Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.14 KB, 7 trang )

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc
đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm
đồng thủ lĩnh, khởi phát từ Sơn Tây vào đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt
Nam.
Đây không phải là một là một đám "giặc cỏ" tầm thường như vua quan nhà
Nguyễn quen gọi, cũng không phải là một bộ phận nhỏ bé của cuộc nổi dậy
của Lê Duy Lương, và sau nữa là của Nông Văn Vân, mà là một cuộc nổi
dậy có tầm cỡ trong những năm 30 của thế kỷ 19, mà bấy lâu nay chưa được
nhiều người chú ý.
Việc triều đình Minh Mạng lấy câu "Dẹp yên bọn giặc ở Sơn Tây" làm đề
thơ trong kỳ thi Hội năm Giáp Ngọ (1834) càng chứng tỏ điều đó.

*
Chống áp bức bất công, mưu tìm một cuộc sống ấm no và tốt đẹp hơn, đó là
nguyên nhân chính đã làm bùng phát nhiều cuộc nổi dậy ở thời đầu nhà
Nguyễn. Trong số đó có cuộc nổi dậy của Ba Nhàn, Tiền Bột ở tỉnh Sơn Tây
cũ (nay thuộc Hà Nội).

Ba Nhàn tên đầy đủ là Nguyễn Văn Nhàn (hoặc Nhờn, khi khởi binh chống
nhà Nguyễn được người dân gọi là Quận Nhờn), là con trai thứ ba trong một
gia đình nông dân nghèo ở xóm Giếng, xã Dẫn Tự, huyện Bạch Hạc, phủ
Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây (nay là thôn Dẫn Tự, thuộc xã Tân Cương, huyện
Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú) [1].

Tục truyền, ông là người có sức vóc to khỏe, giỏi võ nghệ; và là anh em kết
nghĩa với Tiền Bột (tên đầy đủ là Lê Văn Bột, còn được gọi là Bọt, không rõ
thân thế).

Những năm trước khi cuộc nổi dậy bùng nổ (1833), với khẩu hiệu "lấy của


nhà giàu, chia cho dân nghèo", Ba Nhàn và Tiền Bột đứng ra ngầm vận động
giới dân nghèo cùng nổi dậy chống áp bức, được rất nhiều người nghe theo.

Lập căn cứ Rừng Khâm
Buổi đầu, Ba Nhàn và Tiền Bột dẫn mấy ngàn người dân cùng chí hướng lên
chân núi Tam Đảo vào Rừng Khâm, lập căn cứ huấn luyện quân và cất chứa
lương thực.

Thời nhà Nguyễn, Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam,
ở địa giới hai huyện là Tam Dương của Sơn Tây và Đại Từ của Thái Nguyên
(nay nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang).

Còn Rừng Khâm, lúc bấy giờ là một khu rừng già rộng khoảng 7 hecta, nằm
sâu trong thôn Bàn Long, thuộc xã Minh Quang (thời Nguyễn thuộc Thái
Nguyên, nay thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Toàn bộ khu rừng nằm
tựa vào chân núi Tam Đảo ở phía bắc và ngăn cách với bên ngoài bằng suối
Rừng Khâm ở phía tây và khe Rừng Khâm ở phía đông.

Tuy nhiên để chỗ canh phòng bảo vệ căn cứ, Ba Nhàn và Tiền Bột còn cho
xây dựng thêm những lũy đá, như ở Dốc Chùa (phía tây bắc Rừng Khâm),
Khe Trấn (phía đông bắc Rừng Khâm), Án Tiền (trên Rừng Hin), Án Hậu
(trên núi Quần Ngựa)

Mặc dù cố giữ bí mật nơi trú đóng, nhưng cuối cùng các quan quân địa
phương vẫn dò la được.
Trích bản tâu của án sát án sát Sơn Tây Hồ Bảo Định vào tháng 3 năm Quý
Tỵ (1833):
Nghe tin tên phỉ Bột giấu quân ở trong rừng rậm, ẩn nấp nơi thung lũng,
không có nơi nào là không có, chuyện vào thổ dân
(Bắc Kỳ tiểu phỉ, quyển

2)

Trong quyển
Bản triều bạn nghịch liệt truyện, tác giả là Kiều Oánh Mậu
viết:
Ba Nhàn cùng đồng đảng lẻn vào địa phận huyện Tam Dương tống tiền,
cướp bóc, thường ở trong Rừng Khâm, dưới chân núi Tam Đảo, xây cất nhà
kho, tích trữ rất nhiều


Khởi binh chống Nguyễn
Sau một thời gian chuẩn bị, khoảng tháng 3 (âm lịch) năm 1883, Ba Nhàn và
Tiền Bột nhận lời hội quân với thủ lĩnh Lê Duy Lương ở Hòa Bình, để đi
vây đánh thành trấn Hưng Hóa.

Đến khi vua Minh Mạng phái tổng đốc An Tĩnh Tạ Quang Cự cùng tướng
lĩnh khác mang đại quân tới cứu, thì hai ông mới cho thu quân về. Kể từ đó,
từ căn cứ Rừng Khâm, Ba Nhàn và Tiền Bột lần lượt mang năm, sáu ngàn
quân rầm rộ đi đánh phá các nơi, như: Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng (nay
thuộc Đại Từ), Vĩnh Tường, Lập Thạch, để hỗ trợ cho cuộc nổi dậy của Lê
Duy Lương.

Hốt hoảng, án sát Hồ Bảo Định gửi tấu sớ khẩn về triều, trong đó có câu:
…Bọn giặc thì lan tràn, dân tình thì bất trắc. Thổ dân miền núi theo quan
binh thì ít, theo giặc thì nhiều, cho nên đảng giặc ngày càng đông
(Bắc Kỳ
tiểu phỉ, quyển 3).
Tuy đạt được một số thắng lợi, nhưng lực lượng nổi dậy cũng phải hao tổn
nhiều, khi đông đảo quân triều từ Hà Nội, Sơn Tây kéo nhau lên bao vây và
đánh phá. Mưu tính việc lâu dài, Ba Nhàn và Tiền Bột bàn nhau mở vòng

vây rồi đưa quân lên lập căn cứ mới ở Vụ Quang (nay thuộc huyện Sông Lô,
tỉnh Vĩnh Phúc), để không bị cô lập vì lúc này lực lượng của Lê Duy Lương
đã suy yếu (tháng 6 âm lịch 1883, Lê Duy Dương bị bắt), và để tiện bề liên
kết với cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở châu Bảo Lạc (lúc bấy giờ thuộc
Tuyên Quang).

Sách Bản triều bạn nghịch liệt truyện, chép:
Từ đó, Nhàn đem đồng đảng trốn xa, lên những rừng núi Phù Ninh, Sơn
Dương để làm sào huyệt…(làm) quan quân (lại) mệt nhọc về phòng ngự và
tiễu trừ
Trong một chỉ dụ gửi tướng Lê Văn Đức, vua Minh Mạng ra lệnh:
Giặc ở Sơn Tây bị quan quân Hà Nội, Sơn Tây đánh đuổi, thế tất phải đến
Bảo Lạc nhập đảng. Ngươi nên nhân nước to, ngoài đồng không có gì ăn,
giặc đang cùng khốn mà tìm cách đón đánh

Lập căn cứ mới ở Vụ Quang
Giữa năm 1835, Ba Nhàn và Tiền Bột rời bỏ căn cứ Rừng Khâm, đến xây
dựng căn cứ mới ở Vụ Quang (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) [2].

Liên kết với thủ lĩnh Nông Vân Vân nhằm phân tán lực lượng quân triều, từ
căn cứ Vụ Quang, Ba Nhàn và Tiền Nột mang quân đi tấn công huyện
đường Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), đánh một trận ác liệt với quân
triều ở xã Bổng Châu, thuộc huyện miền núi Thanh Ba (nay thuộc tỉnh Phú
Thọ).

Sau đó, hai ông quyết định đưa quân lên Tuyên Quang, nhưng không thực
hiện được. Sách Bắc Kỳ tiểu phỉ (quyển 50) cho biết: Khoảng cuối tháng 5
(âm lịch) năm Giáp Ngọ (1834), Ba Nhàn và Tiền Bột dẫn hàng ngàn quân
với đầy đủ súng điểu thương, khí giới, cờ trống đi qua các huyện Lập Thạch,
Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa và ngày 8 tháng 6 năm Giáp Ngọ thì đến đồn

Đại Đồng ở châu Thu (tức Thu Châu, nay là vùng đất thuộc huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái). Nhưng do một bất trắc nào đó, không thấy người của
(Nông Văn) Vân đến đón như hẹn.

Còn đang lúng túng, ngày 14 tháng 6 năm đó, đông đảo quân triều hay tin
kéo nhau đến vây đánh. Thua trận, Ba Nhàn và Tiền Bột phải cho quân tản
vào rừng sâu và lùi dần về phía Sơn Tây.

Nôn nóng, đích thân Tiền Bột lên Bảo Lạc gặp Nông Văn Vân, lập ra một kế
hoạch mới. Trích bản tâu của tướng Nguyễn Công Trứ:
Tên giặc Tiền Bột sau lần thua nặng, lui về Bình Tuyền bèn tìm đường lên
Bảo Lạc và gặp (Nông Văn) Vân Từ Bảo Lạc, Tiền Bột gửi về một bài gỗ,
trong đó viết rằng Vân dặn chuẩn bị lực lượng ở tỉnh Sơn (Sơn Tây), đợi đến
trung tuần tháng 9 (âm lịch) thì Vân sẽ đánh vỡ tỉnh Tuyên và giặc ở tỉnh
Sơn sẽ đồng thời hưởng ứng đánh chiếm tỉnh Sơn (
Bắc Kỳ tiễu phỉ, quyển
60).
Tuy nhiên một lần nữa hiệp đồng lại thất bại, vì gần đến ngày hẹn thì đại
quân nhà Nguyễn đang rầm rộ tiến lên vùng Việt Bắc, trong đó đội quân chủ
lực đánh sẽ vào Vân Trung (Bảo Lạc), đại bản doanh của Nông Văn Vân.

Tháng 2 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835), Nông Văn Vân bị quan quân truy
đuổi và sau đó bị chết cháy trong rừng Thẩm Bát. Lúc này, cuộc nổi dậy của
Lê Duy Lương do anh em họ Quách chỉ huy cũng đang dần tàn lụi, Ba Nhàn
và Tiền Bột đành phải cho quân ẩn nấp ở vùng rừng núi Lâm Thao và Đoan
Hùng.

Đoạn kết
Năm Quý Mão (1843) đời vua Thiệu Trị, sách Quốc triều sử toát yếu chép:
Tháng 2, tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Nguyễn Đăng Giai tâu rằng: Trong

hai phủ Lâm Thao và Đoan Hùng cả thảy 7 huyện, những dân trong rừng rú
lâu nay bị tên Nhờn (Nguyễn Văn Nhàn), tên (Nguyễn) Thạch nạt dỗ, hoặc
đưa tiền của, hoặc chứ gian ngụy, thành ra một nơi ổ giặc Được ít lâu,
giặc trốn là Nguyễn Thạch với hai tên đồ đảng tới thú trước cửa quân.
Tháng 3, Nguyễn Thạch bị chánh pháp. Đến tháng 7, giặc trốn ở tỉnh Sơn
Tây là Nguyễn Văn Nhờn bị giết. Nhờn là người Hưng Hóa, (thuộc) đảng tên
Nông Văn Vân. Khi tên Vân đã thua rồi, Nhờn lại hiệp với tên Thạch, trốn
tránh không ở một nơi. Đến bây giờ người tỉnh Sơn Tây mật báo, phái người
truy nã bắt được
.[10]

Theo sách
Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1, tr. 459) thì trong khoảng thời
gian này, đồng thủ lĩnh là Lê Văn Bột đã ra đầu thú, nhưng không cho biết
số phận của ông rồi ra sao.

Và tôi cũng không rõ, Lê Văn Bột có phải là Nguyễn Thạch mà
Quốc triều
sử toát yếu
đã chép hay không.
Bùi Thụy Đảo Nguyên, soạn.
Chú thích:
[1] Kiều Oánh Mậu, tác giả quyển Bản triều bạn nghịch liệt truyện, cho rằng
Ba Nhàn là người xã Bình Đằng, huyện Bạch Hạc.
Quốc triều sử toát yếu
(tr. 325) chỉ ghi đơn giản ông là người Hưng Hóa. Tuy nhiên, theo một bản
tâu của án sát Sơn Tây Hồ Bảo Định vào cuối tháng 4 năm Quý Tỵ (1833),
thì ông là người ở xã Dẫn Tự. Giáo sư Nguyễn Phan Quang đã đi đến để tìm
hiểu, thì quả đúng như thế .
[2] Ở Vụ Quang thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, quân nổi dậy trú đóng ở Gò Quan và

Gò Mom Hội. Phía trên Gò Nom Hội là một hang động có nhiều ngõ ngách,
có thể chứa vài trăm người, nhưng lối vào hang thì kín đáo và chỉ đi lọt một
người. Vì hang có nhiều dơi nên gọi là Hang Dơi. Hiện nay vùng sình lầy
giữa chân núi và bờ sông đã biến thành làng xóm và ruộng đồng, chỉ còn lại
một khu đất trũng gọi là Ao Trời. Trước đây, những lần đào bới để lấy đất
đấp đê chống lũ, dân địa phương thường gặp nhiều xương cốt và tiền đồng
thời Nguyễn.

Sách tham khảo chính:
-Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều sử toát yếu (Tiền biên & Chính
biên). Nhà xuất bản Văn Học, 2002.
-Trương Hữu Quýnh (chủ biên)-Phan Đại Doãn-Nguyễn Cảnh Minh,
Đại
cương lịch sử Việt Nam
(tập 1). Nhà xuất bản giáo dục, 2007.
-Nguyễn Phan Quang,
Việt Nam thế kỷ 19 (1802-1884). Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.


×