Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thông tin ''''bên lề'''' của thai kỳ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.39 KB, 6 trang )

Thông tin 'bên lề' của thai kỳ

Thai nhi cũng có cơ chế uống nước và đi tiểu (3
giờ đồng hồ một lần). Đó là lý do bạn nên sử dụng
nhiều nước lọc để bé được khỏe mạnh.

Một số phụ nữ xuất hiện dấu hiệu buồn nôn và nôn
trong quá trình chuyển dạ. Một số thai phụ khác lại
muốn đại tiện. Nguyên nhân là bởi vì do gắng sức
trong lúc sinh, bạn có thể mất khả năng kiểm soát ở
bàng quang hoặc ruột. Bạn cũng không nên e ngại
quá về những rắc rối này. Bác sĩ sẽ giúp đỡ bạn kết
thúc hành trình sinh nở một cách tốt đẹp.

Những tỉ lệ hiếm

- Chỉ có khoảng 5% em bé ra đời đúng ngày sinh dự
tính.

- Khoảng 1% thai phụ có dấu hiệu vỡ ối trước khi xuất
hiện những cơn co tử cung. Ngược lại, một số thai
phụ khác phải nhờ bác sĩ phá túi nước ối. Không ít
người mẹ cảm thấy buồn tiểu liên tục khi vỡ ối.

- Khoảng 2% bà bầu mang song thai. Trường hợp
này diễn ra khi một trứng kết hợp với một tinh trùng,
sau đó phân chia thành 2 hợp tử (mỗi hợp tử phát
triển thành một em bé).

Sự biến đổi của bé


Trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ, tinh trùng sẽ kết
hợp với trứng, hình thành hợp tử. Quá trình mang
thai sẽ bắt đầu cho dù bạn còn không cảm nhận
được dấu hiệu gì.

Bé trai hay bé gái là do người bố quyết định. Tất cả
trứng đều mang nhiễm sắc thể X trong khi tinh trùng
chứa hai nhiếm sắc thể X hoặc Y.

Nếu tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X kết hợp với
trứng, bạn sẽ mang thai bé gái. Nếu tinh trùng chứa
nhiễm sắc thể Y gặp được trứng, bạn sẽ mang thai
bé trai.

- Tuần thứ 6, kích thước của bé to hơn một quả mận
nhưng nhỏ hơn một quả táo đỏ. Lúc nay, bạn nên loại
bỏ những chiếc quần jean chật chội.

- Tuần thứ 8, bé đã phát triển thành một bào thai
hoàn chỉnh.

- Tuần thứ 10, các cơ quan chính của thai như phổi,
thận, bộ não, tim đã được định hình. Từ giai đoạn
này, bé sẽ “lớn” rất nhanh.

- Tuần thứ 12, cân nặng của bé tương đương một
chiếc Ipod nhỏ.

- Tuần thứ 24, bộ não của bé khá hoàn chỉnh. Bé bắt
đầu nhận biết được giọng nói của mẹ. Bé cũng phân

biệt được giọng nói của mẹ với những người xung
quanh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu thường xuyên nói
chuyện với bé, bé sẽ dễ dàng nhận ra giọng nói của
bạn ngay khi mới chào đời.

- Tuần thứ 27, mắt bé đã bắt đầu mở. Bé cũng có thể
phân biệt được ánh sáng và bóng tối từ trong bụng
mẹ.

- Tuần thứ 32, cơ thể bé khá nhạy cảm với sự va
chạm bên ngoài bụng mẹ. Thỉnh thoảng, bé còn bị
đau.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

- Một số thai phụ có thể thấy lông mọc trên mặt, bụng
hoặc quanh đầu vú. Một số ít thai phụ còn bị thay đổi
màu tóc.

- Da của bạn có thể đỏ hơn khi mang bầu. Đây là kết
quả của sự thay đổi hormone đi cùng với sự kéo căng
da do tăng trưởng về trọng lượng khi mang thai. Một
số thai phụ xuất hiện những mảng da nâu trên mặt
trong khi một số thai phụ khác lại có vệt sẫm màu ở
bụng.

- Mang thai cũng có những dấu hiệu tương tự hội
chứng tiền kinh nguyệt. Do hormone thay đổi nên bạn
dễ mệt mỏi, ủ rũ. Tuy nhiên, những triệu chứng của
thời kỳ thai nghén lại khó chịu hơn giai đoạn tiền kinh

nguyệt.

- Khoảng 10 bà bầu thì có một người luôn cảm thấy
yếu đi trong suốt thai kỳ. Hơn nữa, tính khí của bạn
cũng thay đổi thất thường. Bạn có thể vừa mới vui vẻ
đã nhanh chóng chuyển sang buồn chán, thậm chí là
chán đến phát khóc. Bạn sẵn sàng nổi cáu với chồng
hoặc đồng nghiệp một cách vô lý. Đây là tâm lý
thường thấy của phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai.

×