Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tham luận đoàn viên công đoàn với công tác đào tạo, NCKH và quản lý giáo dục học sinh sinh viên trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.08 KB, 7 trang )

Tham luận: ”Đồn viên Cơng đồn với cơng tác Đào tạo, NCKH và Quản lý giáo dục học
sinh sinh viên trong Nhà trường”
I. Công tác đào tạo
Công tác tổ chức đào tạo ngày càng được thực hiện với sự chuyên nghiệp cao hơn và
chuẩn xác hơn trong công tác nghiệp vụ. Đã có sự phối hợp nhịp nhàng với các khoa nghề trong
việc lập kế hoạch, ra thời khóa biểu cũng như bố trí giáo viên giảng dạy, ra quyết đinh thực tập
tốt nghiệp cũng như thời gian thi tốt nghiệp của các lớp đúng với tiến độ đào tạo. Phối hợp với
các khoa nghề thực hiện ký hợp đồng cũng như thanh toán hợp đồng với các giáo viên thỉnh
giảng đối với các đoàn đào tạo. Với các đoàn đào tạo ngồi trường đã bố trí thời gian để các em
về trường tham quan học tập với một số nghề đặc thù như nghề vận hành máy, chế biến gỗ…
Đã có sự giám sát chặt chẽ trong việc thực hiên các giờ giảng của các giáo viên, đánh giá
sự có mặt và mức độ tham gia của học sinh, sinh viên trong các giờ học nhất là các giờ thực
hành;
Đang triển khai áp dụng phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo trong toàn
trường để nâng cao tính chính xác, cơ động trong q trình thực hiện;
Đã có sự tham mưu đầu tư cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
cho học sinh, sinh viên Hàng năm ra kế hoạch và tổ chức các kỳ thi tay nghề đối với học sinh,
sinh viên cũng như các kỳ hội giảng trong đội ngũ giáo viên để khơi gợi hứng thú và lòng say
mê nghề nghiệp. Tháng 10 năm 2017 Nhà trường có 11 giáo viên tham gia Hội giảng cấp Bộ
NN&PTNT lần thứ nhất và đạt thành tích 05 giải nhất, 06 giải nhì và đứng thứ 2 tồn đồn
trong tổng số 32 đồn tham dự; Có thể khẳng định đó là kết quả của sự quyết tâm, đoàn kết,
phối hợp của tập thể cán bộ, giáo viên và toàn thể đoàn viên cơng đồn trong Nhà trường dưới
sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu với sự tham gia xây dựng của các tổ chức chính trị xã
hội trong đó có vai trị quan trọng của tổ chức Cơng đồn;
Để tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được trong đào tạo, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của thị trường lao đông trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đảm bảo
duy trì và phát triển đào tạo nhóm nghề lâm nơng nghiệp, xây dựng trường đặc thù, đào tạo
nhân lực cho chương trình nơng thơn mới và chương trình giảm nghèo bền vững trong những
năm tiếp theo tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Rà soát lại các nghề đào tạo hiện có của trường bổ sung một số nghề theo nhu cầu của
thị trường lao động;


- Khai thác và sử dụng hiệu quả các thiết bị đã được đầu tư trong đào tạo và phát triển
nhà trường;
- Tăng cường đưa doanh nghiệp vào nhà trường; đưa học sinh, sinh viên đến các địa
phương, doanh nghiệp để thực hành thực tập, rèn luyện kỹ năng nghề và tham gia sản xuất thực
tiễn;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo của
từng nghề đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù
hợp với thực tiễn sản xuất;
- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đảm
bảo tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên; tỷ lệ giáo viên cơ hữu; tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại


học cho từng nghề theo qui định. Khuyến khích và cử giáo viên đi học tập nâng cao trình độ
chuyên mơn, đảm bảo có từ 1-2 thạc sỹ cho mỗi nghề đào tạo của trường;
- Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về kỹ năng quản lý đào tạo trường dạy
nghề, kỹ năng phát triển chương trình và các kỹ năng khác liên quan đến quá trình quản lý dạy
và học của Nhà trường;
- Định hướng, tư vấn cho học sinh hiểu rõ về giáo dục nghề nghiệp, vị trí việc làm, thu
nhập sau khi tốt nghiệp để người học có thể yên tâm học tập, rèn luyện, yêu nghề, gắn bó với
nghề;
- Tăng cường giáo dục chính trị, pháp luật; rèn luyện, nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong
công nghiệp cho học sinh, sinh viên.
II. Công tác NCKH
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính của người giáo viên.
Hoạt động này có vai trị, ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo viên và nhà trường. Công tác
NCKH của cán bộ giáo viên và HSSV trong Nhà trường đều hướng tới các mục đích sau:
- Với sự phát triển tốc độ của khoa học hiện nay. Nếu giáo viên khơng tham gia nghiên
cứu khoa học thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn.
Thơng qua thực hiện cơng tác nghiên cứu khoa học buộc giáo viên phải tìm hiểu tài liệu, phải
đọc nhiều, cập nhật những thông tin mới, để tìm ra những tri thức mới, để củng cố kiến thức

chuyên môn giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn;
- Hoạt động nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định bản
thân mình. Năng lực của giáo viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và nghiên cứu
khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giáo viên không những khẳng định được năng lực
của bản thân mà còn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung hồn
thiện;
- Hoạt động nghiên cứu khoa học cịn giúp cho giáo viên kỹ năng viết, trình bày một vấn
đề mang tính khoa học, rèn luyện khả năng tư duy, cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề.
Để cơng tác NCKH có thể thực hiện tốt và hiệu quả cần có các định hướng và các giải
pháp cụ thể, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của nhà
trường.
1. Khái quát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường trong những năm qua
1.1 Đặc điểm, tình hình
Trong những năm vừa qua hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà Trường có những thuận
lợi, khó khăn cơ bản sau:
* Thuận lợi:
- Công tác NCKH đã được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị của Nhà
Trường nên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, của Hội đồng
khoa học Đào tạo và các đơn vị trong toàn trường.
- Đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ bản hồn thành cơng tác học tập bồi dưỡng nâng cao,
có đủ năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, năng động, nhiệt tình say mê nghiên
cứu khoa học.
- Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất, máy, thiết bị tương đối hiện đại đủ điều kiện đáp
ứng cho công tác NCKH cấp cơ sở.
* Khó khăn:


Bên cạnh thuận lợi nêu trên, trong những năm qua Nhà trường gặp khơng ít những khó
khăn, thách thức trong cơng tác NCKH. Đó là:
- Đời sống của cán bộ giáo viên và người lao động cịn khó khăn.

- Kinh phí dành cho NCKH cịn hạn hẹp, khó có thể triển khai các đề tài địi hỏi nhiều
cơng sức nghiên cứu, phạm vi rộng, chi phí lớn.
- Một số ít cán bộ, giảng viên chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động nghiên cứu khoa
học, thiếu quyết tâm, thiếu mạnh dạn trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
- Một số ít cán bộ, giảng viên còn hạn chế về kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa
học, trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học dẫn đến chất lượng đề tài còn chưa cao.
- Việc áp dụng kết quả các đề tài đã nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy cũng như các
mặt hoạt động khác của Nhà trường cịn hạn chế.
Những khó khăn trên ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường.
1.2 Kết quả hoạt động NCKH trong những năm vừa qua
Trong những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường đã đạt được
những hiệu quả nhất định. Năm 2014 có 07 đề cương đề tài, sáng kiến khoa học được Hội đồng
Khoa học Đào tạo Nhà trường phê duyệt để triển khai thực hiện. Năm 2016 có tổng cộng 15 đề
cương nghiên cứu được Hội đồng Khoa học Đào tạo Nhà trường phê duyệt. Tháng 6 năm 2017
có 06 đề tài, sáng kiến khoa học được nghiệm thu, công nhận kết quả nghiên cứu và đưa vào áp
dụng trong Nhà trường.
2. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà Trường trong
thời gian tới
- Về phía Nhà trường:
+ Cần chú trọng hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học, xác định đây là một nhiệm vụ
quan trọng đối với vị thế của Nhà trường để từ đó thực hiện những biện pháp khuyến khích giáo
viên, cán bộ công nhân viên và HSSV nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến. Tăng cường
tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động Khoa
học công nghệ, các quyết định, hướng dẫn của cơ quan cấp trên về hoạt động nghiên cứu khoa
học cũng như các qui định, qui chế khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà
trường. Từ đó có định hướng hoạt động, có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học bên cạnh nhiệm vụ học tập, giảng dạy và lao động của cán bộ, giáo viên
công nhân viên và HSSV trong toàn Trường.
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại để tiếp cận với những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh,

cấp Bộ. Vì vậy, nên có quy định khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học ở
ngoài trường.
+ Cần bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động NCKH để đảm bảo cho các đề tài địi hỏi
nhiều cơng sức nghiên cứu, phạm vi rộng và chi phí lớn hơn.
- Về phía giáo viên:
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không dễ dàng, địi hỏi phải đầu tư nhiều cơng
sức, tâm huyết nhưng có thể thành cơng hoặc thất bại. Do đó, nếu chưa thành cơng tác giả
khơng nên nản lịng mà cần xem đó như một bài học, chia sẻ với đồng nghiệp, rút kinh nghiệm
làm lại hoặc xác định một vấn đề nghiên cứu mới để tiếp tục.


III. Cơng tác giáo dục HSSV
Hoạt động học tập ngồi giờ và giáo dục ngoại khóa đối với HSSV là hoạt động được
nhắc tới rất nhiều trong hệ thống quản lý giáo dục, đào tạo của các trường nói chung và trường
ta nói riêng. Chúng được gọi chung là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) được
tổ chức diễn ra ngồi giờ lên lớp chính khóa nhằm giáo dục học sinh, sinh viên theo mục tiêu
giáo dục.
Hoạt động này là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích,
có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt
năm học kể cả thời gian nghỉ hè.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học
để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hố, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự
tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu
quả khác.
Hoạt động GDNGLL có ý nghĩa rất lớn đối với q trình giáo dục HSSV, đó là: hỗ trợ
đắc lực cho hoạt động giảng dạy trên lớp, bởi thời gian trên lớp của HSSV chỉ có giới hạn,
HSSV cần tự học, ôn lại bài cũ, củng cố kiến thức và đọc trước nội dung bài mới qua đó cung
cấp cho HSSV nhiều kiến thức bên ngồi, góp phần phát triển và hồn thiện nhân cách, óc sáng
tạo, sự hoạt bát...

Nội dung của hoạt động NGLL rất phong phú và đa dạng, thể hiện qua các hoạt động do
nhà trường tổ chức như: hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tham quan, lao động, tình nguyện,
các CLB văn, thể, mỹ...,các hoạt động xã hội…, các buổi học tập về chính trị, pháp luật, sức
khỏe sinh sản vị thành niên....
Như vậy trong bối cảnh hiện nay: đất nước đang bước vào con đường hội
nhập với quốc tế, giáo dục cho học sinh, sinh viên đầy đủ các tố chất: Đức, Trí, Thể, Mỹ là một
yêu cầu mà các trường phải chú trọng.
Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả HĐGDNGLL trong trường Cao đẳng nghề là một
nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ, giáo viên nói chung hay nói cách khác là nhiệm vụ của các
đồn viên cơng đồn trường và đặc biệt là đồn viên cơng đồn Công tác HSSV - là đơn vị chức
năng tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác quản lý, giáo dục toàn diện HSSV.
A. Thực trạng Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay
1. Những kết quả đạt được
1.1. Về nhận thức: Đa số cán bộ quản lí và giáo viên đã hiểu đúng về vai trò, tầm quan trọng
của HĐGDNGLL.
1.2. Thực hiện HĐGDNGLL:
Hiện nay, trong tổng số gần 2000 hssv toàn trường (cả ở trường và ở cơ sở) thì có gần 500
hssv thuộc chế độ nội trú được nuôi ăn và ở trong khu nội trú, sinh hoạt tại 4 khu: CM, D1, D3 và
Nhà xưởng với cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, sạch sẽ gồm 57 phịng ở, cùng cơng trình
phụ khép kín. Chính vì tập trung như vậy nên có rất nhiều thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động học
tập ngoài giờ và giáo dục ngoại khóa đối với hssv khu nội trú. Cụ thể như:
- Quy định giờ tự học: từ 19h30p - 21h các ngày trong tuần. Trong thời gian này hssv tự
học, không được tự ý đi lại, đùa nghịch hoặc ra khỏi KNT.


- Thành lập các đội thi đấu giao lưu TDTT; tổ chức các trò chơi dân gian; chiếu phim,
xem các chương trình giải trí, nghe tin tức thời sự trong và ngoài nước...
- Lao động vệ sinh nội vụ và môi trường vào mỗi thứ 4 hàng tuần theo tiêu chí 3S: Sàng
lọc, sắp xếp, sạch sẽ.
Nói chung, thơng qua HĐGDNGLL bước đầu góp phần nâng cao chất lượng các mơn học,

giúp học sinh tự tin, mạnh dạn, tích cực tự giác và linh hoạt trong việc tham gia vào các hoạt động
học tập và hoạt động chính trị - xã hội.
1.3. Cơng tác quản lí, chỉ đạo
- Ban Giám hiệu thường xuyên quan tâm, tham gia hướng dẫn và trực tiếp kiểm tra việc thực
hiện đúng các quy định về HĐGDNGLL.
- Phịng Cơng tác HSSV đẩy mạnh triển khai nội dung giáo dục ngoại khóa tới cán bộ, giáo
viên chủ nhiệm và hssv.
- Các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn trường, Ban chấp hành các Chi Đoàn đều là
những nhân tố tích cực, nhiệt tình cơng tác. Đội ngũ cán bộ Đồn ln phát huy tính chủ động,
sáng tạo, năng nổ nhiệt tình. Đồn viên thanh niên tích cực hưởng ứng, hăng hái tham gia và
yêu thích các hoạt động mà Đồn trường đề ra.
- Có 2 đồng chí BT và PBT Đồn trường đều đang cơng tác tại Phịng CT HSSV nên hoạt
động của Đồn ngày càng đi vào chiều sâu, mở ra cơ hội và môi trường thuận lợi cho hssv thi
đua học tập, rèn luyện, tham gia đóng góp trí tuệ và sức trẻ cho sự phát triển của đất nước. Đây
chính là động lực để các bạn sinh viên tích cực hưởng ứng các phong trào do Đoàn phát động.
2. Tồn tại, hạn chế
Hầu hết cán bộ quản lí và giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho nên đã tổ chức được nhiều hoạt động để hssv tham
gia. Tuy nhiên, một số đoàn viên cán bộ, gvcn các lớp là người sâu sát nhất với các em học sinh
thì thường xuyên đi dạy xa trường nên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của hssv: Vai trò chủ
thể hoạt động của hssv nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong các tiết sinh hoạt. Giáo viên thường
lặp đi lặp lại một vài hình thức hoạt động đơn giản như: sơ kết lớp, tuyên dương, khen thưởng,
xử phạt, ...Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây
sự nhàm chán, tạo bầu khơng khí uể oải trong hoạt động của học sinh.
- Phần đa các hssv ở độ tuổi mới tốt nghiệp THCS nên nhận thức chưa đầy đủ, ý thức tự
giác chưa cao. Điều đáng quan tâm là đa số học sinh hiện nay ngại tham gia các hoạt động
ngồi giờ lên lớp. Số học sinh chưa tích cực trong học tập thì lại dành thời gian cho các việc vui
chơi, giải trí khác, nhất là các trị chơi điện tử, các thông tin lệch lạc trên Internet… Thực tế đó
đã dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều học sinh hư hỏng, đua đòi, sa ngã vào tệ nạn XH, sống
thực dụng, thờ ơ, bi quan với cuộc sống, nói năng, hành xử thơ bạo, thiếu văn hố… Nếu khơng

kịp thời chấn chỉnh thì sẽ xa rời mục tiêu giáo dục.
- Đối với các lớp B, chương trình học cả ngày (cả Văn hóa và Nghề) nên khơng có nhiều
thời gian dành cho các hoạt động ngồi giờ lên lớp.
- Các loại hình đưa vào hoạt động chưa đa dạng, phong phú mà mới chỉ tập trung vào
một số như hoạt động TDTT, giáo dục pháp luật, y tế.
- Kinh phí dành cho các hoạt động cịn hạn chế.


- Cán bộ phong trào còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên thời gian đầu tư tổ chức
các hoạt động ngoại khóa chưa nhiều.
B. Giải pháp tăng cường hoạt động học tập ngồi giờ và giáo dục ngoại khóa đối với HSSV
khu nội trú đối với các đoàn viên cơng đồn bộ phận Đào taojcungx như phối hợp với
đồn viên cơng đồn khác trong Nhà trường.
Thực trạng nêu trên đòi hỏi các nhà trường cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc
giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Để góp phần
nâng cao hiệu quả cho hoạt động này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Các đồn viên cơng đồn trong Nhà trường cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ thường
xuyên hơn nữa ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoạt động, làm tốt những công việc cụ thể theo chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân, cụ thể là:
* Về phía Cơng đồn Đào tạo:
- Phịng Cơng tác HSSV thường xun cập nhật, xây dựng, bổ sung quy định, hướng dẫn
triển khai, đôn đốc các đơn vị, cá nhân liên quan việc thực hiện đúng các Quy chế, quy định về
công tác quản lý giáo dục HSSV. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giáo dục ngoại khóa,
tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, các buổi ngoại khóa đối với HSSV hàng tháng, theo kỳ,
năm học. Định kỳ hàng kỳ, hàng năm tổ chức Hội nghị giáo viên chủ nhiệm để bồi dưỡng
nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm Công tác quản lý, giáo dục HSSV.
- Phòng đào tạo, phòng Khảo thí làm tốt cơng tác tham mưu, tư vấn và phối hợp quản lý
có chiều sâu nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác giảng dạy
giáo viên, học tập của học sinh, sinh viên theo đúng quy định.
- Đồn thanh niên và phịng Cơng tác HSSV quan tâm đổi mới hình thức,nội dung, đa

dạng hóa các HĐNGLL, nâng cao hiệu quả phối kết hợp tổ chức phong trào văn hóa, thể thao,
ngoại khóa với nhiệm vụ vận động, tập hợp, giáo dục, thi đua hành động thiết thực của thanh
niên - HSSV. Tập trung vào các hoạt động tự quản chấp hành luật lệ an tồn giao thơng, chấp
hành nề nếp, nội quy học tập, nề nếp sinh hoạt nội trú; phòng, chống tiêu cực, bạo lực học
đường, tệ nạn trong HSSV như lười biếng nghỉ học, nghiện game, say rượu, bia, cờ bạc, nói tục,
chửi bậy, gây gổ đánh nhau, mất đồn kết, mất vệ sinh môi trường.... Biến một phần yêu cầu
của quá trình quản lý giáo dục thành nhu cầu tự giác, tự quản, tự chịu trách nhiệm của HSSV.
* Về phía Cơng đồn khác trong Nhà trường:
- Trung tâm Hỗ trợ tuyển sinh và Tư vấn việc làm tích cực tìm hiểu nhu cầu đào tạo lao
động, nâng cao chất lượng đầu vào, giải quyết đầu ra các hệ, khóa đào tạo để ổn định tư tưởng,
hssv yên tâm học tập và rèn luyện tại trường.
- Phòng Tổ chức - Hành chính làm tốt cơng tác tham mưu đề xuất trong tuyển dụng và bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức.
- Phòng Quản lý thiết bị và Đầu tư và Phịng Tài chính - Kế toán chủ động tham mưu đề
xuất biện pháp phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị
dạy, học, đảm bảo môi trường làm việc, học tập vệ sinh, an tồn tiết kiệm và thu nộp học phí,
chi trả các khoản hỗ trợ kịp thời.
Tham mưu bổ sung kinh phí cho các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho P.CT HSSV và
Đoàn Thanh niên.


- Các Khoa thực hiện tốt việc quán triệt, giám sát giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ
nhiệm lớp, HSSV thực hiện đúng chương trình kế hoạch, quy chế đào tạo, nghiệp vụ giáo viên,
các quy định về quản lý, giáo dục.
- Giáo viên giảng dạy tích cực trau dồi nâng cao trình độ năng lực, tự giác chấp hành kỷ
luật lao động; thực hiện tốt chương trình kế hoạch, lịch giảng dạy, công tác nghiệp vụ giáo viên;
đảm bảo vị trí giảng dạy, quan tâm tổ chức lớp học, rèn luyện thái độ, nề nếp, ý thức chuyên
cần, nâng cao chất lượng học tập và quản lý giáo dục cho HSSV trong giờ học.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp tăng cường quản lý, nắm chắc tình hình, làm tốt cơng tác tổ
chức hướng dẫn hoạt động, duy trì sinh hoạt lớp thường xuyên, có chất lượng hiệu quả. Chủ

động phối hợp với các đơn vị, gia đình để giáo dục, rèn luyện, đánh giá, HSSV một cách toàn
diện và sâu sát.
Với những nhận định và đề xuất giải pháp cụ thể như trên về biện pháp tăng cường hoạt
động học tập ngồi giờ và giáo dục ngoại khóa hssv khu nội trú. Đề nghị Đại hội nghiên cứu,
thảo luận thể hiện vào NQĐH để chất lượng quản lý, giáo dục HSSV đạt hiệu quả tốt nhất, góp
phần vào sự phát triển chung của Nhà trường.
Trên đây là một số ý kiến mang tính cá nhân với mong muốn hoạt động Đào tạo, Nghiên
cứu khoa học và Quản lý giáo dục HSSV của nhà trường sẽ ngày càng hiệu quả hơn, góp phần
khẳng định vị thế và chất lượng hoạt động đào tạo chung của Nhà trường./.
Chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, các đồng chí! Chúc đại hội thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn./.



×