Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bệnh động kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.43 KB, 6 trang )

Bệnh động kinh: Nguyên nhân và
cách phòng tránh

Từ khi thời tiết bắt đầu trở nên nóng bức, số trẻ em đi khám vì bị động kinh
tăng lên nhiều. Qua tiếp xúc với một số gia đình có con bị động kinh, cho thấy
nhiều bà mẹ chưa biết cách chăm sóc con cái theo đúng phương pháp, do đó đã để
xảy ra nhiều điều đáng tiếc mà lý ra có thể tránh được. Bài viết sau đây nhằm giới
thiệu với các bạn những điều cần biết về bệnh động kinh, với mong muốn các bạn
hiểu thêm về căn bệnh này, cách trông nom trẻ để tránh những hậu quả tai hại,
giúp trẻ điều trị chóng khỏi bệnh.
Bệnh động kinh là một bệnh của não, có đặc điểm gây ra cho người bệnh
những cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần.
Bệnh động kinh có nhiều thể, với những triệu chứng hơi khác nhau. Tuy
nhiên trên thực tế ở nước ta có 3 thể chủ yếu hay gặp nhất: thể động kinh toàn
thân, thể động kinh cục bộ và thể động kinh kịch phát Rolando.
Thể động kinh toàn thân: Rất hay gặp. Cơn động kinh của thể này thường
tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn khởi đầu của cơn động kinh, người bệnh
đang bình thường đột nhiên ngã xuống ngất đi, trong khi đó chân tay cứng lại,
ngực không thở được nữa, người xanh tái, hai hàm răng nghiến chặt, mắt trợn
ngược, giai đoạn này thường kéo dài khoảng nửa phút.
Giai đoạn giật rung: Toàn thân người bệnh bị rung động mạnh bởi những
cơn co giật toàn thân, những cơn này mỗi lúc một mạnh hơn, lưỡi bị đẩy hẳn ra
ngoài từng đợt, trong lúc hàm răng cắn lại, do đó luôn xảy ra chảy máu ở lưỡi, ở
miệng. Nhiều bà mẹ có kinh nghiệm, lúc đó đặt ngang qua mồm giữa hai hàm răng
trẻ một chiếc đũa để tránh tình trạng răng cắn vào lưỡi. Các cơ ở mặt cũng giật,
làm méo mặt người bệnh, và nước bọt có thể sùi ra ở mép. Trong cơn nhiều trẻ
tiểu ngay ra quần. Giai đoạn này thường kéo dài 2-3 phút, sau đó đột nhiên trẻ
mềm nhão cả người, và bệnh chuyển sang giai đoạn hôn mê.
Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối cùng của cơn động kinh toàn thân,
người bệnh nằm yên, toàn thân mềm nhão, thở khò khè, không biết gì nữa, hoàn


toàn như một bệnh nhân hôn mê, dần dần da dẻ bớt xanh tái nhìn như một người
ngủ say. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 15 phút, nhưng cũng có khi tới 1
giờ hoặc vài giờ. Cuối cùng bệnh nhân tỉnh lại, rất mệt mỏi, nhưng không còn nhớ
những gì vừa xảy ra.
Thể động kinh cục bộ: Là thể động kinh có những cơn chỉ xảy ra ở một
phần cơ thể. Thông thường là cơn động kinh ở nửa bên thân hoặc trái hoặc phải.
Người bệnh cũng có những hiện tượng co giật, nhưng chỉ co giật ở một nửa bên
thân, còn bên kia bình thường. Trong thể động kinh cục bộ này, thông thường
người bệnh không ngất, không mê, trong khi một nửa thân co giật, họ vẫn tỉnh vẫn
biết. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp cơn động kinh cục bộ lan tỏa dần
thành cơn động kinh toàn thân, và lúc đó triệu chứng hoàn toàn giống với cơn
động kinh toàn thân.
Thể động kinh kịch phát Rolando: Là thể động kinh có những cơn có thể
toàn thân có thể cục bộ nhưng thường chỉ xảy ra trong giấc ngủ. Thông thường các
cơn này hay xảy ra trong giấc ngủ đêm, nhưng cũng có thể xảy ra trong giấc ngủ
trưa, ít khi xảy ra ngoài giấc ngủ. Đây là thể động kinh hay xảy ra ở trẻ nhỏ, sở dĩ
có tên là Rolando vì người ta cho rằng nguyên nhân do tổn thương ở vùng
Rolando, là một vùng trên não.
Nguyên nhân phát sinh bệnh động kinh
Như trên đã nói, bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở não
gây ra, vì thế tất cả các nguyên nhân gây tổn thương não đều là nguyên nhân gây
động kinh:
Đẻ khó: Chuyển dạ đẻ lâu phải can thiệp bằng foócxép, giác hút. Có trẻ khi
sinh bị ngạt, nếu kéo dài làm cho một bộ phận não thiếu ôxy gây tổn thương, nếu
tổn thương đó không hồi phục được thì cũng có thể gây ra bệnh động kinh sau
này.
Bệnh của não và màng não: Một số trẻ bị viêm não hoặc viêm màng não,
bệnh nặng lại chữa chạy muộn, có thể khỏi nhưng có thể để lại di chứng như một
cái “sẹo” ở não hoặc màng não, cái “sẹo” đó cũng có khả năng gây bệnh động
kinh sau này.

Chấn thương ở đầu: Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng,
hoặc trẻ ngủ trên giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấn
thương ở đầu. Những chấn thương đó luôn gây tổn thương cho não và cũng là
nguyên nhân hay gặp của bệnh động kinh.
Bướu não (u não): Một số trẻ khi sinh ra có một hay vài bướu trong não,
bướu này ngày càng lớn, và cuối cùng gây nên các cơn động kinh. Trong nhiều
trường hợp, khoa học chưa tìm được nguyên nhân của các bướu này.
Di truyền: Trong gia đình có ông bà cha mẹ cũng bị động kinh. Tuy nhiên
nhiều khi sự di truyền này rất kín đáo, quan sát bên ngoài không thấy được. Nhưng
khi làm xét nghiệm “điện não đồ” thì lại thấy người cha hoặc mẹ có dấu hiệu tổn
thương ở não giống như bệnh động kinh, nhưng các tổn thương đó chưa nặng nề
đến mức gây ra các cơn động kinh.
Cách phòng tránh các tai nạn và cách chăm sóc người bị động kinh
Nói chung bệnh động kinh là một bệnh nguy hiểm, luôn luôn có thể gây
chết người: có người chết ngay trong cơn động kinh nặng do ngạt thở, chết do
nhiều cơn động kinh kéo dài, liên tục gây suy tim cấp. Rất nhiều trường hợp các
em nhỏ bị tai nạn chết người do cơn động kinh xảy ra đột ngột trên đường đi, đang
câu cá, đang trèo cây Phần lớn các trường hợp này do gia đình không trông nom,
giáo dục các em chu đáo.
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài
chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần dùng thuốc
nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức
kiên nhẫn. Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy
thuốc là vô cùng cần thiết.
- Gia đình cần luôn luôn động viên trẻ, khích lệ tinh thần trẻ, khi tâm hồn
trẻ được an bình, tư tưởng vui vẻ thì các cơn động kinh sẽ thưa dần. Trái lại, phải
tránh các thái độ giận dữ, lạnh nhạt với trẻ, vì sự lo sợ, buồn chán, giận dỗi sẽ làm
các cơn động kinh dễ xuất hiện
- Cần trông nom giáo dục trẻ, tránh cho trẻ các nguy hiểm có thể xảy ra khi
lên cơn mà không có người lớn bên cạnh như không cho trẻ ra ao một mình, không

cho trẻ trèo cây, lái xe một mình ra đường , cũng không nên cho trẻ đi lâu dưới
nắng to vì nhiệt độ cao rất dễ làm xuất hiện cơn động kinh.
- Cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, không cho trẻ dùng các chất
kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
- Gia đình cần cho trẻ dùng thuốc đúng, uống thuốc đều đặn, không được
quên cho trẻ uống thuốc, dù chỉ quên một ngày một lần cũng có thể làm cơn động
kinh tái phát, và khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Phải xác định bệnh động kinh là một bệnh chữa trị lâu dài, nếu nóng vội
sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại và chắc chắn sẽ thất bại trong điều trị.

×