Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Sĩ tử nên ăn uống thế nào? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.9 KB, 7 trang )

Sĩ tử nên ăn uống thế nào?

Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức
khỏe tâm thần cho biết, không có loại thuốc nào có tác
dụng tăng trí nhớ hay tăng trí thông minh như các hãng
quảng cáo, nhất là có hãng quảng cáo trong khoảng thời
gian quá ngắn từ 1 - 2 tuần, trí thông minh sẽ phục hồi (trí
thông minh, trí nhớ phần lớn là do gien quy định). Còn Phó
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng thì khuyên: Khi thí sinh học
thi căng thẳng chỉ cần duy trì bữa ăn đầy đủ chất dinh
dưỡng.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi
ĐH, CĐ đầy căng thẳng, cạnh tranh quyết liệt. Nhưng có
một thực tế là nhiều phụ huynh lo lắng tìm cách chăm sóc
bồi bổ cơ thể cho con em dẫn đến lạm dụng thuốc.
Dùng thuốc bổ loại nào cũng phải có tư vấn của bác sĩ
Dạo một vòng quanh "phố thuốc Tây" Ngọc Khánh, Hà
Nội, hỏi mua các loại thuốc bổ cho sĩ tử ôn thi, chúng tôi
nhanh chóng được tư vấn đủ loại thuốc từ rẻ đến đắt. Loại
rẻ có các loại B1, B6… giá chưa tới 10.000 đồng/100 viên,
đến các loại vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc bổ não
dạng viên nén, dạng nước bào chế từ sâm, thảo dược cả nội
và ngoại với giá dao động khoảng 15.000 - 20.000/vỉ,
20.000 - 45.000 đồng/lọ.

Học hành, ôn luyện nhiều gây căng
thẳng.
Ngoài các loại thuốc phổ biến đã đắt hàng từ các mùa thi
trước như Homtamin, Pho-L… còn có nhiều loại thuốc
mới, đặc biệt các thuốc quảng cáo chiết xuất từ thảo dược,
sâm với tên rất kêu. Nhiều phụ huynh còn mua cả các loại


thuốc hỗn hợp thần kinh, hoạt huyết dưỡng não… cho con
uống.
Chúng tôi nhận thấy, có hai loại thuốc hiện đang rất đắt
hàng trong mùa thi là thuốc, thực phẩm chức năng bồi bổ
cơ thể và các thuốc được quảng cáo là bổ não, cải thiện trí
nhớ, tăng dưỡng chất thông minh… Nhưng phần lớn, thí
sinh mua thuốc rất "bột phát" và dược sĩ bán thuốc cũng…
vô tội vạ, dù theo quy định là bán thuốc phải theo đơn.
Vậy để đảm bảo sức khoẻ cho sĩ tử mùa thi, cần phải có chế
độ ăn uống, bồi bổ như thế nào? Nếu có dùng thuốc thì liều
lượng thế nào là hợp lí? Chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi với
một số chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng.
Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức
khỏe tâm thần khẳng định, điều anh lo ngại chính là hiện
tượng lạm dụng thuốc bổ vô tội vạ. Một nguyên tắc cho cả
người bán lẫn người mua rằng, đã là thuốc, dù là thuốc bổ,
thì dùng bất kì loại nào cũng nên có tư vấn của bác sỹ.
Bác sĩ Tuấn cho biết, không có loại thuốc nào có tác dụng
tăng trí nhớ hay tăng trí thông minh như các hãng quảng
cáo, nhất là có hãng quảng cáo trong khoảng thời gian quá
ngắn từ 1 - 2 tuần, trí thông minh sẽ phục hồi (trí thông
minh, trí nhớ phần lớn là do gien quy định).
Kì thi đại học là một stress có kích thích dương tính, đòi
hỏi kiến thức tổng hợp của cả quá trình học 12 năm, chứ
không phải kết quả nhất thời trong thời gian ôn thi. Do đó,
các bậc cha mẹ nên có nhận thức đúng về kỳ thi, không nên
đặt mục tiêu, chọn trường quá cao so với năng lực của con
và không tạo sức ép nặng nề "phải đỗ đại học" bằng mọi
giá. Đó cũng là một cách "vệ sinh sức khoẻ tâm thần" rất
tốt.

Đặc biệt năm nay, kỳ thi đại học trùng với mùa Euro 2006,
trẻ trai thường ham thích xem bóng đá hơn trẻ gái, các bậc
cha mẹ cũng nên chú ý giúp trẻ tự kiểm soát sở thích của
mình, không nên thức đêm xem bóng đá quá nhiều, làm
ảnh hưởng đến kỳ thi.
Cha mẹ nên chú ý khi trẻ có các biểu hiệu bồn chồn, học
ngày học đêm, vì đây có thể là biểu hiện của trạng thái lo
lắng thái quá. Mỗi người cần ngủ 8 tiếng/ngày, cộng trừ 2
tiếng tuỳ theo cá thể, do đó, không nên để các em học quá
khuya hay học khuya kéo dài, nên kết hợp nghỉ ngơi, ngủ
đủ với tập trung học thi ở nơi yên tĩnh thì hiệu quả sẽ cao
hơn.
Nên vệ sinh ăn uống và ăn đủ chất, đảm bảo mùa thi an
toàn
Còn theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh
dưỡng hiện chưa có chứng cứ khoa học nào cho thấy, người
cần hoạt động trí não tập trung trong một thời gian nhất
định như thí sinh học thi, thì cần nhu cầu dinh dưỡng cao
hơn hay khác biệt so với người bình thường. Do đó, khi thí
sinh học thi căng thẳng chỉ cần duy trì bữa ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng hằng ngày là đủ sức khoẻ.
TS Lâm khuyên các phụ huynh nên cho trẻ ăn đủ các nhóm
thực phẩm chính gồm nhóm tinh bột, chất béo, đạm,
vitamin, chất xơ, chất khoáng và uống đủ nước, bằng cách
ăn đa dạng các loại thực phẩm, ngoài cơm, bánh, thức ăn
mặn, nên thường xuyên có rau củ, hoa quả tươi, bổ sung
sữa cho trẻ.
Ngoài ba bữa chính, nếu con em mình học khuya, có thể bổ
sung thêm 2 bữa phụ/ngày với các thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Nên
chú ý, nếu các em đói, mệt vì học nhiều, nên cho ăn thêm

bữa ăn nhỏ, chứ không nên ép hoặc tăng nhiều lượng thức
ăn trong một bữa.
Có thể bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng, các vitamin,
khoáng chất… dạng viên hoặc bột có bán trên thị trường,
các chất này sẽ tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ
thể, tăng dẫn truyền và sức bền thần kinh.
Cũng theo TS Lâm, các nghiên cứu ở học sinh một số lứa
tuổi cho thấy, có khoảng 30 - 70% em không được ăn uống
đủ chất dinh dưỡng bằng bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, khi
bổ sung các dưỡng chất này, cha mẹ nên tìm hiểu thêm về
nhu cầu dinh dưỡng của con em theo lứa tuổi và so sánh
với năng lượng trên nhãn mác sản phẩm. Nếu cho các em
ăn dư thừa dưỡng chất sẽ gây lãng phí, chất bổ bị đào thải
ra ngoài hoặc tích trữ lại, gây hại cho cơ thể.
Đặc biệt, nếu thí sinh có biểu hiện biếng ăn, mệt mỏi do
học thi, càng không nên lạm dụng các thuốc bổ hay thực
phẩm chức năng, mà cần giúp các em lấy lại thăng bằng,
duy trì chế độ ăn bình thường và bổ sung dinh dưỡng theo
lời khuyên của chuyên gia.
Mùa thi cũng là thời điểm trùng với nhiều dịch bệnh mùa
hè đang lưu hành, nên giữ vệ sinh ăn uống và ăn uống đủ
chất để tăng sức đề kháng là điều rất quan trọng giúp các sỹ
tử đảm bảo sức khỏe.

×