Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Trắc nghiệm IQ cho bé 3 tuổi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.01 KB, 6 trang )

Trắc nghiệm IQ cho bé 3 tuổi
1. Máu trong cơ thể động vật có màu gì?

a. Màu xanh.

b. Màu vàng.

c. Màu đen.

d. Màu đỏ.

e. Bé không biết.

Đáp án
: D.

2. Quần áo của bé thường làm bằng chất liệu gì?

a. Vải.

b. Giấy.

c. Gỗ.

d. Kính.

e. Bé không biết.

Đáp án
: A.
3. Đồ ăn nào sau đây có vị ngọt?



a. Mỳ ống.

b. Bánh mỳ kẹp.

c. Mật ong.

d. Hạt lạc

e. Bé không có câu trả lời.

Đáp án
: C.

4. Loại quả nào sau đây có vị chua?

a. Táo.

b. Chuối.

c. Dưa hấu.

d. Chanh.

e. Bé không có câu trả lời.

Đáp án
: D.

5. Đồ vật nào có hơi nóng nhất?


a. Ánh đèn bàn.

b. Ngọn lửa.

c. Đồ chơi có đèn.

d. Bé không có câu trả lời.

Đáp án
: B.

6. Cái gì lạnh nhất sau đây?

a. Kem.

b. Nước lọc (không để trong tủ lạnh).

c. Nước mưa.

d. Mặt kính.

e. Bé không có câu trả lời.

Đáp án:
A.

7. Chất liệu nào dùng để xây nhà?

a. Bùn.


b. Cát.

c. Thạch cao.

d. Nhựa đường.

e. Bé không có đáp án.

Đáp án:
B.

8. Yếu tố nào khiến bé bị ốm?

a. Vi khuẩn.

b. Xương.

c. Máu.

d. Bé không biết.

Đáp án: A.

9. Con vật nào dài nhất?

a. Con rắn.

b. Con chuột.


c. Con sâu.

d. Bé không biết.

Đáp án
: A.

10. Vật nào sau đây không phải là quả?

a. Xoài.

b. Nho.

c. Khoai tây.

d. Cà chua.

e. Bé không biết.

Đáp án: C.

Bạn có thể hỏi bé 10 câu tiếp theo trong vòng 10 phút và so sánh với kết quả phía dưới. Phần
này chú trọng đến tư duy logic và toán học của bé.

11. Mùa nào có sau mùa đông?
a. Mùa xuân.

b. Mùa hè.

c. Mùa thu.


d. Bé không biết.

Đáp án:
A.
12. Những cuốn sách thường được xếp ở đâu?
a. Trong tủ lạnh.

b. Trên giá sách.

c. Trong tủ quần áo.

d. Bé không có câu trả lời.

Đáp án: B.
13. Đồ vật nào không thuộc cùng nhóm trong số những đồ vật sau?
a. Cái bát.

b. Cái đĩa.

c. Cái mũ.

d. Bé không biết.

Đáp án:
C (Giải thích: vì hai đồ vật trên dùng để ăn trong khi cái mũ dùng để đội đầu).
14. Hình nào sau đây khác với những hình khác?

a. Hình tam giác.


b. Hình vuông.

c. Hình tròn.

d. Bé không biết.

Đáp án
: C (Giải thích: Vì hình tam giác và hình vuông có nhiều cạnh trong khi hình tròn thì
không).

15. Bé thường ăn sáng lúc mấy giờ?
a. Khoảng 7h sáng.

b. 11h trưa.

c. 7h tối.

d. Bé không biết.

Đáp án: A.
16. Con vật nào nhẹ nhất?

a. Con lợn.

b. Con mèo.

c. Con ốc sên.

d. Bé không biết.


Đáp án:
C.
17. Nếu phát hiện ra đám cháy, mọi người sẽ gọi điện cho ai?

a. Cảnh sát.

b. Xe cứu hỏa.

c. Xe cấp cứu.

d. Bé không biết.

Đáp án: B.
18. Bé hãy tìm số để hoàn thành dãy số 2-4-6-?
a. Số 1.

b. Số 8.

c. Số 10.

d. Bé không biết.

Đáp án:
B.
19. Số quả nào ít nhất sau đây?

a. 2 quả táo.

b. 5 quả cam.


c. 1 quả đào.

d. Bé không có câu trả lời.

Đáp án: C.

20. Con vật nào sau đây không được nuôi trong nhà?

a. Con voi.

b. Con mèo.

c. Con chó.

d. Bé không biết.

Đáp án: A.

Lợi ích của trắc nghiệm:

3 tuổi là giai đoạn não bé có thể nhận được “đa thông điệp”, nghĩa là bé đã hình thành tư duy về
đồ vật và chức năng đồ vật theo những phân loại cụ thể: Thức ăn, quần áo, đồ chơi… Một vài bé
có phản ứng rất nhanh trước những câu đố từ cha mẹ trong khi những bé khác thì chậm chạp
hoặc khó khăn khi tìm câu trả lời đúng.

Các chuyên gia cho rằng, dù bé có chút nhầm lẫn về thông tin, bạn cũng không nên quá lo lắng.
Điều này chưa thể kết luận được bé có chậm phát triển hoặc kém thông minh hơn các bé khác
hay không. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thường xuyên duy trì những bài tập trí não cho bé ngay từ
những năm đầu đời, bé sẽ tích lũy được vốn sống cơ bản – rất hữu ích khi bé chuẩn bị đi học.


“Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc: ‘Sao phải kích thích não trong khi thể chất bé còn chưa hoàn
thiện?’. Tôi khẳng định với bạn rằng, bây giờ bé có thể chạy nhảy bằng hai chân và 10 năm sau
bé vẫn vận động tốt như vậy nhưng trí tuệ của bé không tự nhiên tồn tại mà cần nỗ lực bồi đắp”
– Adele Diamond (Giáo sư tại Vancourver) chia sẻ.

Những bài trắc nghiệm đơn giản hình thành cho bé tư duy logic và phản ứng linh hoạt một cách
tự nhiên. Thông qua đó, bé sẽ tự tìm cho mình chìa khóa (biết đâu là câu trả lời đúng) để mở
cánh cửa hòa nhập với cuộc sống sau này.

Song song với những bài trắc nghiệm, bạn nên tăng cường những hoạt động khác cho bé hàng
ngày. Đơn giản như một chiếc bút chì và một tờ giấy trắng, bé có thể vẽ lên cả thế giới sắc màu.
Những bài ghép hình hoặc tìm hình giống nhau (trò chơi tìm bóng hoặc kim cương) trên máy vi
tính cũng giúp ích cho não bé. Bạn nên lưu ý chọn những trò game phù hợp với độ tuổi và tốt
nhất chỉ cho bé chơi khoảng 15 phút mỗi ngày.

Phương Thảo (Theo NYtimes/FunEducation)

Ðọc thêm:

×