Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài Kiểm tra cá nhân tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.73 KB, 6 trang )

KIỂM TRA
TÂM LÝ HỌC
Câu 1. Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? (5 điểm)
1.1: Chú ý khơng chủ định là loại chú ý được hình thành không cần sự tham
gia của ý thức (Đúng).
Chú ý không chủ định:
Chú ý không chủ định là sự tập trung ý thức lên một số đối tượng nhất định
khi có sự tác động kích thích của đối tượng đó.
Chú ý không chủ định là trạng thái chú ý không chủ định trước, không theo
một kế hoạch, mục tiêu nào cả. Trạng thái chú ý được tạo nên do các nguyên nhân
bên ngoài gây nên, hoặc do các đặc điểm nào đó của đối tượng tác động vào con
người ở tại một thời điểm nhất định.
Là loại chú ý không có mục đích đặt ra từ trước. Người ta thường gọi nó là
chú ý thụ động vì nó nảy sinh không phụ thuộc vào ý thức của con người .
Nguyên nhân nảy sinh chú ý không chủ định:
1. Nguyên nhân thứ nhất làm nảy sinh chú ý không chủ định là những đặc
điểm bên ngoài của kích thích, như các kích thích có cường độ mạnh, mới lạ, có
tính tương phản, hấp dẫn, hợp sở thích.
Ví du: Ta có thể không để ý đến những tiếng động nhỏ trong phòng nhưng
một tiếng nổ mạnh sẽ thu hút sự chú ý của ta.
2. Nguyên nhân thứ hai làm nảy sinh chú ý không chủ định gắn với sự phu
hợp giữa kích thích bên ngoài và trạng thái bên trong, mà trước hết là nhu cầu của
con người
Ví du: Người bị bỏ đói lâu ngày sẽ chú ý một cách không chủ định đến
những gì liên quan đến thức ăn, dù chỉ là câu chuyện về thức ăn cũng làm anh ta
chú ý.
3. Nguyên nhân thứ ba làm nảy sinh chú ý không chủ định liên quan tới định
hướng chung và kinh nghiệm của nhân cách. Những gì ta quan tâm hơn cả, hiểu
biết nhiều hơn cả, gần gũi với công việc, nghề nghiệp thường lôi kéo sự chú ý của
ta, ngay cả khi ta chỉ gặp chúng một cách tình cờ, không đợi trước.



Ví du: Nhà kiến trúc sư chú ý đến vẻ đẹp của một ngôi nhà bất chợt nhìn
thấy khi đang đi trên đường.
- Chú ý không chủ định thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng trong nhiều trường
hợp thường kém bền vững.
 Như vậy, Chú ý không chủ định là loại chú ý được hình thành khơng
cần sự tham gia của ý thức (hay nói cách khác ý thức được hình thành
ngày sau khi chú ý khơng chủ định được hình thành).

1.2: Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện.
(Sai)
Hiện tượng tâm lý được hiểu chính là sự phản ánh thế giới khách quan bên
ngoài vào não của chúng ta, sau đó não sẽ chuyển những thứ mà ta nhận được từ
bên ngoài thành những biểu tượng tâm lý khác nhau, nó không dừng lại ở đó mà
hiện tượng tâm lý này sẽ nhờ vào các giác quan của con người để làm cho quá
trình này sống động hơn và giúp cho con người có những nhẫn thức về thế giới
quan.
Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết
quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Ví du: -Chạm tay vào siêu nước nóng, rut tay lại (Phản xạ không điều kiện)
-Dùng khăn để cầm siêu nước nóng (Phản xạ có điều kiện)
 Như vậy, hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý của phản xạ có điều
kiện và phản xạ không điều kiện.

1.3: Trường hợp cá nhân đứng trước hồn cảnh ổn định, thơng tin rõ ràng thì
vấn đề thường được giải quyết theo con đường tưởng tượng. (Sai)


Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong

kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có (những hình ảnh cũ trong trí nhớ)
Trong khi tạo ra một biểu tượng mới nào đó trong trí tưởng tượng, con người
không thể tưởng tượng ra một điều gì hoàn toàn mới chưa được tri giác bao giờ.
Khác với tư duy, tưởng tượng không giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ một cách
hoàn toàn chính xác mà chỉ là một mô hình để kiểm nghiệm mà thơi.
 Như vậy, khi có thơng tin rõ ràng thì vấn đền thường được giả quyết
qua cịn đường tư duy, phân tích. Tưởng tượng khơng phải là cách giải
quyết vấn đề.

1.4: Câu thơ " Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".
Là biểu hiện của quy luật lây lan của tình cảm. (Sai)
Quy luật lây lan của tình cảm:
-Cảm xúc, tình cảm của người này có thể được truyền, “lây” sang người
khác: buồn lây, vui lây, đồng cảm…
-Tình cảm tập thể, tâm trạng tập thể, tâm trạng xã hội được hình thành
theo quy luật này.
Ngày xưa ở làng quê VN, người dân quen thuộc với những biểu trưng như cây
đa, giếng nước, sân đình, mái chua . Cây đa là nơi tụ tập mấy ông lão đánh cờ
thưởng trà. Giếng nước là nơi các bà các mẹ tụ tập giặt giũ , tám chuyện xôn xao.
Mái chua là nơi đệ tử tu dưỡng tâm linh. Cịn sân đình nơi hay tổ chức lễ hợi cả
làng, là dịp trai chưa vợ gái chưa chồng gặp gỡ, tìm hiểu nhau qua câu hát đối đáp
giao duyên.
Mái đình làng xưa theo lối kiến trúc cổ, má cong tựa hình dáng con thuyền
tung sóng ra trời, hay như đóa hoa thoát thai từ mặt đất. Mái đình lợp rất nhiều gói
đỏ vảy cá .


Màu đỏ tượng trưng cho lòng son sắt thủy chung. Như ca dao trên người xưa

khi đi qua mái đình, nghĩ về tình yêu dành cho người thương nhiều như ngói lợp
trên mái, sắc sơn màu đỏ gạch nung như thế. Hay họ lại nhớ nhung những lần hò
hẹn gặp gỡ tại mái đình .
 Như vậy, Câu thơ trên khơng phải là biểu hiện của quy luật lây lan
tình cảm. Mà là sự hoài, thương nhớ những j đã qua.
1.5: Giáo dục đóng vai trị quyết định đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của cá nhân. (Sai)
Khi bắt đầu bước vào cuộc sống của mình, con người mới chỉ là một cá nhân
chưa phải là một nhân cách .Trong quá trình sống nhân cách dần dần được hình
thành, phát triển và hoàn thiện.
Các yếu tố góp phần hình thành nhân cách :
- Yếu tố cơ thể Bao gồm yếu tố di truyền, bẩm sinh, đặc điểm sinh lý giải
phẫu của cơ thể và nhất là hệ thần kinh, nội tiết . Những yếu tố sinh vật này chính
là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Yếu tố hoàn cảnh sống Yếu tố tự nhiên ( đất đai thổ nhưỡng, sông núi khí
trời...), yếu tố xã hội ( dân tộc, tôn giáo, kinh tế, chính trị...). Các yếu tớ này giữ vai
trị quan trọng, qút định sự phát triển nhân cách. Trong số những yếu tố xã hội,
cho rằng ́u tớ giáo dục đóng vai trị chủ đạo; yếu tố tập thể và yếu tố giao lưu
đóng vai trò cơ bản quyết định sự hình thành và hoàn thiện nhân cách.
- Yếu tố tâm lý cá nhân Ý thức hoạt đợng của cá nhân đóng vai trị trực tiếp
quyết định hình thành và phát triển nhân cách. Ngoài các yếu tố trên, hình thành
nhân cách là một quá trình liên quan tới việc giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập
thể của chủ thể nhân cách.
Giáo dục nhân cách Theo quan điểm tâm lý học duy vật thì giáo dục là một
hoạt động chuyên môn của xã hội giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân
cách theo nhu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục có tác
động trực tiếp ( trong trường học ) và gián tiếp (ngoài trường học)
Ví du: Người được ở trong môi trường tốt, giáo duc tốt (học các trường top
đầu) thì vẫn có thể làm những việc trái với đạo đức xã hội, hay vi phạm pháp luât.
Người sống ở một gia đình nhiều thành phần tệ nạn xã hội, không được học hành



đầy đủ nhưng trong môi trường đó họ nhận thức được là điều gì là tốt là xấu, điều
gì nên tránh, từ đó sẽ tác động đến sự hình thành về nhân cách của họ sẽ tốt hơn.
 Như vậy, Để hình thành một nhân cách thì phải trải qua rất nhiều các
yếu tố khác nhau. Giáo dục nhân cách chỉ là một hoạt động chuyên môn
của xã hội giữ vai trị chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân
cách của một các nhân chứ không thể quyết định với sự hình thành và
phát triển nhân cách đó.
Câu 2. Bài tập (5 điểm)
Nội dung bài thơ Nghe tiếng giã gạo Hồ Chí Minh:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công"
Câu tục ngữ trên thể hiện nội dung nào trong tâm lý học Mácxít về bản chất
của tâm lý người? Trình bày nội dung bản chất đó?

Nhân việc giã gạo, liên tưởng đến việc tu dưỡng rèn luyện con người: khó
khăn gian khổ là điều kiện để tự rèn luyện phẩm chất đạo đức.
- Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những
trở ngại đó, không được bi quan, chán nản, phải đấu tranh tư tưởng để phát huy
được phẩm chất đạo đức, vững niềm tin vào lí tưởng, vào mục đích cuộc sống của
mình.
- Những khó khăn, vất vả gặp phải, nếu biết chịu đựng như gạo đem vào giã
bao đau đớn thì sẽ gặp thành công trong cuộc sống.
- Cuộc đời Bác đã phải trải qua bao cánh gian khổ: ăn không no, áo không
thay, gầy đen như quỷ đói, ghẻ lở mọc đầy thân, các chiến sĩ Điện Biên Phủ đã
từng: 56 ngày đêm, Mưa dầm cơm vắt, Máu trộn bun non, Gan không núng,...
chính họ là những dẫn chứng hung hồn về sự kiên trì nhẫn nại, quyết tâm vượt qua

thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng.


 Như vậy, nội dung bài thơ là sự đúc kết kinh nghiệm của Bác từ quá
trình trải nghiệm xã hội, tương tác giữa người với người. Điều này thể
hiện nội dung Tâm lý cá nhân của tâm lý người trong Tâm lý học
Macxit.
Tâm lý cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã
hội, nền văn hóa thông qua hoạt động giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trị chủ
đạo. Hoạt đợng và giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định. Vì vậy
những người không được sống trong xã hội loài người sẽ không có tâm lý người.

Tài liệu tham khảo:
1. Luatduonggia.vn
2. Thegioiluat.vn
3. Vienphapluatungdung.vn
4. Cunghocvui.com



×