Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRẦN BÌNH TRỌNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RỪNG
TRỒNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LÂM CƠNG NGHIỆP
BẮC QUẢNG BÌNH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRẦN BÌNH TRỌNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RỪNG
TRỒNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LÂM CƠNG NGHIỆP
BẮC QUẢNG BÌNH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Ngành: Lâm học
Mã ngành: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa

THÁI NGUYÊN - 2020



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ: Đánh giá thực trạng và đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại Công ty Lâm
cơng nghiệp Bắc Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình là cơng trình nghiên cứu
nghiêm túc của bản thân tơi, cơng trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Thoa trong thời gian từ năm 2019 đến 2020. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong luận
văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Người viết cam đoan

trước hội đồng khoa học

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khóa 26, từ năm
2018 - 2020.
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ đầy
trách nhiệm của các thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông

Lâm- Đại học Thái Nguyên, cán bộ, người dân Công ty Lâm Cơng nghiệp
Bắc Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập
và thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới cơ giáo TS.
Nguyễn Thị Thoa đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Ngồi ta, tác giả cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu,
Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm Nghiệp
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin chân
thành cảm ơn về sự giúp đỡ q báu đó.
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế, nên luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, tháng 10/2020
Tác giả

Trần Bình Trọng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................... 3
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................... 4
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................. 6
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................................... 6
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 10
1.3. Thảo luận chung ...................................................................................................................... 24
1.4. Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội ......................................................................................... 25
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 25
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................... 29
Chương 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 31
2.3.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận .................................................................... 31
2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu ......................................................................... 32
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................. 33
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 34
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 37
3.1. Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại Công ty Lâm công nghiệp ....................... 37


iv
3.1.1. Hiện trạng rừng trồng nguyên liệu và tình hình phát triển rừng ................................ 37
3.1.2. Thống kê diện tích đất lâm nghiệp............................................................................. 38
3.1.3. Kết quả trồng, chăm sóc và khai thác gỗ rừng sản xuất tại Công ty.......................... 39

3.1.4. Công tác quản lý và bảo vệ rừng ............................................................................... 40
3.1.5. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong trồng rừng sản xuất tại Cơng ty................ 43
3.2.Đánh giá tình hình sinh trưởng của mơ hình rừng trồng sản xuất ................................. 48
3.3. Đánh giá hiệu quả của mơ hình trồng rừng sản xuất tại khu vực nghiên cứu ..................... 50
3.3.1. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................................... 50
3.3.2.Hiệu quả xã hội ............................................................................................................ 56
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất tại khu vực nghiên cứu .... 58
3.4.1. Về quản lý quy hoạch và đất quy hoạch cho phát triển rừng ......................................... 58
3.4.2. Về bảo vệ rừng ............................................................................................................ 58
3.4.3. Về giao khoán, liên doanh, liên kết .............................................................................. 58
3.4.4. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm ....................................................................... 59
3.4.5. Lồng ghép Chương trình với Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt
Nam - giai đoạn 2” ................................................................................................................ 60
3.4.6. Về thị trường ............................................................................................................... 60
KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 65


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN:

Bộ Nơng nghiệp

CP:

Chính phủ

CT:


Chỉ thị

Cs:

Cộng sự

KH:

Kế hoạch

LCN:

Lâm công nghiệp

NN & PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

NQ:

Nghị quyết

PRA:

Phương pháp Đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia

PTNT:

Phát triển nông thôn


QĐ:

Quyết định

TBKT:

Tiến bộ kỹ thuật

TCLN:

Tổng cục Lâm nghiệp

TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TTg:

Thủ tướng

TW:

Trung ương

TU:

Tỉnh ủy

UBND:


Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng diện tích rừng sản xuất theo chủ quản lý ............................................ 37
Bảng 3.2. Diện tích đất lâm nghiệp do cơng ty quản lý .......................................................... 38
Bảng 3.3. Thống kê kết quả trồng, chăm sóc và khai thác gỗ rừng sản xuất ....................... 40
tạiCông ty Lâm cơng nghiệp Bắc Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2019 ................................... 40
Bảng 3.4. Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ........................................................ 41
trên địa bàn từ năm 2015 - 2019 ............................................................................................... 41
Bảng 3.5.Nguồn giống Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm ............................................. 43
Bảng 3.6. Tổng hợp các mơ hình bón phân trồng rừng.......................................................... 45
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng sản xuất tại khu vực nghiên cứu .................... 48
Bảng 3.8. Kết quả tính tốn tăng trưởng và trữ lượng lâm phần ......................................... 49
Bảng 3.9. Thống kê thu nhập và chi phí mơ hình rừng trồng Keo lai................................... 50
tại Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình ..................................................................... 50
Bảng 3.10. Kết quả tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai ................... 52
Bảng 3.11. Thống kê thu nhập và chi phí mơ hình Keo Tai tượng trồng ............................. 53
ở Cơng ty Lâm cơng nghiệp Bắc Quảng Bình ......................................................................... 53
Bảng 3.12. Kết quả tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế .................................................... 54
mơ hình rừng trồng Keo tai tượng ........................................................................................... 54
Bảng 3.13. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của .......................................................... 55
các mơ hình rừng trồng sản xuất .............................................................................................. 55
Bảng 3.14. Công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất.................................. 57


vii



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trong tất cả các
lĩnh vực với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Với gần 3/4 tổng diện tích đất
nước ta là đất đồi núi và là nơi sinh sống của khoảng 20 triệu đồng bào, chủ yếu là
đồng bào các dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư nơng thơn, lâm nghiệp có vai trị
chiến lược quan trong trong việc: (i) bảo vệ môi trường sinh thái quốc gia; (ii) Phát
triển kinh tế từ rừng; (iii) Phát triển nông thôn bền vững. Trong những năm qua,
ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu của cả nước tăng
mạnh, năm 2017 đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 8 tỷ USD; riêng gỗ và
sản phẩm gỗ đạt 7,66 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016. Năm 2018, tổng kim
ngạch xuất khẩu ngành cơng nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ đạt trên 9,38
tỷ USD tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các
ngành hàng thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Diện tích rừng trồng
sản xuất phát triển khá mạnh, từng bước cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến gỗ, chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện một cách
đồng bộ và có hiệu quả cao. Trước yêu cầu của thực tiễn, trong bối cảnh toàn cầu
hóa, biến đổi khí hậu, cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, vai trò,
tiềm năng, lợi thế của ngành Lâm nghiệp Việt Nam là rất to lớn. Tuy nhiên, ngành
công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ đang đối mặt với khơng ít thách thức
và khó khăn như: Nguồn nguyên liệu có chất lượng, đạt chứng chỉ quản lý rừng bền
vững còn hạn chế; mối liên kết theo chuỗi từ khâu tạo giống đến chế biến, xuất khẩu
giữa người trồng rừng với doanh ngiệp chưa chặt chẽ; hạ tầng lâm sinh chưa được
quan tâm đầu tư đúng mức, năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng còn thấp giá trị
gia tăng lâm nghiệp còn thấp.
Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng về lâm nghiệp được xếp vào tốp đầu của
cả nước, theo các Quyết định phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh,

thành, tồn quốc có 8 tỉnh có quy mơ diện tích quy hoạch lâm nghiệp từ 600.000


2
ha trở lên, trong đó Quảng Bình xếp thứ 5 (sau các tỉnh Nghệ An, Lai Châu, Gia
Lai và Quảng Nam). Theo số liệu kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng
tỉnh Quảng Bình được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4534/QĐ-UBND
ngày 25/12/2018, toàn tỉnh có 615.530 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện
tích quy hoạch rừng sản xuất là 319.330 ha. Riêng diện tích rừng trồng và đất
chưa có rừng thuộc quy hoạch sản xuất là 140.635ha, đây là tiềm năng lớn về đất
và rừng để phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớngắn với trồng rừng gỗ lớn phục vụ
công nghiệp chế biến gỗ.
Cơng ty Lâm cơng nghiệp Bắc Quảng Bình là doanh nghiệp nhà nước do
Uỷ ban dân dân tỉnh Quảng Bình làm chủ sở hữu. Cơng ty có 4 chi nhánh lâm
trường trực thuộc nằm trên địa bàn các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Minh Hoá
và thị xã Ba Đồn. Tại thời điểm hiện nay Công ty quản lý 32.250 ha rừng và đất
rừng; trong đó rừng tự nhiên là 25.125 ha; rừng trồng thông nhựa 1.805 ha, rừng
cao su 480 ha và rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng là 2.110 ha; đất trống theo
quy hoạch là 2.740 ha.
Từ năm 2004, Công ty bắt đầu thử nghiệm và đưa ra Chương trình trồng
rừng kinh tế trên cơ sở quỹ đất trống khơng có rừng và chuyển đổi diện tích rừng tự
nhiên nghèo kiệt, rừng trồng Thơng nhựa và một diện tích rừng trồng cây bản địa
khơng có hiệu quả sang trồng rừng Keo lai và Keo tai tượng nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy vậy, phải đến năm 2009 trở đi thì Chương
trình trồng rừng kinh tế của Cơng ty mới được thực hiện đại trà trên cả 4 lâm
trường. Đến nay, diện tích rừng Keo lai và Keo tai tượng của Cơng ty đã góp phần
tăng doanh thu, tạo việc làm mới và thu nhập cho hàng trăm cán bộ cơng nhân viên
và các hộ gia đình người dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào đánh giá đúng thực trạng
có hệ thống và đầy đủ trên tất cả các mặt mà chương trình trồng rừng Keo lai và

Keotai tượng tạo ra trên diện tích Cơng ty quản lý. Việc đánh giá kết quả trồng rừng
sản xuất nhằm rút ra được những kinh nghiệm giải quyết các vấn đề về kỹ thuật,
kinh tế, chính sách và thị trường, đưa ra được mơ hình rừng trồng sản xuất có triển


3
vọng, đem lại hiệu qủa kinh tế cao là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu đó,
đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng
trồng sản xuất tại công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình”
đặt ra là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thực trạng phát triển trồng rừng sản xuất ở Cơng ty Lâm
cơng nghiệp Bắc Quảng Bình.
- Xác định được hiệu quả từ việc trồng rừng sản xuất tại Công ty.
- Đề xuất được một số các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất tại
Công ty.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị đối với giáo
viên và sinh viên ngành Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng, và những nghiên cứu
có liên quan về trồng rừng sản xuất, rừng trồng tại Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả đánh giá thực trạng triển khai trồng rừng kinh tế tại Công ty làm cơ
sở cho địa phương lựa chọn loài cây trồng rừng phù hợp nhằm nâng cao hiệu của
quả trồng rừng và thâm canh rừng trồng tại cơng ty Lâm cơng nghiệp Bắc Quảng
Bình nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Gỗ và lâm sản ngoài gỗ là ngành hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt
Nam và liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 13%/năm trong giai
đoạn 2010 - 2018. Năm 2017, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
xuất khẩu đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 8 tỷ USD; riêng gỗ và sản phẩm
gỗ đạt 7,66 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016. Năm 2018 tổng kim ngạch xuất
khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt trên 9,38 tỷ USD tăng
15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến
gỗ và lâm sản ngồi gỗ đang đối mặt với khơng ít thách thức và khó khăn như:
Nguồn nguyên liệu có chất lượng, đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững còn hạn
chế; mối liên kết theo chuỗi từ khâu tạo giống đến chế biến, xuất khẩu giữa người
trồng rừng với doanh ngiệp chưa chặt chẽ; hạ tầng lâm sinh chưa được quan tâm
đầu tư đúng mức.
Về cơ sở pháp lý: Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
giai đoạn 2013 - 2020, đã xác định các giải pháp quan trọng thực hiện Đề án đối
với ngành Lâm nghiệp là: ‘‘rà sốt, đánh giá lại quy hoạch rừng, duy trì hợp lý
diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, đổi mới cơ chế tổ chức quản lý rừng
theo hướng nâng cao quyền tự chủ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, chuyển
đổi diện tích rừng cịn lại sang phát triển vùng nguyên liệu tập trung, phát triển và
khai thác rừng một cách có hiệu quả, bền vững nâng cao thu nhập và đời sống của
người lao động lâm nghiệp”.
Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 đã
xác định mục tiêu đến năm 2020 là: (1) tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ



5
5,5% đến 6,0%/năm; (2) Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các
loại đạt 14,4 triệu ha; (3) Năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 m3/ha/năm; (4) Giá
trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD; (5) Duy trì ổn định 25 triệu
việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người
làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vữngđã xác định: ‘‘Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế
ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường rừng, ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu.
Tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã xác định mục
tiêu chung là: "Phát triển lâm nghiệp bền vững về cả kinh tế, xã hội và môi trường;
từng bước chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả, năng lực cạnh tranh". Nâng cao năng suất rừng đạt bình qn 15m3/ha/năm,
đến năm 2020, diện tích rừng trồng sản xuất đạt khoảng 3,84 triệu ha, mỗi năm khai
thác và trồng lại 0,25 triệu ha, với trữ lượng bình quân khoảng 150 m3/ha đối với
rừng gỗ lớn, chu kỳ bình quân 12 năm, 70 m3/ha đối với rừng gỗ nhỏ, chu kỳ bình
quân 7 năm. Định hướng phát triển vùng kinh tế, sinh thái lâm nghiệp xác định:
Vùng Bắc Trung Bộ: Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn thứ hai của cả nước cung
cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo ở các khu vực gần nhà
máy, xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn ở các khu vực xa hơn cho các nhà máy chế
biến đồ mộc trong và ngoài vùng...
Tại Quyết định số 4527/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh Quảng
Bình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Bình
đến 2020, định hướng đến năm 2025 đã xác định nhiệm vụ phát triển rừng trồng sản
xuất cho giai đoạn 2018 đến 2025 là 66.600 ha (gồm 12.200 ha rừng gỗ lớn), bình
quân mỗi năm trồng 8.330 ha; khai thác gỗ cho giai đoạn 2018 đến 2025 là
5.400.117 m3 (gồm 225.000 m3 gỗ lớn), bình quân mỗi năm khai thác 675.090 m3.



6
Theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đã
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4534/QĐ-UBND ngày 25/12/2018,
tồn tỉnh có 615.530 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích quy hoạch rừng
sản xuất là 319.330 ha. Riêng diện tích rừng trồng và đất chưa có rừng thuộc quy
hoạch sản xuất là 126.597 ha, đây là tiềm năng lớn về đất đai để phát triển vùng
nguyên liệu gắn với trồng rừng gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.
Năng suất và chất lượng rừng trồng còn thấp (sản lượng bình quân dao động
từ 60m3/ha đến 70m3/ha; năng suất bình quân đạt từ 10 - 15 m3/ha/năm); chưa có
định hướng để hình thành các vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung có diện tích đủ lớn
nhằm tạo điều kiện cho việc liên doanh, liên kết, đầu tư cơ sở hạng tầng lâm sinh,
xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và tiến tới cấp chứng chỉ rừng để nâng
cao giá trị rừng trồng.
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về giống cây rừng
Từ thế kỷ 18 - 19 đã có những ý tưởng về nghiên cứu lai giống và sản xuất
hạt giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế kỷ 20 các nước Bắc
Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch là những nước có nền lâm nghiệp phát triển
cũng đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống,
lai giống, xây dựng vườn giống.
Trong những năm 1950, hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng đã được
xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.Trong đó cuốn “Chọn giống cây rừng đại
cương” (1951) của Syrach Larsen được đánh giá như một cơng trình có giá trị nhất
lúc đó.Trong những năm 1980, nhiều lớp huấn luyện về cải thiện giống cây rừng
dưới sự bảo trợ của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) đã được mở
cho các nước đang phát triển.
Cuối những năm 1950, hàng loạt khảo nghiệm loài và xuất xứ cho những

loài cây trồng rừng quan trọng nhất đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới,
trong đó phải kể đến các khảo nghiệm xuất xứ cho Thông caribê (Pinus caribaea)
đã được xây dựng ở Fiji vào năm 1955. Đến năm 1968, đã thấy rằng trong các thứ


7
(variety) được khảo nghiệm thì tốt nhất là các xuất xứ của P. caribaea var.
hondurenssis, tiếp đến là P. caribaea var. bahamensis và cuối cùng là P. caribaea
var. caribaea (Bell, 1978). Các khảo nghiệm sau này ở nhiều nước khác cũng đi
đến những kết luận tương tự.Khảo nghiệm xuất xứ cho Thông ba lá (Pinus kesiya),
Thông nhựa (P. merkusii) và một số lồi thơng nhiệt đới khác cũng được xây dựng
vào thời kỳ này.
Vào những năm 1970, một loạt các khảo nghiệm xuất xứ cho một số loài cây
lá rộng cũng được xây dựng ở nhiều nước nhiệt đới.Đó là Teck (Tectona grandis),
Lõi thọ (Gmelina arborea), các loài Bạch đàn Eucalyptus camaldulensis, E.
tereticornis, E. urophylla, E. cloeziana và nhiều loài Bạch đàn khác.
Trong những năm 1980 - 1990, khảo nghiệm xuất xứ được tập trung cho các
loài Keo nhiệt đới như Keo tai tượng (A.mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis),
Keo lá liềm (A. crassicarpa) v.v...
Đến nay, về cơ bản các nhà chọn giống cây rừng đã biết được các xuất xứ tốt
nhất trong một số loài Bạch đàn và một số lồi Keo chủ yếu.Những xuất xứ này có
thể cho năng suất gấp 2 - 4 lần những xuất xứ kém nhất được đưa vào khảo nghiệm.
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng và rừng
trồng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất.Theo Davidson (1996) thì giống được cải
thiện có thể chiếm đến 50 - 60% năng suất rừng trồng.Vì thế, cải thiện giống cây
rừng nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng gỗ và các sản phẩm mong
muốn khác là một yêu cầu cấp bách đối với sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.Hiện nay
một số nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đã tạo được năng suất rừng trồng 40 - 50
m3/ha/năm trên diện rộng, có nơi đã đạt năng suất 60 - 70 m3/ha/năm. Gần đây, với
việc đưa một số giống Keo lai và Bạch đàn cao sản vào sản xuất, một số nơi đã đạt

năng suất rừng trồng 30 - 40 m3/ha/năm, mở ra triển vọng mới cho công tác giống
và trồng rừng sản xuất ở nước ta.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về trồng rừng
Diện tích rừng trồng đã tăng lên nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu và cung
cấp khoảng 50% tổng sản lượng gỗ trên toàn thế giới. Tổ chức Nơng nghiệp và
Lương thực thế giới (FAO) ước tính rằng tổng diện tích rừng trồng đến năm 2005


8
khoảng 140 triệu ha (FAO 2006), bình quân mỗi năm tăng khoảng 3 triệu ha. (Trần
Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn, 2014).
Các tác giả J.B Ball, Tj Wormald, L Russo (1995) khi nghiên cứu tính bền
vững của rừng trồng đã đặc biệt lưu ý đến cấu trúc tầng tán của rừng hỗn loài.
Matthew, J Kelty (1995) đã nghiên cứu xây dựng mơ hình rừng trồng hỗn lồi giữa
cây gỗ và cây họ đậu.Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây
trồng chính. Qua đó có thể khẳng định việc tạo lập các lồi cây hỗ trợ ban đầu cho
cây trồng thì cây Keo lai và Keotai tượng là có cơ sở.
Beadle Chris (2006), khi nghiên cứu về nuôi dưỡng rừng Keo và Bạch đàn
tạo gỗ lớn cho rằng rừng tạo gỗ lớn yêu cầu có đoạn thân thẳng, trịn đều, ít khuyết
tật và kích thước đủ lớn để có thể làm gỗ xẻ, do đó các biện pháp kỹ thuật chủ yếu
được áp dụng là tỉa cành, tỉa thưa kết hợp bón phân. Hạn chế kích thước cành là
khâu kỹ thuật quan trọng trong tạo chất lượng thân cho gỗ lớn.Đối với Keo và Bạch
đàn, cành có kích thước lớn hơn 20 mm rất dễ bị xâm nhiễm bệnh sau khi tỉa cơ giới
hoặc chết tự nhiên.Trồng rừng mật độ cao để hạn chế phát triển cành ngang và tỉa
cành tạo độ thẳng thân thường được áp dụng để hạn chế nhược điểm trên.Ngoài ra,
tỉa cành nhỏ cũng được áp dụng sớm để tránh tạo mấu mắt trên gỗ.Việc tỉa cành có
thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây nếu cường độ tỉa quá cao làm giảm đáng kể
diện tích lá cho quang hợp.Tuy nhiên, đối với loài cây mọc nhanh như Keo và bạch
đàn, sự ảnh hưởng này ít hơn.
Theo đánh giá của FAO (2002), hiện các cây nhập nội như Acacia, Eucalyptus,

Gmelina, Hevea, Tectona, Casuarina, Pinus và Swiietenia chiếm hơn 75% diện tích
rừng trồng ở khu vực Đơng Nam Á.
1.2.1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố đến sinh trưởng và chất lượng
rừng trồng
Peler. R. Stevens (1986) đã xuất bản cuốn “Sổ tay để phân hạng lập địa và
đánh giá mức độ thích hợp của lập địa áp dụng ở Bangladet” trong đó việc áp dụng
lập địa để đề xuất cây trồng và đánh giá độ thích hợp của cây trồng với các dạng lập
địa thông qua chỉ tiêu năng suất. Qua đó, Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã
tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng rừng trồng ở các nước


9
nhiệt đới trên các đối tượng là: Bạch đàn, Thông, Keo trồng thuần loài trên các dạng
lập địa ở các nước như: Brazil, Công Gô, Nam Phi, Trung Quốc, Indonesia, và nay
bắt đầu nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập
địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng khơng giống nhau
đến độ phì, cân bằng nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau trong vùng nhiệt đới,
Evans (1992) thấy E. camaldulensis thường chỉ đạt năng suất 5 - 10 m3/ha/năm khi
trồng ở những lập địa khơ với chu kì kinh doanh từ 10 - 20 năm, trong khi đó ở
những nơi ẩm năng suất có thể đạt tới 30 m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác
nhau thì năng suất rừng cũng khác nhau.
Như vậy việc xác định các điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng có ý nghĩa
rất quan trọng.Điều kiện lập địa có ý nghĩa quyết định tới năng suất, sản lượng rừng
trồng.Vì vậy, việc lựa chọn dạng lập địa phù hợp với cây trồng giúp cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng.
Đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về mật độ trồng rừng với nhiều
lồi cây khác nhau trên các lập địa khác nhau, điển hình là các cơng trình nghiên
cứu của Julian Evans (1992), khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E.
deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 cơng thức có mật độ trồng khác nhau

(2985 cây/ha; 1680 cây/ha; 1075 cây/ha; 750 cây/ha). Số liệu thu được sau 5 năm
trồng cho thấy đường kính bình qn của các cơng thức thí nghiệm tăng theo
chiều giảm mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang lại tăng theo chiều tăng mật độ,
điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường
kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng ở
mật độ cao.
Về kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất rừng trồng.Tác
giả Mello (1976) ở Brazil cho thấy khi bón phân NPK, Bạch đàn sinh trưởng nhanh
hơn 50% khi khơng bón phân. Nghiên cứu về cơng thức bón phân cho Bạch đàn (E.
grandis) theo công thức 150g NPK /gốc theo tỷ lệ N:P:K = 3:2:1. Bón phân
Phosphate cho Thơng caribe ở Cu Ba. Herrero và cộng sự (1988) thu được kết quả
là nâng cao sản lượng rừng sau 13 năm trồng từ 56 m3/ha lên 69 m3/ha.


10
Jane L. Medhurst và Chris L. Beadle (2001) đã thí nghiệm tỉa thưa rừng
Bạch đàn (Eucalyptus nitens) từ mật độ 1140 cây/ha xuống các mật độ từ 100 - 600
cây/ha và kết luận mật độ thích hợp nhất cho trồng rừng gỗ lớn chu kỳ 20 - 25 năm
là 200 - 300 cây/ha. Tuy nhiên, mật độ này có thể không phải là tối ưu cho chu kỳ
ngắn hơn. Chất lượng lập địa cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng sau tỉa
thưa vì đối với những lập địa xấu khả năng cung cấp dinh dưỡng có hạn nên cường
độ tỉa thưa cao cũng không giúp cây sinh trưởng nhanh hơn đáng kể. Do đó tỉa thưa
thường phải kết hợp với bón phân.
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ngành lâm nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong những năm
qua.Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học
về xây dựng và phát triển rừng cũng rất được quan tâm. Các chương trình, dự án
trồng rừng với quy mơ lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô hình
rừng trồng sản xuất được thiết lập, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút xây
dựng thành quy trình, quy phạm, phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng trong đó

có trồng rừng sản xuất.
1.2.2.1. Những nghiên cứu về giống cây rừng
Ở nước ta, có thể nói khảo nghiệm loài được bắt đầu từ những năm 1930
khi các nhà lâm nghiệp người Pháp xây dựng các khu khảo nghiệm cho Lim xanh
(Erythrophloeum fordii), Ngân hoa (Grevillia robusta), Bạch quả (Ginkgo biloba),
Long não (Cinnamomum camphora), Bạch đàn trắng caman (Eucalyptus
camaldulensis), Bạch đàn đỏ (E. robusta) v.v... ở một số vùng sinh thái chính
trong cả nước.
Vào những năm 1960, đã xây dựng các khu khảo nghiệm loài tại Đà Lạt cho
một số loài cây lá kim, một số loài Keo (Acacia spp.) cũng được đưa vào khảo
nghiệm mà đến nay loài Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) đã được gây trồng như
một nguồn giống tại chỗ ở vùng Đông Nam Bộ, cịn lồi Mimosa (Acacia
podalyriifolia) thì trở thành lồi cây tượng trưng cho thành phố Đà Lạt.
Trong những năm 1980, một loạt khảo nghiệm cho các loài Keo vùng đồi
thấp đã được xây dựng ở nhiều nơi trong nước. Đó là các loài Keo lá tràm (A.


11
auriculiformis), Keotai tượng (A. mangium), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo nâu
(A. aulococarpa) và Keo quả xoắn (A. cincinnata). Qua một thời gian khảo nghiệm
đến nay chúng ta đã biết những lồi có triển vọng cho các chương trình trồng rừng
là A. mangium, A. crassicarpa và A. auriculiformis.
Từ năm 1993, khảo nghiệm cho hơn 10 loài Keo chịu hạn như A. tumida, A.
difficilis, A. torulosa v.v.. đã được xây dựng tại Tuy Phong (lượng mưa 700 800mm/năm) thuộc tỉnh Bình Thuận và Ba Vì (lượng mưa 1650mm/năm) thuộc
tỉnh Hà Tây cũ. Các xuất xứ thuộc 25 loài Keo vùng cao như A. mearnsii, A.
melanoxylon v.v... cũng được xây dựng tại Đà Lạt (1600m trên mặt biển) và núi Ba
Vì (600m trên mặt biển) và một số nơi khác.
Ở Việt Nam có hơn 15 lồi Keo acacia bản địa phân bố tại nhiều vùng trong
cả nước (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2003), song hầu hết đều ở dạng cây bụi hoặc dây
leo, ít giá trị kinh tế, trong lúc ở Australia có đến hơn 660 lồi Keo acacia (Boland,

et al, 1984), với nhiều loài cây gỗ lớn. Một số nước như Papua New Guinea cũng có
các lồi acacia kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, dễ thích ứng với điều kiện đất
trống đồi núi trọc ở nước ta. Vì thế việc nhập nội một số loài Keo nhiệt đới từ các
nước này để trồng khảo nghiệm nhằm chọn được loài và xuất xứ thích hợp với một
số vùng sinh thái chính của nước ta là hết sức cần thiết. Từ đầu những năm
1960,Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) đã được nhập vào trồng thử ở vùng Đơng
Nam Bộ, một số lồi Keo khác cũng được trồng thử tại Đà Lạt, trong đó có loài A.
podariifolia mà về sau đã trở thành cây tượng trưng cho vùng Đà Lạt với tên gọi
quen thuộc là cây "Mimosa". Từ năm 1980, đặc biệt là từ đầu những năm 1990, một
số loài Keo khác được tiếp tục nhập vào trồng thử và được đưa vào khảo nghiệm ở
nước ta.Các loài Keo nhập vào Việt Nam được chia thành ba nhóm là các lồi Keo
vùng thấp, các lồi Keo chịu hạn và các loài Keo vùng cao.Đến nay, sau khoảng 10
năm khảo nghiệm đã thấy được một số lồi và xuất xứ có triển vọng gây trồng ở
một số vùng sinh thái của nước ta.Những loài và xuất xứ này đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
Đầu những năm 1980, bốn loài Keo vùng thấp là Keo lá tràm, Keo tai tượng
(A. mangium), Keo lá liềm (A. crassicarpa), và Keo nâu (A. alaucocarpa) đã được
nhập trồng thử tại Ba Vì (Hà Tây), Hóa Thượng (Thái Ngun) và Trảng Bom







×