Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Chúa Trịnh 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148 KB, 7 trang )

Chúa Trịnh
Chúa Trịnh (1545 – 1787) (chữ Hán: 鄭主 (Trịnh chủ, Trịnh chúa)) là
tập đoàn phong kiến kiểm soát quyền lực nhà nước Đại Việt thời nhà
Hậu Lê, khi nhà vua không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị. Bộ
máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu.
Nổi lên nắm quyền lực
Sau khi vua Lê Hiến Tông mất năm 1504, các vua kế vị đều là những
hôn quân hoặc yếu ớt. Đến năm 1527, quyền thần Mạc Đăng Dung lật
đổ vua Lê Cung Hoàng rồi sáng lập nhà Mạc. Năm 1533, ở Thanh Hóa,
một võ tướng nhà Lê là Nguyễn Kim nổi dậy chống lại nhà Mạc. Ông
tôn lập hậu duệ nhà Lê là Lê Duy Ninh làm vua, tức là Lê Trang Tông
vào thời Lê Trung Hưng. Trong vòng 5 năm, tất cả các vùng phía nam
sông Hồng nằm dưới quyền kiểm soát của nhà Lê Trung Hưng nhưng họ
không thể chiếm Thăng Long. Trong thời gian này, nhà Lê cũng phát
triển thế lực về phía Nam, chiếm quyền kiểm soát vùng cực nam lãnh
thổ nơi từng là đất đai của Chăm Pa.
Người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh là Trịnh Kiểm, người huyện Vĩnh
Lộc, Thanh Hóa. Tương truyền thuở nhỏ nhà Trịnh Kiểm nghèo, mẹ
thích ăn gà nên ông thường bắt trộm gà của hàng xóm cho mẹ ăn. Hàng
xóm rất ghét, nhân khi Trịnh Kiểm đi vắng bèn bắt mẹ ông ném xuống
vực. Trịnh Kiểm về không thấy mẹ đâu bèn đi tìm, đến vực tìm ra xác
mẹ thì mối đã xông đầy lên rồi. Sau có ông thày tướng đi qua chỉ vào
ngôi mộ mẹ Trịnh Kiểm đọc rằng:
Phi đế phi bá
Quyền khuynh thiên hạ
Truyền tộ bát đại
Tiêu tường khởi vạ
Nghĩa là:
Chẳng đế chẳng bá
Quyền nghiêng thiên hạ
Truyền được tám đời


Trong nhà dấy vạ
Mẹ mất, nghe tin Nguyễn Kim nổi dậy dựng lại nhà Lê, Trịnh Kiểm bèn
đến xin gia nhập. Nhờ tài năng, ông được Nguyễn Kim tin cậy và gả con
gái là Ngọc Bảo cho. Nǎm 1539 ông được phong làm Đại tướng quân,
tước Dực quận công. Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm lên thay
cầm quyền, được phong làm thái sư nắm toàn thể quân đội.
“Phù Lê diệt Mạc”
“Phi đế phi bá, quyền khuynh thiên hạ”
Nắm quyền trong triều đình Nam triều nhà Lê, trước hết Trịnh Kiểm lo
đối phó với các con của Nguyễn Kim để củng cố quyền lực. Ông đầu
độc giết con cả của Kim là Nguyễn Uông. Người con thứ là Nguyễn
Hoàng sợ hãi xin xuống trấn giữ vùng Thuận Hóa - Quảng Nam ở phía
Nam. Trịnh Kiểm cho rằng giết cả hai anh em Hoàng sẽ mang tiếng, mà
Thuận - Quảng là nơi xa xôi, “ô châu ác địa” nên bằng lòng cho Hoàng
vào đó để mượn tay nhà Mạc giết Hoàng. Từ đó Trịnh Kiểm nắm toàn
bộ quyền hành của nhà Lê, xây dựng sự nghiệp cho họ Trịnh.
Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất sớm không có con nối, Trịnh Kiểm
định thay ngôi nhà Lê, nhưng còn do dự sợ dư luận, bèn sai người tìm
đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bấy giờ đang ẩn dật. Nghe theo lời
khuyên của Trạng Trình (“Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”), Trịnh Kiểm
bèn đi tìm được người trong tôn thất nhà Lê là Lê Duy Bang, cháu 5 đời
của Lê Trừ (anh Lê Thái Tổ), lập làm vua, tức là Lê Anh Tông. Từ đó họ
Trịnh nối đời cầm quyền nhưng danh nghĩa vẫn tôn phò, làm bề tôi cho
nhà Lê, hai họ sống chung trong cơ chế lưỡng đầu. Bởi vậy người đời
truyền lại câu: “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.”
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh
quyền. Hai anh em dàn quân đánh nhau. Cùng lúc đó quân Mạc từ bắc
kéo vào. Trịnh Cối bị kẹp giữa hai đường không thể cự nổi bèn đầu hàng
nhà Mạc, được nhà Mạc thu nhận và phong chức.
Bản ý của vua Lê Anh Tông là ủng hộ ngôi con trưởng của Trịnh Cối,

do đó mâu thuẫn với Trịnh Tùng. Vua Anh Tông mang 4 người con lánh
đi nơi khác. Trịnh Tùng lập người con út của vua là Đàm lên ngôi, tức là
Lê Thế Tông. Sau đó, Trịnh Tùng lùng bắt được cha con vua Anh Tông
mang về lập mưu giám sát, rồi bức chết. Từ đó vua Lê hoàn toàn nép
trong cung, Trịnh Tùng tự mình xử trí mọi việc trong triều. Các vua Lê
sau có ý định chống lại đều bị xử tử và thay thế bằng một hoàng đế nhỏ
tuổi hoặc dễ bảo hơn.
Khôi phục Thăng Long
Tranh vẽ đám rước chúa Trịnh xuất hành, thế kỷ 17
Từ khi Trịnh Kiểm nắm quyền, họ Trịnh cai quản vùng phía nam của
Đại Việt (trên danh nghĩa vẫn là chiến đấu dưới quyền vua Lê) và chiến
đấu với nhà Mạc ở phía bắc. Bấy giờ nhà Lê chiếm lại được Thanh Hóa
và Nghệ An. Nhờ có khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc”, thanh thế họ Trịnh
ngày một lớn. Ở vùng Tây bắc, anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên cát
cứ tại Tuyên Quang sai người đến xin quy phục. Sau đó năm 1550, thái
tể nhà Mạc là Lê Bá Ly là cựu thần nhà Lê sơ cùng thông gia là Nguyễn
Thiến mang gia quyến về hàng.
Trong suốt những năm 1545-1580 là giai đoạn hai bên giằng co. Được
tăng sức mạnh, họ Trịnh liên tiếp tấn công ra bắc đánh Sơn Nam, Ninh
Bình, Sơn Tây, Thăng Long. Nhà Mạc lúc đó dưới sự chèo lái của
Khiêm Vương Mạc Kính Điển đã đứng vững. Mạc Kính Điển nhiều lần
phải mang vua Mạc qua sông tránh sang Kim Thành (Hải Dương) nhưng
quân Lê-Trịnh vẫn không vào được Thăng Long. Ngược lại, sau những
đợt tấn công ra bắc, quân Trịnh cũng phải đối phó với những đợt tiến
công vào Thanh Hóa - Nghệ An của Mạc Kính Điển. Hai bên khi được
khi thua. Cuộc chiến giằng co nổi lên tên tuổi các tướng Hoàng Đình Ái,
Nguyễn Hữu Liêu bên Lê-Trịnh, Nguyễn Quyện bên Mạc.
Sau khi trấn thủ Thuận Hoá (năm 1558), năm 1570, Nguyễn Hoàng lại
xin trấn thủ Quảng Nam. Chúa Trịnh mải lo chiến trường phía bắc nên
chấp thuận. Năm 1572, Hoàng dùng kế giết được tướng Mạc là Mạc Lập

Bạo vào đánh. Nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ.
Sau khi Mạc Kính Điển chết (1580), nhà Mạc bắt đầu suy yếu. Vua Mạc
là Mậu Hợp ít lo chính sự, phụ chính Mạc Đôn Nhượng không đủ năng
lực. Quân Lê-Trịnh bắt đầu chiếm ưu thế. Năm 1591, Trịnh Tùng đem
quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, Mạc Mậu Hợp
chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên sông Nhị
Hà cho các tướng giữ kinh thành Thăng Long. Trịnh Tùng thúc quân
tổng tiến công. Các tướng Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê, Trần Bách
Niên tan vỡ bỏ chạy. Phục binh của Nguyễn Quyện ở cầu Dền không kịp
nổi dậy đã bị giết. Nguyễn Quyện bị bắt rồi bị giết, hai con tử trận. Quân
Mạc chết rất nhiều.
Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông
Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị
Niên nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, Bùi Văn Khuê biết
chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân
Mạc.
Tháng 11 năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Mạc Mậu
Hợp thua chạy về Kim Thành (Hải Dương). Thấy thế nguy cấp, Mậu
Hợp lập con là Toàn lên ngôi, tự mình làm tướng thống suất quân đội.
Sau các cuộc chiến ác liệt tại khu vực các phủ Nam Sách, Hạ Hồng,
Kinh Môn trong tháng 11 và 12 thì quân Mạc thua to. Mạc Mậu Hợp
phải bỏ trốn đến huyện Phượng Nhãn, bị bắt sống sau đó ít ngày và bị
hành hình.
Sau vài cuộc chiến khác chống lại các thế lực tàn dư nhà Mạc, Trịnh
Tùng rước vua Lê Thế Tông trở lại Thăng Long năm 1593.Họ Trịnh
đánh dấu quyền lực bằng cách tiến hành xây Phủ chúaở Thăng Long.
Dẹp tàn dư họ Mạc
Dù Mạc Mậu Hợp và sau đó là Mạc Toàn bị bắt và bị giết thì thế lực của
nhà Mạc chưa bị tiêu diệt hết. Các vùng như Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Cao Bằng vẫn thuộc quyền quản lý của nhiều người như Mạc Kính Chỉ,

Mạc Kính Cung cho tới năm 1623. Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam
Bắc triều ở Đại Việt có lợi cho họ nên can thiệp để họ Mạc được cát cứ
ở Cao Bằng. Vì vậy cháu Mạc Kính Điển là Kính Khoan và con Khoan
là Kính Vũ vẫn cát cứ ở Cao Bằng, dù về cơ bản, họ Trịnh đã làm chủ
Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.
Khi nhà Minh sụp đổ (1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh -
vẫn ủng hộ họ Mạc. Họ Mạc nối nhau trấn giữ ở đây trong nhiều năm.
Mãi đến khi nhà Minh mất hẳn (1662) về tay nhà Thanh, họ Trịnh mới
ra tay dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, chúa Trịnh Tạc sai tướng Đinh Văn
Tả đi đánh, việc trấn giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt.
Trịnh - Nguyễn phân tranh
Sau khi Nguyễn Hoàng xuống phía Nam đã xây dựng căn cứ và phát
triển thành một thế lực độc lập, hình thành chính quyền của họ Nguyễn.
Tuy các chúa Nguyễn vẫn hợp tác với chúa Trịnh để chống nhà Mạc và
vẫn đứng danh nghĩa là thần tử nhà Lê, nhưng thực tế các chúa Nguyễn
vẫn cai trị các tỉnh biên giới phía Nam Đại Việt với một chính quyền độc
lập. Hơn thế nữa, họ đã có công mở rộng lãnh thổ Đại Việt lên gấp đôi
về phía Nam. Sau khi đánh bại nhà Mạc, sự độc lập của các chúa
Nguyễn ngày càng trở nên khó chịu đối với các chúa Trịnh.
Những sự căng thẳng lên đỉnh điểm năm 1627 khi chiến tranh nổ ra giữa
hai phe. Trong khi phe chúa Trịnh kiểm soát một vùng rộng lớn và đông
dân cư hơn, thì chúa Nguyễn lại có nhiều ưu thế. Thứ nhất, họ chỉ muốn
bảo vệ lãnh thổ của mình, họ không muốn tấn công miền bắc. Thứ hai,
chúa Nguyễn có thể lợi dụng ưu thế về các tiếp xúc của mình với những
người châu Âu, đặc biệt là những người Bồ Đào Nha, để mua các loại
súng hiện đại của châu Âu. Thứ ba, điều kiện địa lý cũng ưu đãi cho họ,
đất đai phẳng vốn thích hợp cho những quân đội được tổ chức lớn lại
hiếm có ở lãnh thổ của họ, nơi núi non hầu như lan ra đến tận biển.
Chúa Nguyễn xây dựng hai giới tuyến rất vững chắc kéo dài vài dặm từ
biển đến tận các ngọn đồi ở phía bắc thành Phú Xuân. Họ đã bảo vệ hai

giới tuyến này chống lại nhiều cuộc tấn công của các chúa Trịnh. Trong
thời gian từ 1627 đến tận 1672, hai bên giao chiến cả thảy 7 lần. Năm
1655, quân Nguyễn thắng thế vượt sông Gianh đánh Nghệ An, chiếm 7
huyện và mang theo nhiều dân cư ở đây vào khai khẩn trong nam. Năm
sau quân Trịnh phản công chiếm lại.
Năm 1672, hai bên đình chiến, Tây Định Vương Trịnh Tạc và Hiền
Vương Nguyễn Phúc Tần lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Việt
Nam. Đất nước bị chia ra bởi hai gia đình cai trị. Hai bên cùng mang
danh nghĩa tôn phò nhà Hậu Lê.
Dẹp yên khởi nghĩa nông dân
Các chúa Trịnh từ Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc,
Trịnh Căn, Trịnh Cương đều là những chúa giỏi cai trị. Sau khi chiến
tranh Trịnh - Nguyễn và Trịnh-Mạc chấm dứt, Bắc Hà yên ổn thịnh trị.
Các chúa Trịnh cai trị khá tốt, luôn giữ hư danh cho vua nhà Lê. Tuy
nhiên họ là người lựa chọn ra vua, họ thay thế vua khi họ thích và họ
cũng có quyền cha truyền con nối để chỉ định nhiều quan chức hàng đầu
trong triều đình. Không giống như các chúa Nguyễn, những người
thường gây chiến với Chân Lạp và Xiêm La, các chúa Trịnh giữ quan hệ
hòa bình hữu hảo với các nước láng giềng.
Năm 1729, Trịnh Cương chết, con là Trịnh Giang lên thay. Trịnh Giang
phế bỏ vua Lê Duy Phường (1729-1732), lập Lê Thuần Tông (anh Duy
Phường) rồi giết Duy Phường năm 1735; tư thông với cung nữ của cha,
lại gây ra thuế khóa nặng nề làm mất lòng dân. Từ đó nông dân liên tiếp
nổi dậy khởi nghĩa. Đó chính là phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng
Ngoài.
Năm 1737, nhà sư Nguyễn Dương Hưng nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1739,
hậu duệ nhà Mạc (đã bị đổi họ) là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển cùng Vũ
Trác Oánh nổi dậy ở Hải Dương. Tông thất nhà Lê là Lê Duy Mật cũng
định làm binh biến ở Thăng Long để lật đổ họ Trịnh nhưng không thành
nên rút ra ngoài khởi nghĩa. Đến năm 1740 đồng loạt các cuộc khởi

nghĩa lớn của quận He Nguyễn Hữu Cầu, quận Hẻo Nguyễn Danh
Phương và Hoàng Công Chất bùng phát. Chính sự Bắc Hà hết sức rối
ren.
Trịnh Giang không khắc phục được khó khăn, lại mắc bệnh nằm bẹp
dưới nhà hầm không điều hành được công việc. Trước tình hình đó, gia
tộc họ Trịnh phế bỏ Trịnh Giang, lập em Giang là Trịnh Doanh lên ngôi
năm 1740. Là người có tài năng, Trịnh Doanh điều chỉnh chính sách, ra
tay đánh dẹp, dần dần củng cố lại tình hình Bắc bộ. Trong cuộc chinh
phạt các cuộc khởi nghĩa, nổi lên tên tuổi các danh tướng Hoàng Ngũ
Phúc, Bùi Thế Đạt, Phạm Đình Trọng. Đến khi Trịnh Doanh mất (1767),
cơ bản các cuộc khởi nghĩa đều bị dẹp tan, chỉ còn Hoàng Công Chất và
Lê Duy Mật. Con Doanh là Trịnh Sâm lên ngôi nhanh chóng dẹp nốt các
cuộc khởi nghĩa này năm 1769.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×