Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Đa thận - xử trí như thế nào? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.5 KB, 7 trang )

Đa thận - xử trí như thế nào?

Nhiều thận là một dị tật bẩm sinh, các biến chứng thường diễn ra âm
thầm, người bệnh không cảm nhận được, nếu không phát hiện sớm và theo dõi
chặt chẽ thì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe doạ đến tính mạng.
Các dạng dị
tật thận
Dị tật 3 thận, hay gặp nhất trong dị tật bẩm sinh đa thận, còn gọi là thận kép
một bên. Thận bên đối diện hoàn toàn bình thường.
Dị tật 4 thận, hay gặp trong dị tật bẩm sinh đa thận, còn gọi là thận kép hai bên.
Dị tật 5 thận, rất hiếm khi xảy ra, gồm 4 quả thận nằm cùng bên dị tật, thận bên
đối diện hoàn toàn bình thường.
Người nhiều thận có nguy cơ gì?
Viêm đường tiết niệu: Dị tật đa thận kết hợp với dị tật của niệu quản làm cho
nước tiểu bị ứ đọng, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm đường tiết niệu. Những dấu hiệu
mà người bệnh có thể cảm nhận thấy khi bị viêm đường tiết niệu là: đái buốt, đái dắt,
đái máu, đau trên xương mu, đau hố thắt lưng...
Nếu không được điều trị triệt để, có thể gây trào ngược nước tiểu từ bàng quang
vào niệu quản, viêm thận bể thận cấp, viêm thận bể thận mãn, hậu quả cuối cùng là
suy thận.
Sỏi đường tiết niệu: Do ứ đọng nước tiểu kéo dài nên có sự lắng đọng các chất
gây sỏi trong đường bài xuất.
Thận bị giãn, gây giảm và mất chức năng: Thông thường, những thận nằm phía
trên kém phát triển, hay bị chèn ép gây giãn thận, lâu ngày chức năng thận bị giảm và
mất hoàn toàn.
Ung thư hoá: Hay xảy ra với thận nằm lạc chỗ như trong ổ bụng.
Tăng huyết áp: Là hậu quả của các biến chứng kể trên.
Phát hiện và xử trí đa thận như thế nào?
Siêu âm đánh giá sự phát triển của thận trong thời kỳ bào thai để phát hiện dị tật
đa thận là rất quan trọng. Hiện nay, máy siêu âm có độ phân giải cao cho phép đẽ dàng
chẩn đoán thai nhi bị dị tật bẩm sinh đa thận.


Ở trẻ em và những người trưởng thành, siêu âm rất khó phát hiện dị tật đa thận.
Thường người bệnh được phát hiện sau khi đã có biến chứng, hoặc tình cờ sau một đợt
thăm khám bằng chụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng
từ.
Khi phát hiện đa thận, nếu chưa có biến chứng, chức năng các thận còn tốt, thì
chưa cần thiết phải can thiệp, mà có thể theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng một
lần. Khi đã có biến chứng như giãn thận, sỏi, nguy cơ ung thư hoá, thì cần phải xử trí
phẫu thuật ngay.

Để hạn chế biến chứng viêm đường tiết niệu, sỏi thận, người bệnh cần phải
uống thật nhiều nước hàng ngày. Các nước râu ngô, rau má, bông mã đề… có tác dụng
phòng chống viêm đường tiết niệu và sỏi thận rất tốt. Không nên nhịn tiểu lâu. Chú ý
không uống Vitamin C liều cao, kéo dài, uống vào buổi tối.
Cách xử trí khi có cơn đau thắt ngực

Cơn đau tim (còn gọi là cơn đau thắt ngực) là chứng đau ở vùng trước tim
do thiếu máu cục bộ nhất thời ở cơ tim. Thường do co thắt động mạch vành đã bị
vữa xơ làm hẹp từ trước.
Cơn thường xảy ra ở lứa tuổi 40-50, nam bị nhiều hơn nữ, thường xảy ra
khi gắng sức: đi bộ, lên cầu thang, lên dốc, lao động chân tay, hoặc khi xúc động
mạnh do lo sợ, hồi hộp, căng thẳng, tắm nước lạnh, sau một bữa ăn quá nhiều...
Cơn đau cũng có thể xuất hiện lúc nằm nghỉ, ban đêm. Cơn đau tự nhiên xảy ra
không do gắng sức.
Biểu hiện lâm sàng của cơn đau thắt ngực
Vị trí đau thường sau xương ức, đột ngột làm bệnh nhân đang gắng sức phải
ngừng lại ngay. Bệnh nhân có cảm giác tức ngực như có gì bóp, có gì đè chẹn sau
xương ức hoặc phía bên quả tim. Hoặc đau lan lên hai vai, lên hai bên quai hàm dưới
ra phía trong tay trái, lên cổ. Trường hợp không điển hình, cơn đau xuất hiện bên phải,
ở vùng thượng vị mà có khi nhầm là cơn đau dạ dày cấp. Cũng có khi đau ở bả vai, cổ
tay và cổ.

Tính chất đau có khi như dao đâm hoặc trái lại không đau mà chỉ có cảm giác
tức ngực, khó thở, nghẹn thở, có vật gì chèn ép ở cổ, bỏng rát ở trước tim, hướng lan
cũng khác, có khi xuống thượng vị hoặc ra sau lưng. Người bệnh bồn chồn, hốt hoảng,
lo sợ có cảm giác sắp chết đến nơi không dám cử động vì sợ cơn đau dữ dội thêm.
Thời gian đau kéo dài từ vài giây đến 10, 15 phút.
Nếu cơn đau kéo dài hơn nửa giờ phải coi chừng có thể bị nhồi máu cơ tim.
Cơn đau khỏi rất nhanh, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường nhưng nếu bệnh
nhân gắng sức nữa cơn đau lại tái phát.
Cơn đau có thể xuất hiện thưa hay mau, nhưng càng mau càng kéo dài thì tiên
lượng càng xấu đi.
Trong thời gian có cơn đau như trên, đôi khi nghe tiếng tim bình thường, huyết
áp bình thường, không khó thở, không đánh trống ngực, duy chỉ có điện tim là thay đổi
trên một số sóng như sóng T dẹt hay âm (ở 50% trường hợp).
Nên làm gì khi có cơn đau thắt ngực?
Khi đang đau, bệnh nhân cần phải đứng im, ngừng mọi cử động, nếu đang ở
nhà hoặc không phải trong bệnh viện thì cần nằm yên, hoặc theo tư thế nửa nằm nửa

×