Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận cao học ngôn ngữ báo chí vấn đề sử dụng ngôn ngữ khoa học trên tạp chí cơ khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.12 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Báo chí đang ngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động tinh thần quan
trọng trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu nắm bắt thông tin để
nâng cao nhận thức của con người ngày càng lớn. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống số hơm nay, báo chí phải khơng ngừng đổi mới, tìm tòi những phương thức
phản ánh sao cho đạt hiệu quả cao hơn.
Chúng ta đã biết, chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thơng tin.
Để thơng tin về các vấn đề khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất việc sử dụng
thuật ngữ là điều tất yếu. Thuật ngữ giúp tăng tính chính xác cho nội dung bài báo,
tiết kiệm tối đa diện tích biểu đạt trên mặt báo và góp phần nâng cao tri thức cho
cơng chúng báo chí. Nó là phương tiện khơng thể thiếu cho việc tun truyền cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên báo chí ngày nay.
Vốn thuật ngữ Tiếng Việt đang ngày càng tăng nhanh đáng kể cùng với sự
phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là trong vài năm gần đây, số
lượng thuật ngữ đã tăng vọt ở những ngành điện tử, tin học, ngân hàng, thị trường
chứng khoán, vv... Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng thuật ngữ khoa học
trên báo chí khá tùy tiện, nhiều thuật ngữ bị lạm dụng, thậm chí sử dụng hồn tồn
sai với ý nghĩa của nó... Điều đó làm giảm tốc độ tiếp nhận thông tin của người
đọc, góp phần làm mất đi tính trong sáng của Tiếng Việt.
Trong khn khổ hạn chế, tiểu luận xin được trình bày một vài đặc điểm về
vấn đề sử dụng thuật ngữ khoa học trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam với mong muốn
làm sáng tỏ một phần nào thực trạng sử dụng thuật ngữ khoa học trên tạp chí hiện
nay và đề xuất một số giải pháp để việc sử dụng thuật ngữ trên tạp chí đạt hiệu quả
hơn, nâng cao hiệu quả tuyên truyền các thành quả khoa học trong ngành công
nghiệp nước ta.

1


NỘI DUNG
I. Một số vấn đề về thuật ngữ khoa học trên báo chí.


1.

Khái niệm thuật ngữ.

Theo giáo trình “Ngơn ngữ báo chí” -NXB thơng tấn, 2012 của PGS.TS Vũ
Quang Hào thì: “Trong tiếng Việt, bản thân hai chữ thuật ngữ cần được hiểu theo
bốn nghĩa.


“Thuật ngữ” được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm

khái niệm). Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi khoa học chun
ngành.


“Thuật ngữ” được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên gọi của

một khái niệm khoa học. Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là đơn vị cơ bản trong
vốn từ của ngơn ngữ khoa học.


“Thuật ngữ” được hiểu là tồn bộ khái niệm trong một khoa học, một

lĩnh vực. Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành hệ thuật ngữ khái niệm của một khoa học.


“Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học. Theo

nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ - tên gọi của một
khoa học. Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản ánh tình trạng ứng dụng lý

luận ngơn ngữ học vào việc giải quyết những vấn đề của hình thức ngôn ngữ trong
một khoa học.
Trong trường hợp cụ thể, cần phải xét xem hai chữ thuật ngữ đang gặp có
nghĩa nào trong bốn nghĩa vừa nêu.”[tr.102]
Theo “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013,
của các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến:
“1. Thuật ngữ: Là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối
tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực
khoa học chuyên môn.
2


Ví dụ: Trong sinh vật học ta có: họ, lồi, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di
truyền, tính trội, tính lặn, biến dị, phân bào, đơn bào, đa bào, miễn dịch, kháng thể,
kháng ngun,...
Trong ngơn ngữ học ta có: âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ pháp vị,
âm tố, âm vực, nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm, âm tiết, âm đệm, âm chính,
âm cuối, âm đoạn, âm vực,...
Như vậy, mỗi môn khoa học, kỹ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của
mình. Tuy nhiên, đó khơng phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ
phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất.
2. Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành
khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó.”
“So với từ ngữ thơng thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội
hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật ngữ không
bao giờ biểu thị những sắc thái phụ như thái độ đánh giá của người nói, xấu nghĩa
hay đẹp nghĩa, khen hay chế, kính trọng hay xem thường,... Từ ngữ bình thường
cũng biểu thị khái niệm nhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ không hẳn là
“khái niệm khoa học”, có tính nghiêm ngặt của nó. Ví dụ: NƯỚC - “hợp chất của
ô-xi và hi-đrô” khác với NƯỚC trong nước mắt, nước dãi, nước bọt, nước tiểu, mỡ

nước, nước phở, nước xốt, nước mắm, nước mưa, nước ao...”. [tr.219-220]
2.

Đặc điểm của thuật ngữ.

“Thuật ngữ có ba đặc điểm cơ bản sau đây:
2.1. Tính chính xác
Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nó biểu
thị. Nội dung đó có thay đổi hay khơng, thay đổi như thế nào là tuỳ theo sự phát
triển, khám phá của ngành khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi của hệ
thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thơng thường.
2.2. Tính hệ thống
3


Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ thống ấy phải
chặt chẽ. Trước hết là phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn bộ hệ
thống các khái niệm của từng ngành. Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ
thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người
ta biểu thị được và nhận ra được tính hệ thống trong nội dung. Ví dụ: Trong Tốn
học ta có: đại số, hàm số, tham số, hiệu số, thương số, tích số, tổng số, tử số, mẫu
số, cơ số, căn số, hằng số, biến số, biến chính, biến bổ trợ, biến lưỡng trị, biến bù,
biến phụ thuộc, biến riêng, biến độc lập, biến ngẫu nhiên,...
2.3. Tính quốc tế
Trước hết phải là quốc tế hố về mặt nội dung. Đây là yêu cầu tất yếu và nói
chung nội dung khái niệm của một ngành khoa học trong các nước là khơng lệch
nhau. Đó là biểu hiện của sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức chân
lí.
Cái khó là quốc tế hố về mặt hình thức. Khơng thể địi hỏi sự quốc tế hố
hồn tồn về mặt hình thức của các thuật ngữ được, vì mỗi ngơn ngữ có những

thuộc tính riêng của nó. Có nên chăng là chỉ phấn đấu đạt tới tính quốc tế ở cách
xây dựng cấu trúc của mỗi thuật ngữ mà thôi.
Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều ngành khoa học ở một số khu vực trên thế
giới đã có những hệ thống thuật ngữ ít nhiều mang tính quốc tế trong khu vực đó.
Ví dụ: khu vực châu Âu với các ngôn ngữ Ấn Âu; khu vực tiểu Á, Bắc Phi với
tiếng A-rập; khu vực Đông Á và Nam Á với ảnh hưởng của tiếng Hán...”. [Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt, tr.220-221]
3.

Tính tất yếu của thuật ngữ trên báo chí.

Nhìn từ góc độ truyền thơng, thuật ngữ khoa học đặc biệt ở hai phương diện.
Thứ nhất, nó là một lớp từ đặc biệt của tiếng Việt, việc hiểu và sử dụng thuật ngữ
là hết sức khó khăn. Thứ hai, nó là một phương tiện cần yếu cho việc tun truyền
cơng nghiệp hoa, hiện đại hóa trên báo chí hiện nay.
4


Khi muốn thông tin những nội dung về khoa học kỹ thuật thì khơng cịn cách
nào khác hơn là báo chí phải dùng đến thuật ngữ. Việc sử dụng thuật ngữ làm cho
bài báo phong phú thêm không chỉ về mặt từ vựng mà cả mặt ngữ âm và ngữ pháp.
Nhưng cái khó đối với báo chí ở đây là: thơng tin của báo chí, như đã biết, cần
nhanh, đời sống lại ngắn ngủi, mức độ chuyên sâu không rõ. Trong khi đó, cơng
chúng của báo chí lại ở vào rất nhiều trình độ học vấn và văn hóa khác nhau. Đứng
trước tình hình đó, một vấn đề nan giải đặt ra cho báo chí là: Nếu giảm thiểu việc
đăng tải thuật ngữ trên báo chí thì sẽ gặp phải những khó khăn trong việc phản ánh
những thơng tin khoa học kỹ thuật và mặt khác khó có thể thỏa mãn nhu cầu góp
phần nâng cao tri thức cho cơng chúng báo chí. Nếu muốn đảm bảo độ chính xác
của thơng tin và thỏa mãn nhgu cầu nói trên của họ thì báo chí phải sử dụng và
tăng cường sử dụng thuật ngữ khoa học, nhưng điều này lại gặp phải một trở ngại

là hiện thời khả năng của họ trong việc tiếp nhận các thơnbg tin trên báo chí bằng
thuật ngữ khoa học chưa phải ở mức cao. Còn nếu thơng thường hóa thuật ngữ tức
là tìm một cách diễn đạt khác cho những thông tin khoa học kỹ thuật thì rất có thể
sẽ làm sai lạc nội dung của thông tin.
Như vậy, dù thế nào đi nữa sự xuất hiện của thuật ngữ trên báo chí cũng là
tất yếu khó tránh khỏi nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật đang phát triển
mạnh. Vấn đề đặt ra ở đây là: Làm thế nào để tìm được một sự chuẩn mực thống
nhất trong cách dùng thuật ngữ giữa các báo, giữa báo in với báo phát thanh và với
báo hình, giữa báo với tạp chí, giữa báo chí với các loại tài liệu khác như sách giáo
khoa, giáo trình, các văn bản pháp quy, các thơng tư, chỉ thị,…? Làm thể nào để
đăng tải thuật ngữ, nhất là đối với thuật ngữ gốc ngoại cho độc giả có thể dễ tiếp
nhận, không nhầm lẫn? Làm thế nào để đăng tải thuật ngữ vừa đảm bảo độ chính
xác của thông tin lại vừa phù hợp với khả năng tiếp nhận của độc giả, vv..?
II. Vấn đề sử dụng thuật ngữ khoa học trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam

5


1. Thuật ngữ là phương tiện hữu hiệu để phản ánh những thơng tin khoa
học kỹ thuật trên tạp chí.
Các thuật ngữ, xét theo tự thân, là những từ trung tính, khơng mang sắc thái
biểu cảm. Nhưng khi được kết hợp hài hịa với các từ khn mẫu, chúng lại có khả
năng tăng cường tính biểu cảm rất đáng kể.
Ví dụ:
"Chỉ tận dụng được khoảng 70%công suất nhưng vẫn tồn kho lớn vì nhu cầu
trong nước sụt giảm và phải đối mặt với thép nhập khẩu từ Trung Quốc (tăng đến
80% trong 8 tháng đầu năm nay).
Cửa ra khác là xuất khẩu vốn rất nhỏ hẹp, do khó cạnh tranh về giá,
nay lại càng hẹp hơn vì hàng loạt vụ kiện chống bán phá giá… Ngành thép trong
nước đang ở “giữa mn trùng vây”, mà có lẽ cửa ra duy nhất là ở chỗ phải liên

kết lại để bảo vệ thị trường trong nước trước sự “xâm lấn” từ hàng hoá của nước
láng giềng." (Thép nội trước cảnh "tiến thoái lưỡng nan"- TCCKVN điện tử ngày
16/10/2015).
Tạp chí Cơ khí Việt Nam là tạp chí chuyên ngành của ngành cơ khí Việt
Nam phản ánh thông tin và đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực cơ khí, cơng nghiệp, do đó việc dùng thuật ngữ trên tạp chí là điều tất
yếu.Thuật ngữ khoa học với ý nghĩa và nội dung xác định là phương tiện hữu hiệu
để chuyển tải thông tin và kiến thức về lĩnh vực cơ khí, cơng nghiệp, giúp bài báo
tiết kiệm từ ngữ, xúc tích mà vẫn đảm bảo đầy đủ ý nghĩa thơng tin.
Ví dụ:
"Trong tương lai, giả sử một chiếc Ford Fiesta lắp ráp tại Việt Nam và một
chiếc Fiesta tương tự được nhập khẩu về Việt Nam từ Thái Lan với mức giá tương
đương, khi thuế nhập khẩu đã về 0%, thử hỏi người dùng sẽ chọn chiếc xe nào?"
(Vì sao doanh nghiệp bỏ sản xuất ô tô tại Việt Nam - TCCKVN điện tử
ngày23/04/2015).
6


Việc sử dụng thuật ngữ khoa học trên tạp chí vừa phản ánh chính xác nội
dung của những thơng tin khoa học kỹ thuật, vừa thỏa mãn nhu cầu góp phần nâng
cao tri thức cho cơng chúng báo chí của tạp chí.
2.

Số lượng thuật ngữ khoa học trong tin bài của tạp chí ở mức cao.

Hiện nay do khoa học kỹ thuật phát trển mạnh, nhiều lĩnh vực nghiên cứu
mới ra đời, để đảm bảo độ chính xác của thơng tin được đưa lên mặt báo, số lượng
thuật ngữ trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam gia tăng nhanh chóng và xuất hiện với mật
độ ngày càng dày.
Ví dụ:

“Số lượng cơng trình sử dụng kết cấu thép, vật liệu thép tăng nhanh; công
nghệ chế tạokết cấu thép ngày càng tiến bộ; các loại hình kết cấu sử dụng trong
xây dựng cơng trình ngày càng đa dạng.” (Ứng dụng cơng nghệ kết cấu thép trong
những cơng trình giao thơng, đăng trên Tạp chí Cơ khí điện tử ngày 09/9/2015)
Hay: “Triển lãm Metalex Vietnam 2015 đã mang tới những công nghệ tiên
tiến, hiện đại nhất, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất và hiệu suất cao nhất của hơn 500
thương hiệu từ 25 quốc gia, cùng với đó là 7 khu gian hàng đến từ Đức, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái Lan… và Việt Nam. Triển lãm sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam
có thêm nhiều kiến thức mới, sáng kiến, cơ hội mở rộng mạng lưới với các nhà
cung cấp và sản xuất quốc tế.” (Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế tạo và
gia cơng kim loại Việt Nam,đăng trên Tạp chí Cơ khí điện tử ngày 08/10/2015).
Bạn đọc của tạp chí chủ yếu là cán bộ và nhân viên trong ngành, họ là
những người có kiến thức và hiểu biết nhất định về lĩnh vực cơ khí cơng nghiệp
nên có thể tiếp thu được những thông tin trong bài báo. Tuy nhiên việc sử dụng quá
nhiều thuật ngữ khoa học làm cho tạp chí trở nên khó hiểu với độc giả ngồi
ngành, làm cho độc giả ngại đọc, gây khó khăn cho việc mở rộng thị trường của
tạp chí.
3. Nhiều thuật ngữ khoa học bị lạm dụng.
7


Ngồi những bài báo khoa học, đơi khi những tin tức về ngành cơ khí người
viết cũng dùng thuật ngữ khoa học để diễn đạt những nội dung thông thường làm
rối nghĩa, nhòe nghĩa của thuật ngữ, việc sử dụng quá nhiều thuật ngữ một cách
không lựa chọn đã gây phản cảm cho người đọc.
Ví dụ:
“Xây dựng bản đồ cơng nghệ, lộ trình cơng nghệ và đổi mới cơng nghệ là
hoạt động quan trọng hỗ trợ xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học
cơng nghệ cũng như chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực. ”(Lộ trình cơng
nghệ - cần tiếp cận phù hợp, đăng trên Tạp chí Cơ khí điện tử ngày 06/12/2014)

Có thể thấy trong một câu văn mà tác giả sử dụng tới bốn từ “công nghệ” và
hai từ “chiến lược”(là một thuật ngữ quân sự chứ không phải thuật ngữ công
nghiệp) khiến cho ngôn ngữ trong bài báo có vẻ khơng trong sáng và tạo ấn tượng
về sự "khoe chữ" của người viết.
Những thuật ngữ được lựa chọn nếu khơng có những ưu thế thật sự nổi trội
so với cách diễn đạt tương đương trong Tiếng Việt, không tương đối quen thuộc
với công chúng thì có thể cản trở q trình nhận thức của độc giả, làm cho bài báo
trở nên rối rắm khó hiểu.
4.

Nhiều thuật ngữ bị sử dụng sai, không thống nhất.

Cùng là để chỉ số tiền để làm ra sản phẩm thép trong cùng một bài báo tác
giả lúc thì sử dụng là "giá thành", lúc thì tác giả gọi là "giá thép thành phẩm"...
Đối với các thuật ngữ gốc ngoại khi thì được phiên âm khi thì để nguyên
dạng. Thậm chí khi dùng nguyên dạng thuật ngữ gốc ngoại trên tạp chí cũng khơng
có sự nhất qn, khi thì dùng theo Tiếng Anh, khi thì dùng theo tiếng Việt ...
III. Nguyên nhân của những lỗi sai trong việc sử dụng thuật ngữ khoa
học trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam.
Người viết có kiến thức tốt về mặt ngơn ngữ là những cây bút làm chủ được
những thuật ngữ mà họ sử dụng trong bài viết của mình. sự hạn chế về kiến thức
8


ngôn ngữ của người cầm bút dẫn tới thực trạng xuất hiện những lỗi sai trong việc
sử dụng thuật ngữ trên mặt báo. Nguyên nhân chính của việc sử dụng thuật ngữ
sai, khơng thống nhất trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam là do trình độ của đội ngũ nhà
báo về lĩnh vực cơ khí, cơng nghiệp chưa chun sâu trong khi khoa học cơng nghệ
hiện nay thì đang phát triển như vũ bão. Phần lớn những người làm báo của tạp chí
đều xuất thân từ trường báo chí chứ không được đào tạo bài bản về ngành công

nghiệp, cơ khí, trình độ ngoại ngữ khơng cao. Do đó khi đưa tin bài, nhiều thuật
ngữ chuyên ngành các nhà báo cịn hiểu một cách mơ hồ.
Ngồi ra việc sử dụng sai nội dung, sử dụng quá nhiều thuật ngữ, sử dụng
thuật ngữ khơng thống nhất cịn do đội ngũ phóng viên, biên tập viên chưa có nhận
thức một cách tồn diện về cách sử dụng thuật ngữ trên tạp chí, ý thức trách nhiệm
của người cầm bút chưa cao. Nếu nhà báo thật sự để tâm tới tác phẩm của mình,
mong muốn mang lại những “bữa ăn tinh thần” có giá trị với độc giả thì anh ta sẽ
cẩn thận, cân nhắc lựa chọn từng từ ngữ trong tác phẩm của mình sao cho nó mang
lại nhiều thơng tin, kiến thức nhất mà vẫn gần gũi, dễ hiểu với người đọc.
Việc sử dụng thuật ngữ khoa học không thống nhất cịn do tạp chí chưa có
quy định thống nhất cách viết trong các ấn phẩm của mình. Từ đó dẫn đến hiện
tượng mỗi nhà báo có một cách diễn đạt khác nhau, thậm chí cùng một nhà báo,
cùng một bài báo cách sử dụng thuật ngữ cũng không nhất quán.
IV. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuật ngữ khoa
học trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam.
1.

Về phía tạp chí:

Đưa ra quy định thống nhất cách viết thuật ngữ trong các ấn phẩm của tạp
chí.
Tịa soạn cần đưa ra được một quy định thống nhất về việc dùng thuật ngữ
trên tạp chí để có thể dùng thuật ngữ nhất quán theo một hệ thống, có nghĩa là
không dùng các biến thể thuật ngữ khác nhau trong các bài viết đang trên tạp chí.
9


Đối với thuật ngữ khoa học gốc ngoại, cần dùng theo một giải pháp thống nhất,
nghĩa là để nguyên dạng hoặc nhất loạt phiên âm (phiên theo một cách). Khi dùng
nguyên dạng thuật ngữ gốc ngoại, cần nhất quán dùng theo một thứ ngữ (tránh

trường hợp khi thì dùng theo tiếng Anh, khi thì dùng theo tiếng Pháp vv...).
Khi tuyển cán bộ, công chức cần đề cao năng lực sử dụng ngôn ngữ của ứng
vięn
Khi tuyển dụng cán bộ vŕo lŕm việc, tňa soạn nęn lựa chọn những người có
trình độ khoa học cao, có vốn từ vựng sâu rộng, có hiểu biết về khoa học cơng
nghệ , am tường các thuật ngữ chuyên ngành.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong
sáng tạo tác phẩm báo chí.
Việc lạm dụng thuật ngữ khoa học, sử dụng sai thuật ngữ khoa học trên Tạp
chí Cơ khí Việt Nam cho thấy việc mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng ngơn
ngữ trên báo chí là cần thiết. Tạp chí cần quan tâm hơn nữa đến cơng tác đào tạo
lại, nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, mở các lớp
bồi dưỡng ngắn về kỹ năng sử dụng ngôn từ cho đội ngữ phóng viên, biên tập viên.
Những lớp bồi dưỡng này giúp phóng viên, biên tập viên nâng cao nhận thức về
việc lựa chọn sử dụng thuật ngữ trên báo chí. Trên cơ sở đó cung cấp những kiến
thức lý luận cơ bản, những cách thức, kinh nghiệm sử dụng thuật ngữ khoa học
trên tạp chí một cách hiệu quả nhất, giúp họ có nhiều phương tiện hơn trong việc
diễn tả điều mình muốn thể hiện.
Ban biên tập nên tổ chức giao lưu trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ qua các
buổi bình báo hoặc các cuộc điều tra thăm dị ý kiến cơng chúng.
Tổ chức các buổi bình báo là một hình thức đơn giản nhưng lại rất hiệu quả
đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng thuật ngữ khoa học trên tạp chí. Qua những
buổi bình báo như vậy các đồng nghiệp có thể cùng nhau trao đổi về kỹ năng nghề

10


nghiệp, rút ra những kinh nghiệm cần thiết khi sử dụng thuật ngữ khoa học trong
các bài báo của tạp chí.
Mỗi tháng một lần, ban biên tập tập hợp các phóng viên, biên tập viên tổ

chức một buổi họp ngắn phê bình về các tác phẩm đã được đăng tải trong tháng.
Các phóng viên, biên tập viên cùng nhau chỉ ra những sai sót, mặt tốt và chưa tốt,
được và chưa được về sử dụng ngơn ngữ nói chung và thuật ngữ khoa học nói
riêng, qua đó đưa ra nhận xét để rút kinh nghiệm. Khi điều kiện cho phép có thể
mời các nhà báo, chuyên gia tới dự và phát biểu ý kiến.
Cùng với việc bình báo, ban biên tập tạp chí cũng nên tổ chức các cuộc thăm
dị ý kiến công chúng. Độc giả là đối tượng mà tạp chí hướng tới, do vậy cần chú ý
lắng nghe các ý kiến phản hồi của công chúng. Đặc biệt là những ý kiến phê phán,
chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng thuật ngữ khoa học trên tạp chí. Đây là cơ
sở đáng tin cậy vì độc giả đích thực thường rất cơng tâm trong nhận xét đánh giá,
thêm vào đó, những người gửi ý kiến phê phán về cơ bản là nhưngx người có kiến
thức vững vàng về vấn đề họ quan tâm. Từ đó tịa soạn rút kinh nghiệm và đưa ra
những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tạp chí, tăng độ hấp dẫn đối với
bạn đọc.
2. Về phía nhà báo
Muốn có một tác phẩm báo chí hay, ngồi khả năng lựa chọn thơng tin, chi
tiết, cần phải có kỹ năng viết sao cho sinh động hấp dẫn, điều đó người làm báo
phải có vốn ngơn ngữ phong phú. Những bài báo hay, tiêu biểu sẽ góp phần tạo nên
phong cách, dấu ấn cá nhân của nhà báo. Mỗi phóng viên phải khơng ngừng rèn
luyện năng lực nghề nghiệp, nâng cao trình độ về mặt ngơn ngữ. Qua tác phẩm của
mình nhà báo phải làm cho bạn đọc hiểu đúng, hiểu đầy đủ về những vấn đề mình
viết.
Việc sử dụng thuật ngữ khoa học trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam hiện nay bộc
lộ những lỗ hổng kiến thức về ngôn ngữ báo chí của người cầm bút. Nguyên nhân
11


chủ yếu là do nhà báo ít chịu nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng con đường
tự học, tự trau dồi… Do đó trong nhiều bài báo tác giả đã sử dụng thuật ngữ khoa
học một cách lạm dụng, không phù hợp, không thống nhất... Điều này đồng thời

cũng phản ánh sự cẩu thả của nhà báo trong q trình sáng tạo tác phẩm hiện nay.
Trong tạp chí hiện nay cũng có những người làm báo ít có kiến thức về mặt
ngôn ngữ do nhiều lý do chủ quan và khách quan. Chẳng hạn nhà báo do hoàn
cảnh đào tạo gấp nên việc đào tạo không hệ thống, những kiến thức về mặt ngôn
ngữ của họ chỉ thu nhận được ít ỏi trong q trình đào tạo ở trường báo chí. Thời
lượng dành cho mơn học này rất ngắn do đó phóng viên mơ hồ trong cách sử dụng
thuật ngữ của mình cịn biên tập viên thì lúng túng không biết sửa bài thế nào cho
đúng.
Để tránh những thiếu sót đáng tiếc trong việc sử dụng thuật ngữ khoa học
trên Tạp chí Cơ khí Việt nam, để có những bài báo hay, ấn tượng, hấp dẫn, đội ngũ
những người làm báo cần thường xuyên trau dồi, cập nhật vốn kiến thức từ vựng
thuật ngữ khoa học của mình. Tích cực, chủ động tự lực và sáng tạo trong học tập,
tìm cách nâng cao hiểu biết của mình về vốn từ thuật ngữ khoa học bằng nhiều
kênh tiếp cận: đọc, nghe, nhìn…
Để trang bị cho mình phong kiến thức về ngôn ngữ đầu tiên người viết báo
cần phải đọc. Đọc là một trong những thao tác quan trọng hàng đầu. Thông qua
việc đọc hàng ngày, giúp nhà báo nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết về nhiều
lĩnh vực. Chúng ta biết trình độ văn hóa của cơng chúng ngày một phát triển cao,
người làm nghề báo càng phải khơng ngừng đọc và tự học liên tục, thì mới sáng
tạo ra tác phẩm báo chí đáp ứng được yêu cầu của công chúng.
Nên thường xuyên đọc các bài viết liên quan đến vấn đề sử dụng ngôn từ
trên báo chí trên các tạp chí như: Ngơn ngữ và đời sống (Hội Ngôn ngữ học Việt
Nam), Nghề báo (Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh), Người làm báo (Hội nhà
báo Việt Nam)… Đồng thời không nên bỏ qua những cuốn sách được dư luận xã
12


hội rộng rãi thừa nhận của các chuyên gia về ngơn ngữ báo chí. Ngồi ra, phải tạo
cho mình thói quen tra cứu từ điển, sách hướng dẫn hoặc trao đổi với các chuyên
gia khi chưa rõ hay gặp những băn khoăn trong việc sử dụng ngơn từ.

Ngồi ra người cầm bút mỗi khi phản ánh vấn đề cần cân nhắc lựa chọn việc
sử dụng từ ngữ sao cho vừa đảm bảo độ chính xác của thơng tin lại vừa phù hợp
với khả năng tiếp nhận của độc giả, không tùy tiện sử dụng thuật ngữ theo sở thích
cá nhân cũng như không tùy tiện rút gọn cấu trúc thuật ngữ; không dùng thuật ngữ
khoa học để diễn đạt những nội dung thông thường của bài báo, giúp cho ngôn ngữ
của bài báo được trong sáng dễ hiểu nhất đối với độc giả. Muốn như vậy, mỗi
người làm báo của tạp chí phải khơng ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của
mình, thật sự tâm huyết và có trách nhiệm với "đứa con tinh thần" do mình "sinh"
ra.

KẾT LUẬN
Thuật ngữ khoa học đã góp phần khơng nhỏ vào việc tun truyền các thông
tin khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí của độc giả ngày càng lớn.
Bằng cách tiếp cận lý thuyết và khảo sát trực tiếp tiểu luận đã nêu lên thực
trạng, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả việc sử dụng thuật ngữ khoa học trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam hiện nay.
13


Thơng qua khảo sát có thể thấy khi muốn thơng tin về khoa học kỹ thuật thì
khơng cịn cách nào khác hơn là dùng đến thuật ngữ. Để đảm bảo độ chính xác của
thơng tin và thỏa mãn nhu cầu của cơng chúng tạp chí phải tăng cường sử dụng
thuật ngữ khoa học.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công nhất định, tạp chí cũng bộc lộ rõ
những hạn chế của việc sử dụng thuật ngữ khoa học. Điển hình là việc sử dụng sai
ý nghĩa thuật ngữ, lạm dụng thuật ngữ trong bài báo làm giảm tốc độ tiếp nhận
thông tin của người đọc.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhà báo và cả ban biên tập chưa thực sự am hiểu
về những thuật ngữ mà mình sử dụng, cẩu thả trong cách lựa chọn từ ngữ trong tác
phẩm của mình, tạp chí chưa đưa ra được chuẩn mực thống nhất trong cách dùng

thuật ngữ trên tạp chí...
Từ những ưu nhược điểm trên, tác giả tiểu luận xin được rút ra một số bài
học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tác
phẩm của tạp chí:
Bài học kinh nghiệm: Khi sử dụng thuật ngữ báo chí, người cầm bút phải am
tường về ý nghĩa và cách sử dụng của nó, sử dụng thuật ngữ đúng lúc, đúng chỗ,
có nghĩa là các thuật ngữ được sử dụng phải được cân nhắc lựa chọn cẩn thận,
không sử dụng thuật ngữ một cách tùy tiện theo sở thích cá nhân; khơng lạm dụng
thuật ngữ để diễn tả những nội dung thông thường trong bài báo, sử dụng thuật ngữ
với số lượng quá nhiều sẽ làm giảm tốc độ tiếp cận thông tin của độc giả, đôi khi
đánh đố người đọc; cần dùng thuật ngữ thống nhất theo một hệ thống, đặc biệt lưu
ý hiện tượng các biến thể thuật ngữ để tránh tình trạng trong một bài báo xuất hiện
nhiều biến thể ...
Để phát huy được những bài học kinh nghiệm nêu trên thì cần chú ý tới các
giải pháp sau: Tạp chí cần mở các lớp bồi dưỡng ngắn về cách sử dụng ngôn ngữ
trên mặt báo nói chung, cách sử dụng thuật ngữ khoa học nói riêng. Ban biên tập
14


nên tổ chức giao lưu trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ qua các buổi bình báo hoặc
các cuộc điều tra, thăm dị ý kiến cơng chúng. Đặc biệt bản thân mỗi nhà báo cần
tự rèn luyện để nâng cao trình độ sử dụng thuật ngữ khoa học trong sáng tạo tác
phẩm báo chí của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hồng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí.

NXB Lao động, Hà Nội.

2.

Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hồng Trọng Phiến (2013), Cơ sở

ngơn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam
15


3.

Vũ Quang Hào (2012), Ngơn ngữ báo chí, NXB Thơng tấn.

4.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao

5.

Tạp chí Cơ khí Việt Nam điện tử.

Động.

16



×