Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Ths triet hoc triết lý nhân quả trong phật giáo và ảnh hưởng đối với việc giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.5 KB, 82 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: TRIẾT LÝ NHÂN QUẢ TRONG PHẬT GIÁO.......................8
1.1. Khái niệm nhân quả trong Phật giáo...................................................8
1.2. Nội dung triết lý Nhân quả trong Phật giáo.........................................9
1.3. Điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm về nhân quả của
Phật giáo và triết học Mác - Lênin......................................................29
1.4. Triết lý nhân quả của Phật giáo ở Việt Nam......................................33
Chương 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT LÝ NHÂN QUẢ TRONG VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY..............45
2.1. Vấn đề đạo đức con người Việt Nam hiện nay..................................45
2.2. Vai trò của triết lý Nhân quả trong việc giáo dục ý thức đạo đức
con người Việt Nam hiện nay..............................................................47
2.3. Vai trò của triết lý Nhân quả trong việc giáo dục hành vi đạo đức
con người Việt Nam hiện nay..............................................................50
2.4. Vai trò của triết lý nhân quả trong quan hệ đạo đức của con người
Việt Nam hiện nay...............................................................................54
KẾT LUẬN....................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................78


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là cái mà mỗi con người được giáo dục và tự rèn luyện từ khi
đi học vỡ lòng cho tới lúc trưởng thành. Có thể nói rằng, đạo đức trước hết
phải xuất phát từ tình người, tấm lịng nhân ái, u thương con người. Người
Việt Nam ta có câu: trăm cái lý khơng bằng tí cái tình; có lẽ người Á đơng nói
chung và người Việt Nam ta nói riêng sống thiên về tình cảm, coi trọng tình


cảm con người và chính điều đó đã tạo nên một dân tộc kiên cường, bất khuất.
Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách đã được dân tộc ta vun
đúc, giữ gìn hàng nghìn năm nay, những câu chuyện mà chúng ta đã từng
nghe về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm đầy tính nhân văn sâu sắc.
Ngày nay, do áp lực của đồng tiền mà nhiều người đã tha hóa đạo
đức của mình, làm những việc phi pháp. Đổi mới, hội nhập đã tạo cho
chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng cho chúng ta những bài học đau xót. Sự
du nhập văn hóa ngoại lai, lối sống bạo lực đang tác động mạnh mẽ, tiêu
cực đến toàn xã hội. Trong đời sống như thế, chúng ta không thể tránh khỏi
những phiền muộn, tranh giành, hận thù, thậm chí bất chấp thủ đoạn, nhẫn
tâm để đạt mục đích mà mình muốn có. Con người cứ mãi chạy theo lợi
danh và tham vọng, có đơi khi khơng kiểm sốt được chính mình đang làm
như thế nào, hành xử ra sao.
Trước sự bất lực trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội, con
người không biết bấu víu vào đâu nên phải dựa vào tơn giáo. Bất cứ một tơn
giáo, tín ngưỡng nào cũng đều khuyến khích con người làm điều thiện, vươn
tới cái đẹp, cái cao cả vì lợi ích bản thân và cộng đồng, tránh làm điều xấu,
điều độc ác. Tôn giáo hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống tinh thần của nhiều người. Nó góp phần hồn thiện nhân cách đạo


2

đức, hướng họ vươn tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy,
những quan niệm về đạo đức trong tơn giáo cịn có rất nhiều yếu tố tích cực
cần phải được kế thừa và phát huy.
Phật giáo là một tôn giáo đã phát triển và bén rễ sâu trong đời sống xã
hội Việt Nam, hội nhập, hòa quyện với tín ngưỡng và văn hóa dân gian, gắn
bó với dân tộc Việt Nam sâu sắc.

Phật giáo được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần
định hình nên các quan niệm, chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức trong xã hội.
Trong hệ thống giáo lý Phật giáo, chúng ta có thể tìm thấy những cơ sở lý
luận xác thực cho vấn đề đạo đức xã họi, hướng con người tói Chân, Thiện,
Mỹ. Theo Phật giáo, con người quên mất sự rèn luyện bản chất và đức tính tốt
của chính mình là do khơng hiểu được triết lý Nhân quả và tương quan tương
duyên nội tại giữa đời sống con người. Chính vì vậy, cần phải kế thừa triết lý
Nhân quả trong Phật giáo để góp phần vào việc giáo dục đạo đức con người
Việt Nam hiện nay.
Đó là lý do người viết chọn đề tài “Triết lý Nhân quả trong Phật giáo
và ảnh hưởng đối với việc giáo dục đạo đức con người
Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phật giáo có lịch sử phát triển lâu dài và có nhiều đóng góp lớn cho tư
tưởng nhân loại, chính vì vậy mà Phật giáo có sức thu hút đặc biệt đối với giới
nghiên cứu khoa học xã hội và cả ngoài giới khoa học xã hội. Có thể nói các
đề tài, các cơng trình nghiên cứu triết học Phật giáo đã được khai thác trên
nhiều khía cạnh khác nhau: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan, giải
thoát luận, đạo đức... với số lượng các cơng trình rất phong phú và đồ sộ.
Riêng các đề tài về nhân quả của Phật giáo cũng rất đáng kể. Tuy nhiên với
mục đích là trình bày một cách có hệ thống tư tưởng nhân quả của Phật giáo
trên cơ sở đó chỉ ra một số ý nghĩa nhân văn của tư tưởng này dưới góc độ


3

triết học. Vì vậy tác giả luận văn này có tham khảo một số các tác phẩm, cơng
trình nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho luận văn của mình. Có thể tổng
quan thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận án theo hai nhóm sau:
- Những cơng trình nghiên cứu về quan niệm nhân quả, nghiệp báo,

luân hồi của Phật giáo.
- Những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đến đời
sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam.
Về tư tưởng nhân quả Phật giáo có các tác phẩm như:
- Kimura Taiken (Thích Quảng Độ dịch) (1971), Nguyên thuỷ Phật
giáo tư tưởng luận, Nxb Thăng Long, Sài Gòn. Đây là tác phẩm được đánh
giá cao về nội dung khi trình bày tư tưởng nhân quả Phật giáo có tính chân
xác, truyền tải được tư tưởng của đức Phật và nêu rõ tư tưởng này được trình
bày trong kinh điển nào. Đây là tư liệu tham khảo giá trị khi đánh giá về tư
tưởng nhân quả của Phật giáo nguyên thủy. Sách trình bày dưới dạng trích dẫn
các câu đức Phật thuyết giảng về duyên khởi, nhân quả, nghiệp... Nội dung
của nó gồm ba Thiên, trong đó triết lý nhân quả tập trung ở Thiên thứ hai (thế
giới quan hiện thực - luận về Khổ, Tập đế), chương 1 (nhân quả quan về
nguyên lý thế giới), chương 4 (nghiệp và luân hồi), chương 5 (luận về mười
hai duyên khởi).
- Thích Ấn Thuận, “Phật pháp khái luận”, Nxb Đại học và Giáo dục
chuyện nghiệp, Hà Nội, 1992. Cuốn “Phật pháp khái luận” gồm 20 chương do
Pháp sư Ấn Thuận tập hợp những bài giảng về Kinh A hàm tại Viện Giáo lý
Hán Tạng Bắc Bồi năm 1943, và tại Hạ Đào năm 1948 rồi sắp xếp chỉnh lý lại
mà thành. Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống về một số vấn đề lý
luận cơ bản của Phật giáo như: Lý luận trung đạo duyên khởi, về nghiệp luân
hồi của hữu tình, về chính giác giải thốt, nhân quả… trên cơ sở lý luận của
Kinh A hàm và bộ Trung quán luận của Ngài Long Thọ, lại bám chắc bào


4

nguyên tắc “Tứ y” (Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y liễu nghĩa bất y
liễu nghĩa, y trí bất y thức) để tìm tịi suy nghĩ, nên có nhiều kiến giải sâu sắc,
mới vẻ, độc đáo và hợp lý về Phật pháp nói chung, triết lý nhan quả nói riêng.

- Thích Thiện Siêu, Chữ nghiệp trong đạo Phật, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội, 2001. Theo tác giả, “định nghiệp” tức là đã tạo nhân gì phải gặt quả
nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Khơng thể có
nhân mà khơng có quả, hay có quả mà khơng bắt nguồn từ nhân sinh ra. Tuy
nhiên, luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngồi sắp đặt mà
chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp
nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Tuy vậy, nếu đời
sống hiện tại hoàn toàn do nghiệp quá khứ của chúng ta quy định chi phối,
chúng ta khơng có chút quyền gì can dự thay đổi thì nghiệp cũng sẽ giống
như định mệnh, thiên mệnh, và vấn đề tự do ý chí của con người không tồn
tại thật. Một khi đã hiểu được “nghiệp định” đúng đắn sẽ giúp con người
nhụt chí, trái lại, làm cho chúng ta tự tin hy vọng. Khi đã biết rõ điều đó thì
sẽ hiểu việc gì do mình gây ra thì cũng do mình thay đổi chứ khơng thể cậy
ai thay đổi giúp. Khi đó ta sẽ cố gắng lập chí sửa đổi theo ý chí tự do của
mình. Ngồi ra, tác giả cịn làm rõ một vài nội dung khác liên quan tới
Nghiệp như phân loại nghiệp, nghiệp và luân hồi…
-Thích Chơn Quang (1989), “Luận về nhân quả”, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội. Tác giả cho rằng đối con người hướng đến đạo Phật nhằm: Một là sống
trong luân hồi bớt đau khổ, có phước bão cõi trời cõi người. Hai là thoát khỏi
luân hồi, chấm dứt sinh tử, có được niết bàn an vui. Ba là giáo hóa cho chúng
sinh hướng đến giải thốt, chứng ngộ Niết bàn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện
được những mục đích đó, địi hỏi chúng sinh phải hiểu được triết lý nhân quả
vì nó là một trong những nền tảng của đạo Phật. Cuốn sách được chia làm hai
phần. Phần đầu tác giả đi vào lý giải cách hiểu và môi trường của nhân quả.


5

Phần hai là một số trường hợp điển hình về nhân quả gồm: nhân quả thế gian,
nhân quả xuất thế gian, nhân quả Bồ tát. Theo tác giả, nếu chúng ta nhận thức

được lý thuyết nhân quả thì sẽ giúp chúng ta làm chủ được cuộc đời của bản
thân mình, sẽ đưa cuộc đời chúng ta theo ý muốn của chúng ta chứ không
phải là một vị thần linh, thượng đế nào đó quyết định.
- D.J.Kalupahana, Đồng Loại, Trần Nguyên Trung dịch (2007), Nhân
quả triết lý trung tâm Phật giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chủ
yếu của tác phẩm là phân tích bản chất của thuyết nhân quả Phật giáo được
trình bày trong nền văn học cổ điển Pali và kinh điển A Hàm cũng như những
trường phái triết học Phật giáo như Trung quán luận và Duy thức tơng.. Thơng
qua đó, làm nổi bật điểm đặc sắc của nhân quả Phật giáo về phương diện trách
nhiệm và giá trị đạo đức trong bối cảnh đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
Tác giả khẳng định, căn cứ theo thuyết nhân quả của Phật giáo thì tất cả mọi
thứ là tập hợp của nhân và duyên, tồn tại, phát triển và hoại diệt để tạo thành
cái khác bằng một chuỗi tương thuộc của các nguyên nhân.
Ngoài ra cịn một số các cơng trình khác (sách tham khảo, bài đăng
trên các tạp chí khoa học…) cũng ít nhiều đề cập đến nhân sinh quan Phật
giáo nói chung, quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luân hồi nói riêng như:
Văn Xương Đế Quân, Quảng Tráng lược dịch (2039), Nhân quả báo ứng,
Nxb Tơn giáo, Hà Nội; Thích Đạt Ma Phổ Giác (2013), Nhân quả & số phận
con người, Nxb Hồng Đức, Hà Nội; Thích Thiện Hoa ( 2007), Xây dựng đời
sống trên nền nhân quả, nghiệp và ln hồi, Nxb Tơn giáo, Hà Nội; Thích
Giác Nghiên (2009), Nhân quả luân hồi, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Nguyễn
Hùng Hậu (Minh Không) (2002), “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam”,
Nxb Khoa học xã hội.


6

Thơng qua những cơng trình này, tác giả đã bước đầu nhận diện được
khái niệm, nội dung, phân loại và tính chất của các quan niệm về nhân quả,
nghiệp báo, ln hồi của Phật giáo. Đó chính là cơ sở để tác giả khai thác và

triển khai vào luận văn triết học của mình.
Về các đánh giá ý nghĩa của nhân quả Phật giáo có các tác phẩm:
- Thích Chơn Quang (1989), Luận về nhân quả, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội; Thích Tâm Thuận (2006), Những câu chuyện về nhân quả, Nxb Tơn
giáo, Hà Nội; Thích Chân Tính (2006), Lành dữ nghiệp báo, Nxb Tơn giáo,
Hà Nội. Các tác giả trích các mẩu chuyện có liên quan đến nhân quả có thể
từ các kinh Phật khác nhau hay các câu chuyện nhân quả ở các nước chủ
yếu nhằm nhấn mạnh giá trị răn đe con người không nên làm việc xấu việc
ác, khuyến khích con người hướng thiện làm điều tốt, giúp con người có
niềm tin, khơng bi quan chán nản, khơng sợ hại, biết tự điều chỉnh hành vi
của mình... Mỗi câu chuyện là một ý nghĩa cụ thể do vậy có sức thuyết
phục, tính thực tế cao. Tuy nhiên các tác phẩm có xu hướng nhấn mạnh đến
ý nghĩa tôn giáo, các câu chuyện xen nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường nên
cần phải có sự xem xét, chọn lọc, đánh giá khi tham khảo. Đặc biệt trong
“Nguyên thủy phật giáo tư tưởng luận”, ở Thiên thứ ba (Lý tưởng về sự
thực hiện - Luận về Diệt và Đạo đế), chương 2 ( khái luận về đạo đức) có
bàn đến vai trị của Phật giáo nói chung, triết lý nhân quả nói riêng trong
việc giáo dục đạo đức gia đình, chính trị, xã hội cho con người.
Trên cơ sở kế thừa các ý nghĩa của những đề tài đi trước, luận văn này
hy vọng sẽ làm rõ hơn nữa một số giá trị của tư tưởng nhân quả Phật giáo từ
góc độ triết học, tơn giáo nói chung và đặc biệt là các giá trị này từ góc độ
tính nhân văn, nhất là đối với đời sống tinh thần người Việt Nam


7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về triết lý Nhân quả trong Phật giáo và ảnh hưởng
của nó trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, góp phần làm rõ triết lý Nhân quả trong Phật giáo.
Hai là, phân tích ảnh hưởng của triết lý Nhân quả trong việc giáo dục
đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu triết lý Nhân quả trong Phật giáo
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu triết lý Nhân quả trong Phật giáo
nguyên thủy.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương
pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học như: quan điểm khách quan của sự xem
xét, quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể. Hơn
nữa, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các
phương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại, so sánh, lơgíc - lịch sử,
khái qt hoá, hệ thống hoá và một số phương pháp hỗ trợ khác.


8

6. Cái mới của luận văn
Luận văn góp phần làm phong phú thêm khối lượng cơng trình nghiên

cứu về triết lý Nhân quả trong Phật giáo; làm rõ hơn về triết lý Nhân quả và
phân tích vai trị của triết lý Nhân quả trong việc giáo dục đạo đức con người
Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
chuyên ngành triết học và tôn giáo học, hay những người quan tâm.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn
được chia làm 2 chương, 8 tiết
Chương 1
TRIẾT LÝ NHÂN QUẢ TRONG PHẬT GIÁO
1.1. Khái niệm nhân quả trong Phật giáo
Khi Đức Phật đắc đạo dưới gốc cây bồ đề, Ngài chứng được tam minh,
lục thông, thấy được do nguyên nhân nào con người luân hồi trong lục đạo,
thấy được vô lượng kiếp quá khứ. Đức Phật đã nhận ra quy luật nhân quả là
một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong cả quá khứ, hiện tại và vị lai,
không lệ thuộc vào thời gian hay không gian, chi phối vạn pháp trong thế
giới. Quy luật này được giáo lý của đạo Phật hồn chỉnh và ln ln được đề
cập trong tam tạng kinh điển. Luật nhân quả trở thành triết lý căn bản, quan
trọng trong Phật giáo.
Theo Phật giáo, nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Trong thế giới
tương quan của hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng đều có những nguyên nhân
của nó. Nguyên nhân cho sự có mặt của các hiện hữu tồn tại gọi là nhân, và


9

sự hiện hữu gọi là quả. Nếu nhân là hạt giống thì quả là mầm cây. Nếu nhân là
mầm cây thì quả là sự đơm hoa kết trái...
“Kinh Pháp Cú” nói đến “luật nhân quả”. Trong đó, “nhân” nghĩa là

nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh
sinh ra một vật vơ hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc
vơ hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình
thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau
mà có. Mỗi sự vật đều vừa là nhân cho một sự vật ở tương lai, vừa là quả cho
cái nhân quá khứ. Ví như hạt đậu là cái nhân cho cây đậu trong tương lai, nếu
hạt đậu đó được gieo trồng. Hạt đậu ấy cũng chính là kết quả của những cây
đậu trong quá khứ. Nhân và quả tiếp nối nhau, đắp đổi nhau như những vịng
sinh diệt khơn cùng.
Phật pháp khơng bàn sng về nhân quả, mà nắm bắt cái tính tất nhiên
của nhân quả ngay trong các sự vật hiện tượng. Cái quy luật tất nhiên ấy, Phật
pháp cũng không thể làm cho nó biến đổi được. Thành Phật chính là giác ngộ
được quy luật nhân quả, vô thường, duyên sinh rồi nương vào pháp nhân
duyên thanh tịnh mà đạt đến cảnh giới của người giải thoát.
1.2. Nội dung triết lý Nhân quả trong Phật giáo
1.2.1. Một số phạm trù cơ bản trong triết lý nhân quả của Phật giáo
Thuyết nhân quả được coi là triết lý trung tâm của Phật giáo, với ba
phạm trù cơ bản là nhân, duyên và quả. Đây là một triết lý vô cùng sâu sắc
và thấm đẫm tính nhân văn. Chính vì vậy, để có thể thơng suốt được thuyết
nhân quả, ngồi ba phạm trù chính là nhân, duyên và quả, cần hiểu được các
phạm trù khác có liên quan như duyên khởi, luân hồi, nghiệp báo và thấy
được mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại giữa chúng.


10

1.2.1.1. Nhân duyên
Thuyết nhân quả của nhà Phật, hay nói đầy đủ là nhân - duyên - quả là
một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, khơng mang tính
chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Đức Phật

không phải là người khai sinh ra đạo lý này, nhưng Ngài đã thấu hiểu nó đến
tột cùng và trao truyền cho các mơn đệ, giúp các mơn đệ của mình tu tập, giác
ngộ, đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình trong cuộc sống
như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước.
Nhân dun quan Phật giáo chỉ rõ rằng: các pháp do nhân duyên sinh,
tức là mọi hiện tượng đều do nhân duyên tạo thành. Kinh Tạp A hàm, quyển
2, kinh 53 có nói: “Ta bàn nhân nói nhân (…) có nhân có duyên thành thế
gian, có nhân có duyên thế gian thành; có nhân có duyên diệt thế gian, có
nhân có duyên thế gian diệt”. Theo kinh điển Pali, nhân (hetu) và duyên
(paccaga) gắn liền với nhau. Có thể hiểu rộng ra nhân dun chính là quan
hệ, là điều kiện để từ đó các pháp nương vào nhau mà tồn tại. Sự sinh khởi
của mỗi pháp phải có đủ một số điều kiện nào đó, phàm những điều kiện có
khả năng sinh khởi một pháp nào thì các điều kiện ấy được gọi là nhân
duyên của pháp ấy. Không những chỉ sự sinh khởi, mà ngay cả sự phủ định
của một pháp nào đó, khi nó diệt, cũng chẳng phải là ngẫu nhiên mà là có đủ
những điều kiện chướng ngại hoặc phá hoại mà những điều kiện ấy cũng có
thể được gọi là “nhân duyên” [43, tr.147]. Nhân duyên và nhân quả tuy rằng
khác nhau nhưng lại có mối tương quan chặt chẽ, mật thiết với nhau. Nhân
duyên là một quá trình giúp tạo nên nhân quả. Nói ví dụ, một hạt giống tức
là nhân phải có duyên tức là đất, nước, gió, nhiệt độ, … mới trở thành một
cái cây đơm hoa kết trái được, tức là quả. Nhân là nguyên nhân, nguồn gốc,
mầm mống; quả là kết quả, thành tựu, báo ứng. Tất cả mọi sự vật hiện tượng
trên đời, không vật gì do ngẫu nhiên tạo ra, mà phải có ngun nhân từ


11

trước. Tuy nhiên, một nguyên nhân muốn có kết quả, phải có sự hỗ trợ của
nhiều yếu tố gọi là duyên. Vì vậy, duyên là điều kiện (điều kiện xấu hay tốt
được gọi là nghịch duyên hay thuận duyên), là yếu tố tác động giữa nhân và

quả. Tất cả mọi sự trên thế gian này đều do nhân duyên hợp thành. “Thế giới
này, về phương diện thời gian, người ta thấy vô số quan hệ nhân quả, về
phương diện không gian nó được dệt thành bởi vơ số quan hệ hỗ tương tồn
tại. Nếu trương tấm lưới vĩ đại này lên thì người ta thấy tất cả đều chằng chịt
lấy nhau, nương vào nhau mà tồn tại: đó là tinh thần của thuyết “Chư pháp
nhân duyên sinh” vậy. Cái mà Phật giáo gọi là hữu vi pháp (samkhata
dhamma) chính là chỉ cái thế giới nhân-duyên-sinh này” [39, tr.393].
Theo Phật giáo, vai trị của dun rất quan trọng trong chuỗi chuyển
hóa nhân quả. Nó khơng đơn giản chỉ là điều kiện hỗ trợ để nhân tạo thành
quả rồi sau đó khơng cịn vai trị gì nữa. Vì nhân, dun, quả chuyển hóa lẫn
nhau liên tục nên một sự vật có thể vừa là nhân, vừa là dun, vừa là quả.
Chính vì vậy quá trình tác động của duyên trong chuỗi nhân quả diễn ra
thường xuyên liên tục. Mặt khác, duyên có thể tác động đến nhân theo hai
hướng tích cực hoặc tiêu cực nên khơng có quả cố định. Cùng một nhân
nhưng duyên khác nhau thì cho quả khác nhau. Vì thế, có thể thay đổi chiều
hướng tác động của nhân hay chiều hướng biến đổi của quả thơng qua q
trình tác động vào duyên. Từ nhân đến quả phải trải qua một quá trình chịu sự
tác động và ảnh hưởng to lớn của các yếu tố duyên theo một tiến trình tất yếu
(nhân- dun- quả), vậy nên đơi lúc ta thấy tuy quả cùng đẳng loại với nhân,
nhưng vẫn khác nhau vì nó tùy thuộc vào sự tác động mạnh hay yếu, thuận
hay nghịch của các duyên ở trung gian. Tuy quả không cứng nhắc, cố định.
nhưng vẫn từ nhân và dun mà hình thành vì vậy thơng qua quả vẫn có thể lý
giải được nguyên nhân nào và cơ duyên nào để tạo thành quả đó.


12

Mục đích cuối cùng của Phật giáo là hướng con người đến đỉnh cao
giác ngộ, giải thốt, bình đẳng. Nghĩa là, thực hiện một nhân sinh quan có đủ
ba mặt: hạnh phúc, tự do, đại đồng. Thuyết nhân quả của Phật giáo đã chỉ ra

rằng: khổ có nhiều nguyên nhân, và do nhiều duyên tác động, do đó nỗi khổ
mà mỗi người phải gánh chịu là khác nhau tức là quả tạo ra là khác nhau.
Chính vì vậy, khổ khơng phải là định mệnh của mỗi người do bất cứ thế lực
siêu nhiên nào quy định, cũng không phải là cái bất biến khơng thể xóa bỏ
hoặc thay đổi. Triết lý nhân quả trong Phật giáo nhấn mạnh đến việc con
người có thể thay đổi hoặc tiêu diệt nỗi khổ thông qua việc tác động vào các
yếu tố duyên để từ đó thay đổi q trình tạo quả theo hướng tích cực, giảm
khổ hoặc diệt khổ.
Có thể thấy, quan niệm về nhân - duyên - quả của Phật giáo thực sự là
một tư tưởng tiến bộ vượt bậc ở thời Ấn Độ cổ đại. Thông qua việc chỉ ra
chuỗi chuyển hóa liên tục nhân - duyên - quả đã giúp mỗi người có một cách
nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống của chính mình, phủ định sự tồn tại của
thần linh cũng như vai trò của thần linh trong việc ấn định số mệnh cho mn
lồi vạn vật. Mặt khác, thơng qua vai trị của yếu tố dun trong q trình
nhân tạo quả để tiến đến tư tưởng xóa tan mọi đặc quyền giai cấp, đem đến
cho con người niềm tin, ý chí, sự chủ động nỗ lực để tự mình diệt khổ, tiến tới
giác ngộ và giải thốt.
1.2.1.2. Dun khởi
Theo Phật giáo, “sự định nghĩa về duyên khởi pháp là: “cái này có nên
cái kia có; cái này sinh nên cái kia sinh”, thuyết minh cái quy luật đối đãi
nương nhau mà tồn tại” [43, tr.156]. Theo đó, “cái này” và “cái kia” là phiếm
chỉ hai pháp nhân quả, cịn chữ “nên” được dùng để nói lên mối quan hệ giữa
nhân và quả. Duyên khởi quan của Phật cực kỳ sâu rộng nên trong Tạp A
hàm, quyển 12, kinh 293 Ngài nói: “Chỗ rất sâu xa ấy là duyên khởi”. Theo


13

pháp duyên khởi thì quả từ nhân mà sinh, sự nhờ lý mà thành, “có” nương vào
“khơng” mà được thành lập. Pháp duyên khởi không chỉ là sự tướng nhân

quả, chủ yếu phát hiện ra tính tất yếu của quy luật nhân quả, mà còn là trật tự
tất nhiên để giác ngộ nhân quả.
Người phàm phu thấy tất cả sự vật trong thế gian như một cái búi
bòng bong, rối rắm, phức tạp, khơng có manh mối, nhưng đức Phật
thì thấy trong cái đám phồn tạp ấy, có một phép tắc tất nhiên qn
thơng tất cả (…) khơng một lồi nào ra khỏi quá trình tất nhiên ấy.
Cho nên, ở ngay trong hết thảy hiện tượng mà đạt được quy luật tất
nhiên, đó tức là pháp duyên khởi. Thấy được pháp duyên khởi ấy
một cách rõ ràng triệt để thì có khả năng quyết định một cách xác
thực cái tính tất nhiên của nhân quả mà không một tà thuyết nào có
thể lay chuyển được [43, tr.157-158].
Nội dung của duyên khởi là “Thập nhị nhân duyên”: “Vô minh duyên
hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục
nhập duyên xúc, xúc duyên thụ, thụ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu
duyên sinh, sinh duyên lão tử”. Thập nhị nhân duyên này chính là mười hai
nguyên nhân của nỗi khổ, là “thuần đại khổ tụ tập” (các nỗi khổ lớn tụ tập lại).
Trong kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ, Phật đã giảng giải rõ cho Anan về vô ngã luận, rồi đi đến thứ tự duyên khởi. Từ đó chỉ ra mối quan hệ
tương hỗ, nhân quả giữa chúng.
* Lão tử (Jara marana)
Già, chết, lo, thương, buồn, khổ là vận mệnh không thể tránh khỏi của
kiếp người, nhưng do đâu mà có những cái đó? Đây chính là khởi điểm của sự
quan sát.
* Sinh (Jati)


14

Người ta có già chết buồn lo chẳng qua vì người ta có sinh ra, nếu
khơng có sinh thì làm gì có những nổi buồn khổ lo âu, như thế, sinh là nguyên
nhân của lão tử.

Nhưng, tại sao người ta sinh ra? Ðó chính là đầu mối của sự quan sát về
duyên khởi. Những điều kiện khiến cho con người sinh ra tuy có nhiều,
nhưng, theo Phật, cái điều kiện trọng yếu hơn hết là: hữu
* Hữu (Bhava)
Do con người ham đắm chấp trước nên những sự vật như huyễn như
hóa lại biến thành thật, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có
chịu báo, có sống và có chết, tức là hữu.
* Thủ (rupadàna).
Thủ có nghĩa là tìm cầu và giữ chặt lấy. Trong kinh chia ra bốn loại
là dục thủ, kiến thủ, giới thủ, và ngã thủ. Tóm lại là cái ý chí đối với tự ngã,
lấy chấp trước làm nền tảng, để tìm cách thỏa mãn mọi dục vọng. vì có sự
chấp trước ấy mà con người mới phải rơi vào các cảnh giới trong ba cõi; nếu
khơng có sự chấp trước đó thì dù ba cõi đó là sự tồn tại vật lý đi nữa cũng
không thể là thế giới của con người, điều này đủ nói lên cái quan hệ mật thiết
giữa hữu và thủ. Tuy nhiên, chấp trước cũng có khởi ngun của nó và đó
chính là: ái
* Ái (tànha).
Ái ở đây tức là dục ái, nguồn gốc của dục tự thân khơng thể bắt đầu
ngồi cái sinh mệnh dục muốn sống, tức con người do có dục hữu sinh nên
mới có chấp thủ, do chấp thủ mà có sinh tồn (hữu), do sinh tồn mà có sinh, do
có sinh nên mới có lão tử.
Tuy nhiên, nếu lại tiến lên mà khảo sát dục như hiện tượng tức nếu coi
nó là một hiện tượng trong những hoạt động tâm lý, nghĩa là một trong những


15

hoạt động ý thức, thì sự phát sinh của dục này vẫn có thể được coi là điều
kiện của những tâm lý khác: thụ, xúc (phassa), lục nhập (salayatana).
* Thụ (vedana)

Cái gọi là ái và dục, nếu khảo sát sâu hơn chút nữa thì tuy là nguồn gốc
trọng yếu nhất trong những hoạt động sinh mệnh, song, nếu chỉ coi chúng là một
loại hoạt động tâm lý thì chẳng qua chúng cũng chỉ là một trong những tình cảm
đặc thù mà thơi. Biết được điều đó rồi, ta cần xét đến cái bối cảnh thành lập
của ái là tình cảm nhất ban, tức là cần phải có cảm tình mới thành lập được ái,
cho nên phải có một chi về cảm tình, tức là Thụ. Tuy nhiên, như Phật nói, cảm
tình cũng là một vật khơng thể tự thân phát khởi, cho nên sự thành lập cảm tình
lại cần phải có cảm giác, nghĩa là cảm tình phải dựa vào cảm giác: xúc
* Xúc (phassa)
Là cảm xúc, là phản ứng của sự yêu, ghét, khích thích được bộc lộ,
Nhưng cảm giác này lại phải nhờ có những cơ quan cảm giác mới phát sinh
được, tức là Lục nhập.
* Lục nhập (salayatana)
Là cơ quan nhận thức của cảm giác. Trong quá trình tâm lý, bắt đầu từ
cơ quan cảm giác đưa đến hoạt động của dục tâm: xúc, thụ, ái.
Nhưng lục căn dựa vào đâu để tồn tại? đó là do: danh sắc.
* Danh sắc (namarupa).
Danh sắc là tổ chức do thân, tâm hợp lại mà thành. Sự kết hợp đấy đưa
đến sự thành lập của lục căn.
Song, danh sắc lại dựa vào đâu để tồn tại? Danh sắc tuy là toàn thể tổ
chức của sinh mệnh, nhưng chủ yếu cũng chỉ là một phức hợp thể hữu cơ
của ngũ uẩn, phải lấy ngũ uẩn làm nguyên lý cho tổ chức. Do đó, trên lập
trường nhận thức luận, Phật đã đặt nhận thức chủ quan thành một chi độc lập
với danh sắc, đó là: thức


16

* Thức (vinnana)
Thức tuy vốn là một bộ phận trung tâm trong danh sắc. Vậy nên sự

thành lập toàn thể danh sắc tất nhiên sẽ phải dựa vào nó.
Nhưng dựa vào đâu mà thức có được những hoạt động nhận thức? Ðiều
này tất phải có nguồn gốc của nó là ý chí, thức suy đến cùng là cơ quan thực
hiện những mục đích của ý chí: hành
* Hành (sankàra)
Hành là động lực thúc đẩy những hoạt động thân, khẩu, ý. Theo nghĩa
nội tại, hành chỉ nghiệp. Vậy nghiệp từ đâu mà ra? Chính là từ vơ minh.
* Vơ minh (avijja).
Như thế, suy đến cùng, căn bản của hoạt động sinh mệnh của con người
là do vô minh. Vô minh là yếu tố đầu tiên trong thập nhị nhân duyên - những
nguyên nhân làm con người vướng trong luân hồi, không thể giải thốt được.
Vơ minh do tham, sân, si; do chấp thường, chấp ngã. Tạp A hàm quyển 12,
kinh 298 giải thích vơ minh rằng:
Khơng biết ranh giới trước, khơng biết ranh giới sau, không biết
ranh giới trước sau; không biết ở trong, khơng biết ở ngồi, khơng
biết trong ngồi; không biết nghiệp, không biết báo, không biết
nghiệp báo; không biết Phật, không biết pháp, không biết tăng,
không biết khổ, không biết tập, không biết diệt, không biết đạo;
không biết nhân, không biết pháp là do nhân tạo ra; không biết thiện
hay bất thiện, có tội hay vơ tội, tập hay bất tập, như liệt hay thắng,
nhiễm ô hay thanh tịnh; phân biệt duyên khởi tất thảy đều không
biết. Từ duyên vô minh mà thập nhị nhân duyên này mới tập khởi
được. Và vì vậy mới có sinh, lão, bệnh, tử. Vô minh là điểm tối
chung của duyên khởi [39, tr.244-250].


17

Đi tìm nguyên nhân của các pháp mà thấy được tính duyên khởi “cái
này”, “cái kia” đối đãi nương tựa vào nhau, và cái tính tất nhiên của trình tự

trước sau. Từ chỗ suy nhân biết quả mà đạt đến mối quan hệ tất nhiên có nhân
có quả, nhân sinh quả sinh. Mục đích của Phật pháp là đi tìm cái nguyên nhân
thống khổ ở đời rồi đưa ra phương pháp diệt trừ nó. Kinh Pali nói: “Cái này
có thì cái kia có. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này khơng thì cái kia
khơng. Cái này diệt thì cái kia diệt. Vơ minh diệt thì hành diệt. Thuần đại khổ
tự diệt”. Duyên khởi luận một mặt chỉ rõ hiện tượng sinh tử lưu chuyển, mặt
khác thì hiển bày chân tướng của Niết bàn đạt được dựa trên việc xóa bỏ nỗi
thống khổ do nhân duyên đưa đến mà điểm khởi đầu là vơ minh, để từ đó đạt
được giác ngộ và giải thoát khỏi sự ràng buộc của nghiệp và luân hồi.
1.2.1.3. Nghiệp và luân hồi
Nghiệp (Karma) là hành động, việc làm từ đó tạo ra luân hồi sinh tử
của mn lồi vạn vật. Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều do
nghiệp quả biểu hiện từ những kiếp trước. Mọi hậu quả chúng ta đang
mang đều chính do bản thân chúng ta tạo tác. Phật giáo tin rằng khi con
người có các hành động tạo nghiệp (thân, khẩu, ý) thiện hay ác thì đồng
thời các nghiệp nhân thiện hay ác cũng được khởi lên. Nghiệp quả phải
chịu nặng nhẹ ra sao chính là từ nghiệp nhân đưa đến. Nếu nghiệp tạo ra là
quá nặng, kiếp này liên tục tạo nghiệp xấu, hoặc không trả hết nghiệp của
mình trong một kiếp thì sẽ phải trả tiếp ở kiếp sau, trong vòng luân hồi.
Tạp A hàm, quyển 10 kinh 266 nói: “Sinh tử từ vơ thủy, do vơ minh bao
trùm, ái kết trói buộc, ln hồi suốt đêm trường, không biết bờ bến của đau
khổ là ở đâu”. Vơ minh và tham ái tạo nên nghiệp trói buộc con người
trong vòng luân hồi đau khổ. Nếu nghiệp cịn thì vẫn cịn phải chìm trong
bể khổ vơ bờ. Đó chính là lẽ nhân quả. Phật giáo chia nghiệp thành hai loại
đó là nghiệp nhân và nghiệp quả.


18

Nghiệp nhân được chia thành ba loại: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý

nghiệp. Trong đó, thân nghiệp là những hành động có tác ý của thân gây ra.
Khẩu nghiệplà những hành động có tác ý do lời nói gây ra. Ý nghiệp là những
hành động có tác ý của tư tưởng, ý nghĩ [41, tr.301].
Tùy vào tính chất của từng loại nghiệp mà nghiệp được chia thành ba
loại: nghiệp thiện, nghiệp ác, và bất động nghiệp. Trong đó, nghiệp thiện đựơc
sinh khởi trên cơ sở hướng đến thiện tâm thanh tịnh như không sát sinh,
không trộm cướp, không tà dâm, khơng nói dối, khơng tham, khơng sân,
khơng si… Nghiệp ác là những hành vi đi ngược với những điều trên của
nghiệp thiện. Bất động nghiệp là những hành động tu luyện tự tâm, làm cho
không lay động trước cảnh ngũ dục, những cảnh khổ vui và những cảnh có
hình tướng. Tu luyện cái tâm như thế, gọi là tu thiền định.
Các pháp chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác, tâm lý
chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, thì nghiệp cũng chuyển
biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, khơng có cái gì đứng n một chỗ.
Vì vậy, nghiệp có thể chuyển từ người thành người hiền, từ người hiền nếu
khơng tu cũng có thể trở thành người ác. Nghiệp nhân tạo ra là tốt hay không
tốt đều do sự lựa chọn và định hướng của bản thân mỗi người.
Trong giáo lý nhân quả của Phật giáo, tuy có nhiều cách giải thích về
các loại quả khác nhau, nhưng có thể tóm lược thành sáu loại nghiệp quả
chính: định báo, bất định báo, cộng báo, biệt báo, thế gian báo, xuất thế gian
báo. Trong đó, định báo là loại quả báo nhất định phải đến do cường nghiệp
cố ý gây ra. Bất định báo là loại nghiệp báo có thể chuyển đổi được thơng qua
các duyên tố trong hiện tại. Kinh Trung A hàm và Tư kinh nói: “Nếu có
nghiệp do cố ý gây ra, ta nói kẻ ấy hăn phải chịu quả báo…Nếu khơng cố ý
gây ra, ta nói kẻ này khơng hẳn chịu quả báo”. Nhất định hay không nhất định
phải chịu quả báo đều do bản thân ta. Kinh Trung A hàm, Diêm dụ kinh nói:


19


Dù là ác nghiệp nặng, nếu có đủ thời gian sám hối (sống lâu), có thể tu thân,
tu giới, tu tâm, tu tuệ, thì nghiệp nặng báo nhẹ mà thành ra bất định nghiệp.
Điều này cũng ví như một lượng muối lớn mà ném xuống dịng
sơng lớn thì nước sơng sẽ không mặn. Trái lại, nếu cố ý làm ác mà
khơng có đủ thời gian sám hối, khơng tu thân, tu giới, tu tuệ thì nhất
định phải chịu quả báo. Cũng ví như một lượng muối ít thơi nhưng
bỏ vào một chén nước thì nước vẫn rất mặn. Vì vậy khơng nên vì ác
nghiệp đã có mà lo lắng mà có thể bằng cách tu tập các thiện nghiệp
để chữa ác nghiệp. Chỉ ai không biết sám hối, không biết tu thiện
nghiệp thì mới chắc chắn dứt khốt gây thành định nghiệp, không
thể tránh được [43, tr.392].
Cộng báo là loại quả báo mà trong đó nhiều cá nhân cùng tạo chung
một nghiệp thiện hay ác và cùng phải nhận quả báo như nhau. Theo nguyên
tắc mình làm mình chịu, thì những việc do mình gây ra, đương nhiên bản thân
mình phải chịu trách nhiệm. Nhưng con người sống trong xã hội, có mình có
người cùng tồn tại thì mỗi lời nói, mỗi việc làm đều trực tiếp hoặc gián tiếp có
liên quan đến người khác. Hành nghiệp có lợi hoặc có hại cho người khác sẽ
ảnh hưởng đến mình và ảnh hưởng đến người khác. Theo nguyên tắc cùng
làm cùng chịu, cộng nghiệp của nhiều người phải do mọi người cùng cố gắng
thay đổi, chứ một người thì khơng thể xoay chuyển được gì.
Biệt báo là quả báo riêng của mỗi cá nhân không ảnh hưởng đến người
khác khác. Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy tuy cùng là con người
nhưng tướng mạo khác nhau, quyến thuộc khác nhau, giàu nghèo khác nhau,
tri thức, tài năng khác nhau... Tất cả là do nghiệp nhân thiện hoặc ác tạo tác
của mỗi người khác nhau trong quá khứ nên có sự nhận quả báo cũng khác
nhau ở hiện tại.


20


Thế gian báo là những loại quả báo khổ vui trong ba cõi như phiền não,
khổ đau, tham, sân, si... cho nên những loại quả báo này chỉ xảy ra đối với những
chúng sinh còn sinh tử luân hồi trong ba cõi sáu đường [31, tr.101-208].
Xuất thế gian báo là sự trả quả của bậc Tứ thánh: Thanh Văn, Duyên
Giác, Bồ Tát, Phật. Như vậy bất kể là ai kể cả những bậc thánh vẫn có thể
phải trả quả nếu như gây nghiệp. [31, tr.216-256].
Sự chuyển hóa nhân - duyên - quả là quá trình phức tạp do vậy sự tác
động nhân quả là khác nhau, ý nghĩa của nhân quả với từng trường hợp cũng
khác nhau. Chính vì vậy mà nhân quả cũng được chia thành nhiều loại. Sự tạo
quả khi có nhân là tất yếu và phổ biến trong mọi khơng gian và thời gian. Từ
đó, nó giải thích việc tạo ra nghiệp quả từ hành động của mỗi con người ra
sao: nghiệp nhân là thiện hay ác, nặng hay nhẹ để nhận được nghiệp quả
tương ứng là tốt hay xấu để mỗi người căn cứ vào đó mà định hướng lựa chọn
và điều chỉnh cho thái độ và hành vi của mình để khơng phải hứng chịu quả
xấu hoặc làm giảm nhẹ quả mà mình đã tạo ra. Phật giáo đưa ra một số tiêu
chí để phân loại nhân quả như sau:
Căn cứ theo thời gian, nhân quả được chia thành ba loại: hiện báo, sinh
báo và hậu báo. Hiện báo nghĩa là do nghiệp mà con người gây ra trong đời
này đưa đến quả báo ngay trong đời này. Sinh báo là tạo nhân ở đời này
nhưng đến đời sau mới nhận quả. Hậu báo là tạo nhân ở đời này nhưng đến
các đời sau mới thọ báo. Như vậy mỗi hành động tạo tác nhân quả có phạm vi
tác động tối thiểu là ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Những việc đã làm
trong quá khứ sẽ nhận quả báo trong thời hiện tại, những gì gây ra trong hiện
tại có thể phải chịu trong tương lai. Đây là loại nghiệp quả định nghiệp, tức là
quả báo chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy vậy, trong một số trường hợp, do ảnh hưởng
của các yếu tố duyên rất mạnh nên nghiệp quả rất khó xác định về thời gian
và tính chất. Đây là nghiệp quả bất định nghiệp (những việc làm khơng có chủ


21


ý, vô thức nên không thể phân biệt rõ ràng thiện ác ví dụ những việc làm của
trẻ thơ, người mắc bệnh tâm thần). Việc phân loại nhân quả theo thời gian
giúp mỗi người có thể lý giải được sự khác nhau về gia quyến, tướng mạo,
giàu nghèo, tài năng…giữa người này với người khác. Qua đó thấy được sự
đa dạng và phức tạp của nhân quả, đồng thời cũng thấy được tính tất yếu, phổ
biến của nguyên lý “gieo nhân nào gặt quả ấy”, thấy tính chi phối của nhân
quả là bất tận, liên tục. Sự phân loại này cho thấy mối liên hệ nhân quả qua
thời gian khác nhau ở cả ba thời điểm là quá khứ, hiện tại và tương lai vì thế
tuy khơng xóa bỏ được nhân quả nhưng chính con người cũng có thể thay đổi
nhân quả vào bất kì thời điểm nào.
Căn cứ theo thế giới bên ngoài và tâm lý bên trong (nhân quả ngoại
giới và nhân quả nội tâm). Sự phân loại này là muốn nhấn mạnh đến sự tác
động nhân quả đối với mỗi cá nhân con người cụ thể về cả mặt bên trong và
biểu hiện bên ngoài trong bốn trường hợp: nghiệp quả chỉ biểu hiện ở thân
chứ không biểu hiện nơi tâm (vẻ ngồi xấu xí, tật nguyền, nhưng tu vi tốt, trí
tuệ sang láng, thơng minh), nghiệp quả không biểu hiện ở thân mà biểu hiện
trong tâm (dung mạo đẹp đẽ nhưng tâm địa tàn độc, xấu xa), phúc báo thân
tâm (con người hội tụ cả vẻ ngoài lẫn thâm tâm tốt đẹp), quả báo xấu ở cả hai
mặt thân và tâm (cả diện mà và tâm tính đều xấu)... Việc phân loại nhân quả
theo ngoại giới và nội tâm giúp cho mỗi người thấy được rõ nhất nhân quả
của chính mình bằng những biểu hiện cả bên trong và bên ngồi. Qua đó, giúp
mỗi cá nhân nhân thức được rằng con người tạo ra nhân quả, con người là
người phải chịu nhân quả và cũng chỉ có con người mới là người thay đổi
được nhân quả cho chính mình.
Ln hồi sinh tử của vạn vật có quan hệ mật thiết với nghiệp. Luân
hồi nguyên nghĩa Phạn ngữ là "lang thang, trơi nổi", là vịng sinh tử. Thuật


22


ngữ này chỉ sự đầu thai tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển chúng sinh khi
chưa đạt giải thoát, chứng ngộ niết bàn.
Theo Phật giáo nguyên thủy, trong hoạt động không ngừng của thân
tâm, vô số nghiệp lực sẽ tăng lên hoặc mất đi. Do tính chất khác nhau, những
nghiệp lực này chia thành từng hệ. Trong mỗi hệ lại chia thành từng loại, lúc
đầu được chia thành ngũ thú: địa ngục, súc sinh, ngã quỷ, nhân sinh và tiên
thượng, sau “Độc tử bộ bắc đạo phái” thêm Atula vào hàng thứ tư thì thành
lục thú [39, tr.204]. Trong mỗi thú, nghiệp lại có nhiều sai biệt. Các loại
nghiệp lực này thu nhiếp nhau, chống lại nhau, khắc chế nhau, dung hòa nhau
tạo thành tiềm năng cực kỳ phức tạp trong nội tại hữu tình. Thân tâm hiện nay
do một hệ loại nào đó trong quá khứ quy định. Những loại khác vẫn tồn tại,
nay lai thêm những nghiệp mới. Tuy đồng thời có nhiều loại nghiệp, nhưng do
nghiệp lực cảm đắc được ở kiếp này mà quy định những đặc tính của kiếp
này. Như sinh ra ở kiếp người thì chịu sự quy định của đặc tính kiếp người,
chỉ có thể hoạt động trong giới hạn của “đời sống con người”. Nghiệp khác có
thể hoạt động trong bóng tối, có ảnh hưởng hạn chế nhất định đến kiếp này,
nhưng khơng thể thay đổi đặc tính của kiếp này. Loại nghiệp quy định một
kiếp, do nhân duyên hòa hợp mà triển khai hoạt động của kiếp mới, và ngay
lập tức chịu sự hạn chế của tự thân, đặc biệt là không thể không dần dần suy
yếu đến lúc hết nghiệp mà tử vong - cái chết bình thường. Đợi đến kiếp này đi
vào giai đoạn tử vong, trong những nghiệp lực do kiếp trước và kiếp này tạo
ra, do sự thúc đẩy của “hậu hữu ái”, sẽ có một hệ loại nghiệp khác chiếm ưu
thế, tạo ra một sự phát triển mới, hòa hợp với thân tâm mới, thành ra một vật
hữu tình mới [43, tr.394]. Sự sinh tử nối tiếp nhau của vạn vật là sự nối tiếp
không ngừng, từ kiếp này sang kiếp khác, như đợt sóng này nối tiếp đợt sóng
khác của dịng nước. Đó là sự luân hồi sinh tử vô thường.


23


Phần lớn mọi người không nhớ được những sự từng trải của kiếp trước
làm cho bản thân không hiểu từ đâu mà sinh ra, chết rồi khơng biết đi đâu.
Chính điều đó cũng gây nên đau khổ, bất hạnh. Muốn thốt khỏi vịng ln
hồi thì chỉ có một cách duy nhất là tu tập. Tu để giác ngộ, để phá màn vơ
minh, để đủ cơng quả mà thốt khỏi ln hồi, đạt được giải thoát, chứng quả
Niết bàn.
“Hết thảy cái có sinh đều có chết, thọ mệnh cuối cùng phải hết. Y vào
nghiệp mà chịu duyên báo, thiện, ác đều có quả của nó. Tu phúc được sinh lên
cõi trời, tạo ác thì phải vào địa ngục. Tu đạo thì dứt được sự sống, chết, mà
nhập vào niết bàn vĩnh viễn” [39, tr.203].
1.2.2. Tính chất của quy luật Nhân quả trong Phật giáo
Nhân quả có ở mọi lúc, sự chuyển hóa nhân quả là vơ tận vì đó vốn là
tính tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển và biến đổi của
thế giới. Vì thế con người khơng thể trốn tránh hay thối thác được nếu đã tạo
vòng nhân quả
1.2.2.1. Nhân quả là phổ biến, tất yếu
Nhân quả là quy luật, là chân lý phổ biến của vũ trụ. Chân lý này bao
trùm vạn hữu. Nó hình thành và tiềm tàng trong mọi sự vật khơng có một vật
gì, sự gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần nào thốt ra ngồi luật
nhân quả được. Hễ gieo nhân gì thì hái quả nấy. Con người chúng ta sống
trong nhân quả, làm việc gì cũng tạo những kết quả tác động đến chính mình
và những người, những vật xung quanh.
Quả từ nhân mà sinh. Một sự vật hiện thực tồn tại, quyết không phải tự
nó như thế mà phải từ nơi nhân mà sinh, đối với nhân thì gọi là quả. Trong
một điều kiện hịa hợp nhất định nào đó thì mới có “pháp” sinh khởi, đây là
quan niệm cơ bản của Phật pháp, và cũng dựa vào đó để đối trị những thuyết
“Vơ nhân” hoặc “Tà nhân luận”. Chẳng hạn thấy một cái cây thì tất biết các



24

mối quan hệ như hạt giống, phân bón, nước, ánh sáng v. v.. thì cái cây ấy mới
có thể lớn lên rồi khai hoa kết quả, chứ quyết không phải từ cái khơng mà
sinh, cũng khơng phải từ lồi thảo mộc kim thạch khác mà sinh. Không từ Vô
nhân sinh, không từ Tà nhân sinh… [43, tr.150]
Nhân sinh ra quả, đây là một quy luật tất yếu, không thể trái ngược hay
khác đi được, chung cho tất cả mọi loài, mọi không gian và thời gian. Vạn vật
tồn tại trong thế giới này cố nhiên là nhân quả mang trong nó lý tính sâu xa,
phổ biến. Phật pháp gọi cái lý cố nhiên ấy là “pháp”. Pháp ở đây không có
nghĩa là các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới mà được hiểu theo nghĩa
rộng hơn chính là quy luật. A hàm, quyển 12, kinh 296 nói: “Dù Phật ra đời
hay chưa ra đời, pháp ấy thường trụ, pháp trụ pháp giới”.
Như vậy, khơng có bất cứ sự vật hiện tượng nào nằm ngồi quy luật
nhân quả. Có nhân ắt có quả. Quy luật nhân quả là phổ biến và tất yếu.
1.2.2.2. Nhân quả là vô thường, vô cùng vơ tận
Nói về đạo lý vơ thường, Phật dạy rằng: thân thể bất tịnh, chúng sinh
bất tịnh, hữu tình bất tịnh. Tất cả mọi sự vật trong thế gian này đều biến
chuyển không ngừng: chúng luôn luôn sinh, trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại,
không. Tất cả đều vô thường, không những vô thường trong từng năm, tháng,
ngày, giờ mà cịn vơ thường trong từng sát-na sinh diệt. Vạn vật biến thiên,
khơng có gì là thường hằng tồn tại do chúng đều nằm trong các mối quan hệ
nhân quả.
“Không trên không, không dưới biển, không trong rừng núi, không một
chỗ nào trốn được cái chết. Ngay đến chư Phật, Bồ tát, Duyên giác và Thanh
Văn còn phải bỏ cái thân vô thường, huống nữa là phàm phu” [39, tr.203].
Thế giới các sự vật hiện tượng có sinh có diệt, có thủy có chung, chuyển
biến vơ thường trong chuỗi nhân quả nối tiếp nhau không ngừng ở mọi không
gian, kéo dài từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Nhân quả cũng tức là vô thường,



×