Kinh nghiệm hạ sốt cho bé bằng cách tắm
Trước khi bị mề đay, bé Su nhà mình 8 tháng tuổi đã lên cơn sốt rất cao, có lúc lên tới
40 độ C. Cộng thêm cái nóng như lửa lúc đó tại Paris, 34 độ ban trưa, bé càng khó
chịu. Vợ chồng mình theo sách hướng dẫn của Hội trẻ em, bé đã nhanh chóng hạ
nhiệt.
Bí quyết là nước.
Ở Việt Nam, khi sốt tuyệt đối tránh nước. Nhưng tắm lại chính là cách hạ nhiệt rất
nhanh, tuy nhiên phải tuân thủ các kĩ thuật. Để yên tâm về phương pháp này, trước
khi tắm hạ nhiệt cho bé, mình đã gọi điện cho bác sĩ, cũng được khuyên như vậy.
Đồ dùng cần thiết: nhiệt kế đo thân nhiệt trẻ, nhiệt kế đo nhiệt độ nước.
Việc hạ nhiệt cực kì quan trọng vì não trẻ yếu, dễ tổn thương. Tắm hạ nhiệt chủ yếu là
để hạ nhiệt não.
Khi bắt đầu sốt, Su lên tới 39,8 độ, lúc đó là 8 giờ tối. Mình đóng tất cả các cửa sổ
cho kín gió và cởi tất cả quần áo cho bé. Chồng mình pha nước ấm trong bồn là 37 độ
- đây chính là kĩ thuật – nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với thân nhiệt bé
(nếu bé sốt 40 độ, nhiệt độ nước phải là 38, không quá thấp hơn nếu không sẽ gây sốc
nhiệt, bé bị lạnh).
Nhúng bé vào bồn nước, rưới nước thành dòng từ đỉnh đầu bé xuống, có thể tắm bình
thường và tắm cả đầu. Nước trong bồn sẽ mát dần lên và cơ thể bé cũng vậy. Như vậy
trong khoảng 5 đến 10 phút. Mình vẫn để nhiệt kế trong bồn nước, để đảm bảo nhiệt
độ nước cách thân nhiệt là 2 độ C. Sau đó, mình sấy khô và chỉ mặc áo coton ngắn tay
cho bé. Khi sốt, phải mặc áo thật mỏng và mát. Không sợ bé lạnh vì nhiệt độ cao của
cơ thể đã đủ để giữ nóng, chống lạnh. Khoảng 15 phút sau, mình đo lại thân nhiệt, bé
đã từ 39,8 độ xuống còn 38,1 độ. Một tiếng rưỡi sau, vợ chồng mình lại tắm cho bé.
Khoảng hơn 22 h, bé chỉ còn 37,2 độ, sau đó bú và ngủ.
Khi Su ngủ, mình không đắp mền dày, chỉ đắp miếng vải mỏng và đảm bảo tránh gió.
Sáng hôm sau, Su vẫn dưới 38 độ. Vậy là cả đêm, mình yên tâm chờ để hôm sau đưa
bé đi khám. Nếu mình không sử dụng kĩ thuật tắm nước, bé sẽ sốt cao cả đêm, khó
chịu, sẽ nóng đầu và ảnh hưởng đến não bộ còn rất yếu.
Theo sách hướng dẫn, kể cả khi bé ho hoặc nổi mề đay, sốt do mọc răng, vẫn có thể
dùng kĩ thuật này. Song song với việc tắm, sách còn khuyên :
- Hạ nhiệt độ phòng xuống tối đa 20 độ để cân bằng, mở cửa sổ cho thoáng nếu không
có gió.
- Cởi bỏ quần áo cho trẻ
- Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên
- Cho bé uống sữa (chỉ khi chắc chắn bé không bị tiêu chảy) hoặc súp cà rốt và cháo
(nếu bé bị tiêu chảy)
- Quấn quanh người và đầu bé khăn ấm thấp hơn 2 độ so với thân nhiệt bé
- Rửa mặt nước mát và lau khô
- Đắp khăn ấm lên đầu bé
- Trong khi chờ gặp bác sĩ, có thể uống sirop Doliprane (loại dành cho trẻ) để giúp hạ
nhiệt
- Tuyệt đối tránh gió
Chúc các bé nhiều sức khỏe.
Nếu dùng thuốc rồi mà trẻ không giảm sốt, có thể tắm cho bé bằng nước có nhiệt độ
thấp hơn thân nhiệt 1-2 độ C, trong khoảng 10 phút. Làm như vậy 2-3 lần trong ngày.
Khi trẻ bị sốt, trước hết là bạn cởi bớt quần áo cho bé, chỉ mặc một bộ quần áo ngủ
cho thoáng. Không đắp chăn dạ hoặc len. Nếu cần, chỉ đắp chăn đơn (như khăn trải
giường). Nhiệt độ trong phòng khoảng 20 độ C là vừa.
Thuốc thường dùng để hạ sốt cho trẻ là paracetamol. Liều lượng phụ thuộc vào số cân
nặng hoặc số tuổi của trẻ, được ghi trong hướng dẫn sử dụng hoặc đơn bác sĩ. Bạn cần
nhớ lượng thuốc tối đa được dùng.
Mỗi thứ thuốc có thể được trình bày dưới các dạng khác nhau như viên, đóng gói,
sirô, viên đặt ở hậu môn Cần biết rõ mỗi viên, mỗi gói, mỗi thìa tương ứng với
lượng thuốc là bao nhiêu. Nhiều thuốc mang tên khác nhau nhưng trong thành phần
cũng paracetamol, cần đọc công thức để khỏi dùng quá liều.
Phương pháp hạ nhiệt từ bên ngoài
Ngâm nước: Áp dụng khi bé không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu thấy mặt bé tái
hoặc người run thì phải bế ra khỏi nước; choàng khăn và lau khô ngay.
Chườm nước đá: Đựng nước đá vào một túi vải hay cao su rồi đặt vào gáy, hoặc nách,
háng, có đệm một lớp vải hay len. Có thể làm nhiều lần trong ngày và thay nước đá
khi đã tan hết. Nếu không có nước đá, đắp khăn tẩm nước mát lên trán cũng được.
Nhỏ mũi: Nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi có kháng sinh, hãy dùng dụng cụ
bóp - hút bằng cao su, rửa lỗ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý rồi dùng ống nhỏ
giọt nhỏ thuốc vào mũi bé. Sau khi dùng, phải rửa ống nhỏ giọt bằng cồn 90 độ.
Trước khi dùng thuốc nhỏ mũi, để thuốc vào một chén nước ấm để hâm cho thuốc ấm
lên.
Xông: Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa súp dầu khuynh
diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế
bé trên tay hoặc để chơi ở dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé,
không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da
được bé thở hít vào phổi.
Sau khi bé ra mồ hôi, quấn khăn quanh người rồi bế ra khỏi phòng tắm, lau khô Chú
ý không để bé bị lạnh khi ra khỏi phòng. Phương pháp này rất tốt cho trẻ em bị sốt vì
đau họng.
Thuốc hạ sốt cho trẻ: rất dễ nhầm lẫn
(Dân trí) - Thấy con sốt hầm hập gần 39 độ C, chị Lơ, Long Biên, Gia Lâm, HN vội
vàng cho con uống 1 gói thuốc bột hạ sốt Pamin dành cho trẻ em. Thế nhưng, đến nửa
tiếng sau, sốt vẫn chưa giảm, cuống quýt, chị liền “đút đít” một viên hạ sốt đặt hậu
môn.
Nhầm lẫn tai hại
Khi con bị tái sốt nhiều lần, chị mới mang con đến bác sĩ khám và kể lại việc mình
vừa cho con uống thuốc, vừa “đút đít” để hạ sốt. Chị nghĩ rằng đường uống khác với
viên đút hậu môn, hơn nữa, lại là hai loại thuốc có tên khác nhau nên không ảnh
hưởng gì!
Khi bác sĩ giải thích: việc dùng thuốc đường uống và đường hậu môn cùng một lúc là
rất nguy hiểm vì bản chất hai loại này đều có hoạt chất chính là paracetamon. Vì dùng
liều cao sẽ dẫn tới thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể khiến cơ thể không đáp ứng kịp,
chưa kể đến nguy cơ ngộ độc vì dùng quá liều, chị mới thấy "hoảng" vì sự cẩu thả của
mình.
Nhưng chị chỉ là một trong số rất rất nhiều bà mẹ đang có những nhầm lẫn tai hại về
việc dùng thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ.
Bé Đức Dũng, 10 tháng tuổi ở khu chung cư Trung Hoà, Nhân Chính mọc liền một
lúc 4 cái răng, bé sốt, đỏ lợi, đau nên không chịu ăn uống. Đi khám bác sĩ về, lại
được hàng xóm vốn có kinh nghiệm nuôi hai con nhỏ khuyên dùng pamin để giảm
đau tấy, sưng đỏ lợi.
Nhìn sổ khám bệnh, chỉ thấy bác sĩ ghi cho uống paracetamol hạ sốt khi bé sốt tiệm
39
o
C mà không kê loại thuốc gì để giúp bé đỡ đau, sưng đỏ lợi, nên khi bé sốt cao nên
chị vừa cho con uống theo đơn vừa theo lời khuyên của hàng xóm.
Chị không hề để ý, tuy tên thuốc khác nhau, nhưng hai loại thuốc này cùng chứa dược
chất Paracetamol. Vì thế, việc chị cho con uống cả hai loại này, nếu kéo dài trong
nhiều ngày, liều cao rất có nguy cơ bị ngộ độc.
Liều cao = hạ sốt nhanh = nguy hiểm
BS Trần Văn Phúc, bệnh viện Xanh Pôn cho biết, các loại thuốc như: Panadol, Pamin,
Pamindol, Decolsin, Deconal, Decolgen, Decolgen Forte đều có chung một hoạt
chất chính là Paracetamol. Nhiều người do không biết điều này, uống kết hợp kiểu
như Pamin thì hạ sốt, giảm đau, Decogen thì chữa cúm là rất nguy hiểm. Bệnh nhân
có thể bị ngộ độc do uống nhiều loại thuốc cùng chứa hoạt chất Paracetamol mà
không biết.
Hơn nữa, việc uống kết hợp như vậy vô tình đã khiến người bệnh dùng liều cao để hạ
sốt nhanh là rất nguy hiểm. Đang sốt cao, nhiệt độ lại hạ xuống đột ngột khiến cơ thể
không thích nghi kịp càng khiến người bệnh thêm mệt mỏi, ốm hơn.
Hay có những trường hợp, do bị sốt cao, uống thuốc sau 2 tiếng, bệnh nhân lại bị tái
sốt, họ không hề băn khoăn, liền uống tiếp một liều hạ sốt mà không lường hết được
những ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ.
Vì ngay sau khi uống, Paracetamol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, đạt tới
đỉnh cao trong máu khoảng từ 30 đến 60 phút, phân bố nhanh và đồng đều ở các mô
trong cơ thể. Paracetamol được chuyển hoá chủ yếu ở gan và một phần nhỏ ở thận
thành nhiều hoạt chất khác nhau để thải trừ ra khỏi cơ thể. Nếu uống quá liều
Paracetamol sẽ có nguy cơ ngộ độc, làm gan bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến chức năng
gan.
Với thuốc hạ sốt paracetamol, tuỳ theo lứa tuổi, cân nặng mà có liều dùng khác nhau,
nhưng mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Sau khi uống thuốc, cơn sốt
xuất hiện khi chưa quá 4 giờ thì không được dùng thuốc ngay mà phải sử dụng các
biện pháp hạ nhiệt như uống nhiều nước, chườm nước ấm, cởi bỏ quần áo
Chỉ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol khi thân nhiệt trên 38,5°C. Không tự ý dùng thuốc
kéo dài trên 3 ngày. Ngoài ra, cần lưu ý, khi sử dụng loại thuốc này tuyệt đối không
được uống rượu, vì sự kết hợp giữa rượu và Paracetamol gây tăng độc tính đối với gan
lên rất nhiều lần.
Thận trọng khi dùng với trẻ, vì cân nặng cơ thể thấp nên dễ quá liều, hơn nữa chức
năng khử độc và thải độc của gan và thận chưa hoàn thiện nên càng dễ bị ảnh hưởng
bởi thuốc. Nếu trẻ uống 150mg/kg cân nặng trong một ngày là có thể bị ngộ độc.
Dùng thuốc cho trẻ đúng liều nhưng kéo dài trên 5 ngày sẽ có nguy cơ ngộ độc vì
thuốc được tích trữ lâu ngày trong cơ thể.
Ngộ độc Paracetamol thường để lại các hậu quả nặng về. Triệu chứng ngộ độc ngày
đầu là mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, da xanh tái, móng tay móng chân
tím tái Ngày thứ hai có thêm các dấu hiệu nặng hơn như: đau vùng gan, da mắt
vàng, đái ít. Ngày thứ 3 và thứ 4 biểu hiện toàn phát, rất nặng, người bệnh rơi vào
trạng thái suy đa phủ tạng, hôn mê, sốc… Bị ngộ độc Paracetamol có thể bị tử vong
bất cứ lúc nào nhưng thường tử vong sau 7 ngày ngộ độc.
Vì thế, với các thuốc hạ đau, giảm sốt không được dùng tuỳ tiện. Cần chú ý đọc kỹ
hướng dẫn sử dụng, hoạt chất để tránh tình trạng uống các loại thuốc khác nhau nhưng
có cùng hoạt chất là paracetamol, gây quá liều, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ.
Hạ sốt cho trẻ - Không chỉ dùng thuốc
Con tôi năm nay 2 tuổi. Cháu hay bị sốt cao, mỗi lần cháu sốt tôi thường cho cháu
dùng thuốc hạ sốt, vừa đặt hậu môn, vừa dán trán, vừa uống thuốc hạ sốt mà cứ 4 giờ
là cháu lại sốt cao, mặc dù biết là không nên dùng thuốc như vậy sẽ hại người cháu
nhưng nếu không cho cháu uống thuốc thì tôi sợ cháu sốt cao quá gây co giật. Theo
hướng dẫn sử dụng thuốc thì phải sau 6 giờ mới được dùng tiếp thuốc. Xin hỏi có
cách nào hạ sốt mà không phải uống thuốc liên tục như vậy không?
Ngô Thị Thục (Hà Nam)
Sốt là một trong những triệu chứng thường
gặp ở trẻ em trong nhiều bệnh cảnh khác
nhau. Nếu trẻ sốt cao liên tục sẽ rất nguy
hiểm vì có thể xảy ra các cơn co giật.
Thuốc hạ sốt có thể dùng paracetamol hoặc
aspirin hoặc ibuprophen với liều lượng tùy
theo độ tuổi và cân nặng. Tuy nhiên, đối
với trẻ nhỏ, thuốc paracetamol được ưu
tiên lựa chọn đầu tiên vì có tác dụng hạ sốt
nhanh và dung nạp tốt nhất.
Khi trẻ liên tục sốt cao, việc dùng
paracetamol phải tuân theo liều lượng quy định là 15mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ
trong mỗi 6 giờ. Tức là cứ 6 giờ cho trẻ dùng thuốc một lần. Ví dụ trẻ nặng 20kg thì
cứ cách 6 giờ cho trẻ dùng một lượng paracetamol là 300mg. Điều cần ghi nhớ là
không nên nôn nóng cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến vượt
quá liều quy định, bởi vì paracetamol dùng liều cao liên tục gây độc cho gan, làm tiêu
tế bào gan. Ngay cả các dạng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc dán thì khả năng vượt
quá liều quy định vẫn có thể xảy ra, cho nên dùng dạng thuốc hạ sốt nào cũng cần
quan tâm đến tổng liều paracetamol có vượt quá ngưỡng quy định hay không.
Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như đã nói ở trên, các bà mẹ cần lưu ý rằng để
hạ thấp nhiệt độ cho cơ thể trẻ, còn có các biện pháp vật lý không dùng thuốc. Nếu
nhiệt độ của trẻ vượt quá 38,5oC, cần để trẻ ở trần trong phòng thoáng khí nhưng phải
kín gió. Cho trẻ uống nhiều nước. Có thể pha 1 gói oresol 27,5g vào một lít nước
nguội rồi cho trẻ uống từ từ từng ít một. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao, cần cho trẻ tắm
trong chậu nước ở nơi kín gió mà nhiệt độ của nước trong chậu thấp hơn nhiệt độ của
cơ thể trẻ khoảng 2oC. Nhiều bà mẹ thường sợ khi trẻ đang sốt thì không được đụng
đến nước. Nhưng đây chính là biện pháp hạ sốt tốt nhất khi trẻ đang sốt cao. Tất
nhiên, cần chú ý giữ cho trẻ ở tư thế thoải mái, không bị ảnh hưởng đến các chức năng
sinh tồn khác.
Nếu trẻ sốt cao nhưng vẫn tỉnh táo thì không nên quá lo lắng. Có thể dùng nước ấm
lau người cho trẻ cũng làm dịu và hạ sốt rất tốt. Nên nhớ rằng liệu pháp vật lý tắm dịu
sốt cho trẻ phối hợp với dùng thuốc đúng quy định sẽ có hiệu quả tốt và an toàn cho
trẻ.
Dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị
sốt và bối rối không biết phải làm sao. Có bà vội vàng mặc thêm cho bé cái áo, bên ngoài lại
quấn thêm một cái khăn lông dày làm trẻ càng nóng hơn. Có bà thấy trẻ bị sốt cao co giật thì
luýnh quýnh, nghe mọi người xung quanh mách bảo vội vàng nặn chanh vào mắt và miệng
bé làm bé bị dộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc bị nghẹt thở. Một bà mẹ khác thì dùng
nước bỏ đá cục vào để lau mát hạ sốt cho bé.
Với mức sốt vừa 38-38,5 0C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ
39-40 0C trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu oxy não. Nhiều trẻ có
hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 380C là đã bị làm kinh. Trẻ bị sốt cao co giật
thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39oC thường xuất hiện cơn co
giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC. Do vậy các bà mẹ cần
nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau
mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bà mẹ và gia đình cách lau mát hạ
sốt cho trẻ tại nhà.
Lau mát hạ sốt cho bé khi:
- Bé bị sốt cao trên 400C
- Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật
Chuẩn bị dụng cụ:
- 5 khăn nhỏ để lau mát
- Thau nước ấm
- Nhiệt kế
Thực hiện:
- Đặt bé nằm ngửa trên giường
- Cởi bỏ quần áo trẻ
- Lấy nhiệt độ bé
- Rửa tay
- Chuẩn bị nước lau mát:
Cho ít nước lạnh vào trong thau
Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh
Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như
nước tắm em bé
- Lau mát
Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo
Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người
Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi
Thay khăn mỗi 2-3 phút
Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm
Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 3805C
Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ
Những điều KHÔNG nên làm:
- Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt
- Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ
- Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ
- Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật
nhiều hơn.
Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ?
B i à được xuất bản: 12/08/2009
Miếng dán hạ sốt trẻ em rất dễ tìm thấy ở các nhà thuốc, siêu thị trong thành phố. Một
số phụ huynh rất chuộng và thường sử dụng khi trẻ bị sốt vì cho rằng tiện lợi (không
bị rơi vì trẻ con hay ngọ nguậy, mẹ không phải thức đêm lau mát cho bé, dán cho bé
trên đường đi khám bệnh). Tuy nhiên, vẫn có một số phụ huynh băn khoăn: Có nên sử
dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ ? Miếng dán hạ sốt có thay thế được thuốc không ?
Thành phần của miếng dán hạ sốt?
Hầu hết các miếng dán hạ sốt có mặt trên thị trường có thành phần là: hydrogel. Đây
là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước, nhưng chúng hút một lượng nước
khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài. Một số có thêm tinh
dầu (menthol ), khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt.
Khi trẻ sốt có nên chỉ dùng miếng dán hạ sốt không ?
Tất cả bệnh nhi đang sốt từ 3805 trở lên nên được hạ sốt bằng thuốc. Thuốc hạ sốt
thường được sử dụng là paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng/lần, uống mỗi 6
giờ cho đến khi hết sốt. Không nên sử dụng aspirin để hạ sốt ở trẻ em. Miếng dán hạ
sốt không có chứa paracetamol và chỉ dùng dán ngoài Da nên khả năng hạ sốt là rất
hạn chế. Ngoài ra, cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu
khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc
trong điều trị sốt ở trẻ em.
Miếng dán hạ sốt có an toàn không ?
Đừng nên nghĩ rằng miếng dán hạ sốt không phải là thuốc nên tuyệt đối an toàn, có
thể tránh được các tác dụng phụ do dùng thuốc gây ra. Lưu ý là, một số trẻ có thể bị dị
ứng bởi các thành phần trong miếng dán; menthol (bạc hà) có tính kích ứng mạnh, đôi
khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt, nên lau mát hay dán “miếng hạ sốt” ?
Phụ huynh không cần phải tốn tiền mua miếng dán hạ sốt cho trẻ, chỉ cần dùng khăn
để lau mát bằng cách: nhúng khăn vào thau nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ
là 2oC, đảm bảo nước luôn luôn ấm trong suốt quá trình lau mát ),vắt hơi ráo.
Đặt khăn vào các vị trí sau: 2 khăn ở 2 hõm nách, 2 khăn ở 2 bên bẹn, 1 khăn lau khắp
cơ thể trẻ. Dùng khăn ướt lau liên tục vào các vị trí có nhiều mạch máu như đã kể ở
trên chớ không chỉ đắp khăn mà thôi. Thay khăn mỗi 2-3 phút và đo nhiệt độ cơ thể
trẻ ở nách mỗi 15-30 phút. Ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC.