Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay trong những năm tháng ấu thơ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.52 KB, 6 trang )

Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ
ngay trong những năm tháng ấu thơ

Lên 3 tuổi, trẻ phát triển và hoàn thiện về kỹ năng
giao tiếp xã hội. Đây là cột mốc phát triển quan
trọng mà cha mẹ cần nắm bắt để giúp trẻ hoàn
thiện các tiềm năng trí tuệ, tự tin học hỏi, từ đó
đặt nền tảng cho sự thành công trong tương lai.

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ trong giai
đoạn 3 - 6 tuổi

Bắt đầu từ 5 tuổi, trẻ đã biết tư duy, suy nghĩ về những
điều cần hỏi, bắt đầu quá trình học tập để có thể hòa
nhập với xã hội.
Nếu 3 năm đầu là giai đoạn phát triển quan trọng về
thị giác, thính giác, khả năng ngôn ngữ và nhận thức
thì từ 3 - 6 tuổi là cột mốc rất quan trọng cho việc
phát triển khả năng học hỏi cũng như hình thành và
phát triển tính cách, kỹ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ có
thể cảm nhận được cảm xúc của người khác và thể
hiện những cảm xúc vui buồn khi được 3 – 4 tuổi.
Sang 5 tuổi, trẻ thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc
của mình ở những mức độ khác nhau. Lúc này, trẻ
biết tư duy, suy nghĩ về những điều cần hỏi. Vốn từ
vựng tăng lên rất nhanh giúp trẻ có thể diễn đạt tình
cảm và ý tưởng gần giống người lớn. Đến khi 6 tuổi,
trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ không lời khi giao tiếp.

Đồng thời, các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra, việc
nhận biết và phát triển kỹ năng của trẻ trong giai đoạn


này đóng một vai trò rất quan trọng với quá trình học
hỏi cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ được
tạo điều kiện tốt nhất để phát triển sẽ có kỹ năng giao
tiếp xã hội tốt, tự tin hòa nhập và học hỏi tốt khi bước
vào tuổi đến trường, từ đó đặt nền tảng cho sự thành
công trong tương lai.

Hỗ trợ chăm sóc trẻ trong giai đoạn 3 – 6 tuổi

Chia sẻ với các bậc cha mẹ có con trong lứa tuổi mẫu
giáo, bác sĩ Thái Thanh Thủy, trưởng khoa tâm lý,
Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “Để hỗ trợ sự phát
triển hoàn thiện của trẻ trong giai đoạn này, đặc biệt
là kỹ năng giao tiếp, cha mẹ cần có những phương
pháp chăm sóc khoa học kết hợp với chế độ dinh
dưỡng đầy đủ giúp não bộ phát triển tối đa, đặc biệt
là những dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng và phát
triển các tế bào thần kinh và thị giác để trẻ luôn sẵn
sàng học hỏi”.

Ngoài việc trò chuyện, hướng dẫn để trẻ phát huy khả
năng giao tiếp, cha mẹ cần chú ý bồi bổ sức khỏe trí
não để bé học hỏi tốt, tăng khả năng hiểu biết của bản
thân. Ảnh minh họa.
Sự phát triển và hoàn thiện chức năng não bộ có liên
quan mật thiết tới tốc độ dẫn truyền thông tin ở tế bào
thần kinh, đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh và
chính xác. Khi khả năng học hỏi tốt, trẻ tích cực tìm
tòi, khám phá môi trường xung quanh, tăng tường
khả năng hiểu biết của bản thân. Do vậy, cha mẹ cần

đặc biệt chú ý cung cấp cho trẻ dưỡng chất thiết yếu
giúp tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu của các tế bào
thần kinh.

Nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh vai trò
đặc biệt quan trọng với sự phát triển não bộ của 2
dưỡng chất hiện diện trong sữa mẹ: Phospholipid và
Lutein. Phospholipid giúp tối ưu hoá các mối liên kết
thần kinh, thiết yếu với chức năng truyền tín hiệu của
tế bào, giúp trẻ nhận biết tín hiệu nhanh và chính xác
hơn. Lutein đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ
của mắt, như một chất chống oxy hóa bảo vệ mắt,
nơi dễ bị tổn hại bởi ánh sáng. Trẻ được bổ sung đầy
đủ Lutein sẽ được tăng cường thị giác và khả năng
học hỏi.

Cùng với dinh dưỡng, vai trò giáo dục và sự hỗ trợ
của cha mẹ trong giai đoạn này là vô cùng quan
trọng. Trẻ nhận được những kích thích tích cực của
môi trường trong những năm tháng đầu đời thông
qua các hoạt động vui chơi sẽ giúp phát triển trí tuệ,
hình thành những cảm xúc tích cực, tạo cho trẻ từ
những kỹ năng phân tích cho đến các kỹ năng giao
tiếp xã hội.

×