Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cô đơn - Đối diện với bệnh tật pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.7 KB, 5 trang )

Cô đơn - Đối diện với bệnh tật

Cuộc sống như dòng chảy. Dòng chảy ấy có lúc trong, có lúc đục, nhưng
thay đổi không ngừng. Cuộc sống của những người có gia đình cũng như dòng
chảy ấy, lúc vui sướng hạnh phúc, lúc khổ đau.
Điều đó khiến con người cân bằng cảm xúc tốt hơn. Cuộc sống của những
người độc thân lại được ví như những chiếc ao kín. Dù ban đầu nước rất trong,
nhưng do không được lưu thông, được trao đổi, dần dần ao sạch sẽ biến thành ao
tù. Nguồn bệnh nảy sinh từ đây.
Lan là một cô gái xinh đẹp, thông minh, giàu có và thành đạt. Sau một vài
mối tình, Lan quyết định sống độc thân, vì thấy rằng những người đàn ông xung
quanh mình thật buồn tẻ và kém cỏi.
Cuộc sống dần trôi. Sự nghiệp của Lan ngày càng tốt đẹp và cô vẫn rất yêu
đời. Thế rồi, sau một trận ốm nặng, cộng với công việc gặp khó khăn, tinh thần
của Lan thay đổi hoàn toàn: Cô luôn thấy buồn bã, cô đơn.
Những chốn vui chơi ngày trước giờ đây với Lan thật vô vị. Cô bắt đầu ăn
không ngon miệng, thấy đau rát vùng thượng vị, mất ngủ, hay cáu giận Đi khám
sức khỏe, bác sĩ nói Lan không có bệnh thực thể. Những căn bệnh này, hay nói
đúng hơn hội chứng này khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại: Hội chứng cô đơn.
Theo rất nhiều nghiên cứu, cuộc sống của những người độc thân, những
người cô đơn luôn ở trạng thái bấp bênh về tinh thần. Khi tinh thần không ổn định
sẽ nảy sinh ra nhiều bệnh tật. Với phụ nữ, sự mất ổn định đó còn nguy hại gấp
nhiều lần nam giới. Phụ nữ Á Đông lại còn chịu nhiều áp lực gấp bội khi cô đơn.
Trong số những tổn hại về tinh thần do cô đơn, thì stress là căn bệnh đáng
chú ý nhất. Stress mang đến cho cơ thể những tín hiệu phản ứng báo động. Những
biến đổi về tâm lý khi tác động đến bộ não sẽ làm tăng sự sản xuất hai loại hormon
quan trọng gây stress đó là adrenalin và nora-drenalin.
Những hormon này gây ra sự thay đổi sinh lý: Huyết áp tăng, tim đập
nhanh hơn, mức đường trong máu tăng bởi vì các bộ phận cơ thể cần nhiều năng
lượng cho tình trạng hoạt động khẩn cấp này.
Sự thay đổi này nếu diễn ra thường xuyên, liên tục, sẽ gây ra những bệnh


mà người ta gọi là căn bệnh của nền văn minh như đau dạ dày, bệnh tim, đái
đường, hen, huyết áp cao Stress còn gây ra những căn bệnh sau:
Sụt giảm trí nhớ: Những hormon được sản sinh ra do stress có thể làm giảm
trí nhớ ngắn hạn của bạn. Tình trạng stress kéo dài có thể gây ra sự giảm trí nhớ
tương tự nhưng lâu dài hơn, vì nó thay đổi kết cấu các tế bào thần kinh và sự kết
nối của chúng với não.
Bệnh răng miệng: Căng thẳng cũng làm hệ miễn dịch yếu đi, khiến vi
khuẩn trong miệng khoẻ lên, dễ gây viêm lợi.
Mệt rã rời: Sự căng thẳng, mệt mỏi về thể chất hay tinh thần, cảm xúc đều
tiêu tốn năng lượng của bạn. Điều đó có nghĩa, khi bị stress, bạn thấy cơ thể rã rời,
có thể còn sốt.
Gặp ác mộng: Lo lắng, căng thẳng cũng sẽ len vào giấc ngủ khiến bạn gặp
ác mộng thường xuyên.
Bệnh phụ khoa: Mỗi khi stress tăng lên, thì nguy cơ phát triển chứng viêm
âm đạo cũng tăng theo, đó là do stress làm suy yếu hệ miễn dịch. Trong số các
bệnh phụ khoa, thì viêm âm đạo là bệnh phổ biến nhất.
Căn bệnh này nếu không được điều trị tích cực và dứt điểm sẽ để lại hậu
quả nghiêm trọng như vòi trứng, vô sinh, thai ngoài tử cung. Trạng thái căng thẳng
này cũng góp phần phát triển căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Nguyệt san lộn xộn: Trong thời gian bị stress, phụ nữ sẽ phải chịu những
cơn đau bụng và lưng gấp 2 lần trong kỳ nguyệt san. Tình trạng cô đơn kéo dài
còn dẫn tới căn bệnh buồn chán do sự xáo trộn của chất norepinephrine và chất
serotonin ở não bộ. Phụ nữ bị bệnh này gấp hai lần nam giới.
Khi bị bệnh buồn chán, con người sẽ mất thú vui trong cuộc sống, xáo trộn
giấc ngủ (mất ngủ hay ngủ lu bù), biếng ăn, mệt mỏi, chậm chạp, tự ti, thậm chí
muốn tự tử. Bệnh buồn nản gây cảm giác đau toàn thân, nhưng đi khám không tìm
ra nguyên nhân khiến nhiều khi nhầm sang bệnh hoang tưởng.
Tình cảm lưỡng cực (buồn-vui quá độ) cũng là một căn bệnh tinh thần
thường gặp ở những người cô đơn. Nếu ở dạng nhẹ, bệnh nhân sẽ có những biểu
hiện thoắt vui, thoắt buồn; đối nhân xử thế vì vậy mà lúc vui vẻ, lúc khó khăn, mà

dân gian vẫn gọi là "tính đồng bóng".
Trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ có chu kỳ vui-buồn-vui hoặc buồn-
vui-buồn. Trong lúc vui thái quá, thì tin rằng mình là người phi thường, ngủ ít, suy
nghĩ và nói nhiều, tăng hoạt động xã hội, hoạt động sinh lý hỗn tạp, hay cau có và
dễ bị phân tâm.
Sau một thời gian có nhiều năng lực như vậy, bỗng nhiên bệnh nhân rơi vào
tâm trạng buồn nản, mệt mỏi. Nếu không trị sớm, bệnh nhân có thể bị điên loạn.
Đối với bệnh buồn chán và tình cảm lưỡng cực, cách điều trị tối ưu nhất là
đi khám tâm lý hoặc tâm thần để được kê thuốc điều trị kết hợp với các liệu pháp
tâm lý phù hợp.
Xã hội càng phát triển thì quan niệm sống càng hiện đại. Độc thân đang là
xu hướng sống được nhiều bạn gái tâm đắc. Cuộc sống đó đúng là có những ưu
điểm nhất định như độc lập, tự do, thoải mái nhưng sự cô đơn thì ít ai lường hết
được. Vì thế, trước khi chọn sự tự do, chị em hãy cân nhắc thật kỹ để tránh những
hậu quả đáng tiếc sau này.


×