Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các dạng DNA xoắn phải và xoắn trái pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.19 KB, 5 trang )



Các dạng DNA xoắn phải và
xoắn trái



Mô hình Watson-Crick hay DNA dạng B
là cấu trúc phổ biến. Tuy nhiên, sau này
người ta còn phát hiện ra nhiều dạng
xoắn phải khác (A, C, D ); chúng có
một số biến đổi so với DNA-B (xem
Bảng 1).


DNA dạng A DNA dạng B
DNA dạng Z

Hình 1 Các mô hình DNA dạng A, B
và Z ( hình trên) và thiết diện cắt
ngang của chúng cho thấy vị trí phân
bố của một cặp base.
Bên cạnh các dạng DNA xoắn phải,
Alexander Rich và đồng sự (1979) còn
phát hiện thêm một dạng DNA xoắn trái
duy nhất cho đến nay. Dạng DNA này có
bộ khung hình zigzag (nên gọi là DNA-Z,
và cũng là chữ cái cuối cùng trong bảng
chữ cái Latin) uốn gập khúc theo chiều
xoắn trái, mỗi vòng xoắn dài 45,6A
o


chứa
12 cặp base. Nhìn chung, so với DNA
dạng B, DNA-Z dài và gầy hơn, các rãnh
lớn bị dẹt ra phần bề mặt của chuỗi xoắn;
còn DNA dạng A ngắn và to mập hơn
(Hình 1 và Bảng 1).
Những vùng nào của DNA có chứa các
purine và pyrimidine sắp xếp xen kẽ
nhau trên một sợi thì có thể tiếp nhận cấu
hình DNA-Z, ví dụ:
5' GCGCGCGC 3'
3' CGCGCGCG 5'
Sự chuyển đổi này cũng được tạo thuận
lợi bởi sự có mặt của 5-methylcytosine
và bởi trạng thái siêu xoắn nghịch
(negative supercoiling). DNA là một
phân tử đông học và vì vậy nó có thể
chuyển từ một cấu hình này sang một cấu
hình khác dựa trên các lực bên ngoài
trong tế bào. Có thể là sự chuyển đổi từ
dạng B sang dạng Z có liên quan đến sự
điều hoà biểu hiện gene. Mặc dù Rich
khám phá DNA-Z khi nghiên cứu về các
hợp chất mô hình, cấu trúc này dường
như cũng có mặt trong các tế bào sống ở
một tỷ lệ nhỏ song chức năng của nó vẫn
còn chưa thật sự hiểu rõ.
Bảng 1 Một số đặc điểm chính của
các DNA dạng A, B, C và Z
Dạng


Chiều Số Đư
ờng kính
xoắn
bp/vòng
xoắn
chuỗi xoắn
A Phải 11,0 23A
o

B Phải 10,0 19A
o

C Phải 9,3 19A
o

Z Trái 12,0 18A
o

*Nguồn: J.Kimball (từ internet). Về chi
tiết, có thể xem trong Watson et al (1987,
tr.249) và Twyman (1998; tr.229).

×