Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.23 KB, 5 trang )
Trầm cảm ở nam giới
Một trong những bệnh được xếp vào nghiêm trọng trong y học là chứng
trầm cảm ở nam giới. Rất nhiều nam giới cố gắng thoát ra khổi nó nhưng chỉ làm
cho bệnh trầm trọng hơn.
Vậy làm thế nào để điều trị hiệu quả?
Bạn dễ cáu kỉnh, cảm thấy mình đơn độc và lãnh đạm? Bạn thấy mình
không có thời gian nghỉ ngơi, làm việc liên tục, uống rất nhiều rượu, dùng tới
thuoocs giảm stress và có xu hướng nghĩ tới những hành vi tiêu cực? Nếu các câu
trả lời là có thì chắc chắn bạn đang mắc chứng trầm cảm.
Khó phát hiện
Ở Mỹ, mỗi năm, trầm cảm tác động tới 6 triệu nam giới và 12 triệu nữ giới.
Nhưng con số này không nói lên điều gì nhiều bởi vì nam giới thường không sẵn
sàng chia sẻ những khó khăn của mình, nhất là với bác sĩ và điều này làm cho việc
chẩn đoán trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Một số nam giới có xu hướng đánh giá bản thân quá cao trong suốt giai
đoạn ấu thơ. Họ được dạy rằng một người “đàn ông thực sự” là phải biết chế ngự
cảm xúc, chẳng hạn như phải giấu biệt nỗi buồn, cảm giác bất an hay thất vọng. Vì
thế đa phần cánh đàn ông thường có xu hướng từ chối hay giấu biệt các vấn đề họ
gặp phải cho tới khi sự nài nỉ làm họ mủi lòng hay có một sự kiện đặc biệt nào đó
xảy ra khiến họ buộc phải tìm tới bác sĩ.
Khi đi khám sức khỏe, họ thường có xu hướng kể về những tổn thương liên
quan đến thể xác như cảm thấy đau đầu, có vấn đề về tiêu hóa, cảm giác đau âm
ỉ… hơn là nói về cảm xúc của họ. Kết quả là các bác sĩ thường không phát hiện ra
bệnh thực sự của họ là trầm cảm. Thậm chí, nếu bác sĩ chẩn đoán là trầm cảm thì
người bệnh cũng sẽ chống lại việc điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Họ lo sợ có
thể bị mất nghề nghiệp hay gia đình và bạn bè sẽ nhìn họ bằng ánh mắt thương
hại.
Triệu chứng
Cả cả nam và nữ, các dấu hiệu và triệu chứng điển hình luôn gồm: cảm giác