Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BAI THI PHÂN BIỆT NGƯỜI GIÁM HỘ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.52 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT NGƯỜI GIÁM HỘ VÀ
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật Dân sự
Mã phách:………………………….

Hà Nội – Ngày 22/08/2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI GIÁM HỘ, NGƯỜI ĐẠI
DIỆN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 ...................................................... 2
1.1. Khái niệm về người giám hộ và người đại diện trong Bộ luật dân sự
2015 2
1.1.1. Khái niệm về giám hộ ................................................................... 2
1.1.2. Nét đặc trưng về quan hệ giám hộ ................................................ 3
1.1.3. Khái niệm người đại diện ............................................................. 3
1.1.4. Đặc điểm người đại diện .............................................................. 4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGƯỜI GIÁM HỘ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 ...................................... 5
2.1. Cơ sở pháp lí của người đại diện và người giám hộ............................... 5
2.1.1. Người đại diện .............................................................................. 5
2.1.2. Người giám hộ .............................................................................. 8


CHƯƠNG III: PHÂN BIỆT NGƯỜI GIÁM HỘ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 ................................................................. 11
3.1. Điểm giống nhau giữa người giám hộ và người đại diện ................... 11
3.2. Điểm khác nhau giữa người giám hộ và người đại diện .................... 12
3.3. Đánh giá giám hộ.............................................................................. 15
3.4. Liên hệ đại diện ................................................................................ 17
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 18
DANH MỤC THAM KHẢO TÀI LIỆU .......................................................... 19


PHẦN MỞ ĐẦU
Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy
phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân
sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia
các quan hệ dân sự.
Thực tế cho thấy rằng hằng ngày, hằng giờ trong cuộc sống của chúng ta đều
diễn ra các hoạt động dân sự, bên cạnh đó thực tế cũng cho thấy rằng các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân
sự. Hiểu được nhu cầu này và đảm bảo công bằng cho mọi chủ thể có thể có thể tham
gia vào quan hệ pháp luật dân sự mà các chế định về người giám hộ và người đại diện
đã ra đời.
Những quy định chi tiết của Bộ luật dân sự về giám hộ và đại diện đã phần
nào đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn trong xã hội và góp phần rất
lớn trong việc thiết lập một chế định thống nhất để giải quyết một cách hiệu quả
những thắc mắc, nhu cầu của nhân dân về người giám hộ và người đại diện cũng như
việc bảo vệ quyền và lợi ích của người yếu thế khơng trực tiếp tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự được. Nhận thấy đây là một vấn đề rất hay và cần phải phân biệt rõ
ràng để tránh dẫn tới sự nhầm lẫn về người giám hộ và người đại diện nên em đã chọn
đề tài : “ Phân biệt người giám hộ và người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân
sự năm 2015 ” để làm bài tập lớn của mình.


1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI GIÁM HỘ, NGƯỜI ĐẠI
DIỆN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
1.1.

Khái niệm về người giám hộ và người đại diện trong Bộ luật dân sự
2015

1.1.1. Khái niệm về giám hộ
Giám hộ là việc các nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân
dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 trong
điều 46 Bộ luật này để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mấy năng lực hành vi dân sự, người có khó khắn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Nó được thể hiện trong các phạm vi: người chưa vị thành niên không cha mẹ;
cha, mẹ mất đi năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi; bị hạn chế quyền
của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có đủ điều kiện chăm sóc. Việc giám hộ phải được
đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nhà nước theo quy định của pháp luật về hộ
tịch. Người giám hộ đơng nhiên mà khơng có sự đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Chế định giám hộ là một chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật,
giám hộ người chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi dân
sự hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha mẹ; cha mẹ khơng có
điều kiện chăm sóc. Chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm
khắc phục các tình trạng khơng tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật
với khơng bình đẳng năng lực pháp luật giữa những người có năng lực hành vi một

phần, những người khơng có năng lực hành vi và những người mất năng lực hành vi.
Chế định này quy định việc xác định về vấn đề tài sản trong đó có quyền thực hiện
và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Mặt khác chế định về giám hộ cịn
cịn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ,
giám sát người giám hộ...

2


Như vậy, về tổng thể người giám hộ có thể được hiểu là thiết chế xác lập, thực
hiện một số quyền và nghĩa vụ. Khắc phục tình trạng người có năng lực pháp luật dân
sự nhưng khơng thể tự mình tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các lý do như
cịn nhỏ khơng được cha mẹ quan tâm, giáo dục, người đó khó điều khuyển ý thức,
hành vi, mất năng lực hành vi dân sự.

1.1.2. Nét đặc trưng về quan hệ giám hộ
Thứ nhất: quan hệ giám hộ là quan hệ giữa người giám hộ với người được giám
hộ, về bản chất đây là quan hệ đại diện. Người giám hộ sẽ nhân danh, thay mặt người
được giám hộ để xác lập thực hiện giao dịch mà người được giám hộ chính là chủ
thể.
Thứ hai: quan hệ giám hộ được pháp luật quy định và các bên không có sự thỏa
thuận để hình thành nên quan hệ này cho mình, tức là các trường hợp cần người giám
hộ mà luật quy định như nêu ở trên. Các trường hợp mà chủ thể không rơi vào các
trường hợp không cần người giám hộ sẽ không được cử người giám hộ hay chọn
người giám hộ cho mình.
Thứ ba: quan hệ giám hộ ln hướng tới sự chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho người
được giám hộ , đó là những người bằng khả năng của chính mình , họ khơng thể chăm
sóc bản thân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy cần xác lập
quan hệ giám hộ với mục đích bảo vệ lợi ích , quyền và chăm sóc tốt nhất cho những
nhóm cá nhân này.


1.1.3. Khái niệm người đại diện
Tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định : “ Đại diện là việc cá
nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá
nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây được gọi chung người được đại diện) xác lập,
thực hiện giao dịch đó.
Từ đó, trong quan hệ đại diện, người đại diện thay mặt cho người được đại

3


diện đứng ra xác lập các mối quan hệ, thực hiện hành vi pháp lý với người thức ba
nhằm mục đích mang lợi ích, lợi nhuận cho người đại diện.
Tuy nhiên, ở khoản 2 Điều 134 Bộ luật dân sự có quy định “cá nhân, pháp
nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân
không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tư
mình xác lập, thực hiện giao dịch đó” thì vẫn tồn tại nững giao dịch dân sự mà các
nhân phải trực tiếp xác lập, thực hiện mà không cần phải thông qua người đại diệ,
ví dụ như giao dịch dân sự liên quan đến quyền nhân thân hoặc liên quan đến yêu
tố nhân thân(quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền di chúc….).
Người đại diện có thể là cá thể hoặc pháp nhân. Đối với các nhân gồm là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế về năng lực
hành vi dân sự mà theo quy định của pháp luật phải có người đại diện hoặc có bất
kì ai có nhu cầu muốn có người đại diện theo pháp luật của riêng mình. Đối với
pháp nhân, mọi hoạt động phải thông qua hành động của người đại diện.

1.1.4. Đặc điểm người đại diện
Người đại diện ngoài mang những đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, thì
quan hệ đại diện cũng có những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau :
Thứ nhất : đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ song song trong quan hệ

pháp luật dân sự. Mối quan hệ thứ nhất là mối quan hệ giữa người đại diện và người
được đại diện (mối quan hệ dân sự bên trong), song song đó là mối quan hệ giữa
người đại diện với bên thứ ba (người thứ ba) (đây là mối quan hệ dân sự bên ngoài).
Thứ hai : người đại diện xác lập mối quan hệ với người thứ ba là nhân danh
người được đại diện chứ không phải nhân danh người đại diện. Trước khi giao dịch
dân sự được lập ra, người đại diện phải giới thiệu tư cách pháp lí của mình với người
thứ ba để người thứ ba hiểu được các vấn đề sau : thứ nhất ai sẽ là người trao đổi lợi
ích hay chịu trách nhiệm về hậu quả của giao dịch với họ; thứ hai là thẩm quyền của
người đại diện ở mức độ nào, như đã phân tích ở trên người được đại diện có rất nhiều
trường hợp nên phải xác định một cách rõ ràng thẩm quyền, quan hệ của người đại

4


diện với người được đại diện, có thể là cha mẹ với con chưa đủ tuổi thành niên, người
đại diện cho người bị mất năng lực hành vi... hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền
là bằng chứng cho quan hệ đại diện theo pháp luật.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGƯỜI GIÁM HỘ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Chế định giám hộ và chế định đại diện là hai thiết chế có hai khái niệm khác
nhau, nhưng thực tế cả hai đều được quy định rõ ràng trong Bộ luật dân sự hiện hành
2015, không thể phủ nhận rằng hai thiết chế này có một điểm chung, quyền và lợi ích
của người được giám hộ hoặc người đại diện. Tuy nhiên, phải phân biệt rạch rịi giữa
người giám hộ và người đại diện để khơng gây ra sai sót trong q trình tố tụng.

2.1. Cơ sở pháp lí của người đại diện và người giám hộ
2.1.1. Người đại diện
Con người là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội, con người tồn tại, con
người phát triển, chính vì vậy mà con ngườiphari thực hiện rất nhiều các trọng trách

và nhiệm vụ đan xen với đó là rất nhiều mối quan hệ trong xã hội mà một cá nhân
muốn tồn tại trong xã hội phải thực hiện. Cũng chính vì vậy mà chế định đại diện đã
được tồn tại trong Bộ luật Dân sự từ những ngày đâu tiên xuất hiện Bộ luật Dân sự
năm 1995 và cho tới hiện nay được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tại khoản 1 Điều 134 quy định “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân
danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự”

2.1.1.1. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
Do các giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện không phải do chủ thể trực
tiếp mong muốn đạt mục đích tự mình tham gia vào mà thơng qua người đại diện
của chủ thể đó nên hiển nhiên điều này sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý của

5


hành vi đại diện.
Điều 139 Bộ luật dân sự 2015 chỉ rõ:
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba
phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được
đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được
mục đích của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại
diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện
hành vi thì khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ
trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Đây là điểm mới trong Bộ luật dân sự 2015 mà chưa có ở Bộ luật dân sự
2005, điều luật này được thêm vào nhằm khiến cho người đại diện và người được
đại diện hiểu rõ hơn về vị trí và vai trị của mình trong mối quan hệ đại diện giữa

cả hai cũng như cung cấp rõ những vấn đề sẽ phát sinh một khi cả hai xác lập quan
hệ đại diện.

2.1.1.2. Bản chất của người đại diện
Dựa vào cơ sở pháp lí như đã nêu trên, có thể phân biệt một cách rõ ràng bản
chất của người đại diện.
Bản chất của người đại diện: nhân danh người được đại diện để thực hiện các
quyền và lợi ích hoặc nghĩa vụ của người được đại diện.

2.1.1.3. Căn cứ xác lập của người đại diện
Căn cứ xác lập quyền đại diện là sự thỏa thuận ủy quyền giữa người đại diện
và người được đại diện, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của
pháp nhân hoặc quy định của pháp luật. Tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại
diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước

6


có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây
gọi chung là đại diện theo pháp luật). ”
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là đối với người đại diện quyền đại
diện được xác lập theo ủy quyền; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2.1.1.4. Đối tượng của người đại diện
Đối tượng của người đại diện là những người không thể trực tiếp tham gia vào
mối quan hệ pháp luật dân sự đó là :
-


Con cái chưa đủ tuổi vị thành niên

-

Người được giám hộ

-

Người do Tịa án chỉ định

-

Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật

-

Người do Tòa án chỉ định trong q trình tố tụng tại Tịa án

2.1.1.5. Các điều kiện để trở thành người đại diện
Dựa theo các Điều 136, Điều 137 của Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để trở
thành người đại diện được chia làm ba trường hợp, trường hợp thứ nhất là điều kiện
đối với người đại diện trở thành người đại diện đương nhiên, trường hợp thứ hai là
điều kiện đối với người đại diện được chỉ định.
Điều kiện để trở thành người đại diện đương nhiên bao gồm :
-

Con cái chưa thành niên

-


Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật

Điều kiện để trở thành người đại diện được chỉ định khi :
-

Người được giám hộ

-

Người do Tòa án chỉ định

-

Người được pháp nhân chỉ định theo

7


2.1.2. Người giám hộ
Cũng xuất phát từ những thực tiễn xã hội, mà chế định giám hộ ra đời ngay từ
những ngày xuất hiện Bộ luật Dân sự đầu tiên năm 1995 , được kế thừa và phát triển
ở các Bộ luật Dân sự 2005 và cho tới Bộ luật Dân sự hiện hành 2015. Tuy nhiên như
đã nói ở trên, khơng phải ai cũng có khả năng tham gia vào mối quan hệ pháp luật
dân sự mà có những trường hợp chưa đủ khả năng hoặc khơng có khả năng tham gia
vào quan hệ pháp luật dân sự. Chế định giám hộ được quy định tại Mục 4 Chương III
của Bộ luật Dân sự 2015. Tại khoản 1 Điều 46 quy định “Giám hộ là việc cá
nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án
chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này để thực hiện việc
chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.


2.1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Giám hộ là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của người khơng có năng lực
hành vi, chưa đầy đủ năng lực hành vi. Bởi vậy, quyền và nghĩa vụ của người giám
hộ được quy định cũng nhằm bảo vệ tốt nhẩt quyền lợi cùa họ. Nghĩa vụ cùa người
giám hộ được quy định tại các điều 55, 56, 57 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo quy
định tại những điều luật này, người giám hộ có cãc quyển và nghĩa vụ sau:
Nghĩa vụ của người giám hộ: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
được giám hộ. Việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong
việc quản lí tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng
và định đoạt tài sản vì lợi ích người được giám hộ sao cho có hiệu quả nhất. Thực
hiện các hành vi trên thực tế cũng như pháp lí; nhằm bảo vệ các quyền nhân thân,
quyền tài sản của người giám hộ.
Yêu cầu người khác trả lại tài sản thực hiện nghĩa vụ cho người được giám
hộ.
Chăm sóc, gíáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi; chăm sóc, bảo
đảm việc điều trị bệnh cho giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự.
Quản lí tài sản của người được giám hộ: Người giám hộ có trách nhiệm quản

8


lí tài sàn của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo
qn, gìn giữ tài sàn khơng làm hư hịng, mất mát tài sản của người dược giám hộ;
không được cho, tặng tài sàn của người được giám hộ, chỉ dược sử dụng, định đoạt
tài sàn vì lợi ích của người dược giám hộ; đối với những giao dịch có giá trị lớn thì
phài được sự đông ý của của người giám sát việc giám hộ. Ngăn chặn sự lạm quyền
của người giám hộ, pháp luật quy dịnh những giao dịch dân sự cùa người giám hộ
với người được giám hộ liên quan đến tài sản cùa người dược giám hộ dêu vô hiệu.
Bời người giám hộ là người đại diện cho người được giám hộ cho nên những giao

dịch này có sự “hỗn nhập” tư cách chủ thể trong một quan hệ.
Quyền của người giám hộ: Các quyền cùa người giám hộ được quy địnhn nh
thực hiện các mục dích của việc giám hộ là chảm sóc Chũa bệnh và bảo vệ quyền
iợi cùa người được giám hộ.Vì vậy, nguời giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định
đoạt tài sàn Của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thuòng ngày
cùa người được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quàn lí tài
sản; dùng tài sản cùa người duợc gíám hộ đề bổi thường thiệt hại do các hành vi
cùa người được giám hộ gây ra. Ngồi ra, họ cịn thực hiện các hành vi pháp lí thay
mặt người được giám hộ trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
người được giám hộ.
Người giám hộ có thể bị thay đổi nếu nguời giám hộ khơng cịn đủ các điều
kiện để làm người giám hộ: người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị tồ án tun bố
mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; người giám hộ vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ giám hộ; người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác
nhận làm giám hộ. Trong trường hợp thay đổi người g'iám hộ đương nhiên thì
những người được pháp luật quy định là ngưịi giám hộ đương nhiên khác tuần tự
thay thế; nếu không có người giám hộ đương nhíên thì việc nguời giám hộ được
thực hiện theo quy định như giám hộ được cử.

9


2.1.2.2. Bản chất của người giám hộ
Dựa vào cơ sở pháp lí như đã nêu trên, có thể phân biệt một cách rõ ràng bản
chất của người giám hộ.
Bản chất của người giám hộ: chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
những người chưa thành niên hoặc những người mất năng lực hành vi dân sự; thay
người được giám hộ tham gia vào các giao dịch dân sự.

2.1.2.3. Căn cứ xác lập của người giám hộ

Căn cứ xác lập đại diện của người giám hộ được quy định tại các khoản 2, 3
Điều 46 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau :
“Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình
tại thời điểm yêu cầu.
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước theo quy định của
pháp luật hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ của người giám hộ. ”
Như vậy, hiểu một cách đơn giản giản nhất về căn cứ xác lập đối với
người giám hộ là việc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật về hộ tịch. Đây cũng là yếu tố quan trọng để phân biệt người giám
hộ với người đại diện.

2.1.2.4. Đối tượng của người giám hộ
Đối tượng được giám hộ bao gồm :
-

Người chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ hoặc khơng xác định được cha mẹ;

-

Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi
dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ

10


đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn
chế quyền đối với con; cha, mẹ đều khơng có điện chăm sóc giáo dục con và

yêu cầu người giám hộ;
-

Người mất năng lực hành vi dân sự

-

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

2.1.2.5. Các điều kiện để trở thành người giám hộ
Đối với cá nhân trở thành người giám hộ khi :
-

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

-

Có tư cách và đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa
vụ của người giám hộ.

-

Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết
án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm , tài sản của người khác.

-

Là những người khơng bị Tịa án tun bố hạn chế quyền đối với con chưa
thành niên.


Đối với pháp nhân
-

Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

-

Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.

CHƯƠNG III: PHÂN BIỆT NGƯỜI GIÁM HỘ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
3.1.

Điểm giống nhau giữa người giám hộ và người đại diện
Cả hai chế định giám hộ và đại diện này đều được Nhà nước ban hành nhằm

mục đích thực hiện được sự đảm bảo vẹ quyền và lợi ích của chủ thể được giám hộ
và được đại diện. Một người có thể giám hộ hoặc đạu diện cho nhiều người.
Chế địch này đều nhằm mục đích thay mặt cho người cần đại diện và giám
hộ.

11


3.2.

Điểm khác nhau giữa người giám hộ và người đại diện

Điều thứ nhất, đối với định nghĩa của hai chế định này:

Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được
Tòa án nhân dân chỉ định hoặc luật quy định chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người mất năng lục hành vi dân sự, người có khả
năng trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
Người đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá
nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Điều thứ hai, đối với bản chất:
Người giám hộ:
- Chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự
- Thay người được giám hộ tham gia vào các giao dịch dân sự.
Người đại diện: Nhân danh là người được đại diện để thực hiện các quyền, lợi ích
hoặc nghĩa vụ cho người được đại diện.
Điều thứ ba, giới hạn phạm vi thực hiện:
Đối với giám hộ là tồn bộ
Cịn đối với đại diện thì được chia thành hai loại:
1. Theo Luật định
2. Theo ủy quyền
Điều thứ tư, căn cứ vào xác lập thì:
- Giám hộ: + UBND cấp xã cử
+ Tịa án chỉ định
+ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người được
giám hộ

cho mình phịng khi họ rơi vào tình trạng cần được giám hộ.
- Đại diện: + Uỷ quyền
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của

pháp nhân.


12


Điều thứ năm về chủ thể:
Cả hai chế định đều có chủ thể cá nhân và pháp nhân nhưng về chế định
người giám hộ thì một các nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Điều thứ bảy là về đối tượng:
Người giám hộ:
+ Con chưa thành niên
+ Người được giám hộ
+ Người do Tòa án chỉ định
+ Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật
+ Người do Tịa án chỉ định trong q trình tố tụng tại Tịa án.
Nười đại diện:
+ Người chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ hoặc khơng xác định được cha, mẹ;
+ Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi
dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị
hạn chế mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền
đối với con; cha, mẹ đều khơng có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu
người giám hộ;
+ Người mất năng lục hành vi dân sự;
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều thứ tám là điều kiện trở thành:
❖ Đối với đại diện
Đương nhiên trở thành:
- Con chưa thành niên
- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật
Được chỉ định:
- Người được giám hộ


13


- Người do Tòa án chỉ định
- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
❖ Đối với giám hộ:
Đối với cá nhân:
- Có NLHVDS đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa
vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết
án nhưng chưa được xố án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Khơng phải là người bị Tịa án tun bố hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên.
Đối với pháp nhân:
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
Điều thứ chín, trường hợp đương nhiên thực hiện:
Trường hợp đương nhiên thực hiện ở người đại diện là các cá nhân chưa đủ
thành
niên và người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó thì bên người giám hộ, đối với giám hộ người chưa thành niên gồm:
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc
chị cả khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo
là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người
giám hộ.
- Ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này
thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.


14


- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Đối với giám hộ người mất năng lực hành vi dân sự:
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám
hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất
năng lực hành vi dân sự, cịn người kia khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì
người con cả là người giám hộ; nếu người con cả khơng có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng,
con hoặc có mà vợ, chồng, con đều khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha,
mẹ là người giám hộ.
Điều thứ mười một, mục đichs tham gia quan hệ:
Đại diện: Trong phạm vi đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, xác lập.
thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và lơị ích của người được đại diện,
Giám hộ: chăc sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự.

3.3.

Đánh giá giám hộ
Giám hộ là một trong những chế định đặc biệt trong pháp luật dân sự. Giám

hộ là người giám hộ thực hiện việc chăm sóc,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người được giám hộ. Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã có một số
nội dung đổi mới so với Bộ luật Dân sự 2005 về chế định giám hộ như sau:
Thứ nhất, về việc đăng ký giám hộ: Người giám hộ không cần đăng ký Tại Bộ

luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 đều quy định: việc giám hộ phải được đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Tuy
nhiên, tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể với trường hợp
người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ của người giám hộ.
Thứ hai, bổ sung đối tượng được giám hộ: người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi. Ngồi đối tượng là người chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ, không

15


xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ khơng
có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu
và người mất năng lực hành vi dân sự như quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật
Dân sự 2015 bổ sung thêm đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi. Trên thực tế. Có thể nói, đây là một sự bổ sung có ý nghĩa quan trọng. Những
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trên thực tế khi tham gia thực
hiện những quyền và nghĩa vụ, những giao dịch dân sự, là khó khăn do nhận thức,
hành vi, vì vậy địi hỏi cần phải có người giám hộ.
Thứ ba, quy định cụ thể về điều kiện đối với người giám hộ Bộ luật Dân sự
2015 có sự thay đổi, bổ sung nội dung về điều kiện đối với người giám hộ như sau:
- Bổ sung điều kiện đối với cá nhân là người giám hộ là người giám hộ phải
khơng là người bị tịa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con
- Quy định cụ thể về điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ tại Điều 50,
cụ thể:
+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ
+ Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Thứ
tư, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ
Thứ tư, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám

hộ
Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể người giám sát việc giám hộ có quyền và
nghĩa vụ như sau: + Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
+ Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự quy định liên quan đến tài sản của người được giám hộ + Yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám
sát việc giám hộ.

16


3.4.

Liên hệ đại diện
Theo Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự thì: “Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có

đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà
khơng có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tịa án phải chỉ định
người đại diện để tham gia tố tụng.” Theo quan điểm của tôi, người đại diện theo
pháp luật và người đại diện do Tòa án chỉ định là khác nhau. Nói cách khác, người
đại diện theo pháp luật do Tồ án chỉ định trong dân sự khơng đồng nghĩa với người
đại diện do Toà án chỉ định trong tố tụng dân sự.
Quy định tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép Toà án chỉ định người đại
diện theo pháp luật khi quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, trong khi tiến hành giải quyết vụ
việc dân sự thì Tồ án chỉ định người đại diện nếu đương sự là người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật
của họ thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại diện. Vì vậy, nếu

trước đó Tồ án đã tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi và quyết định người
đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong các quan
hệ về dân sự thì họ là người đại diện theo pháp luật trong dân sự và họ vẫn có thể là
người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự ở vụ kiện phát sinh sau này.

17


KẾT LUẬN
Như vậy, giữa đại diện và giám hộ mặc dù nó có sự gần gũi với nhau
nhung vẫn có sự phạm trù nhất định. Bộ luật dân sự 2015 đã chứng minh rằng
đã có nhiều sự bổ sung có nhiều sự tiến bộ, nhiều khoản đã được bổ sung,
hoàn thiện hơn so với Bộ luật 2005. Người đại diện và người dám hộ có
những phạm trù chủ thể vẫn có sự liên kết gắn bó với nhau nhưng vẫn có
chức năng khác nhau để bảo veeh quyền, lợi ích cho con người.
Trên đây là sự phân biệt giữa người đại diện và người giám hộ theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Và có thể rút ra được một kết luận về mối
quan hệ giữa người đại diện và người giám hộ dựa trên các tiêu chí đã phân tích
ở trên đó là : Khi tham gia vào mối quan hệ giao dịch dân sự , thực hiện giao
dịch dân sự thì người giám hộ cũng đồng thời là người đại diện cho người
người người được giám hộ bởi lẽ người giám hộ cũng thay mặt người được
giám hộ tham gia vào các giao dịch dân sự, mặt khác người giám hộ cũng có
thể đại diện cho người người được giám hộ thực hiện các nghĩa vụ của người
đại diện. Tuy nhiên đối với người đại diện thì chưa chắc đã phải là người giám
hộ. Chính vì có mối liên hệ giữa người đại diện và người giám hộ như vậy nên
phải có sự phân biệt rõ ràng giữa hai chế định này để tránh xảy ra sự nhầm lẫn
khơng đáng có trong q trình tham gia vào mối quan hệ pháp luật dân sự.

18



DANH MỤC THAM KHẢO TÀI LIỆU
[1]. Bộ luật dân sự năm 2015
[2]. Bộ luật dân sự 2005
[3]. Từ điển Luật học
[4]. Nguyễn Thùy Dương, Những vấn đề cơ bản về thuật ngữ dân sự của Bộ
luật dân sự.
[5]. Điểm giống nhau giữa giám hộ và đại diện, nguồn
( Ngày truy cập cuối 20/08/2021.

19



×