1
TỦ THUỐC TRONG, NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẦM
NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC
NAM THÔNG DỤNG
A. Tủ thuốc và cách sử dụng:
Trong nhà trường giáo viên không phải chữa bệnh cho trẻ, nhưng nơi đây
giáo viên phải là người thầy thuốc phải biết làm công tác dự phòng các bệnh tật
xảy ra ở các cháu và phải biết xử lý ban đầu khi trẻ bị một số tai nạn, một số
bệnh thường gặp, một số dịch bệnh có thể xảy ra ở trường; Do vậy nhà trường
cần được trang bị tủ thuốc, có đầy đủ các loại thuốc và các dụng cụ thiết yếu .
1. Nội dung tủ thuốc bao gồm:
- Bông thấm nuớc, gạc
- Băng cuộn, băng dính
- Thuốc sát trùng ngoài da (cồn 70
0
, thuốc đỏ, iốt loãng)
- Dầu
- Thuốc hạ nhiệt paraxetamol
- Oresol
- Thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4 %, Acgyrol 3- 5 %
- Mỡ tetraxylin 1 %
- Nhiệt kế
- Kẹp bông, kéo
- Các loại nẹo, băng vải
2. Bảo quản tủ thuốc:
- Tủ thuốc phải kín, đóng chắc chắn, có khoá và có nhiều ngăn để đựng
riêng biệt thuốc dùng để uống, thuốc dùng ngoài da.
2
- Tủ thuốc phải treo cao tầm tay với của trẻ.
- Các loại thuốc viên đều phải để trong lọ cẩn thận
- Mỗi loại thuốc đều phải có nhãn dán ở ngoài và ghi rõ tên thuốc liều
dùng, cách dùng và phải khiểm tra hạn dùng để loại bỏ những thuốc đã hết hạn
và bổ sung thuốc mới kịp thời.
- Thường xuyên vệ sinh tủ thuốc và giữ gìn sạch sẽ không được để lẫn
bất cứ thứ gì khác vào tủ.
Lưu ý: giáo viên không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ hoặc các loại thuốc
khác ngoài tủ thuốc của trường khi không có hướng dẫn của thầy thuốc. Thuốc
do phụ huynh gửi cho trẻ uống tại trường cân nhắc cẩn thận và ghi vào sổ theo
dõi.
2. Cách sử dụng một số thuốc thông thường:
- Cloramphenicol 0,4 %: chữa đau mắt đỏ, loét giác mạc tra thuốc 3- 6
lần/ ngày.
- Acgyrol: 3- 5 % để chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) tra mắt 2- 3 lần/
ngày.
- Cồn Iốt 2,5% dùng nguyên chất hoặc pha loãng với một ít cồn 90
0
để
bôi ngoài da, thường dùng để sát trùng vết thương nhỏ, rộng. Không dùng cồn
biến chất, vì da có thể bị ăn mòn. Bảo quản trong lọ đậy kín.
- Bảo quản tránh ánh sáng:
- Mỡ Tetraxylin 1% chữa bệnh mắt hột, viêm kết mạc hay viêm mí mắt
do nhiễm khuẩn. Mỗi ngày tra 3- 5 lần.
- Paraxetamol (viên nén 0,1, 0,2, 0, 3, 0,5g). Thuốc có tác dụng giảm đau
hạ nhiệt, chữa đau khớp mãn, nhức đầu đau mình, đau lưng, đai do chấn thương
(bong gân, gãy xương), trị sốt (không kể nguyên nhân) như nhiễm khuẩn ở tai,
mũi, họng, phế quản, sốt do tiêm chủng say nắng…Trẻ em ngày uống 2-3 lần,
mỗi lần tùy theo lứa tuổi như sau:
3
+ Từ 6- 12 tháng: 0,025- 0,05g (1/4 đến 1.2 viên 0,1g)
+ Từ 13 tháng- 5 tuôi: 0,1- 0,15g.
+Từ 6 -15 tuổi: 0,15- 0,25g.
Lưu ý chống chỉ định cho bệnh gan và thận không được dùng; dùng liều
cao kéo dài hại cho gan, tránh dùng 2 tuần liền và thận trọng với người suy thận.
- Oresol: đong 5 chén nước sôi để nguội (1lít nuớc) đổ vào bình, quấy
đều cho tan hết.
Hoặc nấu nước cháo muối 1 nắm gạo cho vào nối (50g)+ một nhúm
muối (3,5g) + 6 chén nuớc (1,2 lít nước).
- Becberin (viên 0,05g cho người lớn, 0,01g cho trẻ chữa lỵ, viêm ruột,
tiêu chảy. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1- 2 viên cho trẻ dưới 24 tháng, trẻ 24
tháng đến 4 tuổi uống 2- 4 viên, 5- 7 tuổi uống 4- 5 viên.
Những nguyên tắc cơ bản khi dùng kháng sinh
1. Thuốc kháng sinh:
- Kháng sinh là thuốc có khả năng diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn phát
triển. Vì vậy chỉ những trường hợp cơ thể bị nhiễm khuẩn do vi khuẩ gây ra mới
sử dụng kháng sinh.
- Trẻ em bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân mà không phải do vi khuẩn
gây ra ví dụ như sốt do cảm cúm nguyên nhân do vi rút.
- Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, họng, amidal ) trẻ nhỏ thường có
sốt nhưng hơn 50 % trường hợp là nguyên nhân do siêu vi trùng (virút).
- Trẻ em bị tiêu chảy toé nước thành dịch, có sốt nôn chủ yếu do một loại
vi rút không điểu trị bằng kháng sinh.
- Trong các bệnh viêm não, viêm gan vi rút trẻ đều có sốt và sốt cao
nhưng không phải do vi kuẩn gây ra.
- Khi tiêm chủng, trẻ cũng có phản ứng sốt…
4
Nhưng cũng cần chú ý có những trường hợp trẻ nhiễm vi khuẩn nhưng
không có phản ứng sốt ví dụ như bệnh lao trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng
nặng, thường trẻ không sốt…Do vậy sốt không phải là triệu chứng cho phép
chúng ta sử dụng kháng sinh ngay.
2. Sự kháng thuốc của vi khuẩn và tác dụng phụ của kháng sinh:
Thuốc kháng sinh được sử dụng từ nhiều thế hệ kể cả thế giới đã có
nhiều thay đổi nên vi khuẩn đã kháng thuốc làm cho kháng sinh trở nên vô hiệu
(vi khuẩn đường ruột đã kháng mạnh với nhiều loại kháng sinh). Sự kháng thuốc
của vi khuẩn có thể di truyền qua nhiều thế hệ (vi khuẩn truyền tính kháng thuốc
cho vi khuẩn khác).
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh:
Phải nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi nên dùng thuóc phải hết sức thận
trọng đặc biệt là thuốc kháng sinh có tác dụng phụ gây những hậu quả nghiêm
trọng như phản ứng tức thời gây chết người trong sử dụng penicilin,
sunfamit. Ngoài ra một số kháng sinh khác để lại di chứng suốt đời như dùng
Streptomyxin gây điếc vĩnh viễn, Tetraxylin ảnh hưởng đến mầm thai gây quái
thai hủy hoại mầm răng sữa của trẻ dưới 6 tuổi; các thưóc như Gentamyxin,
kanamxin có thể gây tổn hại cho thận, Cloroxit làm ảnh huởng đến việc sinh sản
hồng cầu trong tủy xương. Đối với giáo viên khi d2ng kháng sinh phải thận
trọng không được tự ý khi chưa có kiến của thầy thuốc.
3. Cách sử dụng kháng sinh:
- Bằng đường tiêm:
Khi cần thiết phải cho tiêm bắp sâu và chỉ được tiêm kháng sinh ở cơ sở
y tế sau khi đã thử phản ứng nội bì, tiêm mông cho trẻ lớn và tiêm đùi cho trẻ
nhỏ. Không nên tiêm ở cánh tay vì cơ ở đây chưa phát triển.
- Liếu lượng:
5
Khi dùng kháng sinh, phải cho trẻ uống đủ liều theo hướng dẫn của bác
sĩ, không nên thấy các triệu chứng giảm đi (như giảm ho, giảm sốt…) đã ngừng
thuốc, sẽ làm vi khuẩn kháng lại thuốc, gây nhờn thuốc.
B. Một số cây thuốc nam thường dùng:
Thuốc nam là những loại thuốc dân tộc cổ truyền đã được nhân dân ta sử
dụng từ lâu đời để chữa các bệnh thường gắp trong đời sống hàng ngày như cảm
sốt, ho, tiêu chảy, mụn nhọt…
Tại nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo hay tại nhà đều có thể
trồng được một số cây thông dụng như sau:
1. Loại cây có tác dụng chữa cảm sốt: bạc hà, tía tô, kinh giới, xả, cúc
hoa, hương nhu, gừng, sắn dây, cam tảo dây.
2. Loại cây có tác dụng chữa ho: húng chanh, rẻ quạt, thiên môn, sâm đại
hành, dâu tằm, mạch môn.
3. Loại cây có tác dụng chữa mụn nhọt, mẫn ngứa, tiêu độc: kim ngân,
bồ công anh, sài đất, ké đầu ngựa.
4. Loại cây có tác dụng chữa tiêu chảy: hoắc huơng, khổ xâm, mã đề,
riềng.
5. Loại cây có tác dụng chữa bệnh lỵ : mơ tam thể (mơ lông) mực hoa
trắng, cỏ nhọ nối, cỏ sữa.
♠ Sử dụng một số cây thuốc nam thông thường:
I. Cây thuốc chữa cảm sốt:
a. Bạc hà:
- Tác dụng: chữa cảm sốt, viêm họng, ho, đau bụng.
- Cách dùng: dùng cả cây sắc kỹ lấy nước, chia làm 3 lần uống trong
ngày
- Liều dùng: 2- 6g/ ngày.
6
b. Tía tô:
- Tác dụng: làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa, giảm đau, giải độc,
chữa cảm mạo. Chữa đau bụng do ăn cua cá, chữa nôn mửa…
- Cách dùng: dùng cả cây hoặc dùng lá sắc uống nhiều lần trong ngày
- Liều dùng: 6- 20g/ ngày.
c. Kinh giới:
- Tác dụng: chữa cảm cúm, cổ họng sưng đau, nôn mửa, chảy máu cam.
Chữa lỵ ra máu.
- Cách dùng: dùng cả dây và hoa sắc uống.
- Liều dùng: 4- 12g/ngày.
Ngoài ra kinh giới còn là bài thuốc chữa cảm nóng, một nắm chừng 50g
rửa sạch, giả nhỏ, thêm vài lát gừng tươi, vắt lấy nước cho uống. Bã còng lại
dùng để đánh dọc sóng lưng.
d. Sả:
- Tác dụng: chữa cảm mạo, ợ hơi, đầy bụng, thông tiểu tiện. Ngoài ra lá
saả còn để sua muỗi.
- Cách dùng: dủng cả cây.
- Liều dùng: 6- 8g/ ngày sắc uống; 30g nấu nước xông (cần phối hợp với
các laoại khác như hương nhu,
e. Cúc hoa ( còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc
điểm vàng, hoàng cúc.
-Tác dụng: giải cảm, chữa nhức đầu, đau ma71t, chảy nước mắt, chữa
mụn nhọt.
- Cách dùng: dùng hoa
7
- Liếu dùng: 6- 15g/ ngày dưới dạng sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các loại thuốc khác. Dùng ngoài rửa đắp mụn nhọt.
f. Hương nhu:
- Tác dụng: chữa cảm mạo, giảm sốt, nhức đầu, chữa hôi miệng.
- Cách dùng: dùng cả cây.
- Liều dùng: 4- 12g/ ngày.
g. Gừng:
- Tác dụng: chữa cảm mạo, chữa ho, nôn mửa, đầy bụng, kích thích tiêu
hóa.
- Cách dùng: dùng củ.
- Liều dùng: 4- 12g/ ngày xắt lát, sao vàng sắc uống hoặc giã nhỏ trộn
với rượu đánh cảm.
h. Sắn dây:
- Tác dụng: giải nhiệt, chữa sốt rét, ra mồ hôi, đi lỵ ra máu.
- Cách dùng: Dùng củ.
- Liều dùng; 1-12g/ngày dưới dạng sắc nước uống hoặc dùng bột pha
nước uống.
j.Cam thảo dây:
- Tác dụng: giải nhiệt, giải độc , chữa ho.
- Cách dùng: cành và lá.
- Liều dùng: 8- 12g/ngày sắc nước uống.
II. Cây thuốc chữa tiêu chảy:
a. Hoắc hương:
- Tác dụng: chữa tiêu chảy nôn mửa, cảm nắng.
8
- Cách dùng: dùng cả cây.
- Liều lượng: 6- 12g/ ngày sắc nước uống.
b. Mã đề:
- Tác dụng: cầm tiêu chảy , chữa bí tiểu tiện, lợi tiểu.
- Cách dùng: dùng cả cây.
- Liều lượng: 16- 20g/ ngày sắc nước uống.
c. Khổ sâm:
- Tác dụng: chữa kiết lỵ, viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa chốc lỡ (rửa
ngoài)
- Liều lượng: 15- 20g/ ngày sắc nước uống.
Chữa mụn nhọt: 50g (1 nắm0 vò nát hòa với nước đun sôi để nguội thêm
vài hạt muối, rửa ngoài.
d. Riềng:
- Tác dụng: chữa tiêu chảy do lạnh, cảm lạnh gây nôn mửa, đau bụng do
lạnh.
- Cách dùng: dùng thân củ, sắc uống.
- Liều lượng; 4- 8g/ ngày.
III. Loại cây chữa ho:
a. Húng chanh (rau thơm lơng, rau tần, dương tử tô)
- Tác dụng: chữa ho cảm cúm, ngoài ra còn chữa rết cắn, bò cạp cắn (giả
nhỏ đắp lên vết cắn
- Cách dùng: dùng cả cây.
- Liều lượng: 4- 10g/ ngày sắc nước uống.
b. Rẻ quạt (xạ can);
9
- Tác dụng: chữa ho, sưng họng, viêm amidan.
- Dùng thân, rễ.
- Liều lượng: 3- 6g/ ngày sắc nước uống.
c. Thiên môn (dây tóc tiên):
- Tác dụng: chữa ho,bổ phổi, long đờm, hạ sốt, lợi sữa, lợi tỉểu.
- Dùng củ.
- Liều lượng: 6- 12g/ ngày sắc nước uống.
d. Dâu tằm:
- Tác dụng: lá chữa cảm mạo, ho sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ; vỏ rễ trị
hoviêm họng, hen phế quản; cành dâu trị thấp khớp, co cứng các cơ do phong
hàn; quả dâu chín chữa suy nhược cơ thể; đau lưng, mỏi gối, táo bón, suy dinh
dưỡng.
- Dùng rễ, cành, vỏ, lá, quả.
- Liều lượng: rễ vỏ: 6-12g/ ngày sắc nước uống; quả 20g/ ngày ăn quả
chín; lá: 4- 12g/ ngày sắc uống.
e. Sâm đại hành (tỏi lào, sâm cau):
- Tác dụng chữa ho ra máu, ho gà, sưng họng, lá thuốc bổ máu, chữa
thiếu máu, an thần, tiêu độc.
- Dùng cả củ.
- Liều lượng: 15- 20g/ ngày ; xắt mỏng, phơi khô, sắc uống.
IV. Loại cây có tác dụng tiêu độc chữa mụn nhọt, mẫn ngứa:
a. Sài đất:
- Tác dụng: tiêu độc, trị, rôm sảy, mụn nhọt, ngứa lở,sưng vú, viêm
họng.
- Dùng cả cây.
10
- Liều lượng: 20- 40g/ ngày sắc nước uống
b. Kim ngân:
- Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn chữa mụn nhọt, lở ngứa,
viêm thận cấp.
- Dùng cành, lá, hoa.
- Liều lượng: cành lá 20- 50g/ngày; hoa 6- 12g / ngày sắc uống.
c. Ké đầu ngựa;
- Tác dụng: chữa mụn nhọt, mẫn ngứa, nấm tóc, hắc lào, đau răng, ly, bí
tiểu tiện.
- Dùng cả cây (bỏ rễ).
- Liều lượng: 10-015g/ ngày sắc nước uống.
d.Bồ công anh:
-Tác dụng: chữa mụn nhọt, chốc lở, vết thương nhiễm trùng, ăn uống
không tiêu, kém ăn, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
- Dùng lá.
- Liều lượng: 15- 30g/ ngày. Sắc nước uống 2- 3 lần/ ngày. Hoặc giã nhỏ
vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng đau, hay hòa với nước tắm ( trường hợp
mụn nhọt).
V. Loại cây có tác dụng chữa bệnh lỵ:
a. Mơ tam thể:
- Tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
- Dùng lá.
- Liều lượng: 12- 30g/ ngày. Rử sạch xắt nhỏ, đập một lòng đỏ trứnng
gà, trộn đều bọcvào lá chuối nướng trên chảo. Ngày dùng 2- 3 lần, dùng vài
ngày là khỏi
11
Cỏ sữa lá nhỏ:
- Tác dụng: chữa lỵ, mụn nhọt.
- Dùng cả cây.
- Liều lượng: 20- 30g/ ngày sắc nước uống.
b. Mộc hoa trắng:
- Tác dụng: chữa lỵ amíp, nôn mửa, cảm nắng.Dùng vỏ, thân, hạt khô.
- Liều lượng:
Vỏ cây khô: 10g/ ngày sắc uống ngày 2- 3 lần; hạt : 3- 6g /ngày dưới
dạng bột.