Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM PEPSI CỦA SUNTORY PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20172021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.17 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN, NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO CHO
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ..................2
1.1. Khái niệm................................................................................................................2
1.2. Mục tiêu và vai trị quản lý rủi ro trong kinh doanh................................................2
1.3. Quy trình quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế...................................................2
1.3.1. Nhận dạng rủi ro...............................................................................................2
1.3.2. Phân tích và đo lường rủi ro.............................................................................3
1.3.3. Biện pháp ứng phó rủi ro..................................................................................3
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO SẢN PHẨM PEPSI CỦA
SUNTORY PEPSICO GIAI ĐOẠN 2017-2021..........................................................4
2.1. Tổng quan về tập đoàn Suntory Pepsico Việt Nam và sản phẩm Pepsi....................4
2.1.1. Tổng quan về tập đoàn Suntory Pepsico Việt Nam và sản phẩm Pepsi............4
2.1.2. Tổng quan về sản phẩm Pepsi vị nguyên bản...................................................4
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm Pepsi...................5
2.2.1. Nhận diện rủi ro...............................................................................................5
2.2.2. Phân tích rủi ro.................................................................................................6
2.2.3. Đánh giá, đo lường rủi ro................................................................................11
2.2.4. Kiểm soát, tài trợ rủi ro..................................................................................12
Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM PEPSI CỦA SUNTORY PEPSICO...........15
3.1. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm PepsiCola của Suntory Pepsico.............................................................................................15
3.1.1. Ưu điểm..........................................................................................................15
3.1.2. Hạn chế..........................................................................................................16
3.2. Kiến nghị giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm Pepsi...17
3.2.1. Hoàn thiện công nghệ sản xuất.......................................................................17
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................................17
3.2.3. Đầu tư cho hoạt động marketing....................................................................17
3.2.4. Phát triển chuỗi cung ứng...............................................................................18



KẾT LUẬN.................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................20


LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro là một yếu tố mà doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không
chỉ dừng ở việc giảm thiểu rủi ro, mà là quản lý các rủi ro một cách hiệu quả, toàn diện,
làm cơ sở cho việc bảo toàn và phát triển các giá trị của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy
các doanh nghiệp ngày càng có sự quan tâm rất lớn đến hoạt động quản lý các rủi ro tài
chính, hoạt động và chiến lược.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 diễn ra trên tồn cầu, nhóm thấy rõ
được ảnh hưởng rất lớn của các rủi ro đến ngành hàng tiêu dùng nhanh, một ngành có các
sản phẩm hết sức gần gũi với chính nhóm nghiên cứu dẫn đến việc quản lý trở nên ngày
càng khó khăn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt
động kinh doanh sản phẩm Pepsi của Suntory Pepsico tại thị trường Việt Nam giai
đoạn 2017-2021”, mục đích của nhóm là tập trung phân tích rõ thực trạng quản lý rủi ro
mà Cơng ty Suntory Pepsico Vietnam phải đối diện nói riêng cũng như là ngành tiêu dùng
nhanh nói chung đồng thời đề xuất các giải pháp cải thiện việc quản lý rủi ro giúp doanh
nghiệp có thể cải thiện được hoạt đồng kinh doanh của chính mình.
Kết cấu của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các rủi ro cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Suntory Pepsico tại
thị trường Việt Nam giai đoạn 2017-2021
Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản
phẩm Pepsi của Pepsico Việt Nam
Do có giới hạn về thời gian và nguồn lực nên bài tiểu luận vẫn còn tồn tại thiếu sót,
nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những lời góp ý và nhận xét đến từ TS. Hồng Thị
Đoan Trang. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


1


Chương 1: TỔNG QUAN, NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO CHO
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh quốc tế: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh
là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại
hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những
cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.
Khái niệm về quản lý rủi ro trong kinh doanh: Quản lý rủi ro là quá trình xác định
và xử lý các rủi ro mà một tổ chức, doanh nghiệp gặp phải.
1.2. Mục tiêu và vai trò quản lý rủi ro trong kinh doanh
Mục tiêu: Xác định được rủi ro và phân tích những rủi ro đặc thù; ứng phó với rủi
ro bằng các phương pháp hiệu quả nhất.
Vai trò: Giúp tổ chức hoạt động ổn định, thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh và
chiến lược kinh doanh; giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, tăng độ an
toàn trong các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp; giảm thiểu mức độ tổn thất do rủi ro,
tăng lợi nhuận doanh nghiệp; tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp và nhà quản trị; giúp
doanh nghiệp có thể thực hiện thành cơng các hoạt động kinh doanh mạo hiểm.
1.3. Quy trình quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế
 Bước 1: Nhận dạng rủi ro
 Bước 2: Phân tích và đo lường rủi ro trong kinh doanh
 Bước 3: Đưa ra biện pháp ứng phó với rủi ro
1.3.1. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm tìm kiếm thơng tin về
nguồn gốc của rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, đối tượng rủi ro.
Phân tích rủi ro là xác định nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như các nhân tố làm gia

tăng khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp để tìm biện pháp phòng ngừa. Để hỗ trợ
2


phân tích rủi ro, nhà quản trị có thể sử dụng các cơng cụ sau: Bảng hỏi phân tích rủi ro,
danh mục các nguy cơ, danh mục các rủi ro được bảo hiểm, các hệ thống chuyên gia.
1.3.2. Phân tích và đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: tần suất
xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Từ đó lập ra ma trận đo lường rủi ro
để đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro và khả năng chịu đựng của công ty khi xảy ra
rủi ro. Rủi ro được chia ra làm ba nhóm theo mức độ nghiêm trọng: nhóm nguy hiểm;
nhóm quan trọng; nhóm khơng quan trọng.
Hai phương pháp đo lường định lượng chính: Xác định các mơ hình tính xác suất
xảy ra tổn thất trên cơ sở các số liệu về tổn thất đó; Sử dụng mơ hình gỉa lập để tích hợp
cả những thay đổi mơi trường vào các phân phối xác suất cần xác định.
1.3.3. Biện pháp ứng phó rủi ro
1.3.3.1. Kiểm sốt rủi ro
Kiểm sốt rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, cơng cụ, chiến lược, các
chương trình hành động,… để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu tổn thất, ảnh hưởng không
mong đợi có thể đến với tổ chức.
1.3.3.2. Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn
thất xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất
(Gantz S. D., 2013)


Lưu trữ rủi ro: là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính
trực tiếp

 Chuyển giao tài trợ phí bảo hiểm:

o Chuyển giao kiểm sốt rủi ro
o Chuyển giao tài trợ rủi ro

3


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO SẢN PHẨM PEPSI CỦA
SUNTORY PEPSICO GIAI ĐOẠN 2017-2021
2.1. Tổng quan về tập đoàn Suntory Pepsico Việt Nam và sản phẩm Pepsi
2.1.1. Tổng quan về tập đoàn Suntory Pepsico Việt Nam và sản phẩm Pepsi
Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) được thành lập vào tháng 4 năm 2013, là liên
doanh 100% vốn nước ngoài giữa PepsiCo Việt Nam và tập đoàn nước giải khát Suntory
Holdings Limited. SPVB hiện là một trong số các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành
công nghiệp nước giải khát với 1 trụ sở chính, 5 văn phịng bán hàng và 5 nhà máy trên
khắp Việt Nam.
Suntory Pepsico VN hiện đang kinh doanh chính trong mảng sản xuất đồ uống
khơng cồn và nước khống. Ngồi ra Suntory Pepsico VN cịn hoạt động trong lĩnh vực
bán buôn tổng hợp, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thức ăn sẵn và sản xuất
cà phê. Các thương hiệu đồ uống chính mà Suntory Pepsico sản xuất và phân phối bao
gồm các nhãn hiệu nước uống có gas (Pepsi, Mirinda, 7UP), nước tăng lực, trà, nước trái
cây và nước khoáng. Vào năm 2019, doanh thu của SPVN lên đến 18 nghìn tỷ đồng, tăng
hơn 14% so với năm 2018.
2.1.2. Tổng quan về sản phẩm Pepsi vị nguyên bản
Pepsi là sản phẩm cola đặc trưng của Pepsico với tên gọi “nước uống có gaz Pepsi
Cola” ra đời từ năm 1961. Kể từ khi gia nhập Việt Nam, doanh thu của Suntory Pepsico
nói chung và sản phẩm nước uống có gas tăng trưởng vùn vụt.
Sản phẩm được sản xuất tại 5 cơ sở: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Nam, Bắc
Ninh và Cần Thơ.
Doanh thu hằng năm của SPVN ln giữ vị trí cao trong bộ tứ các nhà sản xuất
nước giải khát đứng đầu Việt Nam. Trong đó, Pepsi là một trong những sản phẩm chủ lực

của SPVN cùng với 7Up, Revive, Mirina, Aquafina, Twister,…
4


2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm Pepsi
2.2.1. Nhận diện rủi ro
Để nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm Pepsi của Suntory
Pepsico nhóm đã sử dụng phương pháp vẽ lưu đồ chuỗi cung ứng của sản phẩm Pepsi
Original của Suntory Pepsico từ đó đưa ra một số các rủi ro.

(1) Ngun
liệu thơ

(2) Tổng
cơng ty

(4) Lưu kho
và vận
chuyển hàng
hóa

(3) Trung
tâmphân
phối

(5) Bán lẻ

(6) Khách
hàng tiêu
thụ sản

phẩm

Từ hình ảnh lưu đồ trên, ở mỗi thành phần ta có thể nhận diện được một số rủi ro
(1) Nguyên liệu thô:
Rủi ro về
chất lượng

Rủi ro về số lượng
Giao ít (thiếu

Chất lượng

nguyên liệu sản

nguyên liệu

xuất)/nhiều (diện

khơng đạt

tích bổ sung tron

chuẩn

kho và nhân cơng
bốc dỡ)

Rủi ro về thời gian

Rủi ro liên đới


Rủi ro

giao nhận

thương hiệu

chi phí

Giao hàng chậm (đình

NCC có rủi ro

trệ sản xuất)/ giao

về thương hiệu

Giá

hàng trước thời gian

sẽ liên đới đến

mua

(phải điều chỉnh lại

thương hiệu sản tăng

xếp dỡ trong kho)


phẩm

(2) Công ty
Hoạt động

Rủi ro

Sản xuất

Rủi ro gián đoạn quy trình sản xuất; Rủi ro rị rỉ thơng tin sản
xuất nội bộ do hỗ trợ phát triển cùng nhà cung cấp

(Operations)

5


Kinh doanh
(Sales &Marketing)

Rủi ro về thương hiệu; Rủi ro về nhu cầu: hiệu ứng bullwhip; Rủi
ro về hiệu suất bán hàng; Rủi ro về thị trường cạnh tranh

Quản trị nhân sự
(HR)

Rủi ro bỏ việc; Rủi ro bảo mật thông tin nhân sự; Rủi ro pháp lý

Kế tốn và Tài

chính

Rủi ro thị trường; Rủi ro tín dụng; Rủi ro hoạt động; rủi ro thanh
khoản

Quản trị Logistics

Rủi ro vận chuyển; Rủi ro quản trị logistics ngược; Rủi ro quản lý
dịch vụ khách hàng

(3) Trung tâm phân phối


Rủi ro hàng tồn kho



Rủi ro khi xử lý đơn đặt hàng của khách hàng



Rủi ro về thơng tin
(4) Kho hàng và vận chuyển hàng hóa



Rủi ro bảo quản hàng hóa




Rủi ro về giao nhận hàng hóa
(5) Bán lẻ



Rủi ro về hàng giả hàng nhái



Rủi ro về hàng hóa thay thế
Ngồi ra nhóm nhận thấy cịn tồn tại một số rủi ro trong cả quá trình cung ứng sản

phẩm Pepsi Original là rủi ro về thiên tai, các sự kiện không lường trước được (CRIF,
n.d.).
6


2.2.2. Phân tích rủi ro
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phân tích những
rủi ro nổi bật ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh sản phẩm Pepsi Cola tại Việt Nam.
2.2.2.1. Rủi ro gián đoạn quy trình sản xuất:
Rủi ro gián đoạn sản xuất đề cập đến sự gián đoạn của các hoạt động hoặc quy
trình trong nội bộ khiến kế hoạch sản xuất khơng theo đúng tiến độ. Khi đình trệ xảy ra,
nhà máy không đáp ứng kịp yêu cầu về doanh số sản phẩm song chi phí sản xuất lại đội
lên q cao. Do đó, phát sinh chi phí máy móc, nhân sự, nguyên liệu,…trong thời gian
chờ dây chuyền sản xuất hoạt động trở lại. Một số nguyên nhân kể đến như sau:
Thứ nhất, quản lý kém hiệu quả: việc lên kế hoạch vật liệu không sát với thực tế
sẽ dẫn đến thiếu nguyên vật liệu trong trong quá trình sản xuất hoặc đơn giá nguyên liệu
thay đổi dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, nếu việc kiểm định chất lượng
nguyên liệu đầu vào không sát sao dễ dẫn tới tình trạng sản phẩm đầu ra khuyết tật, hư hại

hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời, nếu nhà quản lý không lên kế
hoạch một cách khoa học, quản lý nghiêm ngặt dễ dẫn tới tình trạng cơng nhân chểnh
mảng, lơ là, đùn đẩy trách nhiệm.
Thứ hai, đội ngũ công nhân thiếu chuyên môn: Khi nhân sự thiếu kỹ năng
chuyên môn sẽ phải chờ đợi sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên…Đặc biệt trong lĩnh vực
kỹ thuật, khi máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm Pepsi vị nguyên bản
đều tiên tiến và hiện đại, đội ngũ kỹ thuật trong xưởng sản xuất khơng có đầy đủ chun
mơn sẽ khơng thể giải quyết khi máy móc, dây chuyền gặp sự cố, trục trặc bất thường.
Thứ ba, máy móc tài sản thiết bị hư hỏng bất thường: Quy trình sản xuất Pepsi
nguyên vị địi hỏi dây chuyền cơng nghệ tiên tiến mà khơng thể thay thế bằng sản xuất
truyền thống. Do đó, khi một thiết bị máy móc gặp vấn đề sẽ kéo theo toàn bộ dây chuyền
sản xuất bị ngưng trệ và ngừng hoạt động. Nhân viên cũng trong trạng thái chờ máy móc
phục hồi mới có thể làm việc.
7


Thứ tư, hiếu liên kết trong việc trao đổi, ra quyết định: Trong q trình sản xuất,
doanh nghiệp khơng thể hoàn toàn tránh khỏi sự cố về nhân sự, nguyên liệu, quản lý, chi
phí,…Nếu trong q trình xảy ra sự cố, việc trao đổi giữa nhân viên với các nhà quản lý
để tìm ra phương án giải quyết ngắt quãng. Các nhà quản lý, giám sát viên đùn đẩy trách
nhiệm, chờ đợi ý kiến chỉ đạo cấp trên hay công ty mẹ dẫn tới sự cố sản xuất kéo dài.
2.2.2.2. Rủi ro cạnh tranh:
Rủi ro cạnh tranh có thể đến từ trong và ngồi doanh nghiệp và có thể tác động tiêu
cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, rủi ro cạnh tranh từ đối thủ: Đối với doanh nghiệp kinh doanh nước
giải khát Suntory PepsiCo, những rủi ro cạnh tranh có thể đến từ các doanh nghiệp kinh
doanh các loại mặt hàng nước giải khát tương tự trong khu vực như Coca Cola, Nestle,...
Đặc biệt, đối với mặt hàng nước giải khát có gas vị nguyên bản Pepsi, rủi ro cạnh tranh sẽ
đến từ nước giải khát Coca Cola vị nguyên bản. Bởi vì cả hai sản phẩm này đều là mặt
hàng nước giải khát có gas và có mùi vị khá tương tự với nhau. Coca Cola vị nguyên bản

được coi là sản phẩm thay thế gần như hoàn hảo cho Pepsi vị nguyên bản. Chìa khóa ngăn
chặn loại rủi ro cạnh tranh này là xây dựng một lượng khách hàng trung thành, đối xử tốt
với khách hàng, khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Thứ hai, rủi ro cạnh tranh từ trong doanh nghiệp: Pepsi nguyên bản thu hút
được khách hàng và góp phần đem lại vị thế lớn cho Suntory Pepsi trong thị trường kinh
doanh nước giải khát tại Việt Nam, lý do không thể bỏ qua là nhờ hương vị hoa quả đặc
trưng và khả năng đem lại cảm giác sảng khoái. Dù trên thị trường nước giải khát của Việt
Nam đã có thêm nhiều sản phẩm nước ngọt có gas, nhưng ít sản phẩm nào đem lại cảm
giác hòa quyện giữa gas và hương vị cho khách hàng như Pepsi vị ngun bản. Chính vì
vậy, có thể thấy rằng nếu như bí mật kinh doanh này bị tiết lộ, Suntory PepsiCo nói chung
hay dịng nước uống Pepsi ngun bản sẽ đánh mất giá trị của mình.

8


2.2.2.3. Rủi ro thương hiệu
Duy trì danh tiếng tích cực tại Việt Nam là điều quan trọng để Suntory PepsiCo có
thể bán sản phẩm Pepsi vị ngun bản của mình. Danh tiếng hoặc hình ảnh thương hiệu
của Suntory PepsiCo trong quá khứ và trong tương lai có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi
nhiều yếu tố, bao gồm:
Sự thất bại của Suntory PepsiCo và các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp trong
việc duy trì tiêu chuẩn đạo đức, xã hội, kinh doanh và điều khoản lao động.
Sự thất bại trong việc đạt được các mục tiêu bền vững của doanh nghiệp như hồ sơ
dinh dưỡng, bao bì của sản phẩm, sử dụng nước và tác động của nhà máy sản xuất sản
phẩm Pepsi vị nguyên bản đối với môi trường;
Sự thất bại trong việc giải quyết các mối lo ngại về sức khỏe đối với sản phẩm
Pepsi vị nguyên bản hoặc các thành phần cụ thể trong sản phẩm; mọi vấn đề về chất
lượng hoặc an toàn sản phẩm, bao gồm cả việc thu hồi sản phẩm;
Sự không tuân thủ luật pháp và quy định; nhận thức của người tiêu dùng về các
chiến dịch quảng cáo sản phẩm, các thỏa thuận tài trợ, các chương trình tiếp thị và việc sử

dụng các phương tiện truyền thông xã hội của Suntory PepsiCo;
Hay sự thất bại trong phản hồi hiệu quả các nhận xét tiêu cực hoặc khơng chính
xác về sản phẩm Pepsi vị nguyên bản trên phương tiện truyền thông xã hội.
2.2.2.4. Rủi ro hàng tồn kho
Mức độ sẵn có của nguyên liệu để phục vụ cho khâu sản xuất ở mức thấp: Rủi
ro này thường gặp phải đối với các nguyên liệu được mua từ những nhà cung cấp ở xa đặc
biệt là nhập khẩu từ nước ngoài, mức độ tin cậy thấp và tỷ lệ không đạt chuẩn chất lượng
cao.
Đầu tư hàng tồn kho quá mức: Đối với hàng tồn kho thành phẩm, Pepsi Cola là
một trong những sản phẩm chiến lược của doanh nghiệp cộng thêm việc là sản phẩm tiêu
9


dùng nhanh, có nhu cầu biến động, sản phẩm thay thế cạnh tranh mạnh là Coca-Cola nên
với chiến lược đáp ứng nhanh kế hoạch sản xuất của nhà máy phải linh hoạt, lượng dự trữ
cao (để đáp ứng nhu cầu trong cao điểm) gây ra lượng dư thừa cao khi nhu cầu thấp. Điều
này làm mất một lượng lớn tiền để đầu tư kho bảo quản, chi phí giữ hàng cao, số lượng
hàng bị hư hỏng gây ra một số chi phí khác.
Sự biến đổi về chất lượng của hàng tồn kho: Đối với nguyên liệu sản xuất, khi
đánh giá nhà cung cấp có mức độ tin cậy thấp theo mùa vụ hoặc trong giai đoạn sắp tới
nhu cầu tăng cao và biến động mạnh, vì mục tiêu dài hạn nên thay vì đổi nhà cung cấp
khác Suntory Pepsico lựa chọn việc mua dự trữ nhiều để sẵn sàng sản xuất. Tuy nhiên đối
với các thành phần phụ gia bảo quản càng lâu càng dễ xảy ra biến đổi hóa học.
Hàng tồn kho thiếu hụt so với nhu cầu thực tế: Pepsi Cola là sản phẩm có độ
biến động nhu cầu lớn. Nếu như ở thị trường miền Nam, mức độ bao phủ thị trường lớn
nên khi dự báo nhu cầu của Suntory Pepsico khơng chính xác trong mùa cao điểm gây ra
thiếu hụt hàng hóa. Cịn ở thị trường miền Bắc, mức độ xâm nhập và mở rộng thị trường
kém hơn do thị hiếu người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh lớn Coca-Cola (có thời gian
xâm nhập thị trường miền Bắc lâu hơn) nên dự báo nhu cầu ln kém chính xác. Điều này
làm hàng tồn kho ứ đọng khi nhu cầu thấp và thiếu hụt khi nhu cầu cao.

Tăng chi phí hàng tồn kho do tỷ giá hối đoái biến động: Điều này xảy ra đối với
các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
2.2.2.5. Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý bảo gồm rủi ro chủ quan (rủi ro có thể lường trước được) và rủi ro
khách quan (rủi ro khó lường trước được).
Rủi ro chủ quan (có thể lường trước) bao gồm:


Rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp:

10


o Tranh chấp lao động: Tranh chấp nhận hợp đồng lao động; Tranh chấp tiền lương;

Tranh chấp nhận thôi việc, công việc bị mất; Tranh chấp nhận giờ làm việc, thời
gian nghỉ ngơi; Tranh chấp nhận về an toàn lao động và kỷ luật lao động;…
o Lợi dụng danh nghĩa gây thiệt hại cho cơng ty: Thất thốt tài sản do bộ kiểm soát

nội bộ quy định; Trái thẩm quyền giao dịch ký kết; Vụ lợi cá nhân như: nhận huê
hồng, chênh lệch giá, bán hợp đồng…


Rủi ro do tranh chấp với bên ngoài:
o Tranh chấp hợp đồng: rủi ro về năng lực chủ thể, rủi ro về hiệu lực của kết quả đề

ra, rủi ro. Rủi ro này thường xảy ra với các nhà cung cấp/nhà phân phối mới hoặc
khơng thân thiết.
o Tranh chấp ngồi hợp đồng: bị sự kiện vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thành phần


sản phẩm có hại với sức khỏe người tiêu dùng (cafein dùng trong sảm xuất Pepsi
Cola)


Rủi ro với cơ quan nhà nước:
o Nghĩa vụ thuế: Vi phạm hành chính về thuế, bị truy thu thuế,….

Rủi ro khách quan (khó có thể lường trước) bao gồm:


Rủi ro do chính sách pháp luật: mới chính sách pháp luật ra đời làm ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh, tăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác,...



Rủi ro khách quan khác: Thiên tai, bệnh dịch,…. như cuối năm 2019, đầu năm 2020,
khi diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, các quy định về giãn cách đã làm lượng tiêu thụ
giảm đi đáng kể

11


2.2.3. Đánh giá, đo lường rủi ro
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường định tính để đánh giá rủi ro kinh
doanh sản phẩm Pepsi-Cola của Suntory Pepsico, dựa trên hai tiêu chí là mức độ nghiêm
trọng của rủi ro và tần suất xảy ra rủi ro. Nhóm sử dụng thang điểm từ 1 - 5 để đưa ra
đánh giá tương ứng, cụ thể như sau:
Mức độ nghiêm trọng

Điểm Tần suất xảy ra

Hầu như không xảy

Tổn thất không đáng kể

1

Tổn thất ít

2

Hiếm khi xảy ra

Tổn thất trung bình

3

Thỉnh thoảng

Tổn thất nghiêm trọng

4

Thường xuyên

Tổn thất rất nghiêm trọng

5

Liên tục


ra

Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và các tài liệu tham khảo tìm kiếm được, nhóm đưa
ra đánh giá về 5 rủi ro đã phân tích ở phần trên:
Rủi ro

Khả năng đo lường
mức độ nghiêm trọng

Khả năng đo lường tần suất

Rủi ro gián đoạn sản
xuất

4

3

Rủi ro cạnh tranh

4

5

Rủi ro thương hiệu

5

4


Rủi ro hàng tồn kho

3

3

12


Rủi ro pháp lý

5

3

Như vậy, rủi ro có mức độ nghiêm trọng nhất là rủi ro thương hiệu và rủi ro pháp
lý; rủi ro có tần suất xảy ra thường xuyên nhất là rủi ro cạnh tranh.
2.2.4. Kiểm soát, tài trợ rủi ro
2.2.4.1. Rủi ro gián đoạn sản xuất
Đối với các nguyên liệu dùng trong sản xuất, Suntory Pepsico luôn cố gắng đảm
bảo nguồn cung cấp đầy đủ và không để xảy ra tình trạng thiếu hụt liên tục đáng kể nào
bằng cách mua hàng từ nhiều khu vực địa lý và nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất
và tránh tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu. Nước là nguyên liệu quan trọng tạo nên
sản phẩm Pepsi-Cola nói riêng và cả các sản phẩm khác nên Pepsico luôn cố gắng giảm
thiểu lượng nước dùng trong sản xuất và tiến hành thực hiện nhiều biện pháp đối phó với
rủi ro thiếu hụt nguồn nước. Năm 2020, doanh nghiệp này đã thành công giảm thiểu 70%
lượng nước sử dụng cho đầu vào sản xuất.
Để tránh rủi ro gián đoạn sản xuất do thiếu nhân công, Suntory Pepsico luôn cố
gắng tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh cùng với những chính
sách đãi ngộ, chế độ lương, thưởng, bảo hiểm,... hấp dẫn nhằm thu hút và giữ chân nhân

viên. Trong giai đoạn 2017 - 2021, Suntory Pepsico liên tục được nằm trong “Top 10 nơi
làm việc tốt nhất Việt Nam” (Quang Đặng, 2020).
Doanh nghiệp cũng chú trọng phát triển những giải pháp quản trị nguồn lực. Năm
2019, Suntory PepsiCo Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược cùng Công ty
TNHH Deloitte Consulting Việt Nam khởi động dự án "Quản trị tổng thể nguồn lực
doanh nghiệp SAP S/4 HANA thế hệ mới". Dự án tiến tới số hóa tồn bộ hệ thống doanh
nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động phát triển kinh doanh. Đại diện Suntory
PepsiCo Việt Nam cho biết, việc áp dụng hệ thống này sẽ giúp công ty hoạch định và
13


quản trị tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả (Lộc An, 2019).
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tháng 9/2021 Suntory Pepsico đã kịp thời hợp tác với
Tổng công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) triển khai thực hiện dự án Ký số
với hai hạng mục chính là chữ ký số và Hợp đồng điện tử nhằm đơn giản hóa q trình ký
kết hợp đồng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động một cách ổn định, khơng bị
gián đoạn quy trình giống như nhiều doanh nghiệp khác đang gặp phải do lệnh giãn cách
và ảnh hưởng của Covid-19 (CMC Technology & Solution, 2021).
2.2.4.2. Rủi ro cạnh tranh
Suntory Pepsico nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm Pepsi-Cola trên thị trường
bằng các chiến dịch quảng cáo, chương trình tiếp thị. Doanh nghiệp đã có những cách
quảng bá khác hết sức thông minh, đánh trúng tâm lý người Việt, đem lại lợi thế cạnh
tranh lớn. Suntory Pepsico đã cho ra mắt những TVC quảng cáo hấp dẫn, đặt nhiều
banner và billboard quảng cáo ngoài trời để tiếp cận và thu hút khách hàng, từ đó tăng độ
nhận diện thương hiệu. Tại Việt Nam, có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh màu xanh đặc
trưng của pepsi-cola ở những nơi công cộng, biển hiệu cửa hàng. Ngồi ra, doanh nghiệp
cịn tài trợ cho các giải thể thao, gameshow truyền hình,... Cùng với đó là việc lựa chọn
những gương mặt đại diện đem lại hiệu quả truyền thông lớn như: Sơn Tùng MTP, Issac,
Tóc Tiên, Lương Xuân Trường,...
Hướng tới phương châm hoạt động “Tại Việt Nam – Vì Việt Nam – Với Việt

Nam”. Suntory Pepsico tạo cho mình hình ảnh doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho
cộng đồng bằng việc tổ chức các chương trình tình nguyện, vì cộng đồng. Một số chương
trình tiêu biểu đã được Suntory PepsiCo Việt Nam phối hợp với các đối tác tổ chức như:
Chiến dịch “Triệu bữa cơm” (2021),…
2.2.4.3. Rủi ro thương hiệu
Tiến hành thực hiện các chiến dịch quảng cáo và chương trình tiếp thị hiệu quả
cũng là biện pháp để Suntory Pepsico đối phó với rủi ro thương hiệu, bao gồm cả việc
thích ứng với mơi trường truyền thơng thay đổi nhanh chóng thơng qua việc sử dụng các
14


phương tiện truyền thông xã hội và các chiến dịch quảng cáo trực tuyến nhằm mục đích
nâng cao danh tiếng thương hiệu. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng
cơng nghệ thơng tin của mình, bao gồm hệ thống và mạng giám sát; nâng cấp chính sách
bảo mật; đào tạo và nâng cao kỹ năng, tính trung thực cho nhân viên, đồng thời yêu cầu
các nhà cung cấp, đối tác, khách hàng cũng làm như vậy, nhằm mục đích hạn chế tối đa
việc rị rỉ thông tin, tránh bị đối thủ cạnh tranh “chơi xấu”, ảnh hưởng đến uy tín doanh
nghiệp.
Với phương châm “hành động liêm chính”, doanh nghiệp ln đảm bảo chất lượng
cho các sản phẩm của mình, trong đó có sản phẩm Pepsi-Cola. Cơng ty đã có hơn 20 năm
liên tiếp đạt chứng nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng
bình chọn. Theo xếp hạng của Việt Nam Report, doanh nghiệp này cũng đã đạt danh hiệu
“Top 1 cơng ty đồ uống khơng cồn uy tín nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp từ 2017 –
2021 (Suntory Pepsico, 2021).
2.2.4.4. Rủi ro hàng tồn kho
Ngay từ khi mới thành lập vào năm 2013, Suntory Pepsico đã hợp tác với FPT
Software ký kết Dự án Triển khai Hệ thống Quản lý Phân phối DMS-Lite. Hệ thống này
có 2 phân hệ chính gồm: Phân phối và Quản lý đội ngũ bán hàng. Nhờ vậy, hoạt động
phân phối có thể được kiểm sốt hiệu quả và duy trì lượng hàng tồn kho ở mức tối ưu
nhất. Cho đến nay, hệ thống DMS-Lite vẫn đang được Suntory Pepsico áp dụng cho hệ

thống phân phối trên phạm vi toàn quốc.
2.2.4.5. Rủi ro pháp lý
Trong nội bộ doanh nghiệp, Pepsico đã đưa ra “Bộ quy tắc ứng xử” áp dụng trên
toàn thế giới, trong đó bao gồm liên doanh Suntory Pepsico. Mỗi nhân viên trong công ty
luôn tuân thủ và áp dụng quy tắc ứng xử vào mọi khía cạnh trong cơng việc, bao gồm:


Tơn trọng tại nơi làm việc



Chính trực trên thị trường
15




Đạo đức trong hoạt động kinh doanh



Trách nhiệm với cổ đông

Với chiến lược phát triển kinh doanh bền vững, hướng đến sự phát triển chung của
nền kinh tế Việt Nam, đối với Suntory PepsiCo, trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp
đầu tiên là tuân thủ đầy đủ quy định thuế hiện hành. Trong nhiều năm, công ty được ghi
nhận về cơng tác nộp thuế và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về thuế nhằm thúc đẩy
kinh tế địa phương phát triển tại nhiều thành phố và tỉnh thành nơi công ty triển khai hoạt
động sản xuất kinh doanh. Suntory PepsiCo Việt Nam liên tục nằm trong Top 100 doanh
nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất cho nhà nước từ 2016 – 2020 (VTV,

2021).

16


Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
KINH DOANH SẢN PHẨM PEPSI CỦA SUNTORY PEPSICO
3.1. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm PepsiCola của Suntory Pepsico
3.1.1. Ưu điểm
Qua những phân tích rủi ro cho thấy Pepsico đã hoạt động tốt quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh sản phẩm Pepsi của mình tại Việt Nam.
Về rủi ro nội bộ doanh nghiệp, Pepsico đã rất linh hoạt trong việc quản lý nguồn
nhân lực. Công ty đưa ra nhiều biện pháp phương hướng để nâng cao chất lượng nhân
viên như xây dựng chương trình tuyển chọn nhân viên chất lượng cao, xây dựng chế độ
lương thưởng hấp dẫn giữ chân nhân tài,... Suntory PepsiCo Việt Nam cũng được ghi
nhận cao vì những đóng góp đáng kể cho việc xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam. Theo
Anphabe, Pepsico đứng thứ 25 - Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam Năm 2021.
Hơn nữa, công ty luôn minh bạch rõ ràng trong tài chính kế tốn, tn thủ quy định thuế
tại Việt Nam. Suntory PepsiCo được tuyên dương với thành tích cao trong cơng tác thu,
nộp cho ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố HCM năm 2020 và thực hiện tốt
chính sách pháp luật về thuế tại Đồng Nai năm 2019. Ngồi ra, cơng ty cũng áp dụng
nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật mới để hiện đại hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng
suất cũng như chất lượng sản phẩm. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
đưa ra thị trường nhiều dịng khác nhau của sản phẩm Pepsi như Pepsi khơng calo, Pepsi
vị chanh không calo đáp ứng nhu xu hướng mới sống lành mạnh trong giới trẻ nói riêng
và người tiêu dùng nói chung.
Về quản lý rủi ro bên ngồi doanh nghiệp, Pepsico đã nhận thức được đa dạng
những rủi ro đến từ nhiều tác nhân bên ngoài doanh nghiệp và có những biện pháp xử lý
phù hợp và linh hoạt. Trong số các rủi ro được nêu ra, rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh, đặc
biệt là Coca-Cola là tương đối lớn. Vì vậy, Pepsi đã có rất nhiều chiến dịch truyền thông,

marketing... cũng như là các chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường. Đặc biệt, Pepsico tổ chức nhiều hoạt động, chương trình xã hội về bảo vệ mơi
17


trường, phát triển giáo dục xanh như chương trình “MIZUIKU” - giáo dục cho học sinh
tiểu học về bảo vệ mơi trường; chương trình “WATER HOPE” - cung cấp nước sạch cho
cộng đồng và bảo vệ biển,... xây dựng được hình ảnh tốt trong nhận thức của cộng đồng.
3.1.2. Hạn chế
Về nội bộ doanh nghiệp, hiện tại mặc dù doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách,
phương hướng trong tình hình thích nghi với dịch bệnh nhưng những hậu quả mà Covid
đem lại là rất lớn. Dù đã bình thường hóa hoạt động nhưng tình hình dịch bệnh vẫn gây
ảnh hưởng một mức tương đối đến hoạt động doanh nghiệp, gián đoạn hoạt động ảnh
hưởng đến hiệu quả công việc. Trong chuỗi hoạt động của công ty vẫn chưa được tinh
gọn, phối hợp nhịp nhàng nên có nhiều khoản chi phí là thừa, gây lãng phí, quản lý kém
hiệu quả và chất lượng nhân cơng khơng được duy trì chất lượng tốt. Cốt lõi sản phẩm
của Pepsi chứa nhiều chất là mối nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng như chất
béo, đường cao. Việc tính tốn số lượng hàng tồn kho, ngun vật liệu khơng chính xác
gây tổn thất, lãng phí lớn cho doanh nghiệp.
Về bên ngồi doanh nghiệp, cơng ty ln có rủi ro đối mặt với những kiến nghị về
chất lượng sản phẩm, có dị vật trong sản phẩm. Với vụ việc có dị vật trong Pepsi, Pepsico
chọn cách im lặng, khơng giải thích hay có bất kỳ động thái nào giải quyết kiến nghị, điều
này gây hoang mang và phần nào làm mất niềm tin của khách hàng. Mặc dù, hiện tại
Pepsico vẫn được tiêu dùng rộng rãi, không quá bị ảnh hưởng nhưng cần có những biện
pháp dự phịng cho trường hợp khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng hơn. Đối với thị
trường cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất với Pepsi trên thị trường nước giải khát
có ga là Coca Cola. Mức tiêu thụ của Pepsi vẫn đang giữ mức cao hơn Coca Cola nhưng
khơng có nghĩa cơng ty khơng cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tiến
sản phẩm của mình. Rủi ro hàng nhái sản phẩm Pepsi cần luôn được quan tâm. Mặc dù
thương hiệu Pepsi khá phổ biến nhưng việc phân biệt nước giải khát hàng thật và hàng giả

khá khó khăn cho người tiêu dùng. Suntory Pepsico cần có những động tác mạnh mẽ hơn
chống hàng giả và tạo được ấn tượng mạnh về thương hiệu, hương vị sản phẩm của mình
giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận diện.
18


3.2. Kiến nghị giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm Pepsi
3.2.1. Hồn thiện cơng nghệ sản xuất
Suntory Pepsico nên phát triển công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng máy móc,
đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm để giảm thiểu rủi ro về chất lượng sản phẩm. Ngồi
ra, Pepsico cũng cần kiểm sốt chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua việc lựa
chọn các nhà cung cấp uy tín. Phát triển cơng nghệ sản xuất sẽ làm cho công ty đảm bảo
chất lượng đầu ra của sản phẩm, nâng cao lòng tin đối với Pepsico của người tiêu dùng
đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và mức độ an
toàn của sản phẩm.
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Suntory Pepsico nên tập trung cho hoạt động nâng cao chất lượng bộ máy vận
hàng, tăng cường quản lý nội bộ để giảm thiểu tối đa những rủi ro bên trong doanh
nghiệp. Công ty cần xây dựng hệ thống đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của nhân
viên, giúp nhân viên tiếp cận kiến thức, cơng nghệ mới; giữ chân lao động có kinh
nghiệm bằng chế độ đãi ngộ, lương, thưởng, bảo hiểm thích hợp. Ngồi ra, cơng ty nên
đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng, đẩy mạnh tổ chức
các cuộc thi, các chương trình đào tạo, tiếp cận nguồn nhân tài trẻ từ các trường đại học
lớn, hỗ trợ thế hệ trẻ tiềm năng nhằm phát triển hơn đội ngũ của công ty. Nguồn nhân lực
chất lượng cao tạo ra mơi trường làm việc tích cực, giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao năng
suất công, đưa ra được những quyết định hiệu quả, sáng tạo, từ đó giúp công ty phát triển
một cách bền vững.
3.2.3. Đầu tư cho hoạt động marketing
Trước hết, công ty nên đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu
cầu của người tiêu dùng để đối mặt với các rủi ro từ đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay

thế. Suntory Pepsico nên đầu tư cho hoạt động quảng bá thương hiệu, tài trợ, tạo các
chiến dịch, chương trình có sức ảnh hưởng đối với giới trẻ, hợp tác với ngơi sao có độ
nhận diện cao đối với cơng chúng. Qua đó, cơng ty nâng cao độ trung thành của khách
hàng đối với thương hiệu và dịch chuyển dần sang hình ảnh thương hiệu cam kết việc
19


phát triển bền vững. Đặc biệt, cơng ty có thể đẩy mạnh các hoạt động hướng tới cộng
đồng như bảo vệ mơi trường và nguồn nước, sử dụng bao bì bền vững, các hoạt động
thiện nguyện và xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp cho những hoạt động này.
3.2.4. Phát triển chuỗi cung ứng
Công ty nên hợp tác với các bên thứ 3 logistics để hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng
nhằm tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm nguồn lực. Trong quá trình sản xuất, Suntory Pepsico
cần đưa ra dự đốn chính xác về nhu cầu ngun liệu, hàng tồn kho, tránh tình trạng thiếu
hụt nguyên liệu cho quá trình sản xuất cũng như tình trạng dư thừa, lãng phí. Khi phân
phối sản phẩm, với đặc điểm của một mặt hàng tiêu dùng nhanh của Pepsi, khách hàng
thường có xu hướng yêu cầu sự thuận tiện, dễ dàng tốn ít thời gian mua nên công ty cần
xây dựng hệ thống phân phối để bảo đảm khâu phân phối diễn ra thuận lợi, tiếp cận người
tiêu dùng một cách rộng rãi. Cơng ty cũng có thể mở rộng hệ thống kênh phân phối, mở
rộng trong việc hợp tác đối với những trung tâm chiếu phim, cửa hàng của các đồ ăn
nhanh, …

20


KẾT LUẬN
Với mục tiêu đặt ra từ đầu bài nghiên cứu, nhóm đã cơ bản hồn thành được mục
tiêu. Qua việc phân tích thực trang quản lý rủi ro sản phẩm pepsi của Suntory Pepsico, ta
thấy được tầm quan trọng của việc xác định rủi ro. Đó cũng là một bài học kinh nghiệm
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam khi có các tình huống tương tự xảy ra.

Cụ thể, bài phân tích đã nêu ra năm yếu tố biến động được coi là có nguy cơ gây ra
rủi ro cho Tập đoàn Suntory Pepsico Việt Nam và chứng minh cho thấy điều quan trọng là
phải giảm thiểu được thông qua các 5 rủi ro hiện hữu, tồn tại và gây ảnh hưởng trực tiếp
đến Suntory Pepsico Việt Nam gồm nước; nhân sự, truyền thông tiếp thị, đạo đức và sức
khỏe, an toàn. Ngay từ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, cùng với chiến lược kinh
doanh mạnh mẽ và quy trình quản trị rủi ro tiên tiến mà Suntory Pepsico hiện nay đã trở
thành một cái tên được ưu ái nhất nhì trên thị trường ngành hàng nước giải khát cũng như
giành được một sự quan tâm lớn của khách hàng và các chuyên gia trong ngành. Tuy
nhiên vẫn khó có thể nói trước được điều gì vì vẫn cịn rất nhiều những rủi ro mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.
Bên cạnh đó, với các giới hạn về thời gian, tầm hiểu biết và khả năng phân tích, kết
quả cuối cùng do nhóm trình bày vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định về việc đưa ra
những thông tin và giải pháp tối ưu. Qua việc nghiên cứu, nhóm đã mở mang được rất
nhiều kiến thức trong việc phân tích vấn đề thực tế, hiểu được rõ các rủi ro đến với các
sản phẩm xung quanh cuộc sống của bản thân. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất với Bộ
mơn có thể tăng cường phát triển phân tích tình huống thực tế vào trong bài trong việc
đánh giá chất lượng học tập sinh viên. Theo nhóm nghiên cứu, đây là một phương pháp
giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc nghiên cứu kiến thức thực tế, rèn luyện kỹ năng tư duy
và sử dụng từ ngữ.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
CMC Technology & Solution. (2021). Suntory PepsiCo Vietnam Beverage đã thay đổi thế
nào để vượt qua khó khăn trước đại dịch Covid-19?
/>CRIF. (n.d.). 5 điều cần biết khi quản trị rủi ro trong logistics. Retrieved March 2, 2022,
from />Gantz S. D., P. D. R. (2013). FISMA and the Risk Management Framework: The New
Practice of Federal Cyber ... - Stephen D. Gantz, Daniel R. Philpott - Google Книги.
/>%22risk+management

%22+monitoring+assessment&hl=ru&sa=X&ved=0ahUKEwjo1vH437vhAhUkmIs
KHa71AKkQ6AEIMDAB#v=onepage&q=%22risk%20management
%22%20monitoring%20assessment&f=true
Lộc An. (2019). Suntory PepsiCo Việt Nam số hóa hệ thống quản trị nguồn lực doanh
nghiệp - VnExpress Kinh doanh. />Quang Đặng. (2020). Suntory PepsiCo: Nơi con người luôn là tài sản quan trọng và quý
giá nhất. />Suntory Pepsico. (2021). 5 năm Suntory PepsiCo ghi danh vào top đầu ngành đồ uống
không cồn | Suntory PepsiCo. />VTV. (2021). Suntory PepsiCo thuộc Top 100 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam |
VTV.VN. />
22



×