Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.1 KB, 5 trang )

QUẢN LÝ - KINH TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TS. Trần Thanh Quang
Trường Đại học Kỹ thuật Lê Q Đơn
Email:
Ngày tịa soạn nhận được bài báo: 06/03/2020
Ngày phản biện đánh giá:16/03/2020
Ngày bài báo được duyệt: 26/03/2020
Tóm tắt: Một trong những vấn đề lớn, xuyên suốt trong tư tưởng kinh tế của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hiện cơng bằng xã
hội. Tư tưởng đó đã trở thành quan điểm chủ đạo định hướng quá trình phát triển kinh
tế, xã hội ở Việt Nam và là cơ sở để Đảng ta hoạch định đường lối, chính sách cho cơng
cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Từ khố: Cơng bằng xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế…
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực
hiện công bằng xã hội.
Quan niệm của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin và những người mác xít
sau này về chủ nghĩa xã hội (CNXH) cũng
như những đặc trưng cơ bản của CNXH cho
đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Song, nếu xuất phát từ chỗ coi xã hội cộng
sản tương lai, mà giai đoạn thấp của nó là
CNXH, phải là một xã hội nằm trong nấc thang
phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản thì tựu
chung lại, đó phải là một xã hội vừa cao hơn,


vừa tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản. Xã hội đó
vừa có nền kinh tế phát triển cao, vừa khơng
cịn tình trạng người bóc lột người, dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

Đó chính là những mục tiêu cao cả nhất mà
những người cộng sản chân chính trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng ln
nỗ lực phấn đấu để đạt tới. Thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ này tất nhiên là cả một chặng
đường đầy khó khăn, phức tạp, trong đó, cần
phải quan tâm coi trọng phát triển kinh tế đi
đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
là một yêu cầu khách quan trong quá trình xây
dựng CNXH ở nước ta. Điều đó đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định rất rõ ràng: “Chủ
nghĩa xã hội là làm cho dân giàu nước mạnh”
(1), “xã hội không cịn người bóc lột người,
khơng cịn đói rét, mọi người đều được ấm
no, tự do, hạnh phúc” (2).
Cũng theo quan điểm của Hồ Chí Minh,
CNXH phải dựa trên sự cơng bằng cho nhân
TẠP CHÍ KHOA HỌC 9
QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ


dân lao động theo nguyên tắc: “Ai làm nhiều
thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai khơng làm thì
khơng ăn; tất nhiên là trừ những người già cả,
đau yếu và trẻ con” (3). Theo Người, chỉ có

cách mạng vơ sản, CNXH mới giải phóng con
người triệt để, mới đem lại sự cơng bằng, bình
đẳng thực sự cho người lao động, “không chế
độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét
những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo
cho thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”
(4). Quan điểm này phản ánh mục tiêu xuyên
suốt của công cuộc xây dựng CNXH ở nước
ta, đồng thời thể hiện rõ nét chủ nghĩa nhân
văn cao cả của Hồ Chí Minh: tất cả vì con
người, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. Theo
Người, muốn cho nhân dân, ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được hạnh phúc thì trước
hết phải tập trung phát triển kinh tế, phải đẩy
mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm…
công cuộc phát triển kinh tế. Đây là một nhiệm
vụ to lớn và đầy khó khăn, do đó phải động
viên tồn dân hăng hái tham gia và phục vụ
lợi ích của chính người lao động, nhằm làm
cho: “người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì
giàu thêm” (5). Tư tưởng đó của Người cho
thấy, sự phát triển kinh tế phải luôn hướng
tới mục tiêu đem lại lợi ích thiết thực cho mọi
tầng lớp nhân dân lao động, bảo đảm cho mọi
người có cuộc sống ngày càng tốt hơn nhưng
phải tùy theo sự đóng góp của họ chứ khơng
phải là sự cào bằng mức sống. Đó chính là sự
cơng bằng trong điều kiện phát triển kinh tế
của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội là hai mặt của một
chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng
với nhau, thể hiện bản chất của CNXH – đây
cũng là vấn đề Bác Hồ luôn luôn chú ý quan
tâm. Người quan niệm, hai vấn đề trên cần
phải giải quyết đồng thời trong mỗi thời kỳ
cách mạng và cơng bằng xã hội khơng hồn
tồn lệ thuộc và sự phát triển kinh tế, song
chính sự phát triển kinh tế lại là tiền đề có ý
nghĩa quyết định để thực hiện cơng bằng xã
10 TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

hội ngày càng tốt hơn. Phát triển kinh tế không
những là điều kiện để thực hiện cơng bằng
xã hội mà cịn là tiền đề để xây dựng CNXH.
Người cho rằng phát triển kinh tế nhằm mục
tiêu cao nhất là vì con người, và con người là
động lực quan trọng nhất của sự nghiệp xây
dựng CNXH. Vì vậy, trong quá trình phát triển
kinh tế phải quan tâm đến người lao động từ
bữa cơm, manh áo, học hành và chữa bệnh
cho họ; phải làm cho mọi người đều được
hưởng thành quả lao động tương xứng với
những cống hiến của họ cho xã hội. Đó là sự
cơng bằng và nếu khơng có sự cơng bằng đó
thì sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và sự phát triển của từng con người
trong xã hội nói riêng.

Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành
động là cả một quá trình, để giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
thực hiện công bằng xã hội điều quan trọng là
phải làm gì và làm như thế nào?. Hồ Chí Minh
cho rằng, trước hết phải phát triển sản xuất,
tiếp theo đó là xóa bỏ tình trạng người bóc lột
người, mà cơ sở sâu xa của nó là chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Vì vậy, cùng
với việc tập trung sức phát triển lực lượng sản
xuất, phải quan tâm đến xây dựng hệ thống
quan hệ sản xuất (QHSX) mới phù hợp. Người
cho rằng, vấn đề xây dựng QHSX mới xóa bỏ
QHSX cũ phải làm dần dần từng bước vững
chắc, theo đúng quy luật từ thấp đến cao, tức
là: “Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất
cũ, xố bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ
sản xuất mới khơng có áp bức bóc lột” (6).
Ngồi ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng,
vấn đề phát triển kinh tế và thực hiện cơng
bằng xã hội sẽ khơng thể thực hiện có hiệu
quả nếu khơng có một “cung cách quản lý”
đúng và khoa học. Do đó, cùng với việc phát
triển lực lượng sản xuất và xây dựng QHSX
mới, Người coi quản lý như là chìa khóa của
nền kinh tế. Vì vậy, phải từng bước xây dựng
cơ chế quản lý thích hợp, cơ chế xây dựng rồi
phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn kịp thời



cho thích hợp với sự phát triển của nền kinh
tế xã hội. Quản lý là làm cho kinh tế phát triển
và đạt được sự công bằng xã hội và muốn
quản lý được tốt thì mọi người phải có quyền
và trách nhiệm tham gia, từ người cán bộ đến
công nhân nhà máy.
Hồ Chí Minh ln quan niệm, trong
bất kể hồn cảnh nào, khi kinh tế phát triển,
vật chất dồi dào hoặc cịn khó khăn thì cũng
phải phân phối cho đúng để tạo ra sự cơng
bằng trong xã hội và kích thích sản xuất phát
triển. Theo Người: “Chúng ta khơng sợ thiếu
chỉ sợ không công bằng”. Công bằng ở đây
không phải là sự cào bằng theo kiểu phân
phối bình quân chủ nghĩa, bởi như vậy chỉ
dẫn tới sự lười biếng, triệt tiêu động lực của
mỗi cá nhân. Với Người, muốn cho công bằng
trong điều kiện của quan hệ sản xuất, phải lấy
phân phối theo lao động làm nguyên tắc trọng
tâm, đó là “Ai khơng làm thì khơng được ăn”
và “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”
(7). Riêng đối với những đối tượng chính sách
như thương binh, gia đình liệt sĩ, Người nhắc
nhở phải quan tâm chăm lo giúp đỡ họ để họ
cũng được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn,
lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra
những nguy cơ dẫn đến sự bất cơng trong
xã hội. Đó là sự bng lỏng, yếu kém trong

quản lý; là những hiện tượng tham ơ, lãng
phí, quan liêu của một số bộ phận cán bộ,
đảng viên thối hóa, hư hỏng do chưa gột rửa
hết chủ nghĩa cá nhân… Chính chủ nghĩa cá
nhân cùng những hiện tượng tiêu cực nói trên
khơng chỉ làm triệt tiêu, hủy hoại sức sản xuất,
mà còn là kẻ thù trực tiếp của công bằng xã
hội, của CNXH, bị quần chúng căm phẫn, oán
ghét. Vì vậy, đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân và các hiện tượng tiêu cực nói trên là
yếu tố quan trọng góp phần thực hiện cơng
bằng xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Công bằng xã hội trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh cịn thể hiện ở sự cơng bằng, bình đẳng

trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi
cơng dân, giữa sự đóng góp của từng người
với những giá trị mà họ nhận được từ xã hội,
“Không nên có tình trạng người giỏi, người
kém, việc khó, việc dễ cũng cơng điểm như
nhau. Đó là chủ nghĩa bình qn… Phải tránh
chủ nghĩa bình quân”(8). Để tạo ra sự tương
xứng giữa quyền và nghĩa vụ, gắn cống hiến
và hưởng thụ đối với mỗi người lao động, theo
Người, cùng với thực hiện phân phối theo lao
động, phải giáo dục, giác ngộ để họ ý tức rõ
được điều đó, phát huy tinh thần làm chủ tập
thể của người lao động và xây dựng tinh thần
kỷ luật trong lao động.
2. Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí

Minh về giải mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong
quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Những tư tưởng nói trên của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về giải mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế và thực hiện cơng bằng xã hội
trong q trình xây dựng CNXH khơng những
vẫn là kim chỉ nam cho Đảng ta hoạch định
đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trước đây, mà hiện nay nó vẫn cịn ngun
giá trị, vẫn là một trong những giải pháp lớn
để phát triển nền nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Vận dụng
tư tưởng đó của Người, Đảng ta đề ra mục
tiêu xây dựng CNXH trong giai đoạn hiện
nay là thực hiện: “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII xác định: “Kết
hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với với
phát triển văn hóa, giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ công bằng xã hội…” (9). Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu
rõ: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ,
công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh
thái” (10). Văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng
định: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo
đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng
bước phát triển” (11). Văn kiện Đại hội X của
TẠP CHÍ KHOA HỌC 11

QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ


Đảng nhấn mạnh: “Phải gắn tăng trưởng kinh
tế với phát triển văn hóa, phát triển tồn diện
con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công
bằng xã hội” (12). Đại hội XI của Đảng tiếp tục
khẳng định quan điểm nhất quán: “Phải coi
trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng
kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội” (13). Đại hội XII coi trọng “Gắn kết chặt
chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát
triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, cơng bằng
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân” (14).
Trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII
của Đảng, Đảng ta xác định “Gắn kết chặt
chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát
triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, cơng bằng
xã hội” (15).
Như vậy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về phát triển kinh tế gắn liện với
bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội được
thể hiện rõ ngay trong từng bước hoàn thiện
đường lối chiến lược và trong từng chính sách
phát triển của Đảng ở mỗi giai đoạn, mỗi thời
kỳ cách mạng. Cùng với hệ thống chính sách
ngày càng hồn thiện và phát huy hiệu quả
trong thực tiễn, những năm qua nước ta đã
đạt nhiều tiến bộ trong giải quyết mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ,

công bằng xã hội. Về kinh tế, vị thế của Việt
Nam được cải thiện rõ rệt cả ở khu vực và
trên thê giới. Lựa chọn xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mơ
hình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta hướng
tới là tăng trưởng bền vững, tăng trưởng vì
con người, tăng trưởng gắn liền với bảo vệ
môi trường. Đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện. Trình độ dân
trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng
động xã hội của con người được nâng lên.
Hiện tại, các địa phương trong cả nước đã
hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập
giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Xóa đói,
giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, được thế giới
đánh giá cao. Việc đền ơn đáp nghĩa đối với
những người có cơng với nước; cơng tác bảo
12 TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ

trợ xã hội, chăm sóc và giúp đỡ những người
bị ảnh hưởng chất độc da cam, người tàn tật,
người không nơi nương tựa, trẻ em có hồn
cảnh khó khăn… được quan tâm và thực hiện
tốt. Việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm lo
sức khỏe cộng đồng đã đạt nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích
cực, việc thực hiện cơng bằng xã hội ở nước
ta vẫn cịn những hạn chế. Nền kinh tế nhiều

thành phần, mở cửa và hội nhập quốc tế, bên
cạnh việc tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, cũng tạo ra khơng ít những nguy cơ
làm chệch hướng XHCN, làm tăng thêm tình
trạng bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo
trong xã hội, các loại tội phạm và tệ nạn xã
hội diễn biến phức tạp, nhiều giá trị văn hóa,
chuẩn mực đạo đức truyền thống có nguy cơ
lệch chuẩn, xã hội tiềm ẩn những nguy cơ gây
mất ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Thực tế đó đã, đang và sẽ đặt ra câu hỏi lớn
cho Đảng, Nhà nước ta phải tiếp tục nghiên
cứu, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới, vận dụng phù hợp vào điều kiện nước ta
để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh
tế nhanh, bền vững nhằm khắc phục nguy cơ
tụt hậu xa hơn về kinh tế; vừa đảm bảo tiến
bộ công bằng xã hội nhằm khắc phục nguy cơ
chệch hướng XHCN
3. Kết luận.


Phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội luôn là mục tiêu
xuyên suốt của công cuộc xây dựng CNXH.
Thực hiện mục tiêu đó là cả một cuộc đấu
tranh lâu dài, gian khổ và quyết liệt. Quán triệt
tư tưởng đặc sắc nói trên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, chúng ta cần khơng ngừng tìm tịi, sáng

tạo ra các cách thức, bước đi nhằm thực hiện
tốt mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr,11,12.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr,221.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr,221.
4. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr,81.
5. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr,10.
6. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr,90.
7. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr,216.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị
quốc gia, H. 1991, tr.73.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị
quốc gia, H. 1996, tr.85.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
quốc gia, H. 2001, tr.88.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị
quốc gia, H. 2006, tr.178-179.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia, H. 2011, tr.21.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng
Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.299.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo các văn kiện trình đại hội XIII của Đảng, Tài liệu sử
dụng tại đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở, 2020

TẠP CHÍ KHOA HỌC 13
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ




×