Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Điều hòa Âm dương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.93 KB, 5 trang )

Điều hòa Âm dương


Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã biết điều hòa âm dương : Vua Hùng, khi
chấp nhận ý nghĩa : Bánh dày, hình tròn, tượng trưng cho trời (Dương) và bánh
chưng, hình vuông, tượng trưng cho đất (Âm), là thức ăn lý tưởng nhất, đã nói lên
được quan niệm hòa hợp âm dương trong thức ăn.
Lời cầu chúc 'Mẹ tròn con vuông' cho sản phụ khi sinh cũng đã nói lên ý
tưởng hoàn hảo nhất của lời cầu chúc.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng đã biết điều hòa âm dương khá
tốt. Cụ thể là, khi ăn nước mắm, người ta cho vào ít chanh (vị chua - âm), và cho
thêm ít đường (vị ngọt - dương) Đó là những thói quen rất tốt mà chúng ta cần
duy trì.
Để chống lại với những thay đổi của thiên nhiên, cơ thể chúng ta cũng tự
điều chỉnh để tạo mức quân bình cho cơ thể. Thí dụ : Thân nhiệt của chúng ta bao
giờ cũng khoảng 37
0
C. Khi trời lạnh, máu trong người cũng bị ảnh hưởng lạnh,
khi máu đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm Giao cảm ở đó bị kích
thích làm cho mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên làm cho thân nhiệt tăng
lên. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao làm cho máu bị nóng, các trung tâm Đối giao
cảm bị kích thích làm dãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi làm nhiệt độ
giảm xuống.
Như vậy, bình thường, trong thiên nhiên cũng như trong cơ thể ta luôn có
những điều chỉnh hoàn hảo để duy trì, nếu ta biết cách gìn giữ tốt chức năng qúy
báu đó. Khi ta làm xáo trộn trật tự đó, chính là lúc ta bị bệnh.


BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT ÂM DƯƠNG

LOẠI



ÂM DƯƠNG
Tính
Chất

Thể
Biểu


Thực
Ngũ
vị
Ngũ
khí
Tĩnh, lạnh, mát, nước,
tối, bên phải, ức chế, số chaün

Bên trên, bên trong,
phía trước (Bụng), tạng, huyết



Chua, mặn, đắng.
Hàn, thấp.
Kinh âm, Nhâm mạch,
huyệt bên phải, ở bụng, huyệt
gây ức chế.
Động, nóng, ấm, lửa,
ngày, bên trái, hưng phấn, số
lẻ.

Bên dưới, bên ngoài,
phía sau (Lưng), phủ, khí.
Biểu
Thực
Cay, ngọt (nhạt).
Nhiệt, thử, phong.
Kinh dương, Đốc
mạch, huyệt bên trái, ở lưng,
Châm
cứu
Mạch
Chứng
trạng
Trầm, Trì, Vi, Nhược,
Không lực.
Mặt xám xanh, nằm
im, tiêu tiểu nhiều, bệnh phát
chậm, mãn tính
huyệt gây hưng phấn.
Phù, Hồng, Huyền,
Sác, Hữu lực
Mặt đỏ, hồng, sốt,
khát, nóng nẩy trong người,
đại tiểu tiện khó, ít, bệnh phát
nhanh, cấp tính

Để tổng kết về học thuyết Âm Dương, xin mượn lời của thiên "Âm Dương
Ly Hợp Luận" (TVấn 6) : "Âm Dương giả, sổ chi khả thập, Thôi chi khả bách, Sổ
chi khả thiên, Thôi chi khả vạn vạn chi đại, Bất khả thăng sổ, Nhiên kỳ yếu nhất
giả". (Âm Dương đó, đếm có thể mười, suy rộng có thể trăm, đếm có thể ngàn, suy

rộng có thể hàng vạn, rất to lớn, không thể đếm hết, song tóm lại chỉ có Một vậy).

Thiên "Tứ Khí Điều Thần Đại Luận" ghi : "Cố Âm Dương tứ thời giả, vạn
vật chi chung thỉ dã, tử sinh chi bản dã. Nghịch chi tắc tai hại sinh, tùng chi tắc hà
tất bất khởi, thi vị đắc đạo Tùng Âm Dương tắc sinh, nghịch chi tắc tử " (Cho
nên Âm Dương tứ thời là chung thỉ của vạn vật, là gốc của sự sống chết. Nếu
nghịch với nó thì sẽ tai hại, thuận với nó thì bệnh tật sẽ không thể xẩy ra, đó gọi là
đắc đạo Thuận theo Âm Dương thì sống, nghịch lại với Âm Dương thì chết ".



×