể có chất lượng, số lượng và mật độ các cuộc
giao tiếp tiếng Việt nhiều như học sinh người Kinh. Ở trường học, học sinh dân tộc Ê
đê chỉ tiếp xúc duy nhất với giáo viên – những người nắm vững tiếng Việt. Do số học
sinh trong lớp tương đối khá đông nên cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt giữa học sinh
và giáo viên có giới hạn. Nội dung các vấn đề được đề cập trong giao tiếp chủ yếu chỉ
liên quan đến bài học, trong khi các vấn đề của đời sống ngôn ngữ lại luôn luôn sôi
động và đa dạng. Môi trường ngôn ngữ trong phạm vi nhà trường dường như là môi
trường duy nhất mà học sinh dân tộc Ê đê có thể học tập và sử dụng tiếng Việt. Các em
7
thiếu hẳn mơi trường ngơn ngữ tự nhiên ngồi trường. Học sinh thiếu điều kiện để rèn
luyện ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp.
b. Cảm giác lo sợ và e dè khi học tiếng Việt
Khi mới bắt đầu đến trường, không chỉ các em học sinh người Ê đê mà hầu hết các em
học sinh các dân tộc Tây Nguyên đều có chung một biểu hiện tâm lý đó các em ln có cảm
giác mặc cảm và tự ti. Và điều đã ảnh hưởng rất lớn đối với việc học tiếng Việt của các em.
Trạng thái tâm lý này bắt nguồn từ việc các em nhận thức về bản thân cũng như những
điều kiện sống của bản thân. Nhận thấy mình thua xa các bạn người Kinh nhất là về điều kiện
vật chất, thì cảm giác tự ti trong các em càng lớn hơn nữa. Trong lớp học cũng thường có sự
phân biệt, kỳ thị nhau giữa hai đối tượng này. Những khó khăn về vật chất cũng đã ảnh hưởng
đến tâm lý đến trường của các em, và tâm tư ấy cũng phần nào làm cho tinh thần học tiếng Việt
của các em bị suy giảm đi rất nhiều.
Có thể nói chính điều kiện sống đã không tạo cho các em một môi trường học tập, một
góc học tập cá nhân, lại càng khơng thể xây dựng trong các em ý thức học tập, rèn luyện. Vốn
kiến thức về tiếng Việt ở các em còn hạn chế, ít ỏi là điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất
ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải
giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học
khác. Điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển tư duy ở các em, khó tạo ra một mơi
trường giáo dục thân thiện. Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, "sợ" phải đến
trường. Học tập lúc này là cơng việc q khó khăn đối các em.
Và những cảm giác lo sợ này đã làm cho việc học tiếng Việt của các em càng trở nên khó
khăn hơn, các em không giám sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày, ngại phải giao tiếp
với những bạn không cùng dân tộc vì khơng tự tin về bản thân, khơng tự tin về vốn tiếng Việt
của mình. Càng lo sợ, càng e dè trong sử dụng tiếng Việt bao nhiêu thì việc học tiếng Việt và
tiếp thu tiếng Việt của các em lại càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là về cấu trúc tiếng Việt
thì coi như là các em gần như khơng hiểu gì, rồi khi nói tiếng Việt thì các em khơng thể nào mà
phát âm đúng được, và khơng thể nói đúng thanh điệu được.
II.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
II.2.1. Khái quát về người Ê đê ở tỉnh Đắk Lắk
Theo nghiên cứu của các nhà dân tộc học thì từ thế kỉ I đến thế kỉ X trước Công
nguyên, các tộc người trên thế giới đã có những cuộc di cư lịch sử tìm vùng đất cư trú.
Tiêu biểu là cuộc di cư của các tộc người thuộc miền Nam Ấn Độ đi về phía Nam theo
dịng sơng Mekong rồi đi ra hướng biển Đơng và cư trú tại các quần đảo Malayxia,
Singapore,… Một số tộc người thuộc nhóm ngơn ngữ Mã Lai – Đa Đảo và Môn– Khơ
me vào định cư tại đất liền. Tại đây, hai nhóm người này đụng độ với nhau để tranh
giành nơi cư trú. Sau đó, có một nhóm người đã chọn vùng rừng núi cao nguyên để
định cư (nay là vùng Tây Nguyên của Việt Nam). Trong nhóm người định cư ở cao
nguyên bấy giờ có người Ê đê.
Người Ê đê cùng với người Jrai, người Churu, người Rahglai thuộc nhánh phía
Tây của ngữ hệ Austronesian thuộc chi Chàm (Chamic). Theo Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009, người Ê đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú chủ yếu tại
các tỉnh Dak Lăk, Gia Lai, Dak Nơng, Khánh Hịa, Phú n. Người Ê đê cư trú tập
8
trung tại tỉnh: Dak Lăk, (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng
số người Ê đê tại Việt Nam), Phú Yên (20.905 người), Dak Nông (5.271 người),
Khánh Hịa (3.396 người). Người Ê đê cũng có sự phân chia thành nhiều nhóm chính
khác nhau như Ê đê Kpă, Ê đê Adham, Ê đê Krung, Ê đê Drao, Ê đê Blô, Ê đê Bih,…
căn cứ vào sự khác nhau về địa bàn cư trú, đặc điểm văn hóa, ngơn ngữ. Ngồi ra cịn
có các nhóm địa phương như: Ktul, Êpan, K’an, Dliê, Ruê, Dong, Kay, Dong Măt,
Êning, Arul, Hwing, K’rơng,… Trong đó, người Ê đê Kpă được coi là chính dịng, có
số lượng đơng nhất, sống chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, mà tập trung nhất là ở vùng
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lăk. Các nhà ngơn ngữ học xếp dân tộc Ê đê vào
nhóm sử dụng ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo.
Ở tỉnh Đắk Lắk, có khoảng 298.534 người Ê đê chiếm 17.2% dân số toàn tỉnh
và 90,1% số người Ê đê tại Việt Nam. Họ sống rải rác ở tất cả 13 huyện: }ư\ M’gar,
Buôn Đôn, Krông Bông, Krông Ana, M’drăk, }ư\ Kuin, Lăk, Krông Năng, Ea Kar, Ea
H’leo, Krông Păk, Krông Buk, Ea Su\p; thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma
Thuột. Tuy nhiên, nơi mà họ cư trú tập trung nhất là ở các buôn thuộc vùng trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột, vùng bắc và đông bắc của tỉnh Đắk Lắk. Cộng đồng Ê đê
là một xã hội mang đậm nét truyền thống mẫu hệ ở Việt Nam. Trong gia đình Ê đê,
người phụ nữ là chủ nhà, có quyền quyết định những công việc hệ trọng. Con cái
thường theo họ mẹ. Ngày nay, tính chất mẫu hệ vẫn còn rất rõ nét, tuy vậy, vai trò của
người đàn ơng trong gia đình và ngồi xã hội cũng đã được khẳng định. Những gia
đình người Ê đê thường sống trong các ngôi nhà dài được làm bằng gỗ.
II.2.2. Trường THPT Trường Chinh – EaH’leo - nơi giao thoa giữa hai ngôn ngữ
Năm học 2016 - 2017, Trường THPT Trường Chinh có số học sinh dân tộc Ê
đê chiếm số lượng nhiều hơn so với các năm học trước đó: Với tổng số HS là 986.000
HS của toàn trường (Trong số 296.000 HS dân tộc thiểu số thì HS dân tộc Ê đê là
198.000 HS). Phần lớn học sinh thuộc dân tộc thiểu số của trường là người dân tộc Ê
đê. Cho nên khi tiếp xúc với tiếng Việt học sinh dân tộc Ê đê vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn khi học tiếng Việt. Đối với học sinh dân tộc Ê đê, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai.
Ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ dân tộc Ê đê mà các em sử dụng để
giao tiếp trong phạm vi đời sống của cộng đồng mình. Tiếng Việt, tuy là ngôn ngữ thứ
hai đối với người dân tộc Ê đê nhưng là ngôn ngữ chung của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Khi tiếp xúc với chương trình giáo dục phổ thơng, HS dân tộc Ê đê lại gặp
sự bất đồng ngôn ngữ nên sử dụng tiếng Việt còn nhiều hạn chế về phát âm, dùng từ,
đặt câu. Đồng thời do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt – tiếng Ê đê làm nảy sinh hiện tượng
giao thoa ngơn ngữ. Do đó, q trình tiếp xúc với tiếng Việt trong nhà trường phổ
thông của học sinh dân tộc Ê đê bị “rào cản ngôn ngữ”. Trong các văn bản nói và viết
của học sinh thường sai phạm qui tắc tiếng Việt. Các em mắc lỗi chính tả, từ vựng,
ngữ pháp tiếng Việt nhiều hơn so với học sinh người Kinh. Đây là một bài tốn khó
cho những giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thơng có học sinh dân tộc thiểu
số.
II.2.3. Khái quát về đặc điểm tiếng Ê đê
a. Đặc điểm của tiếng Ê đê
9
Tiếng nói của người Ê đê thuộc nhóm ngơn ngữ Mã Lai - Polynesia (ngữ hệ
Nam Ðảo). Tiếng Ê đê là một ngơn ngữ có quan hệ gần gũi với tiếng Jrai, Chăm,
Malaysia, Indonêsia, Philippin.
a.1. Về ngữ âm
Tiếng Ê đê là một ngơn ngữ đơn lập, khơng có thanh điệu. Q trình biến đổi
hình thái học từ một ngơn ngữ đa tiết có phụ tố tới một ngơn ngữ đơn tiết khơng có
phụ tố đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới những đặc điểm ngữ âm của ngơn ngữ này. Đó là
sự hiện diện của các tổ hợp phụ âm đầu trong cấu trúc âm tiết. Khác với tiếng Việt và
một số ngôn ngữ Austronesian, phần đầu âm tiết của tiếng Ê đê chưa bị đơn tiết hóa
triệt để nên cấu trúc ngữ âm – âm vị học của nó vơ cùng phức tạp.
a.2. Về từ vựng
Từ vựng tiếng Ê đê là một bức tranh hết sức phức tạp, phản ánh những giai
đoạn khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của tiếng Ê đê, phản ánh
những thời điểm, những phương thức vay mượn từ khác nhau do những quan hệ cội
nguồn và tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trong khu vực Đông Nam Á. Vốn từ vựng
tiếng Ê đê bao gồm nhiều lớp từ, nhiều yếu tố từ vựng có nguồn gốc từ nhiều nhóm
ngơn ngữ khác nhau ở khu vực Đơng Nam Á. Ngồi những lớp từ thuộc cơ tầng
Austronesian ra, ở tiếng Ê đê còn có rất nhiều từ hay những yếu tố từ vựng thuộc cơ
tầng các ngôn ngữ Austroasiatic, Tày–Thái, Kadai,… Lớp từ có nguồn gốc
Austronesian trong tiếng Ê đê chiếm một tỉ lệ lớn, cho ta thấy tiếng Ê đê rất gần gũi
với các ngơn ngữ nhóm Malay – Indonesian thuộc nhánh phía Tây của các ngơn ngữ
Austronesian. Lớp từ này có mặt ở hầu hết các nhóm từ khác nhau làm thành vốn từ
vựng cơ bản nhất và vững chắc nhất trong tiếng Ê đê. Ngồi đa số các từ có nguồn
gốc Austronesian, trong vốn từ vựng cơ bản của tiếng Ê đê cịn có khá đơng các từ có
nguồn gốc Austroasiatic trong vốn từ vựng cơ bản tiếng Ê đê. Ngồi ra, trong vốn từ
tiếng Ê đê cịn có nhiều từ giống với các ngơn ngữ Laha, Thái thuộc nhóm Kadai hay
Tày – Thái. Hiện nay, do mối quan hệ với người Việt, vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại
ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong tiếng Ê đê, nhất là trên bình diện khoa học, kĩ thuật,
chính trị hiện đại.
a.3. Về ngữ pháp
Ngữ pháp tiếng Ê đê mang đặc điểm cơ cấu ngữ pháp của các ngôn ngữ đơn
lập. Đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất trong tiếng Ê đê là hình vị. Về mặt cấu trúc, hình vị
tiếng Ê đê thường có vỏ ngữ âm là âm tiết. Tuy nhiên, do dấu vết của phụ tố nên tiếng
Ê đê vẫn cịn tồn tại một số hình vị nhỏ hơn âm tiết. Về chức năng, các hình vị tiếng Ê
đê là yếu tố gốc để tạo nên các từ mới.
Tiếng Ê đê sử dụng hai phương thức ngữ pháp là trật tự từ và hư từ để diễn đạt ý nghĩa
ngữ pháp. Mơ hình cấu trúc câu trong tiếng Ê đê được xác định khá rõ ràng. Trong câu
tường thuật, chủ ngữ bao giờ cũng đứng trước vị ngữ. Định ngữ thường đứng sau
thành phần mà nó bổ nghĩa. Trạng ngữ là thành phần tương đối tự do về vị trí, nó có
thể đứng ở đầu, cuối hay ở giữa câu.
a.4. Các phương ngữ Ê đê
Hiện nay, tiếng Ê đê được chia thành 9 vùng phương ngữ tương ứng với một số
ngành, nhóm địa phương chính mà các nhà dân tộc học đã phân chia: Kpă, Krung,
Adham, Ktul, Drao, Blô, Êpan, Mdhur, Bih.
10
a.5. Chữ viết tiếng Ê đê
Về mặt chữ viết, so với các dân tộc thiểu số khác tại Việt Nam, Ê đê là dân tộc
có chữ viết khá sớm. Bộ chữ của người Ê đê được hình thành do cơng lao đóng góp vơ
cùng quan trọng của hai nhà giáo, trí thức dân tộc Ê đê là Y Jút H’Wing (1885-1934)
và Y Út Niê Bn Rít (1891-1961) đã dựa vào hệ thống chữ cái La tinh và kế thừa
thành tựu của một số cố đạo nước ngoài khi xây dựng chữ viết Bana, Giarai và hệ
thống quy tắc chữ Quốc ngữ (nhất là quy tắc ghi vần) để xây dựng chữ viết Êđê. Từ
năm 1923-1925 hai nhà giáo, trí thức Y Jút H’Wing và Y Út Niê Bn Rít mới xây
dựng xong bộ chữ viết Ê đê. Năm 1935, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị
định công nhận bộ chữ Ê đê bằng mẫu tự La tinh và cho phép sử dụng rộng rãi ở vùng
người Ê đê cư trú. Đây là một bộ chữ khá hoàn hảo, cho đến nay bộ chữ này vẫn đứng
vững mà không cần có những cải tiến quan trọng. Đây là bộ chữ viết dựa trên cơ sở
ghi âm Ngữ âm học. Những nhà làm chữ viết tiếng Ê đê đã đã tiến hành nghiên cứu
khá tỉ mỉ và ghi chép khá chính xác hệ thống ngữ âm tiếng Ê đê.
Chữ viết Ê đê được tạo nên từ bộ chữ cái tiếng Ê đê và các dấu phụ. Ê đê là ngôn ngữ
không có thanh điệu nên chữ viết tiếng Ê đê cũng khơng có dấu thanh. Hiện nay, bộ
chữ cái tiếng Ê đê có 39 chữ cái.
Chữ hoa :
A Ă Â ÂÂ B Ƀ Č D Đ E Ĕ Ê ÊÂ G H I Ĭ J K L M N Ñ O Ŏ Ơ ƠÂ Ô ÔÂ P R S T U Ŭ Ư
ƯÂ W Y
Chữ thường:
a ă â â b ƀ č d đ e ĕ ê ê g h i ĭ j k l m n ñ o ơ ŏ ơ ô ô p r s t u ŭ ư ư w y
II.2.4. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi – khó khăn:
- Thuận lợi: Hiện nay số lượng học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Ê đê đã được
đến trường với số lượng đông. Và được Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương và gia đình
quan tâm, chăm sóc và được đến trường đầy đủ.
- Khó khăn: Sự khó khăn của học sinh dân tộc Ê đê khi học tiếng Việt
cũng không phải là nhỏ. Vốn từ ngữ tiếng Việt của học sinh còn
nghèo nàn. Các em tiếp thu bài học chậm, không theo kịp trình độ
chung…Từ đó, khi học tiếng Việt, các em mắc phải nhiều lỗi tiếng
Việt hơn những học sinh người Kinh. Đây là điều tất yếu. Nhưng vi
phạm các lỗi trong qui tắc tiếng Việt lại mang tính trầm trọng hơn.
a.1. Những lỗi gặp phải của học sinh người Ê đê khi sử dụng tiếng Việt:
* Về phát âm:
Mặc dù, ở trình độ phổ thơng nhưng khả năng đọc của các em còn nhiều hạn chế,
đọc chậm, vừa đọc vừa đánh vần, đặc biệt đối với tác phẩm văn chương các em chưa
diễn tả được giọng điệu của tác phẩm, chưa biết ngắt nhịp thơ cũng như thể hiện ngữ
điệu của từng tuyến nhân vật. Trầm trọng nhất là phát âm sai thanh điệu tiếng Việt, ví
dụ: Sài Gịn thì các em sẽ đọc thành Sai Gon, Thành phố đọc là Thanh phô,...Nguyên nhân là
do “sức ỳ mạnh của ngữ âm dân tộc, hai là do ngôn ngữ dân tộc Ê đê khơng có thanh
điệu” và một yếu tố thừ ba không kém phần quan trọng là do sự vay mượn tiếng Việt
rồi đọc thành tiếng dân tộc vì các tiếng dân tộc đều phải vay mượn tiếng Việt để diễn
đạt, thói quen này đã phần nào làm cho sự phát âm của các em trở nên khó điều chỉnh.
11
Về kỹ năng nói, do ngại giao lưu và mặc cảm giao tiếp nên kỹ năng nói của học
sinh phát triển chậm. Khi nói các em thường dùng sai cấu trúc hay đảo ngược cấu trúc
của tiếng Việt. Phổ biến nhất là sử dụng máy móc các đại từ, các từ chỉ xuất như “cái”,
“con”... chẳng hạn khi nói các em không phân biệt được khi nào dùng “cái”, khi nào
dùng “con” hay các em không phân biệt được “vai” khi giao tiếp như ví dụ sau đây:
“Ơng chủ tịch nó nói, hay bạn H’Lan nó bảo,...”. Đặc biệt, các từ miêu tả mang tính
chất trừu tượng như suy nghĩ, tư duy, quan điểm được các em “cụ thể hóa” hay “sự vật
hóa” bởi cách vận dụng cứng nhắc, từ chỉ xuất “cái” các em có thể “cái hóa” tất cả sự
vật, hiện tượng được gọi tên,...ví dụ như: cái sách vở, cái hạnh phúc,…
Như vậy ta thấy rằng vấn đề về đọc và nói là một trong những lỗi mà các em thường
xun hay mắc phải. Và chính vì điều này đã thành một trở ngại rất lớn đối với việc phát âm
tiếng Việt của các em. Và để có thể khắc phục được điều này thì khơng phải là một việc đơn
giản đối với các em, các em cần nhiều thời gian để khắc phục, và sẽ gặp rất là nhiều khó khăn
trong q trình hồn thiện kỹ năng đọc và nói của mình.
+ Về ngữ điệu: Những lỗi về ngữ điệu là một trong những lỗi mà học sinh người Ê đê
thường hay mắc phải khi phát âm tiếng Việt. Vì đã quá quen thuộc với ngữ điệu của tiếng mẹ
đẻ nên khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hay trong học tập các em khó nắm bắt được ngữ
điệu của tiếng Việt. Khi đọc, nói, phát âm tiếng Việt, các em thường sẽ không thấy được ngữ
điệu của tiếng Việt trong đó, gần như với tất cả các câu nói các em chỉ có một ngữ điệu bằng
bằng, không biết nhấn mạnh, hay những chỗ lên cao hay thấp xuống, khơng có sự trầm bổng,
hay lên xuống khơng đúng chỗ.
Ví dụ: Khi nói: "Anh đang đi đâu đấy?" thì thay vì lên giọng ở cuối câu thì các em sẽ xuống
giọng ở cuối câu.
Bên cạnh đó, các em cũng hay đảo ngược các thứ tự sắp xếp các từ trong câu nữa. Những từ
đứng trước thì các em đưa ra sau và ngược lại những từ đáng lẽ đứng sau thì các em lại đưa lên
đứng trước, nên khi phát âm những câu như vậy thì khơng thể phát âm đúng ngữ điệu của câu
được.
+ Về thanh điệu: Đây là lỗi mà tất cả các em học sinh người Ê đê đều gặp phải, và mắc
lỗi này rất thường xuyên. Vì trong tiếng Ê đê thanh điệu rất ít nên phát âm tiếng Việt các em do
thói quen dùng tiếng mẹ đẻ nên đối với các em để nói đúng thanh điệu là rất khó, và trong khi
đọc, nói, các em đã vấp những lỗi về thanh điệu là phần lớn trong tất cả các lỗi mà các em đã
vấp phải. Trong khi đọc, nói tiếng Việt, các em gần như mắc lỗi ở tất cả các thanh điệu, phát âm
không đúng dấu, bỏ thêm dấu vào những từ không dấu, dùng dấu này nhưng khi phát âm lên lại
thành dấu khác, hoặc là không bỏ dấu.
Dưới đây là một số lỗi về thanh điệu mà các em học sinh người Ê đê hay mắc phải nhất trong
khi đọc, nói, phát âm tiếng Việt:
Phát âm thanh nặng thành thanh sắc: đây là lỗi mà các em rất hay mắc phải khi nói tiếng Việt.
Ví dụ: "đi học" thì các em phát âm thành "đi hóc", "cực khổ" phát âm thành "cức khô"
Phát âm tất cả các thanh điệu khác thành thanh ngang: trong khi phát âm thì gần như thanh điệu
nào các em cũng chuyển về thanh ngang được.
Ví dụ:
"máy tính" → "may tinh"
"bảy điểm" → "bay điểm"
"nặng"
→ "năng"
12
"bão"
→ "bao"
"hành"
→ "hanh"
Phát âm các thanh thành thanh hỏi: trường hợp này thấy xuất hiện nhiều nhất là đối với các em
học sinh tiểu học.
Ví dụ:
"đi chơi" →"đi chởi"
"hết rồi" →"hểt rổi"
Phát âm thanh ngã thành thanh sắc:
Ví dụ:
"ngã" → "ngá"
"ngỡ" → "ngớ"
Các lỗi về thanh điệu thường hay mắc phải nhất của các em học sinh người Ê đê khi phát âm
tiếng Việt là rơi nhiều vào các thanh như: thanh sắc; thanh hỏi; thanh ngã; thanh nặng. Và chính
vì thế mà khả năng phát âm tiếng Việt của các em chưa được chuẩn.
* Về chữ viết:
Bên cạnh những khó khăn về đọc và nói thì vấn đề về viết cũng là một khó khăn trở ngại
trong q trình học và tiếp thu tiếng Việt của học sinh người Ê đê. Từ những lỗi về đọc, nói,
phát âm đã dẫn đến những lỗi chính tả khi viết. Viết đúng chính tả cũng là một vấn đề rất khó
khăn đối với các em học sinh người Ê đê. Và chính vì vậy nên các em thường mắc khá nhiều
lỗi về chính tả trong khi viết.
Dưới đây là bảng kết quả khảo sát về lỗi chính tả của học sinh lớp 10 (thông qua bài kiểm tra
chất lượng đầu năm - số lượng 100 bài) tính theo tỷ lệ %. Đây cũng là những lỗi mà các em
thường mắc phải, có nhiều giáo viên cho rằng "nếu cứ 5 lỗi chính tả trừ đi một điểm thì trong
một bài văn của các em sẽ khơng cịn điểm nào".
Số lượng
Biểu hiện
Viết hoa, viết
in tùy tiện
Viết mất dấu
Đọc sao viết
vậy
Các lỗi khác
Từ 3-5 lỗi
Từ 6-7 lỗi
Từ 8-10 lỗi
Từ 11-14 lỗi
Từ 15 lỗi
trở lên
2
31
46
17
4
29
52
14
4
1
11,2
28
40,3
17,5
3
49
20,8
16,2
13
1
Học sinh Ê đê nói như thế nào thì các em viết giống như khi nói. Vì
thế, các em mắc các lỗi chính tả rất nhiều trong các bài làm kiểm
tra, bài thi của mình. Số học sinh mắc lỗi này khơng ít. Điển hình bài
viết làm văn số 1 của lớp 12A1 có đến 27/34 học sinh mắc lỗi này,
chiếm đến 79,4%. Còn bài viết làm văn số 1 của lớp 12A3 lại có đến
25/30 học sinh mắc lỗi, chiếm 83,3%. Có những bài viết chỉ tính sai
về lỗi thanh điệu có thể lên đến hơn 50 lỗi.
Qua khảo sát 100 bài làm văn, kiểm tra chất lượng đầu năm của lớp 10 và khảo sát 52 bài làm
văn số 1 ở lớp 12 thì ta thấy rằng học sinh mắc lỗi ở tất cả các bộ phận của chính tả tiếng Việt từ
13
thanh điệu đến phụ âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Trong đó lỗi về thanh điệu
là nhiều nhất.
* Về từ ngữ
Trong khi viết học sinh người Ê đê cịn gặp một khó khăn nữa bên cạnh những khó khăn
về phát âm, về chữ viết, đó cịn là những khó khăn về lỗi dùng từ. Và cách dùng từ thì các em
cũng thường mắc khá nhiều lỗi. Từ những lỗi về đọc, nói, phát âm đã dẫn đến những lỗi chính
tả khi viết. Viết đúng chính tả cũng là một vấn đề rất khó khăn đối với các em học sinh người Ê
đê. Và chính vì vậy nên các em thường mắc khá nhiều lỗi về chính tả trong khi viết. Thường
trong các bài viết, trong các bài kiểm tra của học sinh Ê đê thì thiếu dấu thanh điệu. Ví dụ: Tơi
khơng co tiên le, anh lam ơn đơi cho tơi (Tơi khơng có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tơi). Thậm
chí trong q trình viết văn các em thường đưa vào ngơn ngữ nói. Ví dụ: Nguyễn Du là một tác
giả nổi tiếng. Nó đã sáng tác Truyện Kiều.
Do vốn từ quá nghèo nên các em mắc lỗi dùng từ trầm trọng. Đa số học sinh dân
tộc Ê đê chưa diễn đạt được ý mình muốn viết, chẳng hạn khi diễn tả cảm xúc,
tình cảm ngưỡng mộ Bác Hồ có em đã viết “Đứng trước Bác Hồ lịng ta bốc lửa” hay
phân tích hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong khổ thơ cuối bài thơ “Đồng chí” có em đã
viết “Hình ảnh đầu súng trăng treo đã nói lên các anh đứng bất động để chờ đợi song
các anh vẫn đứng sưởi ấm cho nhau bằng trái tim bốc lửa khát khao dành lại độc
lập”. Trong diễn đạt, bênh cạnh lỗi dùng từ không chính xác, một lỗi khác cũng khá
phổ biến trong các bài viết của học sinh dân tộc là ý thức một nơi mà diễn đạt thì đi
một nẻo. Chẳng hạn như một số ví dụ sau đây:
Lời kêu gọi của Bác như một hồi kèn xung trận.
Câu tục ngữ trên tay ngắn gọn, nhưng đầy ý nghĩa xúc tác đến mọi người.
Tình bạn đồng chí của họ ngày một bốc cháy họ u thương nhau như người trong gia
đình.
Có thể nói những kỹ năng viết của các em cịn yếu ở tất cả các khâu từ vốn từ đến cách
dùng từ, lỗi về chính tả đến diễn đạt,... và ở mức độ lớn hơn các em chưa biết xây
dựng văn bản. Không chỉ sai về cách dùng từ trong khi viết mà còn hiểu sai nghĩa của
từ khi đọc văn bản (của người khác). Đây là lỗi cơ bản và phổ biến, thường thì các em
khơng hiểu chính xác nội dung ý nghĩa của từ được dùng trong văn bản. Đáng chú ý
hơn là những từ mang tính chất khái quát, trừu tượng, phần lớn các em không hiểu nổi.
Riêng từ ngữ được dùng có tính chất sáng tạo của nhà văn, các từ có tính chất trừu
tượng trong tục ngữ, thành ngữ được các em hiểu một cách ngây thơ, theo kiểu suy
diễn, liên hệ theo logic tư duy thơng thường. Do đó, hình tượng hay bị méo mó khi
cảm nhận, chẳng hạn khi giải thích về “giọt máu đào” trong câu tục ngữ “một giọt
máu đào hơn ao nước lã” nhiều em viết sai đến mức buồn cười nghe như giai thoại,
như những ví dụ sau đây:
Giọt máu này rất q, nó ni sống cơ thể, mất máu con người chúng ta thấy chóng
mặt, người chống váng.
Trong cuộc kháng chiến giọt máu rất q vì nó cứu sống được những con người đang
cần máu.
Câu tục ngữ này gần nghĩa với câu “Có cơng mài sắt có ngày nên kim” tương tự như
vậy ở câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” có em viết như sau: Câu tục
ngữ đó chỉ ra sự thù hận anh và em đã đến mức gay gắt không thể giải quyết được,
hay câu tục ngữ sai vì anh em khơng thể bán mua được. Hay câu “Chị ngã em nâng”
14
thì có em viết như sau: Chị đi vội vàng dẫn tới bị vấp ngã, em liền chạy tới nâng chị
dậy,… Kết quả khảo sát về lỗi dùng từ của học sinh lớp 10, 12 (thông qua bài kiểm tra
chất lượng đầu năm - số lượng 100 bài) tính theo tỷ lệ %:
Biểu hiện
Lớp
Dùng từ khơng Dùng từ sai
chính xác về
hồn tồn về
nghĩa
nghĩa
Dùng từ
khơng đúng
phong cách
ngơn ngữ
11
Dùng từ sai do
thói quen văn
hóa
19
Dùng từ
khơng đúng
chức năng
ngữ pháp
10
Lớp 10
47
Lớp 12
45
19,2
15
8,8
12
13
Trước hết, phải nói đến tình trạng nghèo vốn từ đến mức trầm trọng, vào lớp 10 mà
vốn từ của các em còn rất hạn chế, trong giao tiếp các em chỉ dùng được các từ thông
thường, đặc biệt các từ về miền xuôi như (đảo, cù lao, biển, phù sa, công viên, hành
lang,...) thì gần giống như là gặp tiếng nước ngồi. Vốn từ trừu tượng lại càng hiếm
hoi như: “khả dĩ”, “lập dị”, “quan điểm”, “khái quát”,... Đặc biệt, vốn từ Hán Việt
coi như khơng biết gì, như các từ: cố nhân, bất hủ, thiên cổ, nhục hình,... Cịn đối với
các từ mang tính chất thuật ngữ chuyên ngành hay những cách nói trong các thành
ngữ, tục ngữ kiểu như: “rán sành ra mỡ”, “rách như tổ đĩa”, “bốn chín gặp năm
mươi”, “châu hồn hợp phố”, “ơng tơ bà nguyệt”,... đối với các em em còn rất xa lạ,
để hiểu được địi hỏi giáo viên phải có một q trình giải mã kỳ cơng may ra có thể
hiểu được.
* Về ngữ pháp
Cịn đối với lỗi đặt câu, văn bản nói – viết của học sinh dân tộc Ê đê
mắc phải tương đối hơi khá nhiều, hơn hẳn học sinh người Kinh.
Nhưng so với lỗi chính tả thì nó lại ít hơn. Lỗi viết câu mà ta thường
là các lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu kết cấu C – V
nịng cốt. Trong đó, lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ lại chiếm một tỉ lệ khá
cao. Ví dụ như các câu sau: Qua truyện Tắt đèn cho ta thấy hình ảnh
người phụ nữ phong kiến (câu thiếu chủ ngữ), Có được ngơi nhà đã
làm cho bà sống hạnh phúc hơn (câu thiếu chủ ngữ),…
Chẳng hạn như ở bài viết làm văn số 1 và 2, các em đều mắc phải ở
những lỗi này tương đương với nhau. Lớp 12A1, lỗi này chiếm từ
35,2% đến 36,3%; còn lớp 12A3 lại chiếm từ 32,0% đến 35,9%. Ta
thấy chỉ có lỗi về đặt câu thiếu vị ngữ là chiếm tỉ lệ ít nhất. Chính vì
vậy, nó làm cho câu văn viết của các em bị q cụt, khơng hồn
chỉnh. Khi mắc các lỗi như thế, các em vẫn không hề nhận ra. Hoặc
giáo viên có sửa chữa nhưng các em vẫn khơng nhớ. Nó giống như
một thói quen, khó lịng khắc phục.
* Về phong cách ngôn ngữ
Khi các em dùng từ không đúng sẽ dẫn tới không phù hợp với phong các ngôn ngữ. Từ,
ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản là những từ, ngữ mà giá trị phong cách của nó
khơng phù hợp với phong cách ngơn ngữ văn bản.
Cũng giống như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, không phải tất cả các đơn vị từ
vựng và cụm từ cố định đều có thể sử dụng trong tất cả các lĩnh vực giao tiếp. Mà ở
đây, thường xảy ra hiện tượng chuyên dùng, tức là việc ưu tiên sử dụng từ, cụm từ cố
định hay có xu hướng cố định hóa trong từng lĩnh vực giao tiếp khác nhau. Giá trị
15
phong cách của từ, ngữ là nét nghĩa phụ của từ, ngữ, cho biết từ, ngữ thường được ưu
tiên sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào, tức là phong cách ngôn ngữ nào (trong
phong cách khẩu ngữ tự nhiên hay phong cách ngôn ngữ gọt giũa, trong phong cách
ngôn ngữ hành chính, khoa học hay phong cách ngơn ngữ văn chương...). Nếu một từ,
ngữ nào đó vốn được chuyên dùng trong phong cách ngôn ngữ này, nhưng học sinh lại
sử dụng trong phong cách khác, thì đó chính là hiện tượng chọn từ, ngữ sai phong cách
ngôn ngữ văn bản.
Trong bài viết của học sinh, kiểu lỗi này thường thể hiện ở việc sử dụng các đơn vị từ
vựng, các cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa thuộc phong cách khẩu ngữ tự
nhiên. Mà bài viết của học sinh lại thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Do đó, các
từ, cụm từ này trở thành lỗi sai. Ví dụ như:
Ðọc tác phẩm, em thấy thương yêu và cảm phục anh Trỗi, chị Quyên quá chừng.
Chị Út Tịch là một người phụ nữ anh hùng quá xá cỡ.
Vợ chồng Nghị Quế tàn ác hết chỗ nói.
Ðọc hai câu thơ này, ta cứ ngỡ như Phan Bội Châu vẫn còn đâu đây, lòng chúng ta
dâng lên niềm cảm xúc, ta thấy thương ông làm sao ấy.
Trong các ví dụ trên, các tổ hợp từ quá chừng, quá xá cỡ, hết chỗ nói, làm sao ấy
thường xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng thuộc phong cách khẩu ngữ
tự nhiên. Dùng những tổ hợp này trong bài viết là sai phong cách ngôn ngữ văn bản.
Hiện tượng chọn từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản trong bài viết của học sinh
không nhiều. Lỗi này chỉ xuất hiện rải rác trong một số bài, và bài có phạm lỗi, thường
cũng khơng q hai, ba trường hợp.
a.2. Vấn đề về phát âm và chữ viết, dùng từ, đặt câu tiếng Việt của học sinh người Ê đê
- Sự khác nhau trong phát âm, chữ viết của tiếng Việt và tiếng Ê đê:
+ Khác nhau về thanh điệu:
Đây là điểm khác nhau rất lớn giữa tiếng Việt và tiếng Ê đê. Trong tiếng Việt có 6 thanh
điệu rất rõ ràng đó là: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Cịn trong tiếng Ê đê thì gần như là
khơng có thanh điệu nào.
Trong tiếng Việt: (sáu thanh điệu trong tiếng Việt)
Tất cả các từ ngữ của tiếng Việt đều nằm trong quy luật kết hợp với các thanh điệu để tạo nên
một từ có nghĩa. Và nếu kết hợp một từ nào đó với các thanh điệu khác nhau thì sẽ tạo ra những
từ có ý nghĩa khác nhau (hoặc là sẽ khơng có ý nghĩa).
Ví dụ: Từ: "ca"
→"cà"
→"cá"
→"cả"
→"cã" (khơng có nghĩa)
→"cạ" (khơng có nghĩa)
Đó là sự sử dụng đa dạng và linh hoạt trong việc kết hợp từ với các thanh điệu trong tiếng Việt,
tạo nên sự phong phú và đa dạng trong tiếng Việt.
Trong tiếng Ê đê:
16
Cịn trong tiếng Ê đê thì gần như là khơng có thanh điệu, nói đúng hơn thì trong tiếng Ê đê chỉ
có hai thanh điệu mà thơi. Đó là thanh ngang và một thanh nữa thì được viết với ký tự là dấu
"móc lên", và trong phát âm thì thanh này khi kết hợp với một từ nào đó thì sẽ được phát âm
gần giống với thanh sắc và thanh nặng trong tiếng Việt, và quãng của thanh này là nằm giữa
hai thanh sắc và nặng.
Ví dụ: Từ: "Tro\ng msăm" (cà chua), thì dấu này sẽ nhận mạnh vào chữ "o" và chữ "a". Và
thanh điệu của từ này sẽ được phát âm gần giống với thanh sắc kết hợp với thanh nặng trong
tiếng Việt.
Nhưng trong trường hợp dấu "móc lên" nay kết hợp với các phụ âm đầu (thường được trên đầu
của phụ âm) trong tiếng Ê đê thì nó khơng cịn là thanh điệu nữa mà sẽ kết hợp để trở thành
phụ âm.
Ví dụ: Từ: "čư" (núi), chữ "c" khi kết hợp với dấu "móc lên" này thì khơng cịn là chữ "c" nữa,
mà trở thành chữ "ch". Hoặc: "ň", khi kết hợp với dấu "móc lên" cũng khơng cịn là chữ "n"
nữa mà trở thành chữ "nh".
Trong tiếng Ê đê thì khơng có sự đa dạng về thanh điệu như trong tiếng Việt, nên trong quá
trình sử dụng phát âm tiếng Ê đê thì khơng có sự phong phú đa dạng về thanh điệu như trong
tiếng Việt. Bên cạnh đó trong tiếng Ê đê riêng dấu "móc lên" thì khơng chỉ được sử dụng như
một thanh điệu mà còn dùng để kết hợp với một chữ cái như: "c", "n" để tạo nên một phụ âm
mới.
+ Trong tiếng Ê đê có xuất hiện những âm câm:
Đây là một đặc điểm khác biệt nữa giữa tiếng Việt và tiếng Ê đê. Trong phát âm tiếng Ê đê
những âm câm thường xuất hiện rất nhiều, những trong tiếng Việt thì lại khơng thấy xuất hiện
những âm câm.
Trong tiếng Ê đê: những âm câm xuất hiện rất thường xuyên trong cách nói, cách phát âm
của người Ê đê. Những âm câm này thường rơi vào các phụ âm đầu, và thường là một từ đó có
hai phụ âm, thì phụ âm đầu tiên sẽ thành âm câm.
Các phụ âm ghép thường sử dụng trong tiếng Ê đê, đọc nhanh chữ đầu và nhấn chữ cuối:
Ví dụ: Phụ âm “bl” trong từ “blu\” (nói) thì ở đây “b” sẽ trở thành âm câm, khi phát âm
nghe rõ nhất là “lu\”, còn chữ “b” nghe lướt qua thôi. Phụ âm “md” trong từ “mdei” (nghỉ)
thì ở đây “m” sẽ trở thành âm câm, khi phát âm nghe rõ nhất là “dei” còn chữ “m” nghe lướt
qua thơi.
Ngồi ra cịn rất nhiều các từ khác nữa như: "m'mao" (nấm); "m'te" (chuối); "m'tao" (vua);
"m'lam" (buổi tối); "m'sat" (mộ); "mnuih" (con người); “mđao” (ấm); “mnei” (tắm),... Tất cả
các từ này, chữ "m" đứng đầu đều trở thành âm câm.
Qua các ví dụ trên ta có thể thấy rằng trong tiếng Ê đê, những âm câm thường rơi vào những
phụ âm đầu, mà nhiều nhất thường là chữ "m". Trong tiếng Việt: chúng ta thấy rằng là những
âm câm gần như không thấy xuất hiện trong cách phát âm thành tiếng của người Việt.
+ Sự khác nhau về ngữ điệu:
Sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Ê đê còn được thể hiện ở cả ngữ điệu. Hai ngôn ngữ
này đều thuộc hai họ ngôn ngữ khác nhau nên về ngữ điệu giữa hai ngôn ngữ này cũng có
những sự khác biệt.
Ví dụ: Ngày hơm qua tôi đi chơi với bạn (câu này ngữ điệu sẽ được nhấn mạnh ở từ " chơi
với",)
17
Hruôi mbruôi kâu nao hlăp hŏng găp (ngữ điệu được nhấn mạnh ở hai từ: "hlăp" và "găp",
ngữ điệu đi lên ở cuối)
Hoặc: Anh đi đâu đấy? ( nhấn mạnh từ "đâu", ngữ điệu đi lên ở cuối)
Pha anôk ih nao? (nhấn mạnh từ "pha", "ih", giọng điệu lên cao ở từ "ih", xuống ở cuối)
Chính vì những khác biệt về ngữ âm này đã gây khó khăn cho việc học tập tiếng Việt của các
em học sinh người Ê đê, đặc biệt là trong cách phát âm và sắp xếp thứ tự các từ trong câu.
Những khác nhau này giữa tiếng Việt và tiếng Ê đê đã làm hạn chế đi những khả năng học tiếng
Việt của các em, làm giảm khả năng tiếp thu tiếng Việt trong học tập cũng như trong việc sử
dụng tiếng Việt để giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong cách phát âm cũng đã bị hạn chế rất
nhiều.
+ Sự khác nhau về chữ viết:
Chữ viết Ê đê được tạo nên từ bộ chữ cái tiếng Ê đê và các dấu phụ. Ê đê là ngơn ngữ
khơng có thanh điệu nên chữ viết tiếng Ê đê cũng khơng có dấu thanh.
Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm, có thanh điệu, mỗi một tiếng hay một âm tiết,
một hình vị được ghi thành một chữ rời, ranh giới để nhận diện các chữ là khoảng
trống (space) giữa các tiếng (âm tiết, hình vị). Tiếng Việt có 41 âm vị: 23 âm vị phụ
âm và 16 âm vị nguyên âm, 2 âm vị bán nguyên âm. Để ghi lại 41 âm vị này, tiếng
Việt dùng 29 chữ cái (con chữ) sau (xếp theo trật tự abc..). Ngoài ra, tiếng Việt du
nhập thêm 4 chữ cái f, j, w, z để viết các từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài bằng phiên
âm, và đặc biệt là để viết các thuật ngữ khoa học. Ví dụ: Flôbe (Flaubert), florua (fluorur), juđô (judo), xe jip (jeep), jun (joule), watt, wolfram, Môza (Moza), zero,
Zn, v.v.
- Sự khác nhau trong cách dùng từ ngữ của tiếng Việt và tiếng Ê đê:
Về ngữ âm, tiếng Ê đê là một ngôn ngữ vừa đơn lập (giống tiếng Việt), vừa đa tiết
(giống tiếng Pháp), khơng có thanh điệu. Trong tiếng Ê đê, phần đầu âm tiết chưa bị
đơn tiết hoa triệt để nên cấu trúc ngữ âm- âm vị của nó vơ cùng phức tạp. Các hiện
tượng biến đổi hình thái của từ không nhiều và được diễn ra ngay trong vỏ âm tiết có
cấu trúc ngữ âm khơng ổn định. Hình thái thay đổi làm cho nghĩa của từ thay đổi. Ví
dụ như: djiê- mdjiê (chết- giết). Một số chữ đọc giống tiếng Việt: [ (bờ); c\ (chờ); k
(cờ);…
Về mặt từ, từ của tiếng Việt khơng biến đổi hình thái. Ví dụ: Cười người, chớ vội cười
lâu/ Cười người hơm trước, hôm sau người cười.
Về mặt từ, tiếng Việt và tiếng Ê đê có nét tương đồng. Tiếng Ê đê cũng giống như
tiếng Việt đều có từ đa nghĩa và từ đồng nghĩa. Từ đa nghĩa trong tiếng Ê đê như: Boh
(trái, giặt, chiếc, cái) giống như tiếng Việt : Mũi (thuyền, người, kim,…). Từ đồng
nghĩa trong tiếng Ê đê như: Hua\ (ăn), [ơ\ng (ăn),…giống như trong tiếng Việt: ăn,
dùng, xơi,…Ngồi ra, tiếng Ê đê cịn có sự vay mượn từ tiếng Việt do có quan hệ lâu
đời, ngày càng nhiều. Các từ ngữ tiếng Ê đê vay mượn từ tiếng Việt chủ yếu thuộc từ
loại danh từ. Các từ ngữ này đa phần thuộc một trong các nhóm các từ chỉ nghề
nghiệp, chức vụ, lĩnh vực, vị trí cơng tác; tên cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp;
khoa học kĩ thuật; động - thực vật; từ chỉ tên người và đồ vật. Trong số đó, do khơng
18
có nên lớp từ chỉ khoa học kĩ thuật là nhóm từ ngữ mà tiếng Ê đê phải vay mượn hoàn
toàn từ tiếng Việt.
- Sự khác nhau trong cách đặt câu của tiếng Việt và tiếng Êđê:
Ta thấy trong tiếng Ê đê thứ tự sắp xếp các từ không giống với trong tiếng Việt. Đặc biệt là
trong câu hỏi, thường thì trong tiếng Ê đê vấn đề cần hỏi sẽ được đặt lên đầu câu, cịn trong
tiếng Việt thì lại thường ở cuối câu hoặc gần cuối.
Ví dụ: Anh (chị) đi đâu ?->Ti ih nao?; Nhà anh chị ở đâu ? -> Ti anơk sang in ?
Bạn làm nghề gì ?-> Ya bruă ih ngă ?
b. Thành công – hạn chế:
- Thành công: Trong việc nghiên cứu việc phát âm của các em học sinh người đồng bào nhằm
đưa ra một số phương pháp nhằm giúp các em phát âm tốt tiếng Việt thì chúng tơi cũng gặt hái
được một số thành cơng đáng kể, đó là:
+ Về phía gia đình: Các em cũng tích cực cho các em đến lớp, tạo môi trường thuận lợi cho
các em tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi tại địa phương, ở trường lớp. Gia đình các
em cũng động viên các em tới lớp để học tập, hướng đến cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
+ Về phía nhà trường và đội ngũ giáo viên: Quan tâm giúp đỡ các em có mơi trường học
tập một cách tốt nhất. Bên cạnh đó Trường THPT Trường Chinh là một trường với tuổi đời còn
rất trẻ cùng với đội ngũ giáo viên trẻ, năng nổ, nhiệt tình với cơng tác giảng dạy, tích cực tham
gia các hoạt động cùng học sinh. Chính những điều đó đã làm cho các em mạnh dạn hơn tham
gia vào các hoạt động chung hay các hoạt động học tập. Từ đó mà ngơn từ của các em học sinh
đồng bào Ê Đê cũng nhờ đó mà được sử dụng nhiều hơn, vốn từ cũng được tích lũy nhiều hơn.
+ Về chính quyền địa phương: Đã tạo điều kiện để những em học sinh có hồn cảnh khó
khăn có thể đến lớp như: tặng gạo, quần áo, miễn giảm các khoản đóng góp cho các em....
+ Về phía các em HS: Đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi do Đồn
trường, lớp tổ chức. Nhờ các yếu tố đó mà ngôn ngữ của các em cũng phát triển hơn. Bên cạnh
những em học yếu thì cũng cịn rất nhiều em có thành tích học tập rất tốt, chăm chỉ, siêng năng
học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đối với những em đó thì việc phát âm và viết chữ
tiếng Việt tương đối tốt, ít khi bị sai.
- Hạn chế: Bên cạnh những thành cơng thì q trình nghiên cứu cịn gặp một số mặt hạn chế,
đó là:
+ Nhiều em do năng lực học quá yếu nên các em khơng muốn tới lớp, bên cạnh đó các em
còn e dè khi tiếp xúc với bạn bè thầy, cơ giáo...
+ Bên cạnh đó, về phía gia đình các em thì có một số bậc phụ huynh khi con em mình
khơng muốn đi học thì cũng khơng nói gì, không động viên các em tiếp tục học.
+ Và trường đóng trên địa bàn có nhiều bn thuộc bn khó khăn nên không thuận lợi
cho việc các em tham gia học tập. Chính vì thế mà có nhiều gia đình đã để con em ở nhà phụ
giúp làm nương rẫy, làm kinh tế,....
+ Về phía các em HS, nhiều em cịn chưa tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường,
Đồn trường, lớp tổ chức. Trong lớp cịn rất nhiều em không năng nổ phát biểu xây dựng bài
mà các em ngồi im, thụ động... Và khi thầy cô gọi lên bảng thì trường ấp úng và ít khi trả lời
được bài.
c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động dẫn đến việc phát âm, dùng từ, đặt câu khơng
chính xác tiếng Việt của HS người Ê đê:
19
Đối với học sinh người Ê đê thì việc phát âm đúng tiếng Việt là rất khó, nên họ thường
phát âm khơng được chính xác, chưa nắm bắt được giọng điệu, điều này do rất nhiều những
nguyên nhân khác nhau dẫn đến, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản của việc phát âm chưa
chính xác của học sinh người Ê đê:
- Vì tiếng Việt khơng phải là tiếng mẹ đẻ:
Đối với tất cả dân tộc nào cũng vậy, khơng riêng gì người Ê đê thì tiếng mẹ đẻ là tiếng mà
mình sử dụng thành thạo nhất, cho dù có học thêm nhiều các tiếng khác nhau của các dân tộc
khác thì cũng khơng thể nói bằng được tiếng mẹ đẻ.
Và đối học sinh người Ê đê cũng vậy, các em khó có thể phát âm được chính xác tiếng Việt vì
khơng phải là tiếng mẹ đẻ, và đối với việc phải thêm một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ
mà phải sử dụng nó một cách thành thạo đã đặt học sinh người Ê đê đứng trước những khó
khăn và thách thức của việc học tiếng Việt. Hơn nữa tiếng Ê đê và tiếng Việt có nhiều điểm
khác nhau hoàn toàn về cách sử dụng câu, từ, đặc biệt là trong cách phát âm thì tiếng Ê đê hồn
tồn khác nên để dung hịa được và sử dụng tốt cả hai loại ngôn ngữ này cùng một lúc thì
khơng phải là một vấn đề đơn giản. Nhất là đối với những học sinh ngay từ nhỏ đã khơng được
hoặc ít khi tiếp xúc với tiếng Việt, mà chỉ quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Ê đê thì
việc làm sao để phát âm chính xác tiếng Việt lại càng khó hơn rất nhiều. Trong những sinh hoạt
hàng ngày thì các em cũng chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ mà thơi, chứ rất ít khi các sử dụng tiếng
Việt càng làm cho vốn ngôn ngữ tiếng Việt của các em không được phát triển và đương nhiên
là trong cách phát âm tiếng Việt thì các em không thể phát theo đúng như giọng điệu của tiếng
Việt được. Ngay từ nhỏ khi bắt đầu tập nói là tập nói tiếng mẹ đẻ, nên giọng điệu của tiếng mẹ
đã ảnh hưởng quá sâu sắc khó có thể tiếp thu thêm một giọng điệu của một ngôn ngữ khác hoàn
toàn mới lạ nhất là đối với những em học sinh mới bắt đầu học tiếng Việt.
Nhưng cái quan trọng hơn tất cả là các em học sinh không sử dụng tiếng Việt thường xuyên khi
giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Và điều này đã nên một ảnh khơng nhỏ đến việc phát âm
chưa chính xác của các em học sinh người Ê đê nói riêng và tồn bộ người Ê đê nói chung.
- Sức ì q lớn của tiếng mẹ đẻ:
Như ở nguyên nhân trên đã nói, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ nên việc phát âm
đúng tiếng Việt là khá khó. Đặc biệt là khi sức ì của tiếng mẹ đẻ q lớn, nó làm cho khả năng
tiếp thu thêm một ngôn ngữ mới trở nên khó khăn và phức tạp nhiều. Khơng riêng gì những em
HS là người Ê đê mà gần như là hầu hết các em HS của tất cả các dân tộc thiểu số bản địa của
Tây Nguyên khi đọc, nói tiếng đều khơng thể phát chính xác được. đó là vì em đã chịu ảnh
hưởng quá nặng từ tiếng mẹ đẻ, thói quen dùng tiếng mẹ đẻ đã chi phối các em khi mà các em
sử dụng tiếng Việt trong học tập cũng như trong giao tiếp. Thói quen dùng tiếng mẹ đẻ đã
ngấm sâu trong tiềm thức của các em, nên mỗi lần đọc, nói tiếng Việt thì các em sẽ phát âm
theo giọng điệu, ngữ điệu của tiếng mẹ đẻ.
Vì thói quen của tiếng mẹ đẻ, sức ì của tiếng mẹ đẻ mà khả năng học tập tiếng Việt cũng cách
phát âm đã bị ảnh hương rất nhiều. Nó làm cho các em khó có thể tiếp thu thêm một ngôn ngữ
mới với một cách phát âm, ngữ điệu hồn tồn khơng thân thuộc đối với các em. Chính vì thế
mà khả năng học tiếng Việt của các em phát triển khá chậm, còn trong cách phát âm thì các em
khơng thể nào mà phát âm chuẩn được tiếng Việt.
- Môi trường sống:
20
Mơi trường sống, đó là một thứ đã đè nặng lên học sinh người Ê đê, các em sống trong
môi trường mà sự giao lưu và tiếp xúc với bên ngoài rất là hạn chế, nên việc sử dụng tiếng Việt
để giao tiếp cũng rất là hạn chế.
Hàng ngày, ngoài những giờ học ở trên lớp ra là các em giao tiếp bằng tiếng Việt, còn đa số thời
gian đa số thời gian các em ở ngoài nhà trường, ở trong khơng gian của bn làng mình thì các
em khơng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó ở trong khơng gian của
bn làng các em cũng ít khi phải tiếp xúc với các bạn trong các dân tộc khác, nên sự tiếp xúc
giao lưu lại càng trở nên hữu hạn hơn. Hàng ngày ngoài những giờ học trên lớp ra thì mơi
trường sống, khơng gian gian sống của các em dù không tách biệt, cô lập nhưng cũng có khá ít
những điều kiện để các em có thể tiếp xúc, giao lưu nhiều với thế giới bên ngoài.
Đa số học sinh người Ê đê chỉ sống trong bn làng người Ê đê mà ít khi tiếp xúc nhiều với các
dân tộc khác nên khả năng sử dụng tiếng Việt là rất hạn chế, nếu chỉ ở trong bn thơi thì gần
như là khơng sử dụng đến tiếng Việt. Chỉ khi nào đến trường và tiếp xúc với nhiều bạn bè và
các thầy, cơ giáo thì các em mới sử dụng tiếng Việt để giao tiếp.
Đặc biệt là ở học sinh cấp Tiểu học thì lúc mới bắt đầu đi học thì thường là khơng hề biết tiếng
Việt, khi bắt đầu học bảng chữ cái và tập đọc thì các em rất khó để có thể phát âm chính xác
được, và chưa thể nắm bắt được giọng điệu. Đối với học sinh ở bậc trung học thì đã có thể sử
dụng được tiếng Việt khá thành thạo nhưng những vấn đề về phát âm vẫn chưa thể khắc phục
được hoàn toàn. Các em vẫn thường phát âm sai đặc biệt là về thanh điệu và giọng điệu. Mơi
trường sống hạn hẹp, ít có điều kiện để có thể giao lưu giao tiếp với bên ngồi, đa số giao tiếp
chỉ trong nội bộ buôn làng mà thôi, và cũng chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ là tiếng Ê đê để giao tiếp
mà thôi. Và với điều kiện môi trường sống như vậy nên khả năng sử dụng tiếng Việt của các em
đã khơng có điều kiện phát triển.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng mơi trường sống có ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc sử
dụng tiếng Việt của học sinh người Ê đê, sống trong mơi trường mà ít có sự giao lưu tiếp xúc
với bên ngồi, và trong giao tiếp hàng ngày ít hoặc không sử dụng tiếng Việt đã làm cho khả
năng sử dụng tiếng Việt của học sinh người Ê đê bị hạn chế đi rất nhiều, nhất là trong cách phát
âm.
- Hạn chế về điều kiện học tập:
Về điều kiện học tập đối với các em học sinh người Ê đê rất là hạn chế, các em khơng có
đầy đủ những điều kiện cần thiết nhất trong q trình học tập.
Khơng gian sống khơng có ranh giới giữa khơng gian sinh hoạt gia đình và đương nhiên là sẽ
khơng có khơng gian sống cá nhân. Cũng chính vì điều này mà việc tạo một không gian học tập
cho học sinh là điều không thể. Hoạt động sống này đã không tạo điều kiện học tập cho các em,
mà còn làm cho chất lượng học tập của các em ngày càng giảm sút.
Đối với các em, trong học tập thì tự học là chủ yếu, bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân trong gia
đình hoặc khơng có khả năng hướng dẫn, hoặc khơng có ý thức trách nhiệm đơn đốc nhắc nhở
quản lý, hay do hồn cảnh sống khó khăn mà gia đình đã khơng chú trọng tới việc học của con,
em mình. Điều cho thấy đa số các em khơng được nằm trên một nền học vấn nhất định nào đó
của gia đình. Việc học tập của các em phải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kế hoạch
giáo dục của nhà trường. Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xây dựng cho
các em.
Bên cạnh đó, đối với các em công việc hàng ngày phải làm không phải là đi học khơng thơi, mà
ngồi giờ học trên lớp thì các em lại thường phụ giúp gia đình làm những cơng việc của nương
21
rẫy như bố mẹ. Và gần như ở nhà là các em khơng có thời gian để học tập, chỉ có buổi tối là
thời gian cho các em học bài mà thơi. Và khơng có điều kiện học thêm như các bạn người
Kinh, vì gia đình khó khăn nên điều kiện để các em học thêm ngồi giờ học thì gần như là
khơng có, nên ngồi giờ lên lớp ra thì các em chỉ tự học.
Chính vì điều kiện học tập như vậy nên việc học tập của các bị hạn chế đi rất nhiều, không chỉ ở
môn tiếng Việt mà cịn ở tất cả các mơn học khác nữa cũng khơng có điều kiện để phát triển. Và
điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cách sử dụng tiếng Việt của các em HS dân tộc Ê đê.
d. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Từ những thực trạng đã đưa ra chúng tơi thấy rằng cần phải có biện pháp hợp lý để nhằm
khắc phục các lỗi khi sử dụng tiếng Việt cho các em. Điều đầu tiên là cần phải có sự trợ giúp từ
phía gia đình, cộng đồng nơi các em sinh sống. Họ cần tạo điều kiện để các em có thể tham gia
các hoạt động học tập, vui chơi, tham gia vào các hoạt động của địa phương, của đồn thể, từ
đó có thể làm cho các em năng động, tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và những người xung
quanh.
Bên cạnh đó cần có sự nỗ lực từ chính bản thân các em. Nếu các em không chịu tham gia vào
các hoạt động chung thì cũng rất khó khăn cho việc học tập, rèn luyện tiếng Việt.
Trên đây là một số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt chưa
chuẩn của các em HS người Ê đê. Bên cạnh những ngun nhân này thì có rất nhiều những
ngun nhân khác nữa ảnh hưởng đến việc sử dụng tiếng Việt của các em. Từ đó ta đưa ra một
số biện pháp để khắc phục những hạn chế trong cách sử dụng tiếng Việt của các em HS dân tộc
Ê đê.
II.3. NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Việc đưa ra giải pháp, biện pháp khắc phục nhằm giúp cho học sinh có thể vận dụng để sử
dụng tiếng Việt một cách chuẩn nhất để các em có thể tự tin giao tiếp với bạn bè trong trường
học và khi viết bài các em khơng cịn sai những lỗi chính tả cơ bản nữa. Đồng thời khi các em
giao tiếp ngoài xã hội các em không phải lo lắng về vốn tiếng Việt của mình.
II.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
a. Cần dạy nói tiếng Việt song song với tiếng mẹ đẻ:
Trong q trình học mơn tiếng Việt trong nhà trường thì học sinh người Ê đê thường bị
ảnh hưởng rất lớn từ tiếng mẹ đẻ, và chính vì thế mà các em khó có thể phát âm chuẩn tiếng
Việt được. Và khắc phục được điều này thì việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là phải dạy và
học tiếng Việt song song với tiếng mẹ đẻ là tiếng Ê đê của các em.
Khi mà ngay từ nhỏ các em đã được tiếp xúc với tiếng Việt thì việc nắm bắt được giọng
điệu cũng như cách phát âm sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, và trong quá trình học tập thì các
em cũng sẽ chủ động hơn, hiệu quả học tập cũng sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, các em khi cịn nhỏ thì khả năng tiếp thu cũng sẽ nhanh hơn người lớn khi
mà thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ đã ngấm sâu vào tiềm thức của họ. Và việc cùng một lúc học
hai thứ tiếng thì các em cũng sẽ những khó khăn nhất định, khi đang nói ngơn ngữ này có thể
lại nói sang ngơn ngữ kia một cách vơ thức. Nhưng trên hết là các em có thể sử dụng hai ngơn
ngữ cùng một lúc, các em vừa vẫn nói lưu loát được tiếng mẹ đẻ nhưng cũng sử dụng được
22
thơng thạo được tiếng Việt và như thế thì các em sẽ nắm bắt được giọng điệu cũng như cách
phát âm, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt.
Việc thực hiện dạy song ngữ này không chỉ
trong nhà trường thực hiện khơng thơi mà
ngay trong gia đình, trong cuộc sống giao
tiếp bình thường hàng ngày càng cần thiết
phải dạy song ngữ cho các em. Vì khi đi
học thì các em giao tiếp khá ít với các bạn
học là người Kinh, cịn ngồi giờ đến
trường thì các em gần như khơng sử dụng
tiếng Việt trong giao tiếp nữa. Nên nếu như
trong những giao tiếp hàng ngày các em sử
dụng tiếng Việt thì khả năng nói tiếng Việt
của các em sẽ được cải thiện rất nhiều. Hơn
nữa việc thực hiện dạy song song hai ngôn
ngữ này cũng sẽ khai thác và phát huy được
sức mạnh của các nguồn lực, mà trong đó, nguồn lực quan trọng được khai thác và phát huy
chính là sự tham gia của cộng đồng, của cha mẹ học sinh và nguồn lực của chính các em.
Để thực hiện tốt việc dạy song song hai ngơn ngữ này, thì gia đình của các em là một nhân
tố rất quan trọng trong sự thành cơng của biện pháp này. Vì môi trường giao tiếp nhiều nhất của
các em học sinh chính là gia đình và cộng đồng nên nếu các em ngay từ nhỏ đã được những
người trong gia đình dạy nói tiếng Việt, và khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng
ngày thì việc đến trường học tiếng Việt của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và việc
dạy song song hai ngôn ngữ này vẫn phải đàm bảo được là: các em vừa học tốt tiếng Việt, bên
cạnh đó cũng vừa giữ được những nét truyền thống văn hóa trong tiếng mẹ đẻ của mình, và các
em đều có thể sử dụng thành thạo được cả hai loại ngôn ngữ này trong cuộc sống giao tiếp hàng
ngày.
b. Phá vỡ sức ì của tiếng mẹ đẻ:
Phá vỡ sức ì cũng như thói quen dùng tiếng mẹ đẻ của các em cũng là một trong những
biện pháp cần thiết phải thực hiện để các em có thể sử dụng chuẩn tiếng Việt được. Vì đã quá
quen sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp cũng như học tập thì các em
thường ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen dùng tiếng mẹ đẻ, các em rất khó để có thể thoát ly
được tiếng mẹ đẻ khi sử dụng tiếng Việt.
Đầu tiên là phải làm cho các em nắm bắt được giọng điệu khi tiếng sử dụng Việt trong đọc, nói
và giao tiếp.
Thứ hai là hạn chế các thói quen trong tiếng mẹ đẻ khi sử dụng tiếng Việt cả trong giao tiếp và
trong học tập.
Trong các cuộc giao tiếp trong nhà trường dù là giao tiếp với các bạn cùng dân tộc Ê đê cũng
nên dùng tiếng Việt, để một phần nào đó tạo được thói quen dùng tiếng Việt, và giảm đi thói
quen của tiếng Ê đê khi nói tiếng Việt, sẽ có lợi cho việc phát âm chuẩn tiếng Việt. Thói quen
của tiếng Mẹ đẻ đã ngấm sâu vào tiềm thức của các em, muốn phá vỡ được sức ì của thói quen
của tiếng mẹ đẻ là một vấn đề khơng đơn giản và phải có một khoảng thời gian khá dài mới có
thể phá vỡ được. Và điều này cịn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí cũng như nghị lực của các em
nữa. Nên dù thế nào đi chăng nữa thì muốn cho các em học sinh người Ê đê có thể học và phát
23
âm chuẩn tiếng Việt thì một trong những vấn đề mà ta cần giải quyết đầu tiên chính là phải phá
vỡ được thói quen cũng như sức ì của tiếng mẹ đẻ.
c. Cần tăng cường quan hệ giao lưu với các dân tộc khác:
Môi trường sống, môi trường sinh hoạt, môi trường giao tiếp hàng ngày khá là chật chội, ít
có khơng gian để tiếp xúc với bên ngồi cũng như giao lưu với các dân tộc khác. Nên để học
sinh người Ê đê có thể sử dụng tốt tiếng Việt trong điều kiện mơi trường sống như vậy thì sẽ rất
là khó, chính vì thế mà chúng ta cần phải mở rộng môi trường sống, môi trường giao tiếp và
cần tăng cường các mối quan hệ giao lưu, giao tiếp với bên ngoài, với các dân tộc khác. Việc
mở rộng môi trường giao tiếp, môi trường giao lưu với bên ngoài sẽ giúp cho các em tập quen
dần với việc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, vốn từ tiếng cũng sẽ phát triển, phát âm cũng sẽ
chuẩn hơn. Cần tạo một không gian, một môi trường thân thiện trong nhà trường và cả ngoài xã
hội. Bản thân các em học sinh cũng cần phải chủ động tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài nhiều
hơn. Trong nhà trường các em cần giao tiếp nhiều hơn với bạn bè trong lớp và ngoài lớp, cũng
như các giáo viên giảng dạy trong trường. Bên cạnh đó các em cũng cần phải gặp gỡ giao lưu
nhiều trong xã hội để có thể sự hiểu biết, học hỏi những cách giao tiếp trong thực tiễn trong xã
hội. Mở rộng môi trường giao tiếp, tăng cương các quan hệ giao lưu với bên ngoài xã hội, tạo
môi trường học tập, giao tiếp thân thiện... Sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với mọi
người bằng tiếng Việt và từ đó khả năng sử dụng tiếng Việt của các em cũng sẽ được cải thiện.
d. Cần tạo điều kiện học tập thuận lợi:
Điều kiện học tập không thuận lợi đã gây ảnh hưởng lớn đến việc học tiếng Việt của các em
và từ đó cũng đã ảnh hưởng đến việc phát âm khơng chuẩn tiếng Việt của các em. Nên cần phải
tạo điều kiện học tập thuận lợi để các em có thể học tập tốt được không chỉ môn tiếng Việt mà
tất cả các mơn học khác nữa. Trong gia đình, phụ huynh nên chú ý, quan tâm đến không gian
học tập của các em, cần phải tạo không gian riêng, yên tĩnh để các em có thể học tập tốt hơn.
Tạo khơng khí học tập nghiêm túc trong gia đình, n tĩnh trong giờ tự học ở nhà. Phụ huynh,
người thân trong nhà cần phải theo dõi, quan tâm, đôn đốc các em học và làm tất cả những bài
tập được giao. Hạn chế cho các em phải đi làm, trong thời gian rảnh thì các em có thể làm một
số việc phụ giúp cha, mẹ. Xong các em không nên quá chú trọng những công việc này, mà cần
tập trung vào việc học tập nhiều hơn.
Cần tạo điều kiện tốt nhất có thể cho việc học tập của các em, đặc biệt là trong giờ tự học ở nhà
của các em. Thường khi ở nhà các em sẽ bị phân tâm bởi rất nhiều những yếu tố khác nhau nên
gia đình, cha mẹ cần tạo cho các em mơi trường học tập tốt trong những giờ tự học ở nhà.
Nói một cách khái quát lại là dù ở trong bất kỳ giờ học nào, dù học trên lớp, hay tự học ở nhà
thì
Đây là một số biện pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong quá trình học tập,
cũng như trong quá trình sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, giao lưu hàng ngày của các em học
sinh người Ê đê. Những biện pháp này có thể giúp các em một phần nào đó trong q trình sử
dụng tiếng Việt chuẩn hơn để học tập cũng như để giao tiếp, để các em khơng cịn rụt rè, lo sợ,
và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Việt để nói, để giao tiếp hàng ngày.
II.3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp:
II.3.3.1. Đối với giáo viên
a. Giáo viên nắm chắc các yêu cầu về qui tắc tiếng Việt
- Yêu cầu phát âm và viết đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ
24
để đúng chính tả:
Hình thức âm thanh và cấu tạo là bình diện dễ nhận biết của từ. Khi nói, ta nghe
thành tiếng. Khi viết, từ được biểu hiện bằng “các con chữ và các dấu thanh điệu
trong sự kết hợp với nhau”. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ giống nhau về âm thanh,
gần giống nhau về mặt chữ viết như : môi, mối, mồi, mỗi… nhưng nghĩa của chúng lại
khác nhau. Cho nên, ta chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm nghĩa của từ
thay đổi. Thậm chí nó cịn làm cho từ trở nên vơ nghĩa. Ví dụ như “cũ xưa” -> “củ
xưa”, “xay gạo” -> “xảy gạo”. Do đó, ta sử dụng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo
từ là cơ sở giúp người đọc tránh hiểu nhầm hoặc hiểu không chính xác nội dung mà
người viết cần diễn đạt. Trong tiếng Việt, trường hợp dễ nhầm lẫn hình thức âm thanh
của các từ khác nhau là từ gốc Hán. Ví dụ: “bàng quan” (thờ ơ, không quan tâm),
“bàng quang”(bọng đái trong cơ thể); sáp nhập, sát nhập,…. Đối với học sinh Ê đê,
yêu cầu này là yêu cầu đầu tiên phải được chú ý thường xuyên. Có ý thức như thế, học
sinh mới khắc phục được những hạn chế về cách phát âm không ảnh hưởng từ tiếng
mẹ đẻ khi học và nói tiếng Việt.
25