Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.52 KB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

ĐỖ THỊ LỆ

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

ĐỖ THỊ LỆ

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Chuyên ngành: Quản lý Công
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ TRỌNG LÂM

Hà Nội, 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả
ĐỖ THỊ LỆ


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, các thầy cô giáo Khoa
Khoa học quản lý và các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ cho tơi.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Vũ Trọng
Lâm là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo và các đồng
nghiệp ở Trường Đại học Lao động – Xã hội đã hỗ trợ cung cấp dữ liệu và tạo
điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày…..tháng …. năm 2020
Tác giả
ĐỖ THỊ LỆ

MỤC LỤC




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH

Đại học

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

KHCN

Khoa học công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

LĐXH

Lao động – xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học


SV

Sinh viên


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động NCKH của sinh viên Học viện Ngân hàng từ năm
2016 -2019.............................................................................................32
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động NCKH của sinh viên ĐH KTTPHCMtừ năm 2016-2019. .34
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động NCKH của sinh viên KTQD từ năm 2016-2019.......37
Bảng 2.1: Thực trạng nhân lực của Trường Đại học Lao động - Xã hộigiai đoạn
2016 - 2019............................................................................................45
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của Trường Đại học Lao động - Xã hộigiai đoạn
2016– 2019............................................................................................46
Bảng 2.3: Quy mơ cơng trình NCKH của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã
hội giai đoạn 2016 – 2019......................................................................48
Bảng 2.4: Quy mô đào tạo đại học chính quy tập trung của Trường Đại học..........54
Bảng 2.5: Số lượng giảng viên theo ngành đào tạo của TrườngĐại học Lao động Xã hội giai đoạn 2016 – 2019.................................................................55
Bảng 2.6: Trình độ giảng viên của Trường Đại học Lao động - Xã hộigiai đoạn 2016
– 2019.....................................................................................................56
Bảng 2.7: Chỉ tiêu kế hoạch NCKH của sinh viên tại Trường Đại họcLao động - Xã
hội giai đoạn 2016 – 2019......................................................................57
Bảng 2.8: Kế hoạch tiến độ thực hiện NCKH của sinh viên tạiTrường Đại học Lao
động – Xã hội.........................................................................................58
Bảng 2.9: Giao chỉ tiêu sinh viên NCKH cho các khoa tại Trường Đại họcLao động
- Xã hội giai đoạn 2016 – 2019..................................................................60
Bảng 2.10: Số lượng sinh viên thực tế đăng ký NCKH theo từng Khoa tại Trường
Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2016 – 2019.................................62

Bảng 2.11: Số lượng đề tài NCKH của sinh viên thực tế theo từng Khoa tại Trường
Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2016 – 2019.................................64


Bảng 2.12: Số lượng cơng trình NCKH của sinh viên được các khoa lựa chọn gửi
nghiệm thu cấp trường tại Trường Đại học Lao động - Xã hộigiai đoạn
2016 – 2019............................................................................................65
Bảng 2.13: Số lượng cơng trình NCKH của sinh viên được xếp loại tại Trường Đại
học Lao động - Xã hội giai đoạn 2016 – 2019........................................66
Bảng 2.14: Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý NCKH của sinh viên tại Trường
Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2016 – 2019.................................69
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát sinh viên về công tác quản lý nghiên cứu khoa học của
sinh viên tại Trường Lao động – Xã hội.................................................69

SƠ ĐỒ:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

ĐỖ THỊ LỆ

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Chun ngành: Quản lý Cơng
Mã số: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


Hà Nội, 2020


10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, nghiên cứu khoa học (NCKH) có
vai trị đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học (ĐH) nói
riêng. Trong giáo dục ĐH, NCKH được xem là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. NCKH có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì
khơng những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà tạo ra những tri thức mới, sản
phẩm mới phục vụ cho sự phát triển nhân loại.
NCKH là một trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng trong nhà trường
trong việc nâng cao và đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ giữa
đào tạo và NCKH là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ, thúc
đẩy nhau cùng phát triển. Trong các trường ĐH, hoạt động dạy - học và hoạt động
NCKH là hai nhiệm vụ hàng đầu. Hai nhiệm vụ này có sự gắn bó hữu cơ với nhau,
thúc đẩy nhau cùng phát triển: Có dạy và học tốt mới khơi dậy niềm say mê và năng
lực NCKH, mới bổ sung được đội ngũ cán bộ có trình độ; đồng thời có đẩy mạnh
hoạt động NCKH mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH. Chất
lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi trường đại học. Để nâng cao
chất lượng đào tạo, mỗi trường phải kết hợp nhiều yếu tố như đổi mới nội dung,
chương trình đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phát triển hoạt động NCKH.
NCKH của sinh viên (SV) có thể được xem như một hình thức giáo dục đại học
nhằm trang bị về lý luận và thực tiễn, liên hệ với hoạt động nghề nghiệp của SV sau
này. Qua NCKH, nhà trường giúp SV hình thành các phẩm chất của chun gia như
tính sáng tạo, tìm tòi tri thức mới, nắm chắc phương pháp luận khoa học và phương
pháp nhận thức các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế,

giáo dục đại học Việt Nam không những chú trọng vào phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động đào tạo mà còn nỗ lực tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên.
Theo những định hướng đó, Trường Đại học Lao động - Xã hội (ĐH LĐXH)
đang trong quá trình vươn lên khẳng định thương hiệu trong đào tạo. Nhằm đào tạo ra


11

các SV giỏi về chun mơn, có năng lực nghiên cứu tốt thì hoạt động NCKH của SV
trong thời gian học tập tại trường cần được coi trọng. Tuy nhiên trong những năm
qua, việc quản lý NCKH của sinh viên tại trường cịn gặp nhiều khó khăn nên hiệu
quả chưa cao. Mặc dù trường có số lượng sinh viên theo học đông, tuy nhiên, trong
nhiều năm gần đây, số lượng cơng trình NCKH cũng như thành tích NCKH của SV
lại rất thấp. Nghiên cứu thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến hoạt động nghiên cứu
khoa học yếu kém của sinh viên để từ đó tìm ra các giải pháp quản lý hoạt động
NCKH của sinh viên trở thành vấn đề cấp thiết. Để thực hiện các biện pháp trong
quản lý hoạt động NCKH của SV tại trường ĐHLĐXH hiệu quả và hợp lý, được sự
hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.Vũ Trọng Lâmem đã chọn đề tài “Quản lý nghiên
cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội” làm đề tài luận
văn thạc sỹ chun ngành Quản lý cơng của mình.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh
viên tại TrườngĐH LĐXH được tiếp cận theo quy trình quản lý bao gồm: lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu tại Trường ĐH LĐXH.Phạm vi
nghiên cứu về thời gian: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn 2016-2019 và các giải
pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Chương 1 tập trung nghiên cứu hai nội dung chính là nghiên cứu khoa học
của sinh viên và quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học.
Ở nội dung thứ nhất, luận văn đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò về NCKH,
hoạt động NCKH và quản lý NCKH của sinh viên.
NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của
tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.


12

Hoạt động NCKH mang đặc trưng riêng cụ thể là: Hoạt động ln tìm đến
cái mới; hoạt động mang tính đặc trưng thơng tin; hoạt động địi hỏi tính mạo hiểm;
tính phi kinh tế trong nghiên cứu; tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của
tập thể khoa học.
Ở nội dung thứ hai, luận văn đưa ra khái niệm, mục tiêu, nội dung và các
nhân tố ảnh hưởng đếnquản lý NCKH của sinh viên tại trường đại học.
Nội dung quản lý NCKH của sinh viên tại trường đại họcbao gồm: lập kế
hoạch NCKH của sinh viên; Tổ chức thực hiện kế hoạchNCKH của sinh viên và
kiểm soát NCKH của sinh viên
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NCKH của sinh viên bao gồm các nhân
tố thuộc về trường đại học và các nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi trường
đại học
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU
KHOAC HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG –
XÃ HỘI
Chương 2 luận văn tập trung trình bày 4 nội dung (1)Khái quát về Trường
Đại học Lao động – Xã hội; Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
Trường Đại học Lao động – Xã hội; (3) Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học
của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội; (4) Đánh giá quản lý nghiên

cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.
Sau khi nếu lên quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của Trường, luận văn làm rõ thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh
viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội bao gồm các mặt: Số sinh viên tham
gia nghiên cứu khoa học; Số lượng cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên
tại Trường Đại học Lao động – Xã hội; Nội dungnghiên cứu khoa học của sinh
viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.
Sau khi phân tích thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
Trường Đại học Lao động – Xã hội theo ba giai đoạn là lập kế hoạch, tổ chức,


13

kiểm soát NCKH của sinh viên, luận văn tập trung đánh giá quản lý nghiên cứu
khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội, chỉ ra được
nhữngưu điểm, hạn chế, nguyên nhân những hạn chế trong công tác này.
Ưu điểm trong quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại
học Lao động – Xã hội:
Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học đã
được Trường Đại học Lao động – Xã hội quan tâm với nhiều biện pháp tích cực và
đạt được những kết quả quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa
học của các nhà trường, khẳng định vị thế và uy tín của các trường đại học trong hệ
thống giáo dục quốc gia. Đó là:
- Làm tốt cơng tác tun truyền, phở biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chủ
động xây dựng các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức cho
cán bộ, giảng viên, sinh viên;
- Chủ động xác định các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn gắn kết chặt chẽ với hoạt động giáo dục, đào tạo, từng
bước hồn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để lôi cuốn, thu hút cán bộ,

giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Hoạt động quản lý nghiên cứu
khoa học đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm khoa học có chất lượng cao thông qua
việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu, các bước triển khai nhiệm vụ,
vận hành đúng quy trình, quy chế đối với hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Quản lý, sử dụng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học của nhà
trường gắn với xây dựng đội ngũ nhà giáo có hiệu quả; quản lý tốt các hoạt động
nghiên cứu khoa học của học viên, sinh viên góp phần làm cho lực lượng học viên,
sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng đông, chất lượng được nâng cao.
Hạn chế trong quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học
Lao động – Xã hội là:


14

Tuy nhiên, công tác quản lý nghiên cứu khoa học đặc biệt là nghiên cứu khoa
học của sinh viên tạiTrường Đại học Lao động – Xã hội vẫn còn những hạn chế
nhất định, nhất là về tư duy và phương pháp quản lý; cùng với đó là sự phát triển
mạnh mẽ của hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học trong đó có
trường Đại hoc Lao động – Xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, tồn diện
hơn đối với cơng tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Tổ chức, biên chế cơ
quan chức năng về quản lý nghiên cứu khoa học của trường chưa thống nhất, còn
chồng chéo trong một số phịng, khoa chức năng, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến
công tácquản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Sau khi trình bày định hướngquản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
Trường Đại học Lao động – Xã hội, luận văn tập trung trình bày các giải pháp
hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao
động – Xã hội, cụ thể là hoàn thiện bộ máy quản lý NCKH của sinh viên; hoàn

thiệnlập kế hoạch NCKH của sinh viên, tở chức thực hiện, kiểm sốt nghiên cứu
khoa học của sinh viên. Ngồi ra, luận văn cịn đề xuất một số kiến nghị để tang
tính khả thi cho các giải pháp đề xuất.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

ĐỖ THỊ LỆ

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Chuyên ngành: Quản lý Công
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ TRỌNG LÂM

Hà Nội, 2020


16
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, nghiên cứu khoa học (NCKH) có
vai trị đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học (ĐH) nói
riêng. Trong giáo dục ĐH, NCKH được xem là một trong những yếu tố quan trọng

trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. NCKH có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì
khơng những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà tạo ra những tri thức mới, sản
phẩm mới phục vụ cho sự phát triển nhân loại.
NCKH là một trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng trong nhà
trường trong việc nâng cao và đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ
giữa đào tạo và NCKH là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ,
thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong các trường ĐH, hoạt động dạy - học và hoạt
động NCKH là hai nhiệm vụ hàng đầu. Hai nhiệm vụ này có sự gắn bó hữu cơ với
nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển: Có dạy và học tốt mới khơi dậy niềm say mê và
năng lực NCKH, mới bở sung được đội ngũ cán bộ có trình độ; đồng thời có đẩy
mạnh hoạt động NCKH mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH.
Chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi trường đại học. Để nâng
cao chất lượng đào tạo, mỗi trường phải kết hợp nhiều yếu tố như đởi mới nội dung,
chương trình đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phát triển hoạt động NCKH.
NCKH của sinh viên (SV) có thể được xem như một hình thức giáo dục đại học
nhằm trang bị về lý luận và thực tiễn, liên hệ với hoạt động nghề nghiệp của SV sau
này. Qua NCKH, nhà trường giúp SV hình thành các phẩm chất của chun gia như
tính sáng tạo, tìm tịi tri thức mới, nắm chắc phương pháp luận khoa học và phương
pháp nhận thức các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế,
giáo dục đại học Việt Nam không những chú trọng vào phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động đào tạo mà còn nỗ lực tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên.
Theo những định hướng đó, Trường Đại học Lao động - Xã hội (ĐH LĐXH)


17
đang trong quá trình vươn lên khẳng định thương hiệu trong đào tạo. Nhằm đào tạo ra
các SV giỏi về chun mơn, có năng lực nghiên cứu tốt thì hoạt động NCKH của SV

trong thời gian học tập tại trường cần được coi trọng. Tuy nhiên trong những năm
qua, việc quản lý NCKH của sinh viên tại trường còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu
quả chưa cao. Mặc dù trường có số lượng sinh viên theo học đơng, tuy nhiên, trong
nhiều năm gần đây, số lượng cơng trình NCKH cũng như thành tích NCKH của SV
lại rất thấp. Nghiên cứu thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến hoạt động nghiên cứu
khoa học yếu kém của sinh viên để từ đó tìm ra các giải pháp quản lý hoạt động
NCKH của sinh viên trở thành vấn đề cấp thiết. Để thực hiện các biện pháp trong
quản lý hoạt động NCKH của SV tại trường ĐHLĐXH hiệu quả và hợp lý, được sự
hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.Vũ Trọng Lâm em đã chọn đề tài “Quản lý
nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội” làm đề
tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý cơng của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu
Trong thời gian qua, hoạt động NCKH của SV trong các trường đại học đã được
nhiều tác giả quan tâm. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về các phạm trù, các vấn đề
liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học như quản lý, quản lý giáo dục, phương
pháp luận nghiên cứu khoa học...
Tác giả Chu Vân Khánh (2013) cũng đã thảo luận về “Mục đích và lợi ích của
SV NCKH” áp dụng với ĐH Văn hóa Hà Nội với những phân tích sâu sắc về hai nội
dung mục đích và lợi ích của SV khi tham gia NCKH. Trên cơ sở các phân tích này, tác
giả đã khái quát qua thực trạng hoạt động NCKH của SV ĐH Văn hóa Hà Nội và đề
xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động NCKH trong trường.
Luận văn của Vũ Thị Thanh Mai (2015), Trường Đại học Giáo dục “Quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí
Minh”. Luận văn nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản
lý hoạt động NCKH của SV qua đó nâng cao chất lượng NCKH của SV Trường.


18


Luận văn của Đinh Thị Thanh (2015), Trường Đại học Đà Nẵng “Biện pháp
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng
tại Kon Tum”. Luận văn nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Đối với ĐH LĐXH, vấn đề NCKH của SV đã được một số tác giả đề cập trước
như tác giả Phạm Hồng Trang, khoa Công tác xã hội (2011) với đề tài “Giải pháp thúc
đẩy phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên - Nghiên cứu trường hợp Trường đại
học Lao động – Xã hội”. Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, các tác giả đã khảo sát
bằng bảng hỏi với 250 sinh viên thuộc 4 khoa chuyên ngành và rút ra kết luận về các
nhân tố cản trở hoạt động NCKH của sinh viên như: Không biết phương pháp tiến
hành một nghiên cứu, mất nhiều thời gian, khơng biết đăng ký NCKH, phải tìm và đọc
nhiều tài liệu, quy định về hỗ trợ kinh phí và thưởng chưa thoả đáng, giáo viên hướng
dẫn khơng nhiệt tình, khó gặp và bị phạt khi không thực hiện nghiên cứu khoa học
đúng quy định. Nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động NCKH
của sinh viên như tạo động lực, khuyến khích, thay đởi quy chế NCKH của sinh viên,
đổi mới hoạt động quản lý NCKH, v.v…
Tác giả Vũ Thị Thanh Thủy (2014) trong báo cáo hội thảo tại trường ĐH
LĐXH đã trình bày về “Thực trạng NCKH của sinh viên trường ĐH LĐXH” với các
số liệu so sánh về hoạt động NCKH của SV các khoa cũng như các bất cập trong hoạt
động NCKH của SV nhà trường.
Đề tài cấp Bộ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015) do TS. Doãn
Mai Hương chủ nhiệm đã nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lao động – xã hội cho đội ngũ giảng viên tại các
trường đại học thuộc Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội”. Đề tài đã đưa ra các tiêu
chí đánh giá năng lực NCKH của giảng viên, nhân tố ảnh hưởng đến năng lực NCKH
của giảng viên các trường thuộc Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội. Bên cạnh
đóng góp về thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực NCKH của giảng viên, đề
tài đã hệ thống hóa và cung cấp cơ sở lí luận khá đầy đủ về hoạt động NCKH.
Mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động NCKH và đã
có kết quả đáng ghi nhận trong nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu về



19
quản lý NCKH của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý nghiên cứu khoa học của sinh
viên tại trường đại học.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của sinh
viên tại Trường ĐH LĐXH.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học
của sinh viên tại Trường ĐH LĐXH.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
Trường ĐH LĐXH.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
TrườngĐH LĐXH được tiếp cận theo quy trình quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát nghiên cứu khoa học của sinh viên.
+ Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Trường ĐH LĐXH.
+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn 2016-2019 và
các giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động Nội
NCKH
củaquản

sinh lý
viên
tại trường
dung
NCKH
Mục
tiêu
của quản
sinhĐH
viên
lý: NCKH
tại trường
của sinh
ĐH :viên tại trường
- Các yếu tố thuộc về trường ĐH
(1) Lập kế hoạch nghiên
Giúp sinh
cứu khoa
viên phát
học của
triểnsinh
kỹ năng
viên nghiên cứu kh
- Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi trường
ĐHchức thực hiện kế hoạch NCKH của SV
(2) Tổ
(3) Kiểm soát hoạt động NCKH của sinh viên


20

5.2 Quá trình nghiên cứu
Bước 1: Tìm hiểu các tài liệu, cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan để xây
dựng khung nghiên cứu về quản lý NCKH của sinh viên tại trường đại học. Luận
văn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và tởng hợp.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2017 -2019 về kết quả NCKH của
sinh viên và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh từ các báo cáo của
Trường ĐH LĐXH. Ở bước này luận văn sử dụng phương pháp thống kê.
Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 100 sinh viên tham gia
NCKH của Trường ĐH LĐXH, số phiếu thu về là 93, trong đó có 91 phiếu hợp lệ.
Thời gian khảo sát được tiến hành vào tháng 5 năm 2020.
Bước 4: Dựa vào dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tiến hành phân tích
thực trạng quản lý NCKH của sinh viên tại Trường ĐH LĐXH, đánh giá điểm
mạnh, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản lý NCKH của sinh viên tại Trường
ĐH LĐXH trong giai đoạn 2017 - 2019. Ở bước này luận văn sử dụng phương pháp
thống kê, so sánh, phân tích và tởng hợp.
Bước 5: Từ việc phân tích thực trạng, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện quản lý NCKH của sinh viên tại Trường ĐH LĐXH đến năm 2025.

6. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
trường đại học.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên
tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên
tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.


21
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC


1.1.Nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học
1.1.1. Khái niệmnghiên cứu khoa học của sinh viên
Theo Phạm Minh Hạc (1974) “Nghiên cứu khoa học là phát hiện những hiện
tượng sự việc mới, có tính chân lý trong hiện thực hoặc khám phá những qui luật
nguyên lý mới trong hiện thực đó”.
Theo Vũ Cao Đàm (2000)“Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội,
hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản
chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp
mới hoặc là phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới”.
Theo Phạm Viết Vượng (2001) “Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá
bằng cách tác động vào các đối tượng, làm cho nó bộc lộ bản chất của mình và kết
quả tác động đó cho ta tri thức về đối tượng”. “Bản chất của nghiên cứu khoa học là
hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử
dụng vào cải tạo thế giới”.
Theo Phạm Viết Vượng - Nguyễn Xuân Thức (2010): “Bản chất của nghiên
cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học, tạo ra hệ thống tri thức có
giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới”. Với quan niệm bản chất của NCKH là hoạt
động sáng tạo, thì sản phẩm của NCKH chính là hệ thống thông tin mới về thế giới
và những giải pháp cải tạo thế giới. Sản phẩm khoa học ln được kế thừa, hồn
thiện và bở sung theo sự phát triển của xã hội loài người và tiệm cận tới chân lý
khách quan.
Theo Lê Yên Dung (2010): “Hoạt động nghiên cứu khoa học là loại hình lao
động đặc biệt, được tiến hành bởi các nhà khoa học, thông qua hệ thống các phương
pháp, các phương tiện kỹ thuật phù hợp nhằm phát hiện những hiểu biết mới mang
tính quy luật, tạo ra sản phẩm mới phục vụ mục tiêu hoạt động động của con người”.
Theo Quốc hội (2013) “nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát


22

hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy;
sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.”
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa nghiên cứu khoa học của sinh
viên là việc sinh viên tiến hành các hoạt động để khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp
nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
NCKH của sinh viên tại trường đại học là hoạt động nghiên cứu của sinh
viên trong quá trình học tập bao gồm tất cả các hoạt động phát hiện, tởng hợp các
kiến thức có thể đóng góp cho kho tàng kiến thức của nhân loại hoặc cho chính bản
thân sinh viên, giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về kiến thức, chun mơn
được đào tạo hoặc tìm ra kiến thức tổng hợp liên ngành. NCKH của sinh viên cũng
giống như NCKH nói chung nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người.

1.1.2.Phân loạinghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học
- Căn cứ vào nội dung nghiên cứu, nghiên cứu khoa học của sinh viên chia
làm hai loại sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề chung mang tính thời sự phù hợp với lứa t̉i
sinh viên
+ Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuyên ngành sinh viên học tập
- Căn cứ vào tính chất của nghiên cứu, có thể phân loại nghiên cứu khoa học
của sinh viên thành:
+ Nghiên cứu theo hướng học thuật: Sử dụng các phương pháp quan sát, thực
nghiệm, mô tả, phân tích, mơ hình hố (mơ hình tốn) mơ phỏng, hoặc tri thức kinh
nghiệm trong cuộc sống thường ngày để tìm ra quy luật, bản chất chung của sự vật
hoặc hiện tượng.
+ Nghiên cứu ứng dụng: là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là vận dụng
những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình cơng nghệ mới, những nguyên lý
mới trong quản lý KT-XH.
Sinh viên muốn làm NCKH tốt cần phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực



23
nghiên cứu và phải rèn luyện cách làm việc độc lập, cũng như làm việc nhóm, có
phương pháp và đặc biệt phải có thầy hướng dẫn.

1.1.3. Đặc điểm nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học
- Các đề tài nghiên cứu chủ yếu mang tính lý thuyết.
- Áp lực và trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia nghiên cứu khoa học thấp hơn so
với giảng viên.
- Có cơ hội học hỏi và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu cũng như kiến
thức thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Nhiều sinh viên thiếu các kiến thức và thông tin cầnthiết phục vụ cho hoạt
động NCKH. Khácvới giảng viên vốn là những người có kinh nghiệm trong hoạt
động khoa học vì đặcthù của nghề, SV là những đối tượng lạ lẫm và mới mẻ của
NCKH. Các bạn SV, đặc biệt là SV năm nhất thường thiếu nhiều kiến thức cần thiết
về chuyên ngành, cũng như phương pháp nghiên cứu để có thể thực hiện một đề tài
khoa học.
Ngồi ra, một số SV có quan niệm chưa chính xác về NCKH như: NCKH rất
khó, rất tốn thời gian, khơ khan, và khơng được lợi ích gì. Hoặc một số SV tham
gia nghiên cứu chỉ vì đượctính điểm rèn luyện. Điều này có thể do các bạn chưa
có được thơng tin đầy đủ vềNCKH và những điều hay, thú vị mà hoạt động này
mang lại.

1.1.4. Vai trò nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học
Nghiên cứu khoa học trong sinh viên khơng địi hỏi kết quả nghiên cứu phải
cao siêu, có tầm vóc…Mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học là
trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ
cho hoạt động học tập, chuẩn bị cho sinh viên hành trang tốt nhất sau khi ra trường.
Do vậy, nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học có vai trị rất quan
trọng được thể hiện qua một số mặt sau đây:

- Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên bổ sung những kiến thức khơng được
học trong chương trình chính khóa, lấp đầy những kiến thức về đời sống xã hội để
làm giàu vốn sống cho bản thân.
- Giúp sinh viên đào sâu hơn những kiến thức được học. Nghiên cứu khoa


24
học sẽ phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều
mới để giải quyết những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc… từ một vấn đề sẽ mở
rộng ra nhiều vấn đề làm phong phú kiến thức cũng như vốn sống của sinh viên.
- Giúp sinh viên có kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp sau này.
Những kinh nghiệm này thực sự bở ích cho sinh viên năm cuối và khi rời ghế nhà
trường đi làm.
- Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong
chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp
NCKH, đáp ứng yêu cầu: giảng dạy kết hợp với thực hành và NCKH, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo tồn diện; Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng
nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh
viên; Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

1.2. Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học
1.2.1. Khái niệm quản lý nghiên cứu khoa học của sinh
viên tại trường đại học
Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012)
“Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tở chức, lãnh đạo, kiểm sốt các nguồn lực và
hoạt động của tở chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả
cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động”.
Từ khái niệm trên có thể định nghĩa,quản lý NCKH của sinh viên tại trường
đại học là quá trình trường đại học lập kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh
viên, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát hoạt động nghiên cứu khoa học của

sinh viên nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu khoa học của sinh viên mà nhà trường đã
đặt ra trong từng thời kỳ.

1.2.2 Mục tiêu quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên
tại trường đại học
Quản lý NCKH của sinh viên tại trường đại học nhằm hướng đến các mục tiêu sau:
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát


25
hiện và bồi dưỡng nhân tài trong hoạt động NCKH.
- Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng NCKH độc lập hoặc làm việc
theo nhóm của sinh viên; hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận và vận dụng các phương pháp
NCKH và giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn.

1.2.3. Nội dung quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên
tại trường đại học
1.2.3.1 Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên
Lập kế hoạch NCKH của sinh viên tại trường đại học được hiểu là quá trình
trường đại học xác định các mục tiêuNCKH của sinh viên và lựa chọn các phương
thức hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc lập kế hoạch NCKH của SV là một trong những nội dung quan trọng của
công tác quản lý NCKH, giúp cho hoạt động NCKH của SV phát triển đúng hướng,
thực hiện tốt mục tiêu đã xác định về NCKH. Bên cạnh đó, thơng qua việc phân tích
mơi trường, phân tích các căn cứ lựa chọn kế hoạch và đề xuất các giải pháp thực
thi kế hoạch, hoạt động NCKH của SV có thể tận dụng được các cơ hội, các nguồn
lực được sử dụng hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo việc đạt được mục tiêu của
hoạt động này.
- Những căn cứ cơ bản trong quá trình lập kế hoạch NCKH của SV tại trường

đại học bao gồm:
+ Chiến lược phát triển của trường.
+ Số lượng sinh viên đang theo học tại trường; Năng lực cũng như mong
muốn thực hiện nghiên cứu khoa học của SV.
+ Lực lượng giảng viên cơ hữu của trường.
+ Tình hình sinh viên NCKH của những năm trước năm kế hoạch.
+ Nguồn lực tài chính của trường cũng như các nguồn lực tài chính có thể huy
động từ nguồn xã hội hóa dành cho hoạt động NCKH của sinh viên.
- Kết quả của quá trình lập kế hoạch NCKH của SV tại trường đại học là bản
kế hoạch, trong đó xác định những nội dung chủ yếu như sau:


×