BỆNH ĐÁI DẦM Ở TRẺ VÀ CÁCH CHỮA TRN
Đái dầm (ĐD) là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5
tuổi trở xuống mắc phải bệnh ĐD. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là
đã bị bệnh ĐD.
ĐD là gì và trẻ nào hay ĐD?
Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi ĐD liên miên, không bao giờ ngủ trên
giường khô ráo, đây là dạng ĐD týp 1 (primary noctumal enuresis).
Khoảng 3-8% trẻ em từ 5-12 tuổi có lúc đã ngừng ĐD được 6 tháng, rồi lại ĐD trở lại, là
dạng ĐD týp 2 (secondary noctumal enuresis).
Có tới 2-5% trẻ em đã lớn rồi, ở tuổi vị thành niên, vẫn còn ĐD. Bệnh ĐD có tính
chất di truyền: nếu bố hoặc mẹ thuở nhỏ hay ĐD thì 40% con cái của họ cũng sẽ bị. Nếu
cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh ĐD thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh ĐD.
Cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ.
Những nguyên nhân Đ
Nguyên nhân hiện vẫn chưa biết được rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy
thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:
- Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá
- Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu
- Không kiểm soát được cơ bàng quang
- Chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra ĐD.
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến ĐD.
Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên ĐD. Nhưng sự thực
ĐD không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị ĐD
hơn.
Trẻ bị những chứng bệnh sau đây có thể hay ĐD
Bị căng thẳng tâm lý.
Khi ngủ hay ngáy to, vì bị sùi vòm họng hay còn gọi là V.A, hay có cục thịt thừa trong cổ
họng.
Đi tiểu thường xuyên, bị buốt đường tiểu (nhiễm trùng đường tiểu).
Đi tiểu són. Con gái thường ngồi đè lên chân hay chân ngồi bắt chéo để chặn đường tiểu
Còn con trai thì lấy tay bụm lại.
Đi tiểu nhiều, mất trọng lượng (bị bệnh đái tháo đường hay bệnh thận).
Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngày đều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu)
ĐD ảnh hưởng tới tâm lý trẻ em
Trẻ bị bệnh tâm lý ít ảnh hưởng tới ĐD. Nhưng ngược lại, ĐD gây nhiều ảnh
hưởng tâm lý cho trẻ. Ví dụ như phụ huynh than phiền rằng, con cái ĐD gây phiền hà cho
mọi người. Hoặc người trong gia đình đổ lỗi cho nhau vì con cái ĐD. Đôi khi phụ huynh
còn trừng phạt con em vì tội ĐD... Lớn hơn 10 tuổi mà còn bị ĐD, trẻ em thường bị
chứng bệnh tâm lý, ví dụ như: trẻ không được săn sóc, không chú ý, bị căng thẳng, buồn
rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ em bất thường, khó chịu, vì cảm
thấy tự mình không kiểm soát được chính mình.
Chữa trị
Những thuốc chữa ĐD gồm có: oxybutynin chloride (ditropan), imi pramine HCl
(tofranil), desmopressina cetate (DDAVP). Thuốc chữa ĐD thường phức tạp, tùy theo
những trường hợp khác nhau, cần có đơn của bác sĩ và cần có bác sĩ theo dõi.
Những phương pháp chữa ĐD khác
Tùy theo môi trường xung quanh: thường thì khi đưa con đi khám bệnh ĐD, bố
mẹ đã thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm cách giảm bệnh ĐD. Ví dụ như hạn chế
không cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ, hay đánh thức con dậy đi tiểu trước khi
bố mẹ đi ngủ.
Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng ni - lông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ
đóng tã giấy. Nên để đèn đêm gần chỗ đi tiểu, để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu.
Nên giúp đỡ trẻ qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ,
mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm được những gì cần phải
tự làm. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay đêm nào không bị ĐD, thì nên khen
ngợi.
Phương pháp này có thể giúp trẻ khỏi hẳn ĐD, tỉ lệ lên đến 25%. Phương pháp
này cũng giúp trẻ thêm tiến bộ tự kiểm soát được ĐD, khoảng 75%.
Tập luyện bàng quang, nhất là trong trường hợp bàng quang quá nhỏ. Tập luyện bằng
cách lúc đang đi tiểu, tự ngừng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước ban
ngày.
Dụng cụ báo động lúc ĐD: có lẽ đây là phương pháp hiệu quả nhất để chữa bệnh
ĐD.
Dụng cụ nối với đồng hồ báo thức gài vào trong quần lót của trẻ. Khi ĐD, nước
tiểu trong quần làm tăng độ Nm giúp phát ra tín hiệu làm đồng hồ reo vang, đánh thức trẻ
dậy đi tiểu.
Thường thì phải cần tới 3 tuần lễ mới thấy hiệu quả.
[b]Theo N LĐ[/b]