Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nguyên tố vi lượng có gây hội chứng đau lưng? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.49 KB, 5 trang )

Nguyên tố vi lượng có gây hội
chứng đau lưng?


Các chứng bệnh đau lưng do thoái hóa đĩa đệm cột sống có nhiều nguyên
nhân như phong cách sinh hoạt, nghề nghiệp, chấn thương nhưng trong đó còn
có vai trò của các nguyên tố vi lượng.

Thành phần nguyên tố vi lượng trong đĩa đệm

Vai trò sinh học của các nguyên tố vi lượng (NTVL) lần đầu tiên do nhà
bác học Liên Xô nghiên cứu và đặt nền móng cho ngành sinh - địa chất - hóa học
dựa trên thuyết di trú (migration) các nguyên tố hóa học từ môi trường xung quanh
(đất, không khí, nguồn nước) vào cơ thể động vật và thực vật với số lượng rất nhỏ.
Thời kỳ đầu, người ta tìm thấy các nguyên tố với những nồng độ rất thấp ở trong
các cơ quan, tổ chức và cho rằng chúng không có vai trò gì đáng kể. Nhưng những
năm sau, phát hiện thấy chúng tích tụ có tính chất đặc hiệu nên đã được quan tâm
nghiên cứu. Học thuyết về các khu vực sinh - địa chất - hóa học đã giúp cho giải
thích được nguyên nhân dịch tễ hoặc của nhiều bệnh (bướu cổ địa phương, nhiễm
độc fluo, sâu răng, bệnh gút). Thành phần các NTVL trong cơ thể tỷ lệ thuận với
thành phần NTVL của môi trường xung quanh. Người ta đã xác định trong cơ thể
người có tới 70 NTVL.

NTVL xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?

Các NTVL xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau dưới
dạng ion. Các NTVL tham gia các quá trình khuếch tán, thẩm thấu, hấp thụ, các
phản ứng miễn dịch và sinh học của cơ thể. Một số NTVL tham gia vào thành
phần tế bào ở dạng hợp kim - protein, hợp kim - men và ngoài ra còn tham gia vào
sự thay đổi phản ứng của cơ thể khi cơ thể bị kích thích căng thẳng.


Xác định NTVL bằng cách nào?

Các NTVL được định lượng bằng các phương pháp như quang phổ, cực
phổ (polarographie) đo màu. Hiện nay đã xác định được về số lượng và chất lượng
của 15 NTVL trong quá trình biến đổi của chúng ở phần nhày và vòng sợi đĩa
đệm. Người ta cũng đã xác định được vai trò của NTVL và mối liên quan của
chúng với các biến đổi hình thái đĩa đệm cũng như cơ chế bệnh sinh của hư xương
sụn cột sống. Các NTVL đã được xác định là silic, nhôm, magiê, calci, kali, titan,
phosphor, crôm, thiếc, mangan, đồng, sắt. Một số NTVL như calci, phosphor,
mangan, đồng, sắt tăng dần theo tuổi, còn các NTVL như liti, kali, nhôm, silic,
crôm, magiê, thiếc thì lại giảm dần theo tuổi phát triển. Một sự thay đổi nào của
một NTVL cũng đều kéo theo sự thay đổi các NTVL khác. Điều này chứng tỏ các
NTVL liên quan chặt chẽ với quá trình chuyển hóa ở đĩa đệm và phù hợp với từng
lứa tuổi.

Vai trò của NTVL gây hội chứng đau lưng

Những đột biến NTVL trong quá trình lão hóa ở đĩa đệm tới mức nào đó sẽ
đưa đến biến đổi hình thái và chức năng các cơ quan tư thế - vận động. Các biểu
hiện đó là: đông đặc, khô quắt; xuất hiện các khe kẽ, những đường nứt gãy và
thoái vị.

Ở những đĩa đệm của bệnh nhân bị hư xương sụn thấy tăng stronti, nhôm,
silic, magiê, đồng, mangan; còn nhôm, phosphor, sắt, thiếc thì giảm. Sự phân bố
các NTVL trong đĩa đệm cũng thay đổi: ở đĩa đệm thoái hóa thấy kali giảm ở vùng
bao sợi nhưng lại tăng ở nhân nhầy, còn calci thay đổi theo chiều ngược lại; nhôm,
silic, titan thấy ở vòng sợi nhiều hơn ở nhân nhầy, còn đồng thì ngược lại.

Người ta thấy rằng các biến đổi của các NTVL trong lão hóa cũng như
trong hư xương sụn liên quan chặt chẽ có tính quy luật với quá trình chuyển hóa

chung của cơ thể. Các biến đổi của NTVL lệ thuộc vào sự thay đổi quá trình
chuyển hóa các chất xảy ra trong đĩa đệm. Sự chuyển động của các NTVL trong
các trạng thái bệnh lý khác nhau của đĩa đệm có thể coi như một phản ứng theo
bệnh sinh của bệnh lý đĩa đệm.


×