Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Không nhận ra người quen - căn bệnh kỳ lạ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.3 KB, 4 trang )

Không nhận ra người quen - căn bệnh kỳ lạ

Herbert Lindenberger, một giáo sư văn về hưu ở Đại
học Standford, đang đợi vợ ở sân bay San Francisco sau
chuyến đi thăm cháu 2 tuần của bà. Ông đứng ở sảnh
đợi hành lý, nhìn chằm chằm vào từng khuôn mặt đi
qua.
Nếu là một người bình thường nào đó, thì hình ảnh thân
quen sẽ "click" vào não khi ông nhận ra khuôn mặt người
thân yêu và chào đón bà bằng một cái ôm chặt. Nhưng với
Lindenberger, cú "click" nhận diện đó chưa bao giờ xảy ra.
Chỉ đến khi vợ ông xuất hiện và vẫy vẫy chồng, ông mới
biết người đó là ai.
Lindenberger mắc chứng prosopagnosia, còn được gọi là
"mù khuôn mặt".
"Tôi là trường hợp nhẹ, nhưng cũng đã đủ rắc rối rồi", ông
nói. "Tôi thậm chí không nhận ra mặt của các con mình sau
khi không gặp chúng trong vài tháng".
Các nghiên cứu trước kia về chứng rối loạn này phỏng
đoán có khoảng 1-2 % dân số mắc bệnh, khiến họ khó khăn
trong việc nhận mặt người.
Căn bệnh đã làm bối rối các nhà khoa học trong nhiều năm
bởi việc scan não bệnh nhân prosopagnosia cho thấy vùng
não liên quan tới việc xử lý thông tin khuôn mặt của họ có
kích cỡ và hoạt động như người bình thường. Thêm nữa,
những người này vẫn có thể nhận diện được các vật thể
khác dễ dàng.
Một nghiên cứu mới đây có thể đã tìm ra chìa khóa giải mã
bí ẩn của chứng rối loạn lạ kỳ này.
Các chuyên gia từ Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh đã
so sánh 6 người mắc chứng "mù khuôn mặt" với 17 người


bình thường.
Cibu Thomas, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm của
ông giả thuyết rằng, về mặt thực thể, mặc dù một bệnh
nhân có thể "thấy" các khuôn mặt khi anh ta nhìn vào họ,
nhưng não của anh ta không thể lắp ghép nhiều đặc điểm
của khuôn mặt lại với nhau để tạo thành một bức tranh rõ
ràng giúp nhận ra người đó.
"Chúng tôi giả định rằng nếu hoạt động ở vùng não xử lý
hình ảnh khuôn mặt vẫn hoạt động bình thường, thì có thể
những thông tin liên quan đến khuôn mặt, được xử lý ở
những vùng não khác lại không kết nối - nghĩa là có sự đứt
đoạn thông tin", Thomas nói.
Sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, nhóm nghiên cứu đã
tìm thấy các bệnh nhân prosopagnosia quả thực có những
đứt đoạn kết nối giữa các vùng não có vai trò xử lý khuôn
mặt.
Hiện tại, không có liệu pháp nào cho các bệnh nhân này
ngoài những nỗ lực huấn luyện cho não nhận diện mặt
người quen. Tuy nhiên, Thomas cũng cho biết dù có được
huấn luyện thì cũng rất ít người cải thiện được tình hình.

×