Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.82 KB, 2 trang )
Kỹ thuật nuôi cá sấu thương phẩm
Chuồng trại: chuồng nuôi cá sấu phải có hệ thống rào
chắc chắn, bể chứa nước, khu vực cho cá sấu ăn và chỗ hóng mát. - Địa điểm: chuồng
nuôi cá sâu nên chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, kín gió. Hàng rào chắn gió
không nên che mất ánh nắng vào buổi sáng và buổi chiều.
- Kích thước: chuồng nuôi cá sấu thường kích thước khoảng 10 x 10m (trong
chuồng có ao chứa nước), số lượng thả khoảng 100 con (từ 1-2 tuổi). Để nuôi khoảng
800 con cá sấu cỡ thương phẩm kích thước chuồng trung bình 30 x 30m.
- Rào chắn: có thể dùng gỗ, lưới kim loại, tấm thiếc, … Đặc biệt cá sấu không có
khả năng leo trèo cao nhưng lại có thể thoát ra ngoài bằng cách dũi dất (nhất là khi đất
quá ẩm) vì vậy không cần làm rào chắn quá cao nhưng phải chôn hàng rào sâu dưới
đất ít nhất 50 cm. Bà con cũng có thể dùng gạch xây móng chìm trong đất và xây
thành tường cao cách mặt đất 30 cm, phía trên tường dùng cột gỗ hay lưới kim loại để
rào kín cao khoảng 1,4m, kiểu chuồng này rất tốt để nuôi nhốt những con cá sấu dài
2m.
Mật độ thả nuôi: cá sấu được thả nuôi theo lứa tuổi, mỗi lứa tuổi khác nhau cần có
mật độ thả khác nhau. Khi cá sấu ở từ 1-3 tuổi cần có không gian để vận động nên
mật độ nuôi phải thưa (0,6 – 1 con/m
2
), nhưng nếu có điều kiện cho ăn tốt, vệ sinh
chuồng trại thường xuyên, cá sấu được phân loại theo từng lứa tuổi thì có thể nuôi với
mật độ cao hơn (3 con/m
2
).
Thức ăn và chăm sóc:
- Thức ăn: tốc độ lớn của cá sấu phụ thuộc nhiều vào nguồn đạm động vật vì vậy
muốn cá sấu phát triển tốt phải có chế độ cho ăn phù hợp. Đặc biệt cá sấu không dễ
chuyển từ mồi đã ăn quen sang mồi lạ (dù có đói), thức ăn có phối trộn nhiều thành
phần sấy khô hoặc ướp muối nên người nuôi thường cho cá sấu ăn những thức ăn có
nguồn gốc động vật như lòng lợn, lòng bò, lòng gà vịt nhưng tốt nhất là cá đồng, cá
biển và chuột.