Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.69 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TỐN KIỂM TỐN

BÀI TẬP LỚN
MƠN KIỂM SỐT QUẢN LÝ

Đề tài:

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KIỂM
SỐT QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Thảo
Nhóm lớp: ACT22A_08

Hà Nội, 12/2021

i


MỤC LỤC
I.

Mơ hình tổ chức của doanh nghiệp.............................................................................. 1
1.

Giới thiệu chung .................................................................................................... 1

2.

Các lĩnh vực hoạt động ......................................................................................... 1


3.

Thông tin tài chính của doanh nghiệp ................................................................... 2

4.

Thơng tin về mơ hình quản lý, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý ............... 2

II. Những tiêu chuẩn đầu ra của Doanh nghiệp. ................................................................. 2
2.1 Thước đo tài chính .................................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu chung của tổ chức...................................................................................... 3
2.3 Dự toán hoạt động .................................................................................................... 6
III. Mục tiêu của doanh nghiệp........................................................................................... 7
3.1 Mục tiêu phát triển.................................................................................................... 7
3.2 Tiến hành thực hiện quản lý theo mục tiêu .............................................................. 7
3.3 Đánh giá quản lý theo mục tiêu ................................................................................ 7
IV. Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp ........................................................................... 7
4.1 Giám sát trực tiếp: .................................................................................................... 7
4.2 Quản lý theo mục tiêu: ............................................................................................. 9
4.3 Đặt ra các thủ tục hoạt động chuẩn tắc ..................................................................... 9
V. Phân tích rủi ro của Doanh nghiệp và cách ứng phó của DN........................................ 9
5.1 Rủi ro kinh doanh ..................................................................................................... 9
5.2 Rủi ro hoạt động ..................................................................................................... 11
5.3 Rủi ro tuân thủ ........................................................................................................ 11
VI. Mô hình chuỗi giá trị .................................................................................................. 11
6.1 Hoạt động chính ..................................................................................................... 11
6.2 Hoạt động bổ trợ ..................................................................................................... 14
i



6.3 Mối liên hệ .............................................................................................................. 16
6.4 Đánh giá mơ hình chuỗi giá trị ............................................................................... 18
VII. Phân tích các trung tâm trách nhiệm ......................................................................... 19
7.1 Trung tâm chi phí ................................................................................................... 19
7.2 Trung tâm thu nhập ................................................................................................ 21
7.3 Trung tâm lợi nhuận ............................................................................................... 21
7.4 Trung tâm đầu tư .................................................................................................... 22

ii


I.

Mơ hình tổ chức của doanh nghiệp

1. Giới thiệu chung
 Tên giao dịch:

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

 Địa chỉ:

Phường Ba Đình – Thị xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa

 Số điện thoại:

(0237) 3.824.242

 Số fax:


(0237) 3.824.046

 Website:



Với bề dày hoạt động trên 30 năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng, sản
phẩm có uy tín lâu năm trên thị trường, thương hiệu xi măng Bỉm Sơn đã và đang
được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy. Bên cạnh đó, vị trí nhà máy nằm
gần vùng núi đã vôi và những mỏ sét có trữ lượng tốt và dồi dào, giúp Cơng ty tiếp
tục phát triển, giữ vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xi măng
Việt Nam.
2. Các lĩnh vực hoạt động
 Ngành nghề kinh doanh
 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker.
 Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
 Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi và các cơng
trình kỹ thuật hạ tầng; Sản xuất bê tông thương phẩm và các cấu kiện bê tông đúc sẵn,
 Sửa chữa, trung tu, đại tu các loại ô tô, máy xúc, máy ủi, xe cẩu.
 Tư vấn đầu tư xây dựng, lập dự án, quản lý dự án.
 Gia công chế tạo các mặt hàng cơ khí, khai thác chế biến khống sản sản xuất xi
măng, kinh doanh các loại phụ gia xi măng.
 Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp, kinh doanh
bất động sản.
 Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại.
 Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại.
 Địa bàn kinh doanh
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên những thị trường chủ yếu là Thanh Hóa,
Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên,


1


3. Thơng tin tài chính của doanh nghiệp
 Vốn điều lệ:

1.232.098.120.000 đồng

 Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

1.232.098.120.000 đồng

4. Thơng tin về mơ hình quản lý, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SỐT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

9 PHỊNG

6 PHÂN

BAN

XÍ NGHIỆP


CN

BAN KIỂM

KHỐI

BAN

XƯỞNG

QUẢN LÝ

TIÊU THỤ

QUẢN

TỐN NỘI

ĐẢNG

G TRỊ

BỘ

ĐỒN

CHỨC

DỰ ÁN


NĂNG

THỂ

II. Những tiêu chuẩn đầu ra của Doanh nghiệp.
2.1 Thước đo tài chính
Các nhà quản lý cấp cao sẽ quan tâm nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của
toàn doanh nghiệp và để đánh giá được hiệu quả các hoạt động họ phải dùng đến nhiều
thước đo tài chính. Trong đó các thước đo phổ biến hay sử dụng nhất là tỷ suất lợi nhuận,
tỷ lệ hoàn thành, tỷ suất thanh khoản, cấu trúc vốn, tỷ suất hoạt động…
a. Tỷ suất lợi nhuận: đo lường tính hiệu quả của nhà quản lý trong sử dụng nguồn lực
của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

2


b. Tỷ lệ hồn thành: Qua việc phân tích tỷ lệ hồn thành giúp phát hiện được những lợi
thế, khó khăn, rủi ro, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. Trên cơ
sở những thơng tin có được để lập kế hoạch và đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch
sản xuất kỳ sau tốt hơn.
c. Tỷ suất thanh khoản: đo lường khả năng của nhà quản lý trong việc bảo đảm tài sản
của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn.
d. Cấu trúc nguồn vốn (leverage ratios): đo lường mức độ nhà quản lý dùng nợ hay vốn
chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động đang diễn ra.
e. Tỷ suất hoạt động (activity ratios): cung cấp thước đo về tính hiệu quả của nhà quản
lý trong việc tạo ra giá trị từ tài sản của doanh nghiệp (hệ số quay kho, số ngày nợ
trung bình một khách hàng).
2.2 Mục tiêu chung của tổ chức
2.2.1 Mục tiêu chiến lược

a. Về đầu tư
Các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh
tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và an ninh quốc phịng,
thuận lợi về giao thơng, nhất là giao thông đường thuỷ.
b. Về công nghệ
Sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hóa ở mức cao, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, tận dụng tối đa năng lực của
ngành cơ khí trong nước để phát triển nội lực, giảm nhập khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xi
măng đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu
chuẩn Việt Nam và quốc tế.
c. Về nguồn vốn
Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước để đầu tư, đa dạng hóa phương thức huy
động vốn, kể cả hình thức đầu từ để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất
xi măng. Tập trung triển khai thực hiện có phân li để có nguồn vốn đầu tư các dự án mới.
Đối với những dự án đã liên doanh với nước ngoài đang sản xuất, nếu mở rộng đầu tư phải
tăng vẫn pháp định của Tổng công ty đạt tỷ lệ từ 50% trở lên.
d. Về đa dạng hóa ngành nghề và phối hợp liên ngành

3


Ngồi xi măng, lĩnh vực hoạt động của Tổng cơng ty cịn bao gồm sản xuất kinh doanh
bê tơng tươi, các loại VLXD, các sản phẩm cơ khí (kết cấu thép và máy móc thiết bị), thiết
kế và thi cơng xây dựng các cơng trình xi măng và các cơng trình cơng nghiệp khác. Tăng
cường quan hệ liên doanh liên kết với các tập đoàn mạnh trên thế giới để đầu tư phát triển
và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực sản xuất xi măng VLXD và cơ khí nhằm vươn
ra thị trường thế giới. Tăng cường sự liên kết, phối hợp với các ngành, các lĩnh vực liên
quan như: cơ khí, giao thơng vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây lắp các trường đại học,
viện nghiên cứu... để đáp ứng tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng. Phần

đấu trước mắt đảm bảo phần sử dụng hàng hố, thiết bị gia cơng chế tạo trong nước đối
với các dự án xi măng đạt tối thiểu 60% trọng lượng và 25-30% giá trị. Tạo sự gắn kết
chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trong cả nước để tăng cường
và phát huy nội lực, đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng ngay vào sản xuất...
e. Định hướng đầu tư phát triển
Theo định hướng thị phần xi măng do Tổng công ty xi măng sản xuất chiếm khoảng
45% thị phần xi măng trong nước (chưa tính phần góp vốn vào các cơng ty liên doanh với
các đối tác đầu tư nước ngoài).
2.2.2 Mục tiêu cụ thể
a. Về sản phẩm xi măng
 Tiếp tục cải tạo mở rộng, nâng công suất các cơ sở hiện còn tiếp tục đầu tư xây dựng
một số dự án có cơng suất lớn, đảm bảo tất cả các nhà máy xi măng trong Tổng cơng
ty đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công suất cao, đáp ứng cao về bảo vệ
môi trường.
 Đầu tư thêm một số trạm nghiền clinker, tiếp nhận và phân phối xi măng dọc theo bờ
biển ở khu vực Miền Trung và Miền Nam.
 Đa dạng hóa chủng loại xi măng. Đảm bảo thị phần xi măng của Tổng công ty giữ ở
mức tối thiểu là 45%.
 Sản xuất phổ biến xi măng mác PCB30, PCB40.
b. Về cơ khí
Tận dụng tối đa năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các công ty xi măng, của các công
ty cơ khí khi gia nhập Tổng cơng ty, kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để đảm bảo
cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và VLXD, máy xây
dựng,... từng bước thay thế nhập khẩu; phối hợp liên kết với các đơn vị ngồi Tổng cơng
4


ty để tiến tới có thể tự chế tạo thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng VLXD để thay thế
nhập khẩu.
c. Về sản xuất vật liệu xây dựng

Tập trung vào việc phát huy năng lực các cơ sở hiện có đặc biệt là sản phẩm vật liệu
chịu lửa và một số chủng loại sản phẩm VLXD mới theo chiến lược phát triển ngành
VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d. Về lĩnh vực dịch vụ, phục vụ
 Tập trung đầu tư để phát triển các hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ, hoạt động
tư vấn thiết kế...từng bước tiến tới tự thiết kế các dãy chuyền sản xuất xi măng.
 Trên cơ sở các cơ sở đào tạo hiện có, tăng cường đầu tư và hợp tác với các trường đào
tạo trong nước để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu
phát triển của Tổng công ty và đào tạo cho nhu cầu của các đơn vị bên ngoài.
e. Chiến lược đầu tư - tài chính
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển và thực hiện các biện pháp chiến lược, Tổng công ty
cần phải xây dựng một cơ chế tài chính hợp lý và sử dụng cơ chế tài chính như một công
cụ điều hành của Tổng công ty. Trên cơ sở các nguồn tài chính, cần phải có chính sách tài
chính đảm bảo cân đối cho hoạt động và dự phỏng các trường hợp rủi ro tác động từ bên
ngồi (như khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực, trượt giá ngoại tệ...) tập trung vào
những vấn đề sau:
 Tăng cường tiềm lực và sự tích tụ tập trung từ các hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty thông qua việc tập trung các nguồn quỹ tập trung như, khấu hao cơ bản, đầu
tư phát triển.... lợi nhuận để đầu tư vốn cho các dự án đầu tư.
 Cải thiện cơ cấu tài chính: xử lý vật tư tồn kho ứ đọng, công nợ, một cách kiến quyết
để phát huy nguồn vốn và liên doanh đầu tư, chuyển giao cơng nghệ.
 Đẩy mạnh cổ phần hố doanh nghiệp.
 Triển khai thành lập Ngân hàng cổ phần xi măng để làm công cụ điều tiết các mối
quan hệ tài chính trong Tổng cơng ty, tập trung các tài khoản ngân hàng và huy động
các nguồn vốn nhân rối với lãi suất thấp để hỗ trợ các công ty con. Thu hút nguồn vốn
đầu tư trong nước bằng việc thúc đẩy hoạt động tài chính, phát hành trái doanh nghiệp,
từng bước phát hành cổ phiếu có hạn mức tối đa để đảm bảo sự điều tiết của Nhà nước.
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư vào các hoạt động
5



sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tranh thủ sự đầu tư, đàm phán các điều kiện
vay vốn tốt nhất với các ngân hàng trong các khoản vay trung hạn và dài hạn.
2.3 Dự toán hoạt động
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020. (Nguồn: Xi măng Bỉm Sơn)
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2020

1. Sản xuất clinker

Tấn

3,285,000

2. Tổng tiêu thụ

Tấn

5,400,000

- Xi măng

Tấn

4,150,000

- Clinker


Tấn

1,250,000

3. Tổng doanh thu

Tỷ đồng

46,468

4. Tổng lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

155,0

5. Nộp NSNN

Tỷ đồng

156,8

6. Tỷ lệ cổ tức

%

0

 Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020. Tại đại hội, Hội đồng

quản trị (HĐQT) công ty dự kiến sẽ trình HĐĐCĐ thơng qua kế hoạch sản xuất
clinker tăng 7% so với năm ngoái; sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker dự kiến
tăng trưởng lần lượt 12% và 99%.
 Theo đó, Xi măng Bỉm Sơn đặt mục tiêu doanh thu năm 2020 đạt 4.647 tỉ đồng,
tăng trưởng 21%. Tuy nhiên, lãi trước thuế trong năm dự kiến giảm hơn 20% so
với năm 2019, khoảng 155 tỉ đồng. Tỉ lệ cổ tức năm 2020 dự kiến là 5%.
 Kết thúc năm tài chính 2019, khoản lợi nhuận Xi măng Bỉm Sơn có thể phân phối
là 196 tỉ đồng. Trong đó, cơng ty có kế hoạch chi trả cổ tức năm 2019 tỉ lệ 12%
bằng cổ phiếu, giá trị tương ứng 132 tỉ đồng. Phần lợi nhuận còn lại dành cho các
quĩ đầu tư phát triển, quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi.
Về việc phát hành hơn 13,2 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cp để chi trả cổ tức
dự kiến diễn ra trong quí IV/2020.
Tính đết hết quí I/2020, công ty ghi nhận doanh thu 1.051 tỉ đồng và lãi trước thuế 25
tỉ đồng, tương ứng tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu cả năm lần lượt 23% và 16%.
 Trong năm 2020, công ty đặt mục tiêu đẩy nhanh triển khai thực hiện đầu tư dự án
Kho nguyên liệu mới. Về tiến độ dự án, Xi măng Bỉm Sơn đang hoàn thành lập dự
6


tốn gói thầu, HSMT gói thầu số 1 “Cung cấp thiết kế, thiết bị và dịch vụ kỹ thuật”;
để thẩm định, phê duyệt, phát hành HSMT và lựa chọn nhà thầu.
Đối với dự án tận dụng nhiệt thừa để phát điện, công ty phối hợp với tư vấn FL.Smidth,
Kawasaki và CCID tính tốn làm cơ sở lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án để
phê duyệt.
 Theo nhận định của Ban lãnh đạo Xi măng Bỉm Sơn về xu hướng ngành xi măng
năm 2020, cả nước có 86 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất đạt
105,84 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước ước khoảng 69 - 70 triệu tấn,
dư thừa hơn 30 triệu tấn.
Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải xuất khẩu, do vậy áp lực về tiêu thụ xi
măng nội địa rất lớn, đặc biệt là khu vực Bắc Trung bộ.

III. Mục tiêu của doanh nghiệp
3.1 Mục tiêu phát triển

3.2 Tiến hành thực hiện quản lý theo mục tiêu
3.3 Đánh giá quản lý theo mục tiêu

IV. Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp
4.1 Giám sát trực tiếp:
 Phương pháp giám sát trực tiếp rất hiệu quả trong việc động viên khích lệ các hoạt
động làm tăng tính hiệu quả hiệu năng. Mặt khác kiểm soát hành vi là kiểm soát các
hoạt động riêng lẻ do những nhân viên độc lập với người thực hiện hoạt động tiến
hành. Vậy nên nó thể hiện rõ nét ở quy chế khen thưởng – kỷ luật của công ty đối
với từng cá nhân.
 Hàng năm, Hội đồng Quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chỉ tiêu kế hoạch
sản xuất kinh doanh cho niên độ tài chính kèm theo quỹ thưởng cho Hội đồng Quản
trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý ... Căn cứ mức độ
hoàn thành kế hoạch kinh doanh và chủ trương khen thưởng đã được Đại hội đồng
cổ đông thông qua, Hội đồng Quản trị sẽ quyết định mức thưởng cụ thể cho các thành
viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý.
Ngồi chính sách khen thưởng hồn thành chỉ tiêu kế hoạch, Hội đồng Quản trị, Ban
7


kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc sẽ được khen thưởng theo chính sách khen thưởng
được áp dụng chung cho cán bộ quản lý và nhân viên theo quy định của Công ty.
Việc khen thưởng luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh và mức độ hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mỗi nhân viên.
 Thành viên Hội đồng Quản trị, Kiểm soát viên, Ban Tổng Giám đốc và cán bộ quản
lý khác vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm trung thực và cẩn trọng, khơng hồn thành
nghĩa vụ của mình với sự mẫn cán và năng lực chuyên môn phải chịu trách nhiệm về

những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra. Hình thức kỷ luật và trách nhiệm
vật chất đối với thành viên Hội đồng Quản trị, Kiểm soát viên, Ban Tổng Giám đốc
và cán bộ quản lý khác được thực hiện theo quy định của Công ty, quy định Pháp
luật về Lao động.
 Hệ thống giám sát từ ban quản trị, ban kiểm soát xuống ban giám đốc, văn phòng đại
diện, các chi nhánh đến từng bộ phận phịng ban trong cơng ty, văn phịng, chi nhánh
đến nhân viên lao động. Trong mỗi khâu của quy trình sản xuất, kinh doanh hay hoạt
động đầu tư, BCC đều sắp xếp nhà quản lý để tăng cường giám sát chặt chẽ các hoạt
động sản xuất để tác động kịp thời hiệu quả.
 Ở các chi nhánh Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn giám sát việc thực hiện bán hàng,
giao dịch, kí kết hợp đồng… của nhân viên thơng qua việc lắp đặt hệ thống camera
có kết nối internet đến các nhà quản lý, bộ phận được phân cơng và các trưởng cửa
hàng có thể quan sát được trên máy tính hay điện thoại. Giám sát trực tiếp qua camera
hoặc qua quan sát trực tiếp để giúp nhà quản lý nhìn thấy được nhân viên thực hiện
các quy trình bán hàng hay giao dịch, có chấp hành nội quy lao động, phân ca kíp,
số lượng nhân viên tham gia bán hàng trong ca, có ghi lại hóa đơn chứng từ mỗi giao
dịch,.. Hay việc giám sát trực tiếp trong các quy trình nhập máy móc thiết bị, vận
chuyển máy móc, nguyên liệu vật liệu về kho hoặc vận chuyển cho các cơng ty đối
tác có đáp ứng u cầu khơng nhờ vậy nhà quản lý có thể kịp thời chấn chỉnh nhắc
nhở.Trong các kho thì quản lý giám sát qua các phòng điều hành với hệ thống camera
an ninh kết nối với các bộ phận liên quan, có các nhân viên quản lý chịu trách nhiệm
cảnh báo khi có dấu hiệu vi phạm an tồn an ninh.
 Trong các phân xưởng sản xuất, xưởng khai thác nguyên liệu… đều có các tổ trưởng,
quản đốc, phụ trách sản xuất có chun mơn và kinh nghiệm để giám sát trực tiếp
từng khâu, từng công đoạn sản xuất. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình và xử lý kịp
8


thời. Trên các tổ trưởng, quản đốc, phụ trách chuyên mơn sẽ có các trưởng- phó
phân xưởng, nhà máy giám sát trực tiếp.

 Khối hành chính văn phịng- Kế tốn thì có Trưởng- Phó phịng trực tiếp ngồi làm
việc tại phịng để kiểm sốt đồng thời có hệ thống camera, các phần mềm giám sát
công việc giám sát trực tiếp kiểm sốt thời gian làm việc, và hiệu quả cơng việc.
4.2 Quản lý theo mục tiêu:
4.3 Đặt ra các thủ tục hoạt động chuẩn tắc
V. Phân tích rủi ro của Doanh nghiệp và cách ứng phó của DN
5.1 Rủi ro kinh doanh
5.1.1 Rủi ro từ môi trường vĩ mô theo mơ hình PESTEL
(1) Chính trị
Bộ Tài Chính hiện tại đang đề xuất Chính Phủ tăng mức thuế suất lên nhằm hạn chế
xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài ngun khống sản khơng
tái tạo. Việt Nam dự kiến tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% từ 10%. Nếu
tăng thuế xuất khẩu clinker thêm 5%, từ 5% lên 10% thì khả năng sẽ khơng xuất khẩu
được vì giá cả biến động liên tục và nhiều khi xuống rất thấp nên ngành xi măng sẽ rất khó
khăn nếu đề xuất này được thực thi. Doanh nghiệp cần triển khai các kế hoạch để ứng phó
với sự thay đổi của giá. Bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh sản xuất clinker và xi măng để
phù hợp với tốc độ tiêu thụ xi măng dựa trên tăng trưởng kinh tế và chiến lược phát triển
ngành xi măng.
Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất của nhóm ngành
xi măng và clinker. Trung Quốc cắt giảm sản xuất xi măng, sản xuất xi măng sử dụng
nhiểu than, phát thải carbon và thảo ra nhiều vụi gây tác động xấu đến mơi trường. Trong
khi đó, Trung Quốc đang hướng tới cắt giảm carbon trong kế hoạch 5 năm của mình. Vậy
nên, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu xi măng và clinker lớn nhất Việt Nam. Sự
phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc cũng là điều đáng lo ngại, đặc biệt khi chính
sách tài khóa tại quốc gia này có thể bị thắt chặt trong những năm tới. Sản lượng xuất
khẩu xi măng sang Trung Quốc suy giảm do sự suy yếu thị trường bất động sản tại thị
trường này đi kèm với thuế suất xuất khẩu tăng lên. Công ty cần lên các kế hoạch đối phó
với bối cảnh Trung Quốc ngưng các chính sách kích cầu cơ sở hạ tầng, sản lượng xuất
9



khẩu sẽ giảm khoảng 25-30% trong ngắn hạn và trung hạn. Doanh nghiệp cũng cần tính
tốn lại các yếu tố như chi phí đầu vào với giá xuất khẩu của xi măng, cân nhắc giữa giá
trị xuất khẩu, kể cả khai thác tài nguyên cũng như chi phí để bảo vệ môi trường.
(2) Kinh tế
Rủi ro về lãi suất: Lãi suất là một chỉ tiêu tài chính quan trọng mà Công ty luôn phải
theo dõi và cập nhật hàng ngày để đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý. Khi lãi suất tăng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Để quản trị rủi ro về lãi
suất, hạn chế tối đa tác động của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn
tăng cường mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, thanh khoản đúng hạn để đảm bảo duy
trì hạn mức dư nợi trong điều kiện tài chính hiện nay. Đồng thời thường xuyên cập nhật
và phân tích dịng tiền để tối đa hóa nguồn tài chính, giảm chi phí lãi vay xuống mức thấp
nhất.
(3) Xã hội
Ngành Xây dựng là ngành kinh tế chịu tác động lớn bởi ảnh hưởng tiêu cực của đại
dịch COVID-19. Dưới tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của đợt dịch tiếp theo (từ
cuối tháng 4, đầu tháng 5) và đặc biệt cao điểm trong cuối tháng 7, tháng 8, khi nhiều địa
phương, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện cách ly, giãn cách theo chỉ đạo của Chính phủ
thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Thị trường bất động sản trong
quý III cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Các dự án xây dựng bị đứt gãy trong sản xuất, cung
ứng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của các dự án bất động sản tăng, đặc biệt là các sản
phẩm phải nhập khẩu. Từ đó, làm tăng giá thuế của hầu hết các loại hình, phân khúc bất
động sản.
Doanh nghiệp cần tính tốn các kịch bản có thể xảy ra để có thể chủ động kiểm sốt
được việc kinh doanh. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần bảo đảm tăng trưởng và giữ vững
thị phần trong nước, các doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại sản xuất, tăng tính cạnh tranh
thơng qua việc tiết kiệm chi phí, cải tiến năng lực quản trị doanh nghiệp.
(4) Khoa học công nghệ
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản

tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm,
dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi cơng nghệ khơng phải
dễ. Nó địi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động
10


phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, ... Với xu hướng phổ biến hiện nay, trên thế giới dần
loại bỏ các công nghệ sản xuất xi măng lạc hậu; áp dụng cơng nghệ sản xuất lị quay theo
phương pháo khơ hiện đại với mức cơ giới hóa và tự động hóa cao, tạo ra các sản phẩm
chất lượng cao, tiêu tốn nguyên liệu và năng lượng thấp, đồng thời cịn bảo vệ mơi trường.
Tuy nhiên đây cũng sẽ là mối lo ngại cho các công ty về vấn đề chi phí sửa chữa và bảo
dưỡng các thiết bị.
Vậy nên, Công ty cần nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất
xi măng. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ lao động và chỉ đạo phòng ban triển khai
nghiên cứu, lập dự án cải tạo nâng cấp dây chuyền thiết bị nhằm mục tiêu nâng năng suất
lò nung, cải thiện chất lựng của sản phẩm.
(5) Môi trường
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, ô nhiễm khơng khí từ sản xuất xi măng đang trở
thành một trong các vấn đề mơi trường chính. Bụi và khí thải từ nhà máy sản xuất xi măng
nếu khơng được xử lý hiệu quả sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường
và sức khỏe cộng đồng. Trong quá trình sản xuất xi măng, hầu hết các cơng đoạn đều có
phát sinh chất thải với thành phần và thải lượng khác nhau. Dòng thải của q trình sản
xuất xi măng bao gồm khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại. Vậy nên
Doanh nghiệp cần liên tục nghiên cứu, đẩy mạnh, đầu tư đồng bộ các hệ thống xử lý rác
để đốt các chủng loại rác thải thông thường, rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại và bùn
thải trong lò quay xi măng.
5.1.2 Rủi ro từ môi trường vi mô theo mơ hình 5 Forces
5.2 Rủi ro hoạt động

5.3 Rủi ro tn thủ


VI. Mơ hình chuỗi giá trị
6.1 Hoạt động chính
6.1.1 Vật tư (Inbound Logistics):
 Các nguyên liệu chính sử dụng trong sản xuất xi măng là: đá vôi, đất sét, ngồi ra
cịn có thể dùng quặng sắt và bơxít hoặc phiến Silíc để làm cốt liệu điều chỉnh.

11


 Khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn tai các mỏ nằm cách nhà máy khoảng
3km sau đó trở về nhà máy bằng ô tô.
6.1.2 Sản xuất (Operations) :
Quá trình sản xuất xi măng được mơ tả qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:
a. Quá trình chuẩn bị nguyên nhiên liệu:
 Từ mỏ đá vôi được khai thác (nổ mìn) và được vận chuyển bằng xe tải về đổ qua
máy đập búa đưa về kích thước nhỏ hơn và đưa lên máy rải liệu để rải liệu chất thành
đống trong kho (đồng nhất sơ bộ). Tương tự với đất sét, phụ gia điều chỉnh (quặng
sắt, đá si líc, quặng bơ xít...), than đá và ngun liệu khác.
 Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu và cào từng lớp (đồng nhất lần hai) đưa
lên băng chuyền để nạp vào từng Bin chứa liệu theo từng loại đá vôi, đất sét, quặng
sắt...
 Than Đá thô từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng để nghiền, với những
kích thước hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa vào Bin chứa còn những hạt chưa đạt sẽ hồi
về máy nghiền nghiền lại đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hồn tồn khi cấp cho lị
nung và tháp trao đổi nhiệt.
b. Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm:
 Từ các bin chứa liệu, từng loại nguyên liệu được rút ra và chạy qua hệ thống cân định
lượng theo đúng tỷ lệ cấp phối đưa ra từ nhân viên vận hành điều khiển ( tỷ lệ phối
liệu được quyết định từ phịng thí nghiệm). Tất cả ngun liệu đó sẽ được gom vào

một băng tải chung và đưa vào máy nghiền đứng để nghiền về kích thước yêu cầu,
tại đây nguyên liệu đã được đồng nhất một lần nữa. Bột liệu sau khi nghiền được
chuyển lên Silo đồng nhất chuẩn bị để cấp cho lò nung, dưới Silo đồng nhất có hệ
thống sục khí nén liên tục vào Silo để tiếp tục đồng nhất lần nữa.
 Để có một sản phẩm Clinker ổn định chúng ta thấy nguyên liệu phải qua ít nhất 4 lần
đồng nhất.
o Tháp trao đổi nhiệt
o Lị quay nung Clinker
c. Q trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm:
Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào bin chứa để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình
nghiền xi măng. Tương tự Thạch Cao và Phụ Gia từ kho cũng được chuyển vào bin chứa
riêng theo từng loại. Dưới mỗi Bin chứa, nguyên liệu được qua cân định lượng theo đúng
12


khối lượng của đơn phối liệu, xuống băng tải chính đưa vào máy cán để cán sơ bộ, sau đó
được đưa vào máy nghiền xi măng. Bột liệu ra khỏi máy nghiền được đưa lên thiết bị phân
ly, tại đây những hạt chưa yêu cầu sẽ được hồi lưu về máy nghiền để nghiền tiếp cịn những
hạt đạt kích thước yêu cầu được phân ly tách ra, đi theo dòng quạt hút đưa lên lọc bụi thu
hồi toàn bộ và đưa vào Silo chứa xi măng. Quá trình nghiền sẽ diễn ra theo một chu trình
kín và liên tục.
6.1.3 Phân phối (Outbound Logistics):
 Cơng ty xi măng Bỉm Sơn có 9 chi nhánh trực thuộc được phân bổ ở các tỉnh phía
Bắc và hai văn phịng đại diện ở tỉnh Lạng Sơn và nước Lào.
 Cơng ty có mạng lưới nhà phân phối dày đặc và phân bổ rộng rãi ở tất cả các tỉnh,
thành phố từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, ngày càng khẳng định được sản phẩm của
xi măng BS uy tín, chất lượng, ln được phát triển, tạo niềm tin cho người sử dụng
và đem lại độ an tồn cao cho các cơng trình.
 Chính vì vậy, công ty hết sức coi trong việc thiết lập,tổ chức và hoàn thiện hệ thống
kênh phân phối nhằm tạo ra cho mình có được một lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.

6.1.4 Tiếp thị (Marketing & sales):
 Củng cố, xây dưng và phát triển hệ thống các thương hiệu cực mạnh,đáp ứng tốt nhất
các nhu cầu và tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam. Phát triển thương hiệu xi măng
Bỉm Sơn với bao bì nhãn mác “ con voi” thành thương hiệu “ Niềm tin người sử
dung- Sự bền vững của những cơng trình” từ đó phát triển những dòng sản phẩm
xi măng tối ưu cho người tiêu dùng Việt Nam, trên khu vực và thế giới.
 Giữ chất lượng và giá luôn ở mức độ phù hợp mà thị trường lựa chọn, điều chỉnh giá
một cách kịp thời.
 Với mục đích đưa sản phẩm của mình tới đại bộ phận của người tiêu dùng, cơng ty
có sư dụng hình thức quảng cáo như phương tiện phát thanh truyền hình, báo chí,
quảng cáo ngồi trời, với các bảnh hiệu lớn nhãn mác “ con voi” ở các trong tồn
quốc.
 Ngồi ra, cơng ty cịn tài trợ cho các chương trình lớn, nhận phụng dưỡng suốt đời
những bà mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Thanh Hóa, đóng góp lợi ích cho xã hội như
ủng hộ đồng bài lũ lụt,..  nhằm quảng bá thương hiệu.
6.1.5 Phục vụ khách hàng (Service):
 Khách hàng ln được đón tiếp nồng nhiệt chu đáo, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
13


 Ln thỏa mãn các nhu cầu trao đổi, góp ý, tìm hiểu của khách hàng về các sản phẩm
xi măng của cơng ty.
 Tư vấn tận tình cho khách hàng và các đại lí phân phối về đặc tính của sản phẩm.
 Hướng dẫn sử dụng sản phẩm và trợ giúp giám sát sử dụng sản phẩm trong mọi hoàn
cảnh, mọi điều kiên.
 Kiểm tra xác nhận hoàn toàn miễn phí chất lượng sản phẩm mọi lúc mọi nơi.
6.2 Hoạt động bổ trợ
a. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Về hệ thống kiểm sốt, cơng ty khơng dừng lại ở việc thường xuyên cải tiến hệ
thống quản lý phịng thí nghiệm phù hợp với điều kiện sản xuất, đáp ứng các yêu cầu quản

lý và kiểm soát chất lượng theo những chuẩn mực mới, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
đã tập trung xử lý các nút thắt công nghệ, nâng cao chất lượng clinker, giảm tiêu hao năng
lượng. Cùng với tối ưu hóa cơng nghệ phục vụ sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm
Sơn cũng chú trọng đầu tư công nghệ bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Công ty
đã thuê đơn vị tư vấn giám sát tổng thể để đưa ra giải pháp đảm bảo mơi trường. Cùng với
đó, cơng ty đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, giúp kiểm soát được nồng độ bụi, điều
chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh, tạo sự ổn định trong các cung đoạn sản xuất, góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Cơng ty CP Xi măng Bỉm Sơn được biểu hiện
trên 3 cấp độ:
 Cấp độ thứ nhất là xây dựng trên những thực thể hữu hình. Theo đó, từ những việc nhỏ
như thay thể, đồng bộ các miếng dán của kính, sắp xếp phòng làm việc, tủ hồ sơ theo
quy định chung hệ thống hóa văn bản, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản trị,
điều hành, quy định về đồng phục đến việc đầu từ lớn, đã từng bước được Công ty triển
khai thực hiện.
 Ở cấp độ thứ 2, những yếu tố truyền thống được sàng lọc, kế thừa và phát huy kèm theo
đó là tầm nhìn, sứ mệnh tun bố, những vấn đề thuộc triết lý kinh doanh đã tạo nên
bản sắc, bộ nhận diện riêng của Xi măng Bỉm Sơn, một doanh nghiệp ra đời từ tình hữu
nghị Việt Xơ nhằm mục đích sản xuất xi măng phục vụ công cuộc tái thiết đất nước.
 Ở cấp độ thứ 3 là những giá trị cốt lõi, bao gồm các quy định về phân cấp, phân quyền,
ủy quyền, trách nhiệm... và là những vấn đề mà công ty đang tập trung xây dựng. Trong
đó cơng ty đã xây dựng bộ quy chế văn hóa doanh nghiệp và tiến hành xây dựng bộ quy
14


tắc ứng xử chung. Kèm theo đồ. Công ty sẽ xây dựng hệ thống đánh giá đến từng cá
nhân nhằm thường xun rà sốt, đánh giá năng lực cơng tác của mỗi cán bộ, cơng nhân
viên để có chế độ đãi ngộ tương xứng
b. Nhân lực
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty, nhân tố con người là một

trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy cơng ty ln đổi mới phương thức đào
tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm sớm có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản
lý kỹ thuật đủ mạnh, năng động, sáng tạo đồng thời có đạo đức, phẩm chất cách mạng, có
bản lĩnh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN làm chủ công
nghệ hiện đại, tiếp thu được công nghệ sản xuất tiên tiến; xây dựng được đội ngũ công
nhân kỹ thuật lành nghề nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh
doanh để hội nhập với khu vực và thế giới. Công ty đã thực hiện tốt công tác chăm lo đời
sống cho người lao động. Ngồi việc thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao
động theo đúng quy định, công ty còn thường xuyên quan tâm đến đời sống và thu nhập
của người lao động. Cụ thể như: Thưởng lương tháng 13 bình quân 11 triệu đồng/người,
phụ cấp lương, thưởng thi đua, thưởng quý, năm, hỗ trợ mẹ đưa con đến trường, khám sức
khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ, công nhân viên; tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân
các ngày lễ tết. Cùng với đó, cơng ty đã tích cực vận động cán bộ, cơng nhân viên tham
gia các phong trào chung của địa phương nơi cư trú, như: Phong trào văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao; thi viết tìm hiểu về quê hương đất nước; đồng thời tích cực thực hiện các
hoạt động an sinh xã hội tại địa phương.
c. Nghiên cứu và phát triển
Trong công tác vận hành sản xuất, Công ty luôn đề cao nhiệm vụ tối ưu hóa từng
cơng đoạn, nhất là chú trọng các bài phối nguyên liệu; tăng cường, duy trì các kỷ luật công
nghệ và quản lý thiết bị; xây dựng sổ tay vận hành. Tìm các giải pháp duy trì thiết bị hoạt
động ổn định, khắc phục các sự cố kỹ thuật. Tiếp tục hoàn thiện bộ chỉ số KPI nhằm thực
hiện đánh giá hiệu quả công việc của từng bộ phận, phòng, ban.
Hiện nay, sản phẩm của Vicem Bỉm Sơn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
hiện đại, tiên tiến của Nhật Bản. Thiết bị của dây chuyền được nhập khẩu từ những hãng
sản xuất nổi tiếng thế giới. Bước đột phá của chiến lược này có thể kể đến dự án chuyển
đổi công nghệ hệ thống nghiền xi măng đến đóng bao. Dự án có cơng suất 1,5 triệu tấn/năm

15



với chất lượng sản phẩm đầu ra là clinker và xi măng theo tiêu chuẩn TCVN 6260:2009
và TCVN 7024:2002.
Mục tiêu của dự án nhằm trang bị công nghệ hiện đại tiên tiến, đồng bộ để giải
quyết việc thiếu hụt sản lượng nghiền xi măng, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản
phẩm cao, duy trì chất lượng sản phẩm ổn định đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, đáp
ứng chuyển đổi chủng loại xi măng nhanh chóng, giảm mức độ ảnh hưởng của bụi, tiếng
ồn tác động đến môi trường.
Song song với việc đầu tư dự án chuyển đổi cơng nghệ hệ thống nghiền xi măng
đến đóng bao, Công ty thực hiện tăng sản lượng các điểm gia công tại các tỉnh Quảng Trị,
Quảng Ngãi. Nghiên cứu đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng đồng bộ; phát triển nguồn
nguyên liệu đá sét đủ về sản lượng, đáp ứng tốt về chất lượng, nhất là các loại phụ gia xi
măng, phụ gia điều chỉnh. Thường xuyên cập nhật cơng nghệ, tìm hiểu nhu cầu của thị
trường để cho ra đời những chủng loại xi măng mới đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của
khách hàng. Xây dựng kho nguyên liệu mới thực hiện tiếp nhận, phối trộn, định lượng,
kiểm sốt sản phẩm chính xác hơn. Triển khai đầu tư dự án nhiệt điện khí thải để sản xuất
điện phục vụ nhu cầu sản xuất trong đơn vị.
d. Cung ứng (Hành chính & kế tốn)
Do đặc điểm cơng ty xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tổ
chức sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận, đơn vị trực nên công ty đã chọn hình thức
tổ chức bộ máy kế tốn tập trung - phân tán. Với mơ hình này, cơng tác kế tốn của cơng
ty sẽ gọn nhẹ hơn, thơng tin kế tốn được đảm bảo chính xác và cung cấp thơng tin kịp
thời cho các ban lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cũng như chủ đầu tư
và cơng ty kiểm tốn.
Cung cấp đầy đủ hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Nhà Nước, cung cấp
một loạt các báo cáo theo yêu cầu của khách hàng như Báo cáo thống kê, báo cáo nhanh,
báo cáo quản trị và phân tích, đáp ứng đọc các giải pháp tồn diện trong cơng tác kế tốn
quản trị tài chính của doanh nghiệp.
6.3 Mối liên hệ
a. Mối liên hệ với nhà cung cấp
Thế mạnh nổi bật của Công ty là có nguồn nguyên liệu dồi dào, có trữ lượng lớn

với chất lượng tốt và ổn định. Các vùng đá vôi và đất sét được khai thác cách nhà máy
khoảng 2-3 km, rất thuận lợi cho sản xuất của Công ty. Nước sử dụng của nhà máy được
16


bơm từ các giếng nước ngầm về. Điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ nguồn điện
110kv. Đá vôi được khai thác từ mỏ Yên Duyên, sét được khai thác từ mỏ sét Cổ Đam,
phiến silic được mua từ mỏ phiến silic Hà Trung. Chi phí đầu vào như điện, than, xăng
dầu, giá cước vận chuyển và giá nhân công tăng cao, đặc biệt là giá thành vỏ bao nên
khơng thể duy trì giá bán cũ. Việc điều chỉnh tăng giá của các doanh nghiệp vào thời điểm
này là hợp lý.
Các thiết bị công nghệ của dự án được đầu tư ở mức độ tiên tiến, hiện đại do nhà
thầu LOESCHE (CHLB Đức) cung cấp, thiết kế, thiết bị và dịch vụ kỹ thuật. Dự án nhằm
giải quyết việc thiếu hụt sản lượng nghiền xi măng. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm, duy
trì chất lượng sản phẩm ổn định, chuyển đổi chủng loại xi măng nhanh chóng, đáp ứng
mọi yêu cầu của khách hàng; giảm mức độ ảnh hưởng của bụi, tiếng ồn tác dụng đến môi
trường; cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, giảm chi phí sản xuất, đưa thương hiệu xi
măng Bỉm Sơn tiến xa hơn nữa trên thị thường trong và ngoài nước.
b. Mối liên hệ với khách hàng
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn ln chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị
trường cũng như bố trí đội ngũ kỹ sư thường xuyên chăm sóc khách hàng, phối hợp với
các trạm trộn để tính tốn cấp phối bê tơng đối với từng chủng loại xi măng Bỉm Sơn, xử
lý kịp thời các vấn đề xảy ra trong quá trình sử dụng. Cùng các nhà phân phối chính tiếp
cận đưa xi măng rời vào các dự án, cơng trình lớn và trạm trộn bê tông thương phẩm.
Lấy khách hàng là trung tâm- Được coi là một trong 3 giá trị cơ bản của chiến lược
Bỉm Sơn- Trong chiến lược phát triển của mình năm 2021 và những năm tiếp theo. Tiêu
thụ sản phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Chính vì vậy ngay từ đầu những tháng cuối năm 2020 công ty đã đẩy mạnh việc
củng cố thị trường tiêu thụ, đề ra những giải pháp cụ thể, những chính sách cụ thể cho
từng địa bàn, từng đối tượng khách hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm từng bước

nâng cao thị phần ở các địa phương từ Bắc vào các tỉnh miền Trung Tây nguyên đặc biệt
là các địa bàn cốt lõi như : Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định,... Tổ chức gặp gỡ các nhà phân
phối chính, các cửa hàng VLXD cùng bàn bạc tháo gỡ những vướng mắc, đưa ra các giải
pháp hai bên cùng có lợi và cũng tham gia những buổi gặp gỡ này, công ty muốn gửi thông
điệp đến khách hàng về chiến lược phát triển của công ty, đặc biệt là chiến lược tiêu thụ
sản phẩm.
c. c. Nội tại trong đơn vị :
17


Cty xi măng Bỉm Sơn có lượng sản phẩm được tiêu thụ tại hơn 10 tỉnh thành trong
cả nước. Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, công ty XM Bỉm Sơn đã sản xuất
và tiêu thụ hơn 27 triệu tấn sản phẩm.
Các cửa hàng, đại lí bán lẻ cũng được phát triển, mở rộng khắp đất nước, có chức
năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu xây dựng, phục
vụ sản xuất kinh doanh của người dân. Với hệ thống bán lẻ dày đặc, cty xi măng bỉm sơn
đã triển khai phần mềm quản lý hệ thống khách hàng trên tồn quốc, giúp nâng cao hiệu
quả trong quản lý thơng tin. Ngồi ra cơng ty cịn đủ khả năng xuất khẩu xi măng và
Clinker cho các nước khác trong khu vực
6.4 Đánh giá mơ hình chuỗi giá trị
a.
b.
c. Thời gian
Các sản phẩm của Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn được kiểm sốt chính xác bằng cơng
nghệ thơng tin và đều được kiểm tra thực nghiệm trước khi xuất xưởng nhằm mang đến
cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất về chất lượng... Khi mua sản phẩm xi măng Bỉm
Sơn, khách hàng khơng phải đến nhà máy mà có thể mua hàng trực tuyến, công ty, các đại
lý cấp 1 sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin mua hàng để giao hàng sớm nhất cho khách hàng.
Ngồi ra, trong q trình mua, sử dụng sản phẩm xi măng Bỉm Sơn, khách hàng trực tiếp
góp ý qua mạng Internet để doanh nghiệp ngày càng hồn thiện hơn các dịng sản phẩm,

kể cả mẫu mã bao bì. Đồng thời, nâng cao tính năng của sản phẩm và giảm giá thành sản
xuất nhằm mang lại cho khách hàng sự lựa chọn phù hợp nhất đối với các dịng sản phẩm.
Qua đó, khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian mua hàng khi không cần tốn thời gian
đến đặt hàng trực tiếp tại các đại lý.
d. Cải tiến
Mỗi năm, hội đồng sáng kiến của công ty tiếp nhận hàng chục ý tưởng, sáng kiến
kỹ thuật. Nhiều sáng kiến cải tiến chi tiết các thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất đã
được triển khai, ứng dụng trong thực tiễn có giá trị làm lợi cao, tiết kiệm chi phí. Điển
hình từ năm 2016 đến năm 2019, tại Vicem Bỉm Sơn có 157 sáng kiến được công nhận,
với giá trị làm lợi 71,9 tỷ đồng. Nhiều sáng kiến áp dụng thực tiễn đã mang lại hiệu quả
rõ rệt, như: dự án chuyển đổi công nghệ hệ thống nghiền xi măng đến đóng bao. Trong
năm 2019, dự án đã hoàn thiện và đi vào vận hành. Được trang bị công nghệ hiện đại, tiên
18


tiến, đồng bộ, dự án này có tổng mức đầu tư gần 930 tỷ đồng, công suất 1,5 triệu tấn/năm.
Dự án đi vào hoạt động đã nâng công suất sản xuất của công ty lên 4,5 triệu tấn/năm, giải
quyết việc thiếu hụt sản lượng nghiền xi măng, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản
phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu chuyển đổi chủng loại
xi măng một cách nhanh chóng. Với dây chuyền sản xuất này, sản phẩm xi măng PCB40,
nhất là PCB40 rời cho các cơng trình sẽ dần thay thế cho xi măng PCB30 truyền thống,
nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xi măng Bỉm Sơn trên thị trường.
VII. Phân tích các trung tâm trách nhiệm
7.1 Trung tâm chi phí
 Bộ phận sản xuất chính: trung tâm chi phí kỹ thuật
 Bộ phận sản xuất chính bao gồm: phịng điều hành sản xuất, phịng kỹ thuật sản

xuất, phịng thí nghiệm, phịng kỹ thuật an tồn, phịng cung ứng vật tư, xưởng mỏ
nguyên liệu,...
 Các nhà quản lý tại bộ phận sản xuất chính: phó giám đốc phụ trách sản xuất, nhà


quản lý bậc trung là trưởng phịng và phó phịng các phịng trong bộ phận sản xuất,
sau đó là các quản lý phân xưởng, quản đốc, trưởng ca.
 Mục tiêu của bộ phận:
o Chuẩn bị dự toán, nhiệm vụ cần sản xuất bao nhiêu, sản xuất cái gì để sẵn sàng

đáp ứng về nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, khai thác, đảm bảo kịp thời,
chất lượng nhưng đồng thời chi phí cũng phải hợp lý như kế hoạch đặt ra.
o Theo dõi sự biến động của chi phí, tính tốn các chỉ số đo lường về chi phí và so

sánh với thực tế.
o Kiểm sốt về tài chính: cố gắng tối thiểu hóa chi phí hoạt động, định kỳ đặt kế

hoạch và báo cáo chi phí thực tế thường xuyên so với tiêu chuẩn.
 Đầu vào của trung tâm chi phí này là chi phí tiền lương của nhân viên các phịng,

chi phí tiền điện nước, chi phí máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…Đầu ra là chất
lượng sản phẩm.


Bộ phận sản xuất phụ trợ: trung tâm chi phí kỹ thuật

 Bộ phận sản xuất phụ trợ bao gồm: xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng cơ khí, xưởng
cấp thốt nước - nén khí, xưởng điện tự động, xưởng cơng trình.

19


 Các nhà quản lý tại bộ phận sản xuất phụ trợ: phó giám đốc phụ trách cơ điện, nhà
quản lý bậc trung là trưởng phịng và phó phịng các phịng trong bộ phận sản xuất

phụ, sau đó là các quản lý phân xưởng, quản đốc, trưởng ca.
 Mục tiêu của bộ phận:
o Chuẩn bị dự toán, theo dõi nhiệm vụ, xác định cần những gì để sẵn sàng đáp ứng
phục vụ sản xuất, đảm bảo kịp thời, chất lượng nhưng đồng thời chi phí cũng
phải hợp lý. Chuẩn bị sẵn những dụng cụ sửa chữa, kế hoạch về cấp thốt nước..
o Theo dõi sự biến động của chi phí trong thực tế so với kế hoạch, tính tốn các
chỉ số đo lường về chi phí và so sánh với thực tế.
o Kiểm sốt về tài chính: tối thiểu hóa chi phí hoạt động, định kỳ đặt kế hoạch và
báo cáo chi phí thực tế thường xuyên so với tiêu chuẩn.
 Đầu vào của trung tâm chi phí này là chi phí tiền lương của nhân viên các phịng,
chi phí tiền điện nước, chi phí máy móc, thiết bị, ngun vật liệu…Đầu ra là chất
lượng các hoạt động cung cấp, hỗ trợ cho sản xuất chính
 Bộ phận Tổ chức lao động: trung tâm chi phí tùy ý
 Nhà quản lý: trưởng phòng nhân sự
 Mục tiêu:
o Theo dõi kế hoạch của nhà quản lý cấp cao hơn, xác định số lượng lao động,
mục tiêu về chất lượng lao động, an toàn lao động
o Tổ chức tuyển dụng, phỏng vấn lao động.
 Đầu vào của trung tâm chi phí này là chi phí tiền lương của nhân viên các phịng,
chi phí tiền điện, điện thoại dùng cho các phịng, chi phí văn phịng phẩm,… Đầu
ra là chất lượng lao động, an tồn lao động.
 Bộ phận Kế tốn: trung tâm chi phí tùy ý
 Nhà quản lý: kế tốn trưởng
 Mục tiêu: Chính xác trong việc lập chứng từ, quản lý các sổ, làm BCTC trung thực
hợp lý.
 Đầu vào của trung tâm chi phí này là chi phí tiền lương của nhân viên các phịng,
chi phí tiền điện, điện thoại dùng cho các phịng, chi phí văn phịng phẩm… Đầu ra
của trung tâm chi phí này là các thơng tin kế tốn, Báo cáo tài chính.

20



7.2 Trung tâm thu nhập

7.3 Trung tâm lợi nhuận
 Trung tâm lợi nhuận là một đơn vị trong tổ chức trực tiếp tạo ra lợi nhuận của tổ
chức. Nhà quản lý của trung tâm lợi nhuận phải chịu trách nhiệm về thu nhập, chi
phí và lợi nhuận. Thơng thường các trung tâm lợi nhuận được tổ chức riêng biệt cho
mục đích kế tốn để các nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả và lợi nhuận trung tâm
mang lại là bao nhiêu.
 Nhà quản lý của trung tâm lợi nhuận kiểm sốt cả thu nhập và chi phí liên quan đến
sản phẩm hoặc dịch vụ họ thực hiện. Nó tương tự như một đơn vị kinh doanh độc lập
ngoại trừ trường hợp nó là một phận của tổ chức có quy mơ lớn.
 Nhà quản lý của trung tâm lợi nhuận chịu trách nhiệm về giá cả, lựa chọn sản phẩm
sản xuất, và chính sách đãi ngộ nhân viên,.... Chi phí của trung tâm lợi nhuận biến
đổi phụ thuộc vào khả năng kiểm soát lao động, mức độ lãng phí và giờ cơng,... Thu
nhập cũng biến đổi phụ thuộc vào mức độ cung cấp dịch vụ, vị trí bán hàng,.. Nhà
quản lý của từng trung tâm lợi nhuận có quyền ra quyết định tùy ý nhẳm mục tiêu tối
đa hóa thu nhập và tối thiểu hóa chi phí. Lợi nhuận chung của toàn tổ chức bị ảnh
hưởng bởi các trung tâm lợi nhuận ( tính giá chuyển giao, phân bổ chi phí chung).
 Một tổ chức khơng nên đánh giá hoạt động của trung tâm lợi nhuận thông qua chi
phí và lợi nhuận mà cần thực hiện những đánh giá chi tiết bao gồm: chất lượng, số
lượng nguyên vật liệu sử dụng, chi phí nhân cơng và đánh giá dịch vụ mà trung tâm
lợi nhuận có thể kiểm sốt.
 Cả đầu ra và đầu vào của trung tâm lợi nhuận đều có thể lượng hóa bằng đơn vị tiền
tệ.
 Theo mơ hình tổ chức của cơng ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, trung tâm lợi nhuận là
Ban giám đốc bao gồm Giám đốc , Phó giám đốc các chi nhánh của công ty. Giám
đốc của trung tâm lợi nhuận này có trách nhiệm kiểm sốt các hoạt động kinh doanh
của bộ phần mình, kiểm tra doanh thu đồng thời kiểm sốt chi phí tương ứng để mang

lại lợi nhuận cho đơn vị.
 Tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, các chi nhánh là các trung tâm lợi nhuận. Nhà
quản lý của mỗi chi nhánh là ban giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về việc tạo ra
doanh thu và lập kế hoạch, kiểm soát tất cả các chi phí với mục tiêu tối đa hóa lợi
21


nhuận. Các trung tâm lợi nhuận cũng chịu ảnh hưởng từ công ty mẹ về chiến lược
chung, yêu cầu đồng bộ hóa từ phía doanh nghiệp, quản lý kinh tế tài chính, về tạo
dựng hình ảnh, chính sách về bảo vệ môi trường,chất lượng sản phẩm, chuyển đổi
công nghệ,...Đầu vào của các cửa hàng, chi nhánh công ty là các khoản chi phí phát
sinh liên quan đến doanh nghiệp khoản tiền lương nhân viên, chi phí điện, quản lý,
chi mua tài sản cố định,.. Đầu ra được đo lường bằng lợi nhuận từ bán xi măng,
clinker và các vật liệu xây dựng khác (bê tông trộn sẵn, mô-đun bê tông đúc sẵn)…
7.4 Trung tâm đầu tư
 Mục tiêu: Đảm bảo việc đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Tổng
cơng ty có hiệu quả.
 Nhiệm vụ:
 Thực hiện việc đầu tư ra bên ngoài vào các nghành, lĩnh vực theo chiến lược phát
triển kinh doanh của Tổng cơng ty với vai trị là Chủ đầu tư. Thực hiện đầu tư bên
trong Tổng công ty, nâng cao vốn đầu tư trong các chi nhánh, công ty liên kết đảm
bảo mục tiêu duy trì tỷ lệ góp vốn phù hợp với mục tiêu phát triển của các công
ty này. Ngồi ra, trung tâm này cịn phải đánh giá hiệu quả đầu tư của từng lĩnh
vực hoạt động; thực hiện các biện pháp cải thiện tỷ lệ hoàn vốn đầu tư; đánh giá
thành quả của các đơn vị trong việc hướng đến mục tiêu chung.
 Đôn đốc, phối hợp với đơn vị và các cấp các ngành liên quan nhằm đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án theo tiến độ đề ra. Đặc biệt là dự án Kho nguyên liệu.

22



×