Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.37 KB, 4 trang )
Đại Cương học thuyết tạng tượng
Tạng: Các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Tượng: Biểu tượng bên ngoài, tượng dùng để phát biểu ý tưởng (Tượng
giả, xuất ý dã).
Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động, sự biểu hiện của
các nội tạng gọi là Tạng tượng.
Tạng tượng bao gồm mọi tổ chức cơ quan và quy luật hoạt động của chúng
: Ngũ tạng, Lục phủ, Phủ kỳ hằng
Việc giải thích nội dung Tạng tượng của YHCT và Y HHĐcó nhiều khác
biệt:
Nhiều tác giả Tây phương, khi nghiên cứu về Tạng tượng của Đông
phương, đã dùng những từ ngữ của cơ thể học Hiện đại để dịch nghĩa các Tạng
phủ như : dịch chữ Can là The Liver, La Foie hoặc dịch Thận là The Kidneys, les
Reins
Tuy nhiên, Tạng phủ của Đông phương không hoàn toàn là các bộ phận cơ
thể giải phẫu của Y học Hiện đại. Y học Cổ truyền nhận thức : Tạng phủ 1 mặt chỉ
thực chất các cơ quan nội tạng, mặt khác còn chỉ sự hoạt động sinh lý và biến hóa
của cơ quan nội tạng.
Thí dụ: Đối với Tâm.
- Y học Hiện đại cho rằng chức năng sinh lý của Tâm là quản lý sự tuần
hoàn máu.
- YHCT cho rằng, Tâm không những chỉ quản lý về sự tuần hoàn máu
(Tâm chủ huyết mạch) mà còn có liên hệ với tinh thần con người (Tâm chủ thần
minh, Tâm tàng thần) liên hệ đến mồ hôi (Mồ hôi là dịch của Tâm), biểu hiện nơi
tiếng cười, khai khiếu ra ở lưỡi Do đó, Tâm không phải chỉ là quả Tim theo quan
điểm sinh lý giải phẫu thuần túy mà còn bao gồm các hoạt động sinh lý và biến
hóa bệnh lý của hệ Thần kinh.
Vì thế tìm hiểu về học thuyết Tạng tượng cần phải có một cái nhìn toàn
diện, nắm vững nội dung những danh từ giải phẫu cũng như những danh từ mà Y