Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Xơ não tủy: Bệnh đe dọa người trẻ tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.66 KB, 4 trang )

Xơ não tủy: Bệnh đe dọa
người trẻ tuổi


Xơ não tuỷ rải rác (XNTRR) là bệnh gây tổn thương hệ thần kinh từng đợt,
cuối cùng bệnh nhân bị tàn phế. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, người ta cho rằng
các yếu tố: tự miễn dịch, sự mẫn cảm gen, nhiễm virut có vai trò quan trọng gây
bệnh. Người trẻ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Những dấu hiệu để nhận biết mắc bệnh
Một người bị XNTRR sẽ có một số trong các triệu chứng sau đây: dấu hiệu
đầu tiên là yếu, cảm giác tê bì, đau nhói hoặc khó chịu ở một chi bị liệt; cứng chi
dưới; viêm thần kinh hậu nhãn cầu; nhìn đôi; mất thăng bằng; rối loạn cơ tròn như
tiểu tiện không kìm được hoặc đái khó. Các triệu chứng thường hết sau vài ngày
hoặc vài tuần mặc dù lúc khám thầy thuốc thường phát hiện một vài triệu chứng
còn lại. Sau đợt bệnh đầu tiên, hầu hết bệnh nhân thường có khoảng thời gian "im
lặng " hàng tháng hoặc hàng năm, rồi lại xuất hiện các triệu chứng mới hay tái
phát các triệu chứng cũ. Dần dần sự tái phát và các triệu chứng không hết hoàn
toàn, bệnh nhân bị tàn tật như liệt, co cứng, thất điều ở chi, giảm thị lực và rối loạn
tiểu tiện. Khám bệnh ở giai đoạn này thường thấy teo gai thị, rung giật nhãn cầu,
nói khó và các dấu hiệu tổn thương thần kinh (bó tháp), cảm giác, tiểu não hoặc ở
các chi. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là các triệu chứng tiến triển tăng dần từ
khi khởi phát và dẫn tới tàn tật vào giai đoạn tương đối sớm. Bệnh khó chẩn đoán
được sớm, mà chỉ đến khi bệnh nhân bị tổn thương nhiều phần của hệ thần kinh
trung ương vào các thời gian khác nhau. Một số yếu tố như nhiễm khuẩn, chấn
thương, sau khi đẻ làm cho bệnh dễ tái phát.
Phương pháp phòng và chữa bệnh
Bệnh nhân bị XNTRR có tiến triển bệnh rất thay đổi: một số người có sự
hồi phục một phần của các triệu chứng ở đợt cấp, nhưng một đợt tái phát tiếp theo
có thể xảy ra không biết trước, không ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Kết quả cuối
cùng sau các đợt bệnh là những tàn tật. Tuy nhiên, có khoảng một nửa số bệnh
nhân không có tàn tật nặng trong 10 năm đầu sau khi phát bệnh. Điều trị trong đợt


bệnh cấp có thể dùng corticosteroid có tác dụng hồi phục nhanh nhưng mức độ hồi
phục không thay đổi. Liều cao prednisolon 60 - 80mg có thể dùng hàng ngày,
trong vòng 1 tuần, sau đó giảm dần trong 2 - 3 tuần. Nhưng dù có điều trị steroid
kéo dài cũng không ngăn chặn được cơn tái phát của bệnh. Nếu dùng thuốc beta
interferon hoặc copolymer 1 có thể làm giảm được các triệu chứng nặng ở bệnh
nhân có cơn tái phát - thoái lui. Một vài nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng việc
dùng các thuốc ức chế miễn dịch mạnh ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh.
Người ta còn cho rằng có thể dùng phương pháp thay huyết tương làm tăng ức chế
miễn dịch trong bệnh xơ cứng rải rác, nhưng hiệu quả của phương pháp này trong
các thể lâm sàng khác của bệnh chưa rõ. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị tình
trạng co cứng và rối loạn bàng quang do thần kinh có thể rất cần thiết đối với bệnh
nhân khi bệnh tiến triển. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp, tránh các
hoạt động nặng hoặc gắng sức.
Với cơ chế tự miễn dịch và sự mẫn cảm gen thì việc phòng bệnh là khó
khăn. Đối với yếu tố gây bệnh do nhiễm virut, phòng bệnh bằng cách tăng cường
sức đề kháng của cơ thể và chữa dứt điểm những bệnh do virut gây nên. Mọi
người nên duy trì một chế độ tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe
và khả năng thích nghi với môi trường sống. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt để
giữ gìn sức khỏe phòng chống nhiễm bệnh do virut. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường, tránh khói, bụi, tiếng ồn, dùng khẩu trang khi đi đường cũng là biện
pháp tốt để phòng bệnh.

×