Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Trồng, chăm sóc và thu hoạch tre kinh doanh măng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.6 KB, 6 trang )

Trồng, chăm sóc và thu hoạch tre kinh
doanh măng

Cây tre nói chung và cây tre lấy măng nói riêng đều là một loài cây trồng rừng ở nhiều
nơi trên đất nước ta. Trong các quy mô hộ gia đình, cây tre lại càng có ý nghĩa đặc biệt.
Ngoài ý nghĩa về bảo vệ đất, nó có ý nghĩa kinh tế rất lớn so với nhiều loại cây lâm
nghiệp và công nghiệp khác.
Cây tre nói chung và cây tre lấy măng nói riêng đều là một loài cây trồng rừng ở nhiều
nơi trên đất nước ta. Trong các quy mô hộ gia đình, cây tre lại càng có ý nghĩa đặc biệt.
Ngoài ý nghĩa về bảo vệ đất, nó có ý nghĩa kinh tế rất lớn so với nhiều loại cây lâm
nghiệp và công nghiệp khác.
- Loài tre với hệ thống thân ngầm đan chen nhau dày đặc và lan rộng trong đất nên có tác
dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất trong mùa mưa, chắn sóng bảo vệ đê chống
sạt lở.
- Măng tre làm thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến với kỹ thuật khác nhau đều
có giá trị thương phẩm rất cao cả ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Bởi, ngoài
hương vị đặc trưng, nó còn có thành phần dinh dưỡng phong phú. Ở 100g măng khô phân
tích thấy có tới 5,62g các loại acid amin. Ðặc biệt măng tre Lục Trúc có vị ngọt dịu,
không cần ngâm nước cũng có thể luộc, sào ăn ngay, là thực phẩm thượng hạng cho ăn
tươi.
- Thân tre có thể dùng làm nhà cửa, nông cụ, làm giấy, sản xuất các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, bàn ghế, tủ giường từ thô sơ đến cao cấp và
các đồ gia dụng khác.
- Trồng tre Tàu hay tre Lục Trúc mau cho thu hoạch. Sau khi trồng một năm đã bắt đầu
thu hoạch măng và cây làm giống. Sau ba năm, thu hoạch măng ổn định với năng suất từ
6-30 tấn/ha (tùy thu
ộc vào việc đầu tư chăm sóc).
- Do hàng năm tre, trúc sinh sản vô tính theo cấp số, nên trong bụi tre có nhiều thế hệ tuổi
cây. Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật thì năm nào người trồng cũng được thu
hoạch cả măng, thân và giống mà không phải trồng lại trong một chu kỳ lâu dài rất nhiều
năm.


Ở Việt Nam hiện có một số giống tre chủ yếu nhập từ Trung Quốc và Ðài Loan: Tre tầu,
tre lục trúc, tre mạnh tông, tre điền trúc, tre mao trúc, luồng Thanh Hoá. Ở Lâm Ðồng,
ngoài giống tre Mạnh tông đã có từ trước, Trung tâm khuyến nông tỉnh trong năm 2001
đã tiến hành trồng thử nghiệm các giống tre tầu, tre mạnh tông; luồng Thanh Hóa tại Bảo
Lộc, Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh (Lâm trường Ðạ Tẻh có trồng 20ha luồng Thanh Hóa), Cát Tiên.
Các giống tre trên đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự nhau, chúng tôi xin giới
thiệu kỹ thuậ
t trồng, chăm sóc tre tầu (Sinocalamus Latiflorus. McClure) và cây tre lục
trúc (Bambusa Olđhamii. Munro) hiện đang được trồng nhiều tại Việt Nam.
Hiện nay cây tre Tàu đã và đang được người dân ở các tỉnh miền Ðông Nam Bộ trồng rất
nhiều, có nơi như Phú Thành (Bình Phước) đã trồng trên 300ha. Tre Lục Trúc mới được
du nhập từ Ðài Loan vào nước ta hơn 3 năm nay, đã được trồng ở một số tỉnh miền núi
phía Bắc (Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Tây?), bắt đầu năm 2000 mới được Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn cho phép đưa vào trồng thử nghiệm ở các tỉnh phía Nam, do vậy kỹ
thuật trồng và chăm sóc đưa ra chỉ là tài liệu tham khảo từ kỹ thuật trồng thực tế của các
giống tre lấy măng khác.
I. ÐẶC TÍNH SINH HỌC
Cây tre Tàu có tên khoa học là Dendrocalamus latiflorus Munro thuộc Họ phụ
Bambusoideae, Họ Poaceae, lớp Một lá mầm, cây có một thân chính hình tròn rỗng, màu
xanh thẫm, khi non có phấn trắng, khi già có màu xanh vàng. Cây cao trung bình 13-15m,
thân thẳng thuôn đều, hơi cong ở phần ngọn.
Tre Tàu được nhập vào Việt Nam chuyên để kinh doanh măng, năng suất cao (20
tấn/ha/năm), chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu.
Cây thuộc loại ưa sáng, dễ tính, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phân bố ở độ cao từ 2m
đến 850m so với mặt biển, ở vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21-27oC, lượng mưa
trung bình trong năm từ 1500-2500 mm/năm, như Bảo Lộc (Lâm Ðồng), Tây Ninh, Bình
Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh? Ðây là loại tre được nông dân các
tỉnh miền Ðông Nam Bộ trồng rất phổ biến ở quanh nhà để lấy măng và thân tre làm đồ
gia dụng.
Tre Tàu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau có thành phần cơ giới nhẹ và thoát

nước, mọc thích hợp nơi có tầng đất canh tác sâu trên 50cm. Cây có thân ngầm, mọc cụm
theo kiểu hợp trục, có khả năng tái sinh vô tính rất mạnh. Trồng tre một lần có thể cho
thu hoạch 40-50 năm sau.
II. Nhân giống
Ðối với các loại tre, trúc nói chung có nhiều cách nhân giống để trồng như:
- Trồng bằng hom gốc,
- Trồng bằng thân ngầm,
- Trồng bằng hom cành,
- Trồng bằng đoạn thân khí sinh (hom thân),
- Trồng bằng hạt.
Nên chọn những bụi (khóm) tre phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa để lấy giống.
Có thể trồng bằng giống gốc (hom gốc, thân mềm) hoặc bằng giống hom cành (qua thử
nghiệm trồng ở Phân viện nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ và đã được trồng tại
Nông trường Phú Thành - Bình Phước), nhìn chung mỗi phương thức trồng có những ưu
nhược điểm khác nhau nhưng v
ề năng suất không sai khác nhau là mấy kể từ năm thứ ba
trở đi. Tuy nhiên việc nhân giống tre bằng hom cành cần có sự chuẩn bị trước ít nhất là 3
tháng ươm, cây mới đủ tiêu chuẩn và khả năng sống cao khi đem ra trồng rừng.
1. Hom gốc
Nhiều nơi trồng tre Tàu bằng hom gốc. Hom bao gồm một phần thân khí sinh (thân tre)
có 3 lóng dài 80-100cm, có đường kính từ 6cm trở lên, mang một thân ngầm 8-10 tháng
tuổi được cắt tách từ cây mẹ đem ươm. Vườn ươm nên có địa hình tương đối bằng phẳng
và thoát nước. Ðất phải cày bừa kỹ sau đó rạch hàng và bón lót phân chuồng hoai từ 2-
3kg/m2. Các hom nên đặt nghiêng 45o so với mặt đất theo cự ly 0,8m x 0,8m, lấp đất
kín phần thân ngầm và nén chặt.
Lóng trên cùng của hom gốc được đổ đầy nước và dùng cỏ tranh hoặc rơm rạ che bọc
xung quanh, tưới giữ ẩm đều cho hom. Vườn ươm nên che phủ 60% ánh sáng, sau 2-4
tuần lễ, hom tre sẽ ra rễ và chồi, lúc đó nên dỡ bỏ dần dàn che, tiếp tục nuôi hom 2,5-3
tháng tuổi, khi hom ra rễ và có cành lá phát triển, lúc đó hãy bứng đem trồng.
2. Thân ngầm

Loại này khác với hom gốc ở chỗ không có đoạn thân khí sinh mà chỉ có đoạn thân ngầm
đã khai thác lấy măng trong mùa mưa năm trước, khi thân ngầm được 8-10 tháng tuổi,
chọn và cắt tách khỏi cây mẹ đem ươm cũng từ 2,5-3 tháng tuổi, bứng đem trồng. Chú ý
bứng đến đâu đem trồng đến đó.
Cả hai phương pháp trồng tre bằng hom gốc hay thân ngầm đều có hiệu quả, nhưng
không thể đáp ứng nhu cầu về giống để trồng trên quy mô lớn.
3. Hom cành
Thời vụ lấy hom là tháng 3 và 4 (mùa khô). Chọn những cây tre dưới một năm tuổi để lấy
cành, nên chọn những cành đã phát triển lá hoàn toàn (cành bánh tẻ) có màu xanh thẫm,
phần gốc của cành có đường kính 0,8-1,5cm, cưa sát gốc cành, phần tiếp giáp với thân
cây tre, chặt bỏ phần ngọn, chỉ để lại 3-4 lóng (dài 30-40cm).
Ngâm cành vào dung dịch IAA 100ppm hay Atonic 1/6 dung dịch chuẩn là tốt nhất. Hom
ngâm trong dung dịch kích thích ra rễ thời gian 24 giờ. Sau đó đem giâm trực tiếp vào
bầu đất (bầu đất bao gồm có các thành phần: đất tro phân chuồng ủ hoai).
Các líp ươm tre phải được che phủ 70-80% ánh sáng, sau khi hom ra chồi tiến hành dỡ bỏ
dàn che, kỹ thuật chăm sóc chủ yếu là tưới nước duy trì được độ ẩm ở mức 75-85%, mùa
mưa tưới 2 lần trong ngày, mùa khô tưới 3-4 lần. Sau 2,5-3 tháng cành giâm ra rễ, lá phát
triển, ta có thể xuất vườn đem trồng.
Phương pháp giâm hom bằng cành đáp ứng được nhu cầu về giống để trồng trên quy mô
lớn, vì có hệ số nhân gấp nhiều lần (ít nhất là 5 lần) so với phương pháp trồng bằng hom
gốc hay bằng hom thân ngầm.
III. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Chọn đất và địa hình
Khi chọn đất trồng tre nên chọn những nơi địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc nhỏ
hơn 10o là tốt hơn cả. Tre Tàu có thể trồng được trên nhiều nhóm đất khác nhau, như đất
xám (Acrisols), đất đen (Luvisols), đất đỏ (Ferrasols), có thành phần cơ giới nhẹ và thoát
nước. Ðất có tầng canh tác mỏng, kết von chặt, ngập nước đều không thích hợp. Do vậy
khi trồng tre nên chọn những nơi có tầng đất mặt dày, ít nhất 50cm trở lên và có mực
nước ngầm không sâu lắm, có thể xấp xỉ trên dưới 10m là tốt nhất.
2. Xử lý thực bì

Vào mùa khô, xử lý thực bì bằng phương pháp thủ công, hạn chế dùng máy ủi. Trươ(c
đầu mùa mưa chừng 1 tháng (10/5) cho cày đất lần thứ nhất với dàn cày 3 chảo và lần thứ
hai với dàn cày 7 chảo.
Khi mùa mưa đến, đất đủ ẩm thì đào hố trồng rừng, thời điểm thích hợ
p là tháng 6, tháng
7. Hố được đào thủ công hoặc được khoan bằng máy theo quy cách 50 x 50 x 50cm, hoặc
60 x 60 x 50cm, trước lúc trồng từ 10-15ngày. Trước khi trồng được bón lót phân hữu cơ
như phân bò, phân heo, phân xanh hoặc phân hữu cơ vi sinh (khoảng 2-5 kg/hố), hoặc
phân hỗn hợp NPK 150-200 g/hố, trộn lẫn với phần đất mặt rồi cào xuống hố.
3. Mật độ trồng
Tùy từng điều kiện đất đai và khả năng đầ
u tư mà chọn mật độ trồng. Thông thường có 3
loại mật độ trồng đạt hiệu quả nhất, đó là:
- 400 cây/ha: 5m x 5m
- 300 cây/ha: 6m x 5m
- 270 cây/ha: 6m x 6m
Ngoài ra, trong hai năm đầu, có thể trồng xen cây màu, cây lương thực, tạo nên hệ thống
sản xuất nông - lâm kết hợp, có tác dụng bảo vệ đất, lấy ngắn nuôi dài bảo đảm sức sản
xuất ổn định và phòng chống cháy rừng.
4. Kỹ thuật trồng
Dùng cuốc moi đất trong hố sao cho vừa đủ đặt hom trồng vào giữa hố (nếu trồng bằng
hom cành ươm trong bịch nilon phải xé bỏ bịch trước khi lấp đất). Ðặt miệng bầu hoặc
phần gốc chồi ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi vun đất bằng mặt đất, trên hố
phủ rơm rạ hoặc cây phân xanh để giữ ẩm.

IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
1. Chăm sóc
Mỗi năm rừng trồng được chăm sóc 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa bằng phương
tiện cơ giới như máy cày, máy kéo có gắn dàn phát cỏ. Khi tre trồng được hai năm trở đi
phải chặt tỉa bỏ những cành ở tầm cao 2,5 m trở xuống và chặt bỏ những chồi khí sinh,

sinh ra sau khi khai thác măng, dọn vệ sinh bụi tre chống sâu bệnh.
Chú ý: Tuyệt đối không được làm tổn thương đến cây măng hiện có dù là vết nhỏ, nếu
không sẽ làm cho măng bị hư và thối.
Hàng năm, vào trước mùa mưa nên làm cỏ và xới đất xung quanh bụi tre cho tơi xốp và
bón phân, nhằm giúp cho cây sinh trưởng được thuận lợi hơn.
- Bón phân: Đối với rừng tre sau hai tháng trồng nên bón phân tổng hợp NPK, với số
lượng 200 kg/ha, tổng số lượng phân trên được chia bón làm nhiều đợt, mỗi lần bón từ
100-200 g/hố, bón cách xa gốc trồng từ 15-20 cm, đào rãnh xung quanh gốc, rải phân
xuống rồi lấp đất lại.
- Rừng tre từ năm thứ hai trở đi, lượng phân bón cần từ 200-300 kg/ha. Nên bắt đầu bón
phân trước mùa mưa 1 tháng (khoảng tháng tư). Mỗi gốc bón từ 300-500 g/gốc/lần/tháng.
Nếu có phân hữu cơ thì bổ sung cùng với NPK và giảm lượng bón phân NPK đi, phân
NPK dùng bón cho rừng tre có tỷ lệ 2/1/1 là thích hợp.
- Ngoài ra mỗi năm cần phải bổ sung một lượng phân bón có nguồn gốc hữu cơ khác
như: phân chuồng, phân rác, số lượng 5-7 tấn/ha/năm hoặc phân hữu cơ vi sinh như phân
Komix, Sông Gianh, Bình Điền nhằm tăng độ xốp và độ phì cho đất, dùng bẹ măng sau
khi đã lấy thân măng rải vào giữa những hàng tre sau một thời gian phân hủy tạo mùn
cho đất, năng suất măng sẽ cao hơn.
- Vun gốc - tủ cỏ: Sau khi trồng 2 năm, mỗi năm cần vun gốc - tủ cỏ (đào đất xung quanh
hoặc vun rồi dùng rơm rạ, lá mía hoặc cỏ khô tủ trên gốc của bụi tre
để giữ ẩm, tủ dày từ
5-8 cm). Với kỹ thuật vun gốc làm đất tơi xốp, tủ cỏ tốt măng sẽ cho màu trắng, ít xơ, vị
ngọt. Sau khi thu hoạch măng, vào thời kỳ bón phân lại cào đất ra tránh tình trạng nâng
bụi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rừng cây.
2. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Cây tre Tàu có thể bị một số sâu bệnh hại, chính vì thế các vườn trồng tre kinh doanh
măng phải được chăm sóc tốt, vệ sinh vườn cây thường xuyên là kỹ thuật căn bản để
phòng ngừa sâu bệnh. Nói chung, các loài tre ít khi bị bệnh tấn công và thiệt hại không
đáng kể, tuy nhiên vườn tre có thể bị một số sâu bệnh hại sau:
a. Bệnh khô héo do vi khuẩn: Măng bị nhiễm bệnh có những lá vẩy bên ngoài mang

những vòng đồng tâm, làm cho cây héo từ đọt trở xuống rồi chết, những vi khuẩn này
hoạt động giảm dần từ độ sâu 10 cm trở xuống. Do vậy khi cây bị bệnh ta vun đất cao
hơn rồi kết hợp xịt thuốc.
b. Bệnh vàng sọc: Phiến lá bị bệnh có những sọc vàng xanh xen kẽ nhau, trên lá vẩy và
thịt măng có hiện ra những sọc màu nâu đen, măng hóa gỗ không sử dụng được, cây mẹ
ốm yếu.
Cách phòng trị: Đào bỏ và thiêu hủy những cây bị bệnh, rắc vôi bôït, khử trùng dụng cụ
sạch sẽ trước khi tiến hành làm cây khác.
c. Bệnh rỉ sắt: Xuất hiện ở lá, làm lá cây rụng sớm, bệnh thường xảy ra khi trời nắng
nóng kéo dài rồi ẩm ướt, cây trồng quá yếu.
Cách phòng trừ: Cắt bỏ cây bị bệnh, thoát nước tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, vun
gốc làm xốp đất kết hợp bón phân mạnh để tre phát triển.
d. Sâu hại:
Bọ hung: Sâu non xuất hiện vào tháng 4-10 (con mẹ dùng miệng đục lỗ qua lá vẩy của
măng và đẻ trứng, sau 4-5 ngày ấu trùng đục vào thịt măng làm măng héo và chết).
Phòng trị bằng cách tìm giết sâu non, chặt bỏ và thiêu hủy mụn măng bị hại.
Sâu cuốn lá: tháng 5-10 bướm đẻ trứng, sâu con nở, nhả tơ cuốn lá và ăn lá rồi hóa thành
nhộng ngay trong phiến lá. Cách phòng trừ, cắt bỏ và thiêu hủy lá bị cuốn, dùng đèn để
bẫy bắt bướm.
Ruồi xanh: Đẻ trứng ở mặt dưới lá non, thành trùng hút diệp lục tố của lá làm lá có
những ổ trắng, ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, đồng thời dẫn đến bệnh rỉ sắt.
V. HIỆN TƯỢNG TRE TRỔ HOA
Tuy là cây sống nhiều năm, sinh sản theo cách vô tính, tre trúc nói chung thỉnh thoảng có
hiện tượng ra hoa lẻ tẻ hoặc đồng loạt, thường những cây mọc từ thân ngầm của những
cây này cũng ra hoa, những cây này sẽ chết đi trong vòng vài ba năm, đặc biệt có những
cây không chết. Hiện nay còn có nhiều thuyết khác nhau được đưa ra để nói về hiện
tượng tre trúc ra hoa và chết:
- Thuyết về tính chu kỳ: Có những loài cứ 60-100 năm lại ra hoa một lần, thường những
loài có hạt thì phát triển tốt ra hoa nhiều hơn loài có hạt xấu kém.
- Thuyết sinh trưởng: Quan sát thấy tỷ số cacbon/nitơ ở những cây ít ra hoa cao hơn ở

những cây ra hoa.
- Thuyết dòng giống cá thể: Khi một hệ thống thân ngầm bước vào thời kỳ ra hoa thì tất
cả những cây phát triển từ thân ngầm thuộc hệ thống đó cũng ra hoa và cùng một thời kỳ.
- Phương pháp xử lý khi rừng tre ra hoa:
* Phải chặt bỏ những cây đã ra hoa (chừa lại những cây không ra hoa).
Diệt trừ những cây xâm lấn và rải mùn phủ đều.
Tăng lượng phân bón.
Luôn để lại những cây khỏe mạnh, chặt bỏ những cây yếu, bệnh.
* Trồng dặ
m những cây tre tốt vào những chỗ đã loại bỏ những cây ra hoa sau khi đã xử
lý tốt (nên bứng bỏ cả thân ngầm những cây đã ra hoa).
VI. KHAI THÁC MĂNG VÀ THÂN TRE
1. Khai thác măng
Trong một năm có 2 đợt (2 vụ) khai thác măng bằng phương pháp chặt trắng, có chừa cây
giống (vụ 1: vào tháng 8, 9) và không để chừa cây giống (vụ 2: vào tháng 10, 11). Chọn
cây măng tốt sinh ra trong vụ 1 để nuôi dưỡng thành cây tre thay thế những cây già phải
chặt đ
i hàng năm, chọn những cây to khỏe mọc ở ngoài, có thân ngầm mọc dưới mặt đất.
Khi khai thác măng, nhất là măng tre Lục Trúc thì chỉ khai thác lúc măng vừa nhú lên
ngang mặt đất, dùng dụng cụ moi đất xung quanh tới tận gốc măng, dùng thuổng xắn
ngay nơi mập nhất, rồi lấp đất lại, chú ý không được cắt phạm vào thân ngầm. Nếu thân
ngầm mọc chồi lên mặt đất thì phải đào bỏ đi để tránh hiện tượng nâng bụi tre, nếu cần để
lại ta phải vun đất kín 2/3 thân ngầm, không vun cao. Còn khai thác măng tre Tàu thì tùy
từng yêu cầu mà khai thác măng củ hoặc măng ống, có qua chế biến hoặc để cả bẹ mo.
Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng mà măng sẽ được khai thác ở các chiều cao khác
nhau, nhưng thường có 3 loại: Măng nanh có chiều cao khai thác thấp hơn 25 cm, măng
củ có chiều cao khai thác từ 25-50 cm, măng ống cao khai thác từ 50-100 cm.
2. Khai thác tre
Trồng tre Tàu kinh doanh măng, thông thường mỗi bụi tre chỉ duy trì từ 6-7 cây tre và số
tre này luôn luôn có cây 2 năm tuổi, cây 1 năm tuổi và cây mới sinh ra trong đầu vụ (vụ

1). Mỗi loại như vậy chiếm 33,33%, hay nói cách khác là mỗi loại 2 cây, trong đó 2 cây
tre thuộc thế hệ ông bà, 2 cây thuộc thế hệ cha mẹ, 2 cây thuộc thế hệ con cháu. Mỗi khi
ông bà qua đời (khai thác) tất nhiên phải có 2 tre cháu để thay thế.
Mỗi năm vào mùa khô (tháng 2) tiến hành khai thác tre, tỷ lệ lấy ra là 33,33% tương ứng
với 2 cây tre già nhất trong bụi. Sau khi khai thác tre phải đào hay đục bỏ luôn gốc của
cây đã chặt kể cả những gốc cũ không còn khả năng sinh măng.
3. Chế biến măng
Có thể bán măng củ tươi ngoài chợ hoặc bán cho các nhà máy chế biến thực phẩm, phơi
khô hay thu hoạch măng ống, măng chồi, luộc, muối, đóng vào bịch ny lông chịu nhiệt
bán tại các siêu thị hoặc xuất khẩu.
Cách muối măng để đóng hộp: Măng thu hoạch về cắt phần non. Hoặc măng ống thì cắt
khoanh ở các đoạn non gần các mắt dài khoảng 3-5 cm từ mắt, cho vào nồi luộc sôi
khoảng 10-20 phút, vớt ra nhúng vào nước lạnh rồi cho vào nước muối hoặc rắc muối.
Tùy từng yêu cầu của xuất khẩu để xử lý. Mỗi 1kg măng cần khoảng 300 g muối (muốn
giữ màu cho măng thì thêm axit citric).
VII. NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
Ngày nay cây tre Tàu được chọn trồng trong các trang trại hay ở vườn hộ gia đình, để
kinh doanh măng với mục đích sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và
xuất khẩu. Nếu trồng rừng theo phương thức thâm canh, áp dụng các yêu cầu kỹ thuật đã
được hướng dẫn, rừng sẽ cho năng suất măng cao và ổn định, tùy theo đất tốt hay xấu
rừng tre sẽ cho từ 10-15 tấn/măng/ha/năm, nếu được đầu tư thỏa đáng rừng tre năng suất
còn cao hơn nữa và chất lượng măng tốt.
Tre Tàu là cây dễ trồng, mau thu sản phẩm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần, cây có
khả năng tạo ra sinh khối nhanh, giữ được đất chống xói mòn, thích hợp cho đa số nông
dân nghèo, cần được khuyến khích trồng

×