Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sự biến đổi và định hướng xây dựng, phát triển gia đình ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 19 trang )

1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI: Sự biến đổi và định hướng xây dựng, phát
triển gia đình ở Việt Nam hiện nay

Người thực hiện: Lê Minh Chiến
Lớp: VHH14
MSSV: D20VH180
GVHD: Lương Như Ý

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


2

PHẦN MỞ ĐẦU
_ Mục đích, lý do chọn đề tài :
Vì các vấn đề liên quan đến hơn nhân và gia đình hiện nay đang được
quan tâm nhiều hơn và đề tài này thì em thấy nó thực tế hơn những đề tài
cịn lại vì vấn đề gia đình là vấn đề mà nó theo ta xuyên suốt từ đây cho
đến hết đời. Và chúng ta sống là cũng chính vì cái gọi là gia đình ấy, trong
suy nghĩ của chúng ta thì gia đình chính là thứ đặt lên hàng đầu nên là ngay
khi em thấy được đề tài này thì em khơng ngần ngại suy nghĩ gì mà lựa
chọn ngay. Đối với em thì đề tài này mang nhiều ý nghĩa đối với em nên là
em quyết định chọn nó.
_ Phạm vi làm đề tài :


Về phạm vi làm đề tài thì em sẽ lựa chọn các gia đình Việt Nam cụ thể là
đang trong thời đại hiện nay với những tư tưởng hôn nhân hiện đại. Em
không bao gồm những gia đình thuộc các dân tộc thiểu số hay những gia
đình mang tư tưởng cũ vì có thể đó là những phong tục tập quán hay các tín
ngưỡng riêng của họ.
_ Ý nghĩa nghiên cứu đề tài :
Nghiên cứu về đề tài này thì đem lại một số những kiến thức cần thiết về
gia đình để phần nào đó có thể giúp cho chúng ta khơng mắc phải những
sai lầm mà thế hệ trước đã tạo nên. Khắc phục và cài thiện để giúp cho gia
đình của mỗi người ngày càng duy trì được sự bền vững và hạnh phúc hơn.


3

PHẦN NỘI DUNG :
1. Thực trạng và các gia đình hiện nay
1.1 Thực trạng
Hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ nhằm xác lập quan hệ
vợ chồng, xây dựng gia đình, từ khi trong xã hội có Nhà nước, quan hệ hơn
nhân khơng chỉ phản ánh ý chí của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà
cịn là ý chí của Nhà nước. Trong những giai đoạn khác nhau, phụ thuộc
vào cơ sở kinh tế xã hội, Nhà nước đặt ra những nguyên tắc của Hơn nhân
gia đình để định hướng cho những quan hệ xã hội đó phát triển theo mục
tiêu đã định. Việc xây dựng gia đình hịa thuận, bình đẳng, hạnh phúc đã
trở thành một đòi hỏi tất yếu của xã hội
Tuy nhiên thì trong những năm vừa qua số liệu thống kê cho thấy gia đình
Việt Nam hiện nay cịn tồn tại nhiều những vấn đề xã hội cần quan tâm hơn
nữa và dưới đây là những số liệu thống kê tổng quát của các gia đình Việt
Nam trong những năm qua
Dân số Việt Nam năm 2020:

Đến hết năm 2020, dân số cả nước ước tính là 97,58 triệu người, tăng gần
1,1 triệu người so với năm 2019.
(Nguồn: VTV.vn)
Tổng tỷ xuất sinh: (TER)
Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2020 là 73,7 tuổi tăng 0,1 tuổi
so với năm 2019: 73,6 tuổi . Duy trì 14 năm liên tiếp từ năm 2006 đạt mức
sinh thay thế, tổng t suất sinh năm 2020 ước tính là 2,12 con phụ nữ. Tỉ số
giới tính khi năm 2020 là 112,1 b trai 100 b gái.


4

(Nguồn: baothainguyen.vn)
Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh: (IMR)
T suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi U5MR của Việt Nam năm 2019 là
21,0 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong 1000 trẻ sinh sống, giảm hơn một
nửa so với năm 1999 (56,9 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong 1000 trẻ sinh sống
(Nguồn: gso.gov.vn)
Thu nhập bình quân đầu người:
Tổng cục Thống kê vừa cơng bố, thu nhập bình qn TNBQ 1 người 1
tháng của Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu
đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019. Nguồn:
baotainguyenmoitruong.vn)
Trẻ em lang thang:
Năm 1998 là 19,048 – năm 2000 là 22,423
Trẻ em nghiện ma túy:
Năm 1998 là 2, 755 – năm 2000 là 2.008
Bình quân mỗi năm có 11.768 em dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật, nếu tính
theo tổng số tồn dân , t lệ đó là 16.000 em trong 100.000 dân
Bạo lực gia đình:

Nghiên cứu tại Việt Nam 1999 cho thấy từ 1995 đến 2000 có 106 vụ án bạo
lực gia đình dẫn đến chết người, trong đó người phụ nữ là nạn nhân chiếm
đến 80%
Năm 2001 có 1.100 vụ giết người trên tồn quốc thì có 16 % số vụ do
người thân giết nhau.
Các vụ ly hơn do Tịa án xét xử có t lệ do bạo lực gia đình khá cao:
1978 có 17.834 vụ ly hơn, thì có 15.570 (87,5%) vì bạo lực gia đình


5

1991 có 22.634 vụ ly hơn 70,1% số vụ vì bạo lực gia đình
1992 có 29.225 vụ ly hơn thì 65,2% số vụ vì bạo lực gia đình
200 có 30.000 vụ ly hơn thì có 70,0% vì bạo lực gia đình.
(Nguồn: Phịng ngừa tội phạm thanh thiếu niên, Bộ Cơng An 10/2004 tr.
232 và 378)

HIV/ AIDS:
Theo ước tính của Bộ Y Tế, mỗi ngày lại có thêm 100 người bị nhiểm HIV
tại Việt Nam, tình trạng nhiễm HIV đã xảy ra ở tất cả 64 tỉnh thành phố.
Số người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam đã tăng hơn gấp đơi trong
giai đoạn 2000 – 2005.
Thế giới hiện có 40 triệu người bị nhiẻm HIV và hơn 30 triệu người bị tử
vong vì AIDS
(Nguồn: Thơng cáo báo chí của UNDP Hà Nội ngày 28/11/2005. DS%PT,
12/2005)
2005: HIV: 197.500 – AIDS: 48.864 – tử vong: 44.102
2006: HIV: 207.375 – AIDS: 59.400 – tử vong: 54.132
2007: HIV: 256.184 – AIDS: 70.974 – tử vong: 65.171
2008: HIV: 284.227 – AIDS: 83.516 – tử vong: 77.228

2009: HIV: 315.568 – AIDS: 97.175 – Tử vong: 90.436
2010: HIV: 350.970 – AIDS: 112.227 – Tử vong: 104.703


6

( nguồn: Dịch tễ học và chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, BYT
– WHO – LHQ 2001)
1.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Theo điều tra quốc gia về vị thành niên từ và thành niên ở Việt Nam cho
kết quả và nhận định sau:
- Môi trường kinh tế và xã hội ngày càng chuyển biến đem đến nhiều thử
thách khiến thanh niên phải tìm cách thích ứng.
Thanh niên được sự hổ trợ lớn lao từ gia đình mặc dù có một số nhỏ có
xung đột với gia đình. Gia đình nơng thơn đơng người nhưng lại ít có
quyền lực.
- 1/3 nam thanh niên thành phố sống độc thân.
Phần đơng khơng chấp nhận quan hệ tình dục QHTD trước hơn nhân, tuy
nhiên t lệ nữ đã có gia đình có QHTD trước hơn nhân cao hơn so với nữ
chưa lập gia đình.
- Các phương tiện tránh thai được các cặp vợ chồng sử dụng nhiều. Những
người độc thân có QHTD thì khơng sử dụng thường xun.
- 2/3 nữ cịn hiểu biết hạn chế về thời điểm dễ có thai nhất.
- Nam thanh niên có nhiều hành vi gây nguy cơ QHTD ngẫu hứng, đua
xe, tụ tập gây rối, … hơn nữ.
- Một số thanh niên lo lắng về tương lai: 1 5 đã từng có cảm giác thất vọng,
chán trường về tương lai.
- Nhìn chung nam giới lạc quan hơn nữ giới về bản thân, gia đình và tương
lai.



7

- Ước vọng hàng đầu của thanh thiếu niên về tương lai là: thu nhập, việc
làm và thành đạt về kinh tế. Gia đình và hạnh phúc đứng hàng thứ hai.
(nguồn: Savy – survey assessment off VietNam Youth 2003. DS&PT
09/2005, giữa WHO, UNICEF và TCTK trên 7584 thanh niên 14 -25 tuổi ở
42 tỉnh thành ở Việt Nam).
Nguyên nhân trẻ em phạm pháp:
- Đang độ tuổi sung sức, năng động, phát triển mạnh về tâm sinh lý trí tuệ
nhưng chưa chín chắn nên dễ vi phạm, những quy tắc đạo đức, hành chính
và hình sự.
- Dễ bị lơi k o, kích động và lợi dụng.
- Sự phát triển mạnh mẽ những phương diện thơng tin, trong đó có rất
nhiều những thông tin độc hại. Hơn nữa, bị áp lực bởi sự tò mò trong khi
người lớn lại quá bận rộn, khơng có thời gian để gần gủi, hướng dẫn phát
hiện ngăn ngừa.
- Thiếu hiểu biết về pháp luật.
- Chương trình giáo dục pháp luật ở nhà trường có tính chất sơ lược, học
sinh dễ có quan niệm là mơn học phụ nên học cho có, học đại khái.
(nguồn: Văn phịng tư vấn trẻ em, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em
TP.HCM)
1.3 Những sai lầm thường thấy trong các gia đình:
- Cha mẹ khơng thơng cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị
thành niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời.
- Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền ít có thời gian chăm sóc tới gia đình, con
cái.


8


- Nuôi nấng cực khổ, tốn k m mà dường như chúng không nghe lời, càng
lớn, càng hư, hay cãi cải lại…
- Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với thanh thiếu niên, nếu không
được điểm cao thì thường được cha mẹ đem ra so sánh với bạn bè, lo mắng
gây nên tâm lý căng thẳng của thế hệ này
- Do tính chất đặc thù của xã hội hiện đại vợ chồng thường ít có thời gian
gần gủi quan tâm tới nhau hơn. T lệ các cuộc ly hôn không ngừng tăng
trong những năm qua cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng gia đình Việt Nam
hiện đại.
- Những mâu thuẫn của vợ chồng đã ảnh hưởng không tốt tới suy nghĩ và
hành động của con trẻ làm chúng có những khái niệm sai lệch về gia đình.
- Bạo hành trong gia đình cũng làm cho mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình rạn vỡ nó là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình hiện nay.
(nguồn: Văn phòng tư vấn trẻ em, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em
TP.HCM)
2. Định hướng xây dựng, phát triển gia đình ở Việt Nam hiện nay
2.1 Gia đình mới hiện đại ra đời kế thừa những truyền thống và tiếp thu
những tiến bộ của gia đình mới hiện đại
- Gia đình truyền thống được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dân tộc.
Bước vào thời kỳ mới gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực.
do vậy Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa các ban ngành lên quan
phải xác định, duy trì những n t đẹp có ích: đồng thời, tìm ra những hạn
chế và tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ. Nhưng những gì
tiếp thu của gia đình quá khứ đều nhằm bổ sung và làm phong phú thêm gia
đình mới hiện nay.


9


- Gia đình cịn liên quan và chịu ảnh hưởng của tình hình quốc tế, nhất là
ngày nay, khi có những phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng
giao lưu quốc tế. Nhiều hiện tượng tiêu cực khắp các châu lục đang diễn ra,
những lo lắng cho mọi người và tác hại đến sự phát triển gia đình lành
mạnh của gia đình ở nhiều quốc gia, như tính thực dụng trong tình u,
quan hệ tình dục phóng đãng… nhưng, xã hội mới cũng mang lại nhiều nội
dung tiến bộ đến cho gia đình như: dân chủ hóa các quan hệ trong gia đình,
sự tơn trọng nhân cách của các thành viên khác, hiện đại hóa nhu cầu vật
chất và tinh thần của gia đình, cộng đồng hổ trợ gia đình phát triển, hình
thức gia đình hạt nhân tăng lên, thu hẹp quy mơ gia đình
- Để xây dựng gia đình mới phải ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực,
mạnh dạn lựa chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới nãy sinh, và quan
trọng hơn, là biết tiếp thu những nội dung tiến bộ của thời đại. Xử lý và
tiếp thu những vấn đề của thời đại không phải là cách tân đơn giản mà phải
phù hợp với truyền thống của dân tộc, của gia đình và sự phát triển chung
của xã hội.
2.2 Thực hiện hôn nhân tiến bộ là một trong những phương hướng quan
trọng để hình thành gia đình mới hịa thuận – bình đẳng – hạnh phúc
- Hơn nhân tiến bộ coi tình u là cơ sở tinh thần chủ yếu, là yếu tố quyết
định nhất của hơn nhân. Tình u là phạm lớn của vấn đề hơn nhân và gia
đình,tình u là trạng thái say mê rất hiện thực nhưng không rơi vào tầm
thường, dung tục. Nó khác hẳn với tình dục đơn thuần. Tình yêu thực sự
phải phù hợp với đạo đức, có trách nhiệm và nồng nhiệt với cả hai phía của
lứa đơi. Tình u lành mạnh phải tíến tới hơn nhân, với Ph.Ăngghen cho
rằng việc yêu và lấy nhau – hình thành gia đình là một nghĩa vụ chân chính.
Cịn khi nói về bản chất của tình u, Người nhấn mạnh hơn cả đến sự
chung thủy… Bởi vậy, những quy định phong kiến quá khắt khe, cũng như


10


kiểu tự do tư sản trong quan hệ nam nữ đã hạn chế và ngăn cản tình u
chân chính. Hơn nhân tiến bộ còn bao hàm nguyên tắc tự nguyện. Hơn
nhân tự nguyện đảm bảo tối đa cho tình u tiến tới hôn nhân một cách
hiện thực. Để cho nam nữ tự do tìm hiểu, đến với nhau có ý nghĩa là họ tự
định đoạt lấy tương lai hạnh phúc Sau khi thành lập gia đình, họ có trách
nhiệm với nhau trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn. Hơn nhân tự
nguyện là điều kiện của hạnh phúc và sự vững bền của gia đình. Nhân loại
ngày càng nhận thức được về hôn nhân tự nguyện như một nội dung quan
trọng của nhân quyền và tiến bộ xã hội. Xây dựng gia đình mới cần khắc
phục và loại trừ tệ nạn cưỡng p và quan điểm ; “ bố mẹ đặt đâu con ngồi
đó” trong hơn nhân. Tất nhiên, trong xã hội mới, hạnh phúc lứa đôi rất cần
sự hướng dẫn, khuyên nhủ của người thân, bạn bè họ có thể tìm hiểu và
quyết định vấn đề phù hợp nhất.
- Hơn nhân tiến bộ là hình thức gia đình một vợ một chồng. Bản chất của
tình u địi hỏi hơn nhân tất yếu phải là hôn nhân cá thể. Đây là điều kiện
quan trọng để tiếp tục duy trì tình u sau hơn nhân.
- Điều 64 HP 1992 có quy định “ gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước
bảo hộ hơn nhân và gia đình, hơn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,
một vợ một chồng bình đẳng” trên cơ sở đó Luật Hơn nhân gia đình 2000
đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu tiên của chế độ HNGD là “ hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng” Khoản 1 Điều 2 .
Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong những quy định về kết hôn, thực
hiện quan hệ vợ chồng, ly hôn nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một
vợ, một chồng.
- Quyền về hôn nhân và gia đình biểu hiện quyền con người trong một lĩnh
vực cụ thể của đời sống xã hội. Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do
cá nhân được xác lập chấm dứt trong quan hệ hôn nhân. Điều 4 khoản 2



11

Luật Hơn nhân gia đình 2000 quy định “cấm tảo hôn, cưởng p kết hôn,
càn trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ: cấm kết hôn giả tạo lừa dối để kết hôn,
ly hôn; cấm cưởng p ly hôn, ly thân giả tạo, cấm yêu sách trong cưới hỏi”.
Việc kết hôn của nam và nữ do chính họ tự quyết định trên cơ sở tình u
chân chính. Khi quyết định đăng ký kết hôn Luật HNGD quy định “ việc
kết hôn do nam nữ tự nguyện, không bên nào được p buộc, lừa dối bên
nào, không ai được cưởng p hoặc cản trở” Khoản 2 Điều 9 . Được coi là
nam nữ tự nguyện trong việc kết hôn khi sự bày tỏ ý muốn kết hơn hồn
tồn phù hợp với ý chí của họ, nghĩa là xuất phát từ nội tâm, từ nguyện
vọng muốn trở thành vợ, thành chồng với người mình u.
- Sự tự nguyện kết hơn của nam nữ là yếu tố quan trọng để hoàn thành
quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, là cơ sở để duy trì hạnh phúc. Đồng thời
tự nguyện kết hơn một chế độ hơn nhân và gia đình dân chủ.
- Quyền tự do trong hơn nhân cịn được thể hiện ở quyền tự do ly hôn. Nếu
như không thể p buộc họ tiếp trục duy trì cuộc sống vợ chồng, khi cuộc
sống đã hồn tồn là dối trá, hơn nhân của họ đã đổ vỡ gây cho họ những
mất mát và đau khổ của vợ và chồng trong mọi trường hợp. Luật chỉ quy
định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn hôn của người chồng vì bảo vệ chính
đáng quyền lợi của phụ nữ và con nhỏ: “ trong trường hợp vợ có thai hoặc
đang ni con dưới 12 tháng tuổi thì chồng khơng có quyền u cầu ly hơn
Điều 85 . Trong trường hợp hạn chế này không áp dụng đối với người vợ,
nghĩa là dù trong tình trạng mang thai hay ni con dưới 12 tháng tuổi
người vợ vẫn có quyền u cầu ly hơn nếu có lý do chính đáng
- Hôn nhân một vợ một chồng là phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội
chủ nghĩa và là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo sự bền vững
của hơn nhân. Chính vì vậy, hơn nhân một vợ một chồng được Luật Hơn
nhân gia đình khẳng định là nguyên tắc cơ bản của chế độ Hôn nhân và gia



12

đình Điều 2 . Bảo vệ chế độ hơn nhân gia đình một vợ một chồng Luật
Hơn nhân gia đình 2000 quy định “ cấm người đang có vợ, chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang
có chồng, có vợ” Điều 4 – Luật Hơn nhân gia đình 2000)
- Quan hệ vợ chồng bình đẳng: Vợ và chồng là các bên chủ thể trong một
quan hệ pháp luật được Nhà nước bảo hộ, có các nghĩa vụ và quyền về
nhân thân, tài sản ngang nhau trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Trong
chế độ xã hội chủ nghĩa nam và nữ kết hôn với nhau trên cơ sử tình yêu
nhằm chung sống suốt đời, cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền
vững Nam, nữ chính thức trở thành vợ chồng kể từ khi việc kết hơn của họ
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cơng nhận bằng thủ tục đăng kí kết
hơn theo quy định của pháp luật . Điều mà vợ chồng quan tâm nhất là lợi
ích chung của gia đình, cho nên vợ chồng cùng “chung sức chung lòng”
vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Vì thế vợ chồng đều có trách nhiệm như
nhau trong việc xây dựng gia đình. Pháp luật khơng căn cứ vào giới tính để
quy định nghĩa vụ và quyền riêng cho mỗi bên vợ, chồng mà chỉ quy định
nghĩa vụ và quyền chung của họ. Những quy định về nghĩa vụ và quyền
chung của vợ chồng là khung pháp lý cho những xử sự của vợ, chồng trong
tất cả các trường hợp thực hiện quan hệ gia đình và chính là sự thể hiện sự
bình đẳng có bảo đảm giữa vợ và chồng về nghĩa vụ và quyền.
- Sự bình đẳng giữa vợ và chồng về phải được thể hiện đầy đủ trên các mặt
của đời sống gia đình cũng như ngồi xã hội. Trong nhiều chế định, Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định, vợ chồng bình đẳng với
những nghĩa vụ về quyền nhân thân và về tài sản. Điều 19 quy định “ vợ
chồng bình đẳng với nhau, có nhiệm vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt
trong gia đình”



13

- Về nhân thân, Luật quy định vợ, chồng có nhiệm vụ và quyền đối với
nhau khi thực hiện các hành vi trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Vợ
chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau Điều
18 , vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhau Điều
22 , vợ chồng tơn trọng và giữ gì danh dự, nhân phẩm uy tín của nhau
Điều 21 , vợ chồng cùng bàn bạc giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn
nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa chun mơn, nghiệp vụ,
tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo nguyện vọng, khả
năng của mỗi người Điều 23 .
- Sự bình đẳng giữa vợ và chồng về nhân thân quyết định sự bình đẳng
giữa vợ và chồng về tài sản. duy trì đời sống và sự phát triển kinh tế và gia
đình là nhiệm vụ chung của vợ, chồng vợ và chồng bình đẳng với nhau
trong việc thực hiện những hành vi đó cũng như được hưởng các quyền về
tài sản thể hiện:
- Vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc tạo lập bảo vệ khối tài sản
chung. Tất cả những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra những thu nhập hợp
pháp mà mỗi bên có được trong thời kỳ hơn nhân đèu là tài sản chung của
vợ chồng ( trừ những trường hợp mà pháp luật quy định là tài sản riêng của
vợ chồng – Điều 27 )
- Vợ và chồng có nhiệm vụ và quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi
bên, vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hình thức chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung vì nhu cầu chung đối với gia đình Điều 28)
- Vợ chồng bình đẳng với nhau trong phân chia tài sản chung, Luật Hơn
nhân gia đình phân 3 trường hợp có thể xảy ra việc phân chia tài sản chung
của vợ, chồng: chia tài sản trong khi hôn nhân đang tồn tại, chia tài sản

chung khi một bên vợ hoặc chồng chết ( hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết )


14

và chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn. Vợ và chồng đều có quyền
ngang nhau trong việc yêu cầu chia tài sản chung và đều được xem xét giải
quyết.
- Vợ chồng có quyền có tài sản riêng và có nhiệm vụ như nhau đối với
những nhu cầu thiết yếu của gia đình Điều 32, Điều 33 )
- Vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau, có quyền được thừa kế tài
sản của nhau khi môth bên chết hoặc bị tịa án tun bố đã chết. Luật hơn
nhân và gia đình quy định vợ hoặc chồng sau khi đã ly hơn có điều kiện
cấp dưỡng phải cấp dưỡng cho người kia đang trong tình trạng cần cấp
dưỡng. Nhiệm vụ cấp dưỡng và quyền được cấp dưỡng đặt ra bình đẳng
giữa hai người đã từng là vợ chồng.
- Như vậy vợ và chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình cũng
như ngồi xã hội là một nguyên tắc nhất quán trong quan hệ Hôn nhân và
gia đình Việt Nam. Luật Hơn nhân và gia đình đã tạo ra cơ sở pháp lý cho
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi lĩnh vực của đời sống gia
đình và xã hội, giải phóng người phụ nữ ra khỏi những tàn dư của sự kìm
hảm của tư tưởng gia đình phong kiến, đồng thời bảo vệ quyền lợi của vợ,
chồng đặc biệt là vợ được sống và phát triển trong một gia đình dân chủ,
hạnh phúc tham gia cơng tác chính trị, xã hội.
- Luật hơn nhân gia đình 2000 cũng quy định về hơn nhân giữa cơng dân
Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người
không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và cơng dân nước ngồi đã
thể chế hóa các nguyên tắc đã được khẳng định trong Điều 70 Hiến Pháp và
Điều 43 Bộ Luật Dân sự về tơn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của
công dân, quy định này cũng nhằm đảm bảo quyền tự do kết hơn của nam,

nữ. Thể hiện chính sách bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc trong quan hệ
hơn nhân, chính sách tơn giáo, đồng thời phù hợp với chủ trương “ chủ


15

động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng quan hệ sản xuất nhiều
mặt song phương và đa phương của Nhà nước trong thời kỳ mới”
Để duy trì cuộc sống vợ chồng gia đình hạnh phúc thì việc chính sách dân
số kế hoạch hóa gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, là cơ
sở cơ bản cho Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước. Kế hoạch hóa
gia đình một trong những vấn đề cấp bách nằm trong chính sách lớn của
Nhà nước nhằm giảm t lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo
đảm trẻ em sinh ra được nuôi dạy tốt góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng
gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
- Luật hơn nhân gia đình cũng xác định ngun tắc để bảo đảm cho gia
đình hiện đại tiến bộ hạnh phúc là việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
và trẻ em là vấn đề không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đạo lý, là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc mà là vấn đề có tính ngun tắc tồn cầu. Ngun
tắc này được thế giới cơng nhận vào bảo vệ, thể hiện trong công ước quốc
tế về quyền trẻ em, cơng ước Cedaw về xóa bỏ tất cả các hình thức phân
biệt đối xử với người phụ nữ và được nội luật hóa trong nhều đạo luật quan
trọng của Việt Nam.
- Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, con trai và
con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngồi giá thú nhằm
đảm bảo quyền bình đẳng giữa các con không phân biệt đối xử giữa các
con trong gia đình.
- Ngun tắc đã được cụ thể hóa trong một số quyết đinh. Nguyên tắc này
đã được cụ thể hóa trong một số quyết định của Luật như quyết định về sự
bình đẳng giữa các quyền và nghĩa vụ trong gia đình, quy định về nhân

thân cha, mẹ hoặc được Tịa án cho nhận, mẹ của con ngồi giá thú, sự bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ con tron giá thú và con ngoài giá thú, giữa con
đẻ và con nuôi … quyền của các con khi bố mẹ ly hơn, quyền bình đẳng
trong quan hệ thừa kế…


16

2.3 Một số quan điểm quán triệt của Đảng và Nhà nước trong việc gia đình
xây dựng gia đình hịa thuận, bình đẳng hạnh phúc.
Thứ nhất: Tiếp tục vận dụng sáng tạo những định hướng chủ yếu xây dựng
gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội và thực hiện xây dựng gia đình mới ở
nước ta. Những quy định ấy phải xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Việt Nam
đang đà đổi mới tồn diện và từ từng dạng hình gia đình cụ thể khác nhau.
Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con
người mới Việt Nam với những đặc tính như Nghị quyêts Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nêu. Bởi thế, gia đình mới ở
Việt Nam chính là gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở
giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những
cái lạc hậu, những tàn tích của chế độ hơn nhân gia đình phong kiến, chống
lại những ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời
biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại Đại hội đại biểu Quốc hội
lần X của đảng đã nêu rõ ” Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và
hạnh phúc, làm cho gia đình thật sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mọi
người. phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá
trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt Luật Hơn
nhân gia đình”
Trước mắt, ” no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là chuẩn mực
cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta. Sự no ấm phải là kết quả của lao

động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể
hiện dân chủ vừa thể hiện tính nề nếp và hịa thuận giữa các thành viên
trong gia đình. Gia đình tiến bộ trên cơ sở tiến bộ của mọi thành viên và
không thể tách rời sự tiến bộ chung của xã hội. No ấm, bình đẳng, tiến bộ
tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia đình là hạnh phúc khơng phải là cái
trìu tượng mà là tổng hòa những n t đẹp thường ngày của cuộc sống gia
đình.


17

Thứ hai: Xây dựng gia đình văn hóa đem lại lợi ích của cá nhân và xã hội.
Con người mới của xã hội phải có ý chí vun đắp cho hạnh phúc gia đình.
Từ chuẩn mực trên của gia đình, ta nhận thấy, sự nghiệp xây dựng gia đình
hịa thuận – bình đẳng – hạnh phúc là sự cố gắng chung của mỗi người.
Mỗi gia đình, của mọi lực lượng và tổ chức xã hội trong nước, và cịn có sự
giúp đỡ của quốc tế.
Kế hoạch xây dựng và cũng cố gia đình phải gắn với kế hoạch xây dựng và
phát triển xã hội ở từng địa phương cũng như trên phạm vi quốc gia. Nhiều
loại chính sách xã hội tác động thì gia đình mới có thể hình thành. Chính ở
đây đã nói lên trọng trách của Nhà nước trong việc xây dựng gia đình. Từ
thực tiễn của vấn đề gia đình Việt Nam, một mặt tiếp tục tuyên truyền và
chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của nnn, mặt khác cần rà soát lại để đề
nghị bổ sung, sửa đổi một số chính sách có liên quan đến gia đình, góp
phần củng cố và phát triển gia đình hiện nay ở nước ta.
Thứ ba: Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đến phụ nữ vừa
là mục tiêu vừa là điều kiện quan trọng để xây dựng và củng cố gia đình
hịa thuận – bình đẳng – hạnh phúc ở nước ta. Những quan điểm lớn về giải
phóng phụ nữ đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật. Cần tích
cực hơn nữa để đạt được trong tực tế là những mục tiêu mà kế hoạch này

đưa ra. Qua đó phụ nữ Việt Nam có điều kiện làm tốt cơng việc gia đình và
làm tròn nhiệm vụ xã hội.
PHẦN KẾT LUẬN
Khái quát quá trình thực hiện đề tài: Đây là đề tài thực tế và trong thời
điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì khó có khả năng tiếp cân trực
tiếp để có nhiều thơng tin cụ thể để làm đề tài một cách đầy đủ nhất. Nên
chủ yếu đề tài này được thực hiện dựa trên hầu hết là các thông tin tham
khảo từ sách báo và các trang mạng xã hội khác, thành ra là có thể bài làm
khơng đạt đủ yêu cầu 100% mà giảng viên đã đề ra


18

Khẳng định ý nghĩa thực hiện đề tài: các vẫn đề liên quan đến gia đình
thì ln ln là vấn đề được quan tâm nhất và khi thực hiện đề tài này càng
giúp hiểu rõ hơn về hai chữ “ gia đình ” cũng như gìn giữ và phát huy hai
chữ ấy. Và thực hiện đề tài này đã làm cho em cảm thấy thực sự là ý nghĩa
và tràn đầy xúc cảm cũng như sự hoài nghi thắc mắc về tương lai gia đình
sau này của chính mình. Nhưng dù sau thì sau khi đã thực hiện xong đề tài
này cũng là đã một phần hiểu rõ gia đình và chắc chắn là sẽ cố gắng để tạo
dựng một gia đình tổ ấm thật hạnh phúc và đầy ấp tình thương.

Tài liệu tham khảo:
1. Baothainguyen.vn
2. Dịch tễ học và chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, BYT –
WHO – LHQ 2001)
3. Phòng ngừa tội phạm thanh thiếu niên, Bộ Công An 10/2004 tr. 232
và 378)



19

4. Văn phòng tư vấn trẻ em, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em
TP.HCM
5. Thơng cáo báo chí của UNDP Hà Nội ngày 28/11/2005. DS%PT,
12/2005
6. Savy – survey assessment off VietNam Youth 2003. DS&PT
09/2005, giữa WHO, UNICEF và TCTK trên 7584 thanh niên 14 -25
tuổi ở 42 tỉnh thành ở Việt Nam



×