Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lưu - kỳ 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.08 KB, 3 trang )

Kỳ 3: Nguy cơ “rớt hạng”
Văn Cường (Báo Đầu Tư Tài Chính)
Khi cuộc khủng hoảng hiện tại làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công
ở các quốc gia, giai cấp trung lưu ở phương Tây ngày càng khó khăn hơn
trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng, trong khi bị buộc phải trả lại các
khoản tiền vay mượn trước đó. Nếu một nước phương Tây rơi vào tình
trạng vỡ nợ, giai cấp trung lưu ở đó cũng sẽ sụp đổ. Giới quan sát tin
rằng thế giới đang bước vào một thời kỳ chuyển hóa giai cấp mạnh mẽ
trên phạm vi toàn cầu.
Tư hữu hóa lợi nhuận, xã hội hóa rủi ro

Từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới manh nha, các nước
phương Tây đã bắt đầu tìm cách ứng cứu ngành ngân hàng khỏi những
khoản đầu tư tệ hại của chính họ, qua đó cấp cho các ngân hàng toàn cầu
những tờ “séc trống”. Các chính phủ mua lại những khoản nợ xấu của các
ngân hàng lớn, tiếp quản những khoản nợ tư và chuyển chúng thành nợ
công. Qua đó, những hoạt động “xấu” của giới ngân hàng trước đây tiếp tục
được khuyến khích vì các chính phủ cho thấy họ sẵn sàng đưa tay “ứng cứu”
các ngân hàng bằng bất cứ giá nào. Như vậy, các chính phủ đã chọn lựa việc
tư hữu hóa lợi nhuận, nhưng xã hội hóa rủi ro. Giới quan sát gọi đó là sự
hình thành các cấu trúc nhà nước nghiệp đoàn, doanh nghiệp xã hội, hay
“chủ nghĩa kinh tế phát-xít”.
Vào tháng 9-2009, BIS cảnh báo các thị trường phái sinh toàn cầu
tăng trưởng trở lại mức 426.000 tỷ USD trong quý II-2009, cho thấy chủ
nghĩa mạo hiểm đang hồi sinh, trong khi hệ thống vẫn dễ tổn thương. Giao
dịch phái sinh tăng 16%, chủ yếu vì sự gia tăng các hợp đồng tương lai lãi
suất 3 tháng. Nói cách khác, giới đầu cơ đang quay trở lại với toàn bộ lực
lượng vì tiền ứng cứu các ngân hàng đã cấp ngân sách cho các hoạt động
đầu cơ không bị nhắm đến trong các điều luật cải cách. Những hoạt động
phá hoại của đầu cơ tài chính, chủ yếu hoạt động qua giao dịch phái sinh
toàn cầu, vẫn tồn tại hoàn toàn ngoài vòng kiểm soát và tiếp tục phát triển


sôi nổi. Những định chế tài chính lớn vốn đóng vai trò “kiến trúc sư chính”
trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, nay bắt đầu có thể thu
lợi từ sự sụp đổ của các nước bị oằn mình dưới gánh nợ.
Những định chế tài chính lớn và giới đầu cơ sẽ có thể tiến hành các vụ
tháo vốn, nhanh chóng rút tiền của họ ra khỏi hệ thống tiền tệ của một nước
khi đặt cược rằng nó sẽ sụp đổ. Qua đó, họ tiến hành đầu cơ tiền tệ, đặt cược
chống lại gánh nợ và các chương trình tài chính khắc khổ của một nước. Khi
một quốc gia sụp đổ, các ngân hàng tiếp tục tăng trưởng, trở nên vững chắc
hơn qua việc mua lại những món tài sản giá hời. Dĩ nhiên, sẽ có thêm những
ngân hàng và doanh nghiệp sụp đổ, và chúng ta sẽ chứng kiến một sự tăng
tốc củng cố quyền lực của doanh nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, khi một
đất nước vỡ nợ, các ngân hàng và doanh nghiệp thuộc hàng lớn nhất sẽ ngồi
hưởng lợi.
Chính người dân trên thế giới sẽ phải chi trả cho cuộc khủng hoảng
tạo ra bởi sự “thông đồng” giữa các ngân hàng và chính phủ các nước
phương Tây. Không ngừng tăng thuế, gia tăng lạm phát, thất nghiệp tràn lan
và nghèo đói gia tăng sẽ nhấn chìm thế giới phương Tây vào một cuộc
khủng hoảng xã hội chưa từng có.
Tái cấu trúc giai cấp toàn cầu

Trong vòng 2 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự chuyển giao tài sản
lớn nhất trong lịch sử loài người. Những gì tiếp theo sẽ là một sự tái cấu trúc
giai cấp trên toàn cầu trong bối cảnh giai cấp trung lưu phương Tây phần lớn
sẽ bị “rớt hạng” và hầu hết tài sản của họ bị thanh lý để trả nợ. Đây là một
giai đoạn mới trong công cuộc toàn cầu hóa, như 2 nhà phân tích William I.
Robinson và Jerry Harris viết trên tờ Khoa học và Xã hội: “Một tiến trình
trung tâm trong công cuộc toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa là sự tái cấu trúc
giai cấp xuyên quốc gia, đã đạt tới bước quốc tế hóa vốn tư bản và sự hợp
nhất toàn cầu các cấu trúc sản xuất quốc gia. Qua sự hợp nhất các nền kinh
tế quốc gia, sự linh động của vốn tư bản và sự suy giảm của các giới hạn

quốc gia, cơ cấu giai cấp đang ngày càng ít phụ thuộc vào lãnh thổ”. Hai nhà
phân tích này cho rằng một giai cấp thống trị toàn cầu mới đang nổi lên như
một kết quả của toàn cầu hóa. Giai cấp này được họ gọi là “Giai cấp Tư bản
Xuyên quốc gia” (TCC): “TCC là một giai cấp thống trị toàn cầu. Đó là giai
cấp thống trị vì nó điều khiển cần kiểm soát của các công cụ nhà nước xuyên
quốc gia và của việc hoạch định chính sách toàn cầu””.
Khi các chính phủ toàn cầu hóa, các cấu trúc xã hội cũng phải thay đổi
theo. Toàn cầu hóa dẫn đến một sự hình thành của một nền kinh tế toàn cầu
thực sự, nơi các nước có ít ảnh hưởng hơn đối với các nhân tố kinh tế toàn
cầu, và hệ thống kinh tế thế giới sẽ ngày càng bị kiểm soát bởi những ngân
hàng lớn, những định chế tài chính quốc tế và các doanh nghiệp toàn cầu.
Tiến trình này đã được các nước lớn trên thế giới khuyến khích, đầu tiên là
Hoa Kỳ, và điều này dẫn đến sự hình thành một giai cấp thống trị toàn cầu
thực sự. Nhà phân tích David Rothkopf gọi giai cấp toàn cầu này là “Siêu
Giai cấp” và kết luận rằng đó là một giai cấp bao gồm khoảng 6.000 cá
nhân, tức khoảng 1 triệu người trên thế giới mới có 1 người thuộc “siêu giai
cấp”.
Các nền kinh tế trên thế giới hiện đã “toàn cầu hóa” khá sâu. Cấu trúc
chính trị thế giới cũng đang theo chân nền kinh tế khi các nước đang chuyển
dịch thành các chính quyền khu vực, như Liên minh châu Âu và sự manh
nha của ASEAN, và cuối cùng một nhà nước toàn cầu sẽ nổi lên. Cùng lúc,
các cấu trúc xã hội toàn cầu cũng sẽ phải được “toàn cầu hóa”. Để hình
thành một nhà nước toàn cầu, những cấu trúc giai cấp toàn cầu phải hoàn
toàn vượt khỏi biên giới các quốc gia. Giai cấp thống trị toàn cầu không chỉ
là cấu trúc giai cấp toàn cầu đã được hình thành, nó còn là giai cấp xuyên
quốc gia đầu tiên. Vì vậy, chúng ta sẽ chứng kiến một giai cấp thống trị toàn
cầu ngày càng củng cố quyền lực của họ trong khi những giai cấp lao động
toàn cầu cũng đang xuyên quốc gia hóa, tức giai cấp trung lưu của thế giới
đang tiến dần đến chỗ biến mất.
Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng mới. Giai cấp trung lưu

của thế giới phương Tây, đặc biệt tại Hoa Kỳ, trong vài thập niên qua đã
chứng kiến sự mất mát dần tài sản cơ bản. Cần nhớ rằng đó là một giai cấp
hình thành và tồn tại trên nền tảng vay nợ, nên không có tính bền vững. Khi
giai cấp trung lưu “rớt hạng” xuống những giai cấp lao động thấp hơn, sẽ có
nhiều thay đổi lớn xảy ra trong xã hội. Chẳng hạn, sự trở lại của các gia “đại
gia đình”- nhiều thế hệ chung sống dưới 1 mái nhà. Hiện nay, số người
nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà ở Hoa Kỳ đang ở mức cao nhất
50 năm, do các gia đình phải đối phó với tình trạng thất nghiệp và xiết nhà.
Trong năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng (từ 2007-2008), số người Hoa Kỳ
sống trong các đại gia đình tăng 2,6 triệu, hay hơn 5%. Hiện có 49 triệu
người Hoa Kỳ (16,1% dân số) sống trong các đại gia đình. “Chúng ta đang
bước vào kỷ nguyên của một cuộc ‘Cách mạng hậu Công nghiệp’, một quá
trình ‘thanh lọc giai cấp’ ở thế giới phương Tây. Toàn bộ bức tranh kinh tế-
xã hội-chính trị sẽ được vẽ lại. Tác động sẽ được cảm nhận từ túi tiền cá
nhân đến các hộ gia đình”, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa
(CRG) viết.
Năm 2006, Warren Buffett, một trong những tỷ phú giàu nhất hành
tinh, nói rằng những gì đang diễn ra là một cuộc “chiến tranh giai cấp”, và
rằng “giai cấp của tôi - giai cấp giàu có - đang tiến hành cuộc chiến, và đang
chiến thắng”.

×