Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Chiến tranh Việt - Chiêm 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.45 KB, 5 trang )

Chiến tranh Việt – Chiêm
Chiến tranh Việt-Chiêm 1471
Chiến tranh Việt-Chiêm 1471 là cuộc chiến do vua Lê Thánh
Tông của Đ ạ i Vi ệ t phát động năm 1471 nhằm chống lại vương
quốc Chiêm Thành ở phương Nam. Quân Đại Việt thắng lớn,
và Chiêm Thành suy yếu đến mức hầu như không còn được
nhắc đến trong sử sách.
Bối cảnh
Từ thời Lê Thái Tông, nhà Hậu Lê đã rất quan tâm tới vùng Hóa
châu - biên cương phía nam
[1]
. Sang thời Lê Nhân Tông, do có
sự xâm lấn của Chiêm Thành, triều đình nhiều lần phát binh
đánh nước này vào các năm 1444, 1445, 1446. Cuộc tiến công
năm 1446 giành thắng lợi lớn, đánh vào kinh thành Chà Bàn
(Vijaya), bắt chúa Chiêm Thành là Bí Cai. Tướng Chiêm là Ma
Ha Quý Lai đầu hàng trước, được lập làm quốc vương Chiêm
mới.
Ma Ha Quý Lai chết, Ma Ha Quý Do lên thay. Năm 1452, Ma
Ha Quý Do được Minh Cảnh đế phong làm chúa Chiêm Thành.
Sau đó Quý Do bị Bàn La Trà Duyệt, người ở Thi Nại giết chết
và cướp ngôi. Trà Duyệt chết, truyền ngôi cho em là Trà Toàn
(Pau Kubah). Trà Toàn được sử sách Việt Nam mô tả là “hung
hãn, hoang dâm, bạo ngược”.
Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía
nam Đại Việt. Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện
với nhà Minh, thân hành đem hơn mười vạn quân thủy, quân bộ
cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng giữ Hóa
Châu là Phạm Văn Hiển đánh nhau với quân Chiêm, không địch
nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem
văn thư cáo cấp về kinh đô.


Tháng 10 năm 1470, Lê Thánh Tông sai Nguyễn Đình Mỹ và
Quách Đình Bảo đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang
báo với nhà Minh.
Lê Thánh Tông ra quân
Lê Thánh Tông thân hành làm tướng đi đánh Chiêm Thành. Ông
hạ lệnh tuyển hoàng nam từ 15 tuổi trở lên bổ sung vào quân
ngũ, triệu tập lính tinh nhuệ 26 vạn người. Một mặt, ông ra sắc
lệnh cho thừa chính sứ ở Sơn Nam thu thêm gạo của các hạng
quân nhân, lại điển và sinh viên mỗi người 15 ống gạo, hạng
hoàng đinh và người già mỗi người 12 ống gạo, để làm lương
cho quân ăn.
Lê Thánh Tông hạ chiếu ban 24 điều quân lệnh cho các doanh
các vệ, ra lệnh cho thái sư Đinh Liệt và thái bảo Lê Niệm làm
Chinh Lỗ tướng quân, thống lĩnh quân thủy trong các vệ thuộc
ba phủ Đông, Nam và Bắc xuất phát đi trước; Hữu đô đốc Lê
Cảnh Huy ở nhà trấn thủ kinh thành.
Đại quân tiến đến Thuận Hóa, Lê Thánh Tông mới hạ chiếu ra
lệnh cho vệ quân Thuận Hóa ra biển luyện tập thi đánh trận bằng
thuyền. Ông sai Nguyễn Vũ vẽ và dâng nộp đồ bản về núi sông
của nước Chiêm Thành. Đích thân Lê Thánh Tông thân hành
soạn “sách lược bình Chiêm” ban phát cho tướng sĩ các doanh.
Ông lấy thóc ở kho Thuận Hóa đem xôi cho chín, gọi là “gạo
đới xác” vận chở đến hành tại để cung cấp cho quân sĩ.
Đầu năm 1471, Lê Thánh Tông tiến quân đến hai cửa biển Tân
Áp và Cựu Tọa.
Diễn biến
Trà Toàn sai em đem 6 viên tướng và 50.000 quân kéo lẻn đến
sát doanh trại quân Lê. Lê Thánh Tông bí mật sai Tả du kích
tướng quân Lê Hi Cát đem 500 chiếc thuyền vượt biển, lẻn vào
cửa biển Sa Kỳ.

Hy Cát đến Sa Kỳ lập dinh lũy, đặt đồn ải, để chặn đường về của
quân Chiêm. Vua Thánh Tông thân hành đem hơn 1000 chiếc
thuyền và hàng chục vạn quân ra biển, vừa đánh trống vừa hò
reo tiến thẳng về đằng trước mặt, rồi bí mật sai viên tướng giữ
quân bộ là Nguyễn Đức Trung đem quân đi lẻn vào chân núi.
Quân Chiêm thấy thế quân Đại Việt lớn, sợ hãi tan vỡ, chạy đến
thành Chà Bàn. Khi đến núi Mạc Nô, quân Chiêm gặp toán quân
của Hy Cát đón đường ngăn lại, sợ hãi chạy trốn. Lê Niệm và
Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được một đại tướng.
Lê Thánh Tông đến cửa biển Thái Cân, tung quân ra đánh mạnh,
chém được hơn 300 thủ cấp và bắt sống được hơn 60 người.
Trà Toàn sợ hãi, bèn dâng biểu xin hàng. Lê Thánh Tông đem
đại quân đánh phá thành Thi Nại, rồi tiến quân xông thẳng đến
thành Chà Bàn, bao vây nhiều lớp. Ông sai các doanh chế tạo
phi thê chuẩn bị đánh thành. Trà Toàn trong tình thế cùng quẫn,
hằng ngày đệ nộp tờ cam kết đầu hàng. Vua Thánh Tông triệu
Lê Viết Trung đến nói:
Chí khí chiến đấu của giặc đã rã rời, khí cụ đánh thành
của ta đã đầy đủ, ngày nay quân sĩ trèo lên thành, chỉ thúc
một hồi trống cũng có thể phá thành được.
Rồi ông bí mật hẹn cho các doanh phải tức tốc trèo thành mà
vào; lại dụ bảo các tướng sĩ:
“ Trong lúc thành Chà Bàn đã bị hạ, các kho tàng đều phải
niêm phong, canh giữ không được thiêu hủy, bắt sống
chúa Chiêm là Trà Toàn giải đến hành doanh không được
giết hại. ”
Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên
được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo
để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành
tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn

ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Vệ quân
Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Thánh Tông.
Quân Đại Việt toàn thắng. Lê Thánh Tông hạ chiếu đem quân
trở về.
Hậu quả
Cuộc tấn công của Đại Việt đã gây ra cái chết cho 60 ngàn quân
và dân Chiêm Thành và khoảng 30 ngàn người bị bắt làm nô lệ.
Kinh đô Vijaya bị phá hủy. Do mất nước, rất nhiều người Chiêm
đã phải di cư sang Khmer và bán đảo Malaca
[2]
. Miền bắc của
Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân - Đà Nẵng đến đèo Cù Mông -
Phú Yên
[3]
) được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
Sau khi Trà Toàn đã bị bắt, tướng nước Chiêm là Bô Trì Trì
chạy đến Phan Lung, chiếm giữ đất Chiêm, xưng là chúa Chiêm
Thành. Trì Trì chiếm giữ được hai phần năm đất đai trong nước,
sai sứ sang xưng làm tôi và xin vào cống nạp. Lê Thánh Tông
phong cho Trì Trì làm vương, lại phong hai tước vương nữa ở
Hoa Anh và Nam Bàn, gồm ba nước, để làm kế ràng buộc họ.
Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia (thuộc tỉnh Phú Yên
ngày nay) là nước Hoa Anh. Nam Bàn ở vùng núi phía tây nước
Hoa Anh. Nước Chiêm Thành trước đây chính thức bị chia làm
ba.
Phần đất Đại Chiêm và Cổ Lũy, Thánh Tông dùng người đầu
hàng là Ba Thái làm đồng tri phủ ở Đại Chiêm và dùng Đa Thủy
làm thiêm tri châu. Sau đó ông lệnh cho Đỗ Tử Quy làm đồng tri
châu giữ việc quân và dân ở Đại Chiêm; Lê Ỷ Đà làm tri châu
Cổ Lũy, giữ việc quân và dân ở Cổ Lũy, để đề phòng người

Chiêm Thành làm phản.

×