Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật nuôi cá mùa lũ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.97 KB, 3 trang )

Kỹ thuật nuôi cá mùa lũ

Nguồn: vietlinh.com.vn
Hiện nay khu vực các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đang
bước vào mùa ngập lũ hằng năm. Diện tích ngập nước của khu vực nầy rất lớn trên
300.000 ha, trải dài từ các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh,
Thạnh Hóa, các xã phía bắc của huyện Thủ Thừa và một số xã của các huyện Bến
Lức, Đức Hòa và Đức Huệ. Đây cũng là mùa đánh bắt cá tự nhiên của bà con nông
dân dưới nhiều hình thức như câu, giăng lưới, đóng đáy, cào … Các loài cá đánh
bắt phổ biến là cá linh, cá chốt, cá mè đất và các loại cá đen, cá đồng khác. Sản
lượng đánh bắt cá tự nhiên hằng năm khá lớn.
Xuất phát từ sự phong phú của các loài cá tự nhiên nầy nên ở khu vực vùng
Đồng tháp mười đã xuất hiện những mô hình nuôi thủy sản mùa lũ. Tiềm năng cho
việc phát triển thủy sản mùa lũ là rất lớn. Các mô hình nuôi thủy sản mùa lũ điển
hình trong thời gian qua như mô hình nuôi cá lóc, cá bông, cá Rô đồng, Sặc rằn…
Kỹ sư Võ Thành Hổ, trưởng trạm Khuyến ngư vùng Đồng Đồng Tháp Mười trực
thuộc Trung tâm Thủy sản Long An, cho biết: vùng Đồng Tháp Mười có những
thuận lợi mà ít nơi nào có được bởi vì hàng năm đều có nước lũ tràn về, độ ngập
sâu thường từ 1m nước trở lên. Nước lũ đã đem về một lượng phù sa rất lớn bồi
đắp cho ruộng lúa, thuận lợi trong nuôi thủy sản. Thứ nhất, tạo nên mặt nước nuôi
thủy sản với môi trường nước nuôi ổn định: Nước chảy một chiều, nhiệt độ từ 26-
28OC, pH dao động ít: 6-7… và diện tích nuôi gần 300.000 ha. Thứ hai, cung cấp
một nguồn cá tự nhiên dồi dào về số lượng và phong phú về chủng loại: Cá các
loại, cua, ốc… Thứ ba, vào mùa lũ là giai đoạn nghỉ đồng, nên có nguồn lao động
nông nhàn, thuận lợi cho việc chăm sóc cá nuôi. Thứ tư, nguồn vốn nhàn rổi tích
lũy qua hai vụ lúa, tập trung vào đầu tư phát triển nuôi cá. Nếu người dân tập trung
khai thác và phát triển những lợi thế này để phát triển nuôi thủy sản chắc chắn
nghề nuôi thủy sản sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững, tạo nguồn thu nhập lớn
cho nông dân, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân nông thôn vùng Đồng
Tháp Mười.
Phát triển nuôi cá ở vùng Đồng Tháp Mười, trước hết người nuôi chú ý


chọn lựa những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, có giá bán cao, ổn định như cá rô
đồng, cá sặc rằn, cá nàng hai, cá bống tượng, tôm càng xanh …Trong đó có hai
đối tượng đang nuôi chủ yếu và tiềm năng phát triển còn rất lớn là cá rô đồng và
cá sặc rằn. Hai đối tượng này có thể nuôi đơn hoặc ghép với nhau với tỷ lệ 40% cá
sặc rằn và 60% cá rô đồng để tận dụng nguồn thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để nuôi được 2 đối tượng này, người dân cần chú ý các khâu kỹ thuật quan trọng
như sau:
1/ Chọn giống tốt: Giống tự ương lên hoặc mua con giống đảm bảo nuôi từ
cá bột lên giống với thời gian ương từ 1 – 1,2 tháng, đặc biệt không mua giống
nuôi chay, giống nuôi lưu vụ và giống trôi nổi.
2/ Độ sâu của ao, ruộng nuôi phải trên 1,5m. Nếu sâu từ 2 – 2,5m thì rất tốt.
3/ Cho cá ăn phải thường xuyên, liên tục, đều đặn bằng loại thức ăn công
nghiệp trên 25% đạm hoặc sử dụng thức ăn tự chế : 70% cá + 30% cám và bổ sung
thêm 20% thức ăn công nghiệp. Ngày cho ăn từ 3 – 5 lần.
4/ Phòng bệnh tốt cho cá bằng các biện pháp cơ bản như sau :
- 2 tháng sổ lãi một lần.
- 7 đến 10 ngày thay nước một lần, khi thay nước :
+ Xử lý nước bằng các loại thuốc xử lý cơ bản : MKC, BKC, BKA,
Sunphat đồng …
+ Xử lý nền đáy bằng Zeolite …
- Bổ sung cho cá ăn thường xuyên vitamin C để tăng sức đề kháng, tiêu hóa
thức ăn tốt, chống stress …
Bên cạnh đó, mùa lũ về cũng là thời điểm khai thác nguồn thức ăn tự nhiên
rất tốt cho các mô hình nuôi. Do vậy, ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, người nuôi
cũng nên quan tâm các lưu ý kỹ thuật trong giai đoạn này để đạt hiệu quả cao
trong vụ nuôi thủy sản năm 2009.

×