Kỹ thuật nuôi cá trên ruộng lúa
Trong mô hình khuyến ngư hàng năm Chi cục thủy sản Vĩnh Long đặc biệt chú trọng
đầu tư vào một số mô hình nuôi đạt hiệu quả như mô hình nuôi cá trên ruộng lúa cho
các nông hộ thuộc địa bàn các huyện: Mang Thít, Bình Tân……. Nhìn chung mô hình
nuôi cá trên ruộng lúa đã mang lại kết quả rất khả quan, tăng thêm thu nhập góp phần
cải thiện đời sống cho nông dân; Nuôi cá kết hợp với ruộng lúa sẽ góp phần làm tăng
năng suất lúa, khả năng tiêu diệt sâu rầy của cá sẽ làm giảm vấn đề sử dụng thuốc trừ
sâu trong canh tác lúa,….
Các mô hình nuôi cá trên ruộng lúa:
- Nuôi xen canh Ưu điểm của mô hình này là: tăng thêm thu nhập trên một diện tích
đất, tận dụng mặt nước và thức ăn sẵn có trên ruộng lúa, cá ăn côn trùng rong cỏ thực
vật và thải phân làm tốt cho lúa, việc sử dụng phân bón cho ruộng lúa sẽ làm tăng
thức ăn tự nhiên cho cá tuy nhiên cũng có một số tồn tại của mô hình: chỉ thả cá nuôi
ở mật độ thấp, năng suất thấp, các giống lúa canh tác hiện nay đa số dễ nhiễm sâu rầy
do đó sử dụng nông dược là khó tránh…
- Nuôi cá luân canh (một lúa – một cá, hoặc hai lúa – một cá) đối với mô hình này
thì lợi nhuận từ nuôi cao hơn trồng lúa, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí
cải tạo đất và phân bón cho vụ đông xuân tuy nhiên với mô hình này thì vốn đầu tư
cao và đòi hỏi người nuôi cần phải nắm vững kỹ thuật xây dựng mô hình cũng như
chăm sóc cho cá
Đối với mô hình nào cũng vậy đòi hỏi người nuôi cần phải nắm kỹ một số kỹ thuật
sau:
1.Thiết kế và chọn vị trí ruộng nuôi
Đối với mô hình nuôi cá ruộng lúa có nhiều dạng: mương bao và ao trữ, ao nuôi nằm
giữa ruộng, mương nuôi nằm ở 1 đầu của ruộng… tuy nhiên đa số các hộ nuôi chọn
dạng mương bao và ao trữ
Chọn vị trí nuôi là khâu rất quan trọng, ruộng nuôi phải đảm bảo:
- Nguồn nước cấp tốt, chủ động khi cấp thoát nước
- Phải nắm được biến động của mực nước lũ hàng năm
- Chọn đất có cơ cấu giữ nước tốt, ít bị nhiễm phèn
- Khu vực nuôi cá phải không tiếp xúc với khu vực canh tác hoa màu để hạn
chế nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu khi cấp nước nuôi cá
- Đảm bảo an ninh, tiện đi lại để chăm sóc và quản lý
Diện tích: tùy theo diện tích đất của nông hộ trung bình khoảng từ 0,3 ha trở
lên
Bờ bao quanh: chiều rộng chân bờ 1 – 2 m chiều rộng mặt bờ 2 – 4 m, chiều
cao của bờ phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0.5m, những nơi không có
điều kiện làm bờ bao có thể dùng lưới bao quanh. Tác dụng của bờ bao quanh
là giữ cá, giữ nước không bị rò rỉ, đi lại trên bờ để chăm sóc và quản lý lúa –
cá, có thể trồng thêm màu: mướp, đu đủ…… để tạo bóng mát cho cá
Mương bao: diện tích mương bao chiếm 20 – 30 % diện tích ruộng, đào
cách bờ khoảng 0.5m để tránh đất từ bờ bao lỡ xuống mương, ruộng đáy
mương 1.5 – 2m rộng mặt mương 2 – 3 m, chiều cao 1 - 1.5 m. Tác dụng của
mương bao là giữ được nước quanh năm để chứa cá, khi làm đất và khi thu
hoạch cá, giữ cá khi sử dụng thuốc trừ sâu, giữ cá lúc nhỏ và trữ cá lúc thu
hoạch
Ao trữ : nằm riêng bên ngoài và thông với ao nuôi cá diện tích khoảng 20 –
30 % ao nuôi cá. Tác dụng của ao trữ trữ cá giống lúc mới bắt về trữ cá khi sử
dụng thuốc trừ sâu, bón phân
Cống: tùy điều kiện kinh tế gia đình có thể làm cống bằng xi măng, cây dừa,
nhựa PVC…….mỗi ruộng nuôi nên có cống cấp và thoát nước riêng biệt.
2. Chuẩn bị ruộng nuôi
- Tác cạn diệt tạp, sên vét bùn đáy ao hoặc dùng dây thuốc cá để diệt tạp 1 – 1.5
kg/100m
2
- Lắp các hang, lổ mọi và dọn cỏ quanh bờ ao
- Bón vôi: liều lượng 7 – 10 kg/100m
2
rải đều khắp ao, phơi ao 2 – 3 ngày, không
phơi nứt nẻ
- cấp nước vào qua lưới lọc tránh cá dữ lọt vào ao nuôi
- tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bằng cách bón phân với lượng: đối với phân
hữu cơ bón 7 – 10 kg/100m
2
, đối với phân vô cơ (DAP) bón 150 – 200 g/100m
2
3. Chọn loài cá nuôi
Nuôi cá trên ruộng lúa chủ yếu tận dụng được thức ăn tự nhiên do đó chọn loài cá
nuôi là những loài cá ăn tạp nghiên về thực vật, những loài cá ăn lọc: cá chép, cá
rô phi, cá trắm cỏ, cá mè vinh, cá sặc rằn……khi nuôi kết hợp nhiều loài cá khác
nhau cũng cần phải có tỷ lệ phù hợp
Công thức 1
Loài cá Tỉ lệ (%)
Mè vinh
Rô phi
Chép
50
30
20
Công thức 2
Loài cá Tỉ lệ (%)
Mè vinh 50
Rô phi
Sặc rằn
Chép
20
20
10
Chọn giống và thả cá: chọn gống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không bị xây xát,
bơi lội nhanh nhẹn cỡ giống thả khoảng 100 – 150 con/kg. Trước khi thả cần
ngâm bao trong nước ao khoảng 15 – 20 phút, nên thả vào lúc sáng sớm hoặc
chiều mát, mật độ nếu không cho ăn thức ăn bổ sung thêm thì thả 0.2 – 0.5 con/m
2
nếu có cho ăn thêm thức ăn bổ sung thì thả 2 – 4 con/m
2
. thời gian thả nuôi từ
tháng 06 – tháng 12
4. Chăm sóc và quản lý
Thời gian đầu khi mới bắt giống về cho ăn thức ăn công nghiệp với độ đạm cao 25
– 30% cho ăn 2 lần/ ngày, sau khoảng 2 – 4 tuần bắt đầu cho cá leden ruộng lúc
này có thể cho ăn thêm thức ăn hoặc không tùy vào mật độ nuôi, tuy nhiên nếu
muốn cá mau lớn thì nên cho ăn thêm thức ăn bổ sung có thể áp dụng công thức:
Công thức 1: cám 60% + bột cá 37% + khoáng + Vitamin 1% + bột gòn 2%
Công thức 2: cám 65% + ruột ốc xay nhỏ 32% + khoáng + Vitamin 1% + bột gòn
2%
Cần phải thường xuyên theo dõi màu nước nếu thấy mất màu xanh thì tiến hành
gây lại thức ăn tự nhiên với liều lương như trên
Hàng ngày nên đi kiểm tra công trình nuôi để có những biện pháp khắc phục kịp
thời khi có sự cố xảy ra
* Thay nước
Thay nước khi chất lượng nước xấu đi, nước có mùi hôi, cá nổi đầu vào sáng sớm,
chỉ nên thay nước khoảng 20 - 30% để tránh tình trạng cá bị sốc. Việc thay nước sẽ
tăng thêm oxy, giảm các chất độc trong hệ thống nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt
mồi. Lưu ý khi thay nước phải xác định được nguồn nước cấp có đảm bảo yêu cầu
hay không để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lượng nước trong ruộng
nuôi.
Vào đầu mùa mưa, mùa lũ thường xuyên kiểm tra đăng, cống, dọn cỏ quanh bờ bao
tránh để nước dâng cao ngập cỏ gây phân huỷ làm thiếu oxy.
Nông dược Trong quá trình nuôi lưu ý việc sử dụng nông dược trong canh tác lúa
cũng như hoa màu của các nông hộ kế cận để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng
nhiễm sang ruộng nuôi cá Nhiệt độ: Để nhiệt độ trên mặt ruộng không biến động
lớn, mực nước thấp nhất phải đạt được là 40 cm.
* Quản lý địch hại: Bao gồm cá tạp, cá dữ, cua, rắn, ếch, chim, tấn công trực
tiếp đến cá hay gián tiếp cạnh tranh thức ăn. Để hạn chế các đối tượng này bờ bao cần
có lưới chắn và nước trước khi vào hệ thống nuôi phải qua lọc.
5. Thu hoạch
Sau 5 - 7 tháng nuôi, bơm nước hạ dần mức nước ruộng để cá tập trung xuống
mương bao, sau đó dùng lưới kéo, số còn lại tát cạn và thu hoạch bằng tay.
Năng suất cá nuôi từ 0,5 - 2 tấn/ha. Năng suất cá nuôi dao động tùy thuộc vào đối
tượng thả nuôi và mức độ đầu tư thức ăn.
Một số lưu ý khác
Để hạn chế dịch bệnh xảy ra cho cá cần làm tốt các khâu
Cải tạo ruộng nuôi: nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển và tạo môi trường
thuận lợi cho cá phát triển.
Chọn giống tốt và xử lý cá: không nên thả cá mật độ quá dầy, thả cá khoẻ,
không dị hình, không bị xây sát. Cá khi mới mang về tắm trong nước muối, pha 15 g
muối trong 1 lít nước, ngâm cá trong 15 phút (lưu ý không được để cá thiếu oxy trong
khi đang ngâm cá).
Chuẩn bị tốt vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão: vào thời điểm giao
mùa khả năng chống bệnh của cá yếu, các mầm bệnh dễ phát triển, cá dễ bị nhiễm
bệnh. Bón vôi quanh bờ vào đầu mùa mưa, dọn cỏ quanh bờ.
Thay nước: khi thay nước cần lưu ý phải đảm bảo nguồn nước tốt, chỉ thay
nước khi cần thiết để tránh làm sốc cá; mỗi lần thay chỉ nên thay khoảng 20 - 30%
tổng lượng nước trong ruộng nuôi.
Chăm sóc cá tốt để tăng sức đề kháng bệnh: cho cá ăn đầy đủ về số lượng thức ăn
cũng như thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo. Vào những ngày thời tiết xấu nên
giảm lượng cho ăn và tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng.