Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nghệ thuật tự sự trong truyện vừa của Hania của H. Sienkiewicz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.41 KB, 24 trang )

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN VỪA
HANIA CỦA HENRYK SIENKIEWICZ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: VĂN HỌC ĐƠNG ÂU- NGA

ĐÀ NẴNG-2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................1
4. Bố cục của đề tài......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....................2
1.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học và các khái niệm liên quan.......................2
1.1.1. Tự sự học........................................................................................................2
1.1.2. Người kể chuyện.............................................................................................2
1.1.3. Giọng điệu trần thuật.....................................................................................3
1.1.4. Ngôn ngữ nghệ thuật......................................................................................3
1.1.5. Không gian nghệ thuật...................................................................................3
1.1.6. Thời gian nghệ thuật......................................................................................3
1.2. Thể loại truyện vừa...............................................................................................4
1.2.1. Khái niệm truyện vừa.....................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm truyện vừa.......................................................................................4
1.3. Vài nét về tác giả và tác phẩm..............................................................................4
1.3.1. Henryk Sienkiewicz- nhà văn xuất sắc của Ba Lan thời cận đại..................4
1.3.2. Tác phẩm Hania- Tình yêu của tôi, Nỗi buồn của tôi...................................5
CHƯƠNG 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN VỪA HANIA CỦA HENRYK SIENKIEWICZ.......................................7


2.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật..........................................................7
2.1.1. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất - xưng “tôi”.........................................7
2.1.2. Điểm nhìn bên trong- đơn tuyến....................................................................8
CHƯƠNG 3: NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN VỪA HANIA
CỦA HENRYK SIENKIEWICZ..............................................................................12
3.1. Ngôn ngữ trần thuật...........................................................................................12
3.1.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.........................................................................12
3.2. Giọng điệu trần thuật.........................................................................................12
3.2.1. Giọng suy tư, triết lí......................................................................................12


CHƯƠNG 4: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG HANIA CỦA HENRYK
SIENKIEWICZ.........................................................................................................14
4.1. Khơng gian tâm trạng.........................................................................................14
4.2. Thời gian tâm lí...................................................................................................14
KẾT LUẬN................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17
MẪU TRANG ĐÁNH GIÁ.......................................................................................18


MỞ ĐẦU
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài tiểu luận là dùng một số lí luận của nghệ thuật tự sự kết hợp
với bối cảnh lịch sử văn hóa để nhận diện, phân tích và khái quát nghệ thuật tự sự
trong truyện vừa Hania của H.Sienkievich nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội
dung tư tưởng của tác phẩm ở mảng văn chương lãng mạn của nhà văn. Qua đó lí giải
tư duy nghệ thuật của nhà văn và các vấn đề lí luận của tiểu thuyết, đồng thời đưa
thêm một phương thức tiếp cận tác phẩm Hania của H.Sienkievich trong cơng trình
nghiên cứu về tác phẩm Hania nói riêng và các tác phẩm khác nói chung. Kết quả
nghiên cứu hi vọng có thể giúp sinh viên ngành Ngữ văn có cái nhìn sâu sắc, đa dạng

trong việc tiếp nhận tác phẩm trên bình diện lí luận văn học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở bài tiểu luận này, chúng tơi tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong trong truyện vừa
Hania của H. Sienkiewicz ở những điểm như: người kể chuyện và điểm nhìn trần
thuật; ngơn ngữ và giọng điệu trần thuật; không gian, thời gian nghệ thuật nhằm tiếp
cận một cách có hệ thống cấu trúc nội tại của tác phẩm dưới góc nhìn tự sự học.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát truyện vừa Hania-Tình u của tơi,
Nỗi buồn của tơi của Henryk Sienkiewicz (Nguyễn Văn Thái dịch, Nxb Kim Đồng,
2016).
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp phân tích- tổng hợp
3.2. Phương pháp diễn dịch- qui nạp
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của tiểu luận
gồm có bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung liên quan đến đề tài.
Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện vừa Hania
của Henryk Sienkiewicz.

1


Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện vừa Hania của Henryk
Sienkiewicz.
Chương 4: Không gian và thời gian trong truyện vừa Hania của Henryk
Sienkiewicz.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học và các khái niệm liên quan
1.1.1. Tự sự học
Đây là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận. Pospelov trong Dẫn
luận nghiên cứu văn học xác định: “Đóng vai trị quyết định trong loại văn học tự
sự(…) là trần thuật, tức là câu chuyện kể về các sự kiện xảy ra, được kể từ phía
“người khác” ”[6;tr.66]. Philip Stevick, trong cuốn Lí luận và thi pháp tiểu thuyết,
mục Nghệ thuật tự sự nhận định: “Cách sử dụng chính xác, cách hịa trộn đúng đắn về
khung cảnh, về miêu tả và sự tóm lược là nghệ thuật kể chuyện hư cấu”[8;tr.54].
Tự sự học là “một nhánh của thi pháp văn học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng
nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là
nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc”.
Như vậy đối tượng chủ yếu của tự sự học là tự sự văn học. Với các vấn đề nghiên cứu,
suy ngẫm như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn dịng ý thức, khơng gian, thời
gian, giọng điệu trần thuật…Bởi tính bao quát rộng lớn nên chúng tôi sẽ tập trung
nghiên cứu vào một phương diện cơ bản của lí thuyết tự sự phương diện cụ thể như:
Người kể chuyện, giọng điệu, điểm nhìn, khơng gian và thời gian.
1.1.2. Người kể chuyện

2


Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt có định nghĩa “người kể chuyện là người
kể một câu chuyện, hoặc thực hoặc là hư cấu”. Người kể chuyện có thể là “ người kể
chuyện thông suốt”, “người kể chuyện đáng tin cậy”- biết rõ câu chuyện, cũng có thể
là “người kể chuyện không đáng tin cậy”- chỉ nắm một phần của câu chuyện.
Người kể chuyện giữ vai trò trung tâm trong tất cả các yếu tố cấu trúc của văn
bản nghệ thuật tự sự. Người kể chuyện là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ
tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản. Trong khi
đó, tác giả là chủ thể sáng tạo. Mie Bal khẳng định: “Người kể chuyện là khái niệm

trung tâm nhất trong việc phân tích văn bản tự sự. Sự nhận diện người kể chuyện, cấp
độ đối với nó và cách thức mà trong đó sự nhận diện ấy được chỉ ra trong văn bản và
cả những sự chọn lựa mà ngầm ẩn, mang lại cho văn bản tính cách đặc biệt của
nó”[7;tr.16]. Những yếu tố tạo nên người kể chuyện: Ngôi kể, giọng điệu và điểm nhìn.
Ngơi kể là yếu tố liên quan trực tiếp đến hình tượng người kể chuyện. Hình thức
tự sự phổ biến nhất của người kể chuyện là kể chuyện theo ngơi thứ nhất và ngơi thứ
ba.
Điểm nhìn là vị trí người kể dựa vào để qua sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá
các nhân vật và sự kiện. Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng
của kết cấu văn bản nghệ thuật. Có thể nói, bất kì một nhà văn nào khi xây dựng tác
phẩm, xây dựng hình tượng để thể hiện cái nhìn về thế giới của mình đều phải xác
định một chỗ đứng, một góc quan sát. Muốn hiểu tư tưởng nhà văn trong tác phẩm
khơng thể khơng tìm hiểu điểm nhìn. Điểm nhìn cịn mang trong nó hệ tư tưởng,quan
điểm. Điểm nhìn được phân thành hai loại chính: điểm nhìn bên ngồi và điểm nhìn
bên trong.
Ta có, điểm nhìn bên ngồi: Người kể chuyện trần thuật, miêu tả sự vật từ phía
bên ngồi nhân vật, kể những điều nhân vật không biết( người kể chuyện lớn hơn
nhân vật). Cịn điểm nhìn bên trong thì người kể chuyện kể xuyên qua cảm nhận của
nhân vật( người kể chuyện bằng nhân vật).
1.1.3. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó địi hỏi người
trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu. Giọng điệu
trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung
khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong một tác phẩm
có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo,
chứ không đơn điệu.
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên) có định nghĩa về giọng điệu là “Thái độ tình cảm, lập
trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong


3


lời văn cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm., cách cảm thụ xa gần, thân
sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay chân biếm” [9;tr.134].
1.1.4. Ngôn ngữ nghệ thuật
Từ Điển thuật ngữ Văn học quan niệm “ ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ nghệ
thuật trong văn học. Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn
học được gọi là loại hình nghệ thuật ngơn từ” [9;tr.186].
Ngơn ngữ nghệ thuật, xét trên bình diện rộng, là ngơn ngữ của các ngành nghệ
thuật, trong đó có văn học. Trong phạm vi hẹp, là ngôn ngữ văn chương, được dùng
trong các văn bản văn chương, có chức năng thẩm mĩ.
1.1.5. Khơng gian nghệ thuật
Khơng gian nghệ thuật “là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể
hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất
phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn nhất định... Khơng gian nghệ thuật
chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngơn ngữ tượng
trưng, mà cịn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một
giai đoạn văn học” [9; tr 160-161].
Không gian trong văn học có nét đặc thù riêng, đa dạng nhiều chiều: không
gian thực, không gian siêu thực, không gian vật lí, khơng gian tâm tưởng...
1.1.6. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện
tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong
văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái
được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần
thuật” [9; tr 322]. Thời gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm của nhà văn. Vì thế,
thời gian nghệ thuật có nhiều phương thức tổ chức như dồn nén, kéo giãn, phân cách,
hòa trộn, đồng hiện theo trình tự tuyến tính, gấp khúc, đảo lộn...
1.2. Thể loại truyện vừa

1.2.1. Khái niệm truyện vừa
Truyện vừa được viết bằng văn xi, có dung lượng vừa phải, thường phản ánh
một số sự kiện xã hội và tính cách nhân vật diễn biến trong một phạm vi không rộng
lắm. Truyện vừa là thể loại tự sự cỡ trung bình, xét về dung lượng, đứng giữa tiểu
thuyết và truyện ngắn.
1.2.2. Đặc điểm truyện vừa

4


Do chỗ giống nhau về phương pháp xây dựng điển hình cũng như hình thức
biểu hiện nên ranh giới giữa truyện vừa và tiểu thuyết rất dễ lẫn lộn, không có sự phân
biệt rạch rịi. Ðiều phân biệt trước hết giữa truyện vừa và tiểu thuyết chủ yếu là dung
lượng hiện thực, biểu hiện ở số lượng nhân vật, khuôn khổ cốt truyện và ngay cả ở số
trang, thường một truyện vừa từ 150 trang trở lại. Tuy nhiên, điều cần chú ý là truyện
vừa trần thuật cô đọng và súc tích hơn tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết nặng về miêu
tả thì truyện vừa chú ý nhiều hơn đến yếu tố thuật vì vậy dung lượng thường ngắn
hơn. Như vậy, giữa truyện vừa và tiểu thuyết, ngoài dung lượng hiện thực được thể
hiện cịn có sự khác nhau ở nguyên tắc tái hiện hiện thực nữa.
1.3. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.3.1. Henryk Sienkiewicz- nhà văn xuất sắc của Ba Lan thời cận đại
Henryk Sienkiewicz (Henrich Sienkiêvich, 1846−1916) là nhà văn xuất sắc của
Ba Lan thời cận đại, và là một trong những Văn hào lớn của thế giới. Ông được tặng
giải Nobel về Văn học năm 1905. Các tác phẩm của ông tràn đầy tinh thần dân tộc,
lịng u chính nghĩa và cơng lí, lịng nhân đạo, lên án mọi thứ bất cơng, mọi hình
thức áp bức bóc lột con người.
Henryk Sienkiewicz sinh ngày 5/5/1846 trong gia đình một chủ đất đang trên
đà sa sút tại làng Wola Okrzeska, Lukowiec, Podlasie. Những năm thơ ấu nhà văn
từng sống ở làng q, do đó ơng đã có dịp quan sát đời sống nông thôn Ba Lan để sau
này đưa vào trang viết của mình một cách hết sức ấn tượng. Bắt đầu từ năm lên chín

tuổi, Henryk Sienkiewicz chuyển tới thủ đô Warszawa học tập và sinh sống. Ông từng
là sinh viên Luật, sau chuyển sang khoa Ngôn ngữ - Lịch sử (1866 - 1871). Thời kỳ
1876 – 1882 ông đi rất nhiều nơi ở châu Âu, châu Mỹ, và cho đăng “Những bức thư
từ các chuyến đi” (1876 - 1878) cùng hàng loạt truyện ngắn và truyện vừa rất xuất sắc
như: Humoreski z teki Woroszylly (Chuyện khôi hài từ những ghi chép của Woroszylla,
1872), Stary Sluga (Người đầy tớ già, 1875), Hania (1876) và Selim Mirza (1877),
ông đã mô tả sắc nét sự tàn tạ của lối sống phong kiến gia trưởng. Từ 1882 đến 1887
là phóng viên báo, đã từng được cử sang Mĩ và một số nước Tây Âu làm việc.
Sienkiewicz bắt đầu được chú ý đến như một cây bút có triển vọng với truyện Na
marne (Phí hồi, 1872). Năm 1892 đánh dấu một bước ngoặt trong sáng tác của
H.Sienkiewicz, từ lĩnh vực truyện ngắn và truyện vừa, ông bước sang miền đất mới
của các tiểu thuyết lịch sử. Ông cho ra đời bộ ba tiểu thuyết lịch sử viết về những cuộc
chiến tranh diễn ra ở BaLan hồi thế kỷ XVII: “Bằng lửa và gươm” (1883 - 1894),
“Trận hồng thủy” (1884 - 1886), “Ngài Volodyjovxki” (1887 - 1888). Mang đậm chủ
nghĩa yêu nước, tiểu thuyết bộ ba này là một đỉnh cao chói lọi trong sự nghiệp sáng
tác của Sienkievich. Tiếp theo, ông hoàn thành hai tiểu thuyết tâm lý xã hội “Phi giáo
lý” (1889 - 1890) và “Gia đình 6 Polanjexki”, trong đó ơng phê phán giới q tộc
đang suy đồi. Đề tài tiểu thuyết lịch sử Quo Vadis (1895 - 1896) là cuộc khủng bố các
tín đồ Thiên chúa giáo thời Nerô bạo chúa ở Cổ La Mã. Nhà văn mất ngày 15-11-1916

5


tại Vevey, Thụy Sĩ và ngày 27-10-1924 hộp tro thi hài được làm lễ an táng tại Nhà thờ
Thánh Jan ở Warszawa.
Trong di sản văn học đồ sộ của Henryk Sienkiêvich, cuốn truyện vừa HaniaTình u của tơi, Nỗi buồn của tôi – của nhà văn Ba Lan lại là một trường hợp đặc
biệt được nhà văn viết theo khuynh hướng lãng mạn, kể câu chuyện tình buồn về mối
tình tay ba giữa Henryk - Hania – Selim.
1.3.2. Tác phẩm Hania- Tình u của tơi, Nỗi buồn của tơi
Hania được sáng tác năm 1876, là một trong những tác phẩm tạo dựng vị thế số

một của Henryk Sienkiewicz trên văn đàn Ba Lan. Tác phẩm không phải một tiểu
thuyết lịch sử, mà kể câu chuyện tình trong một gia đình quý tộc Ba Lan thế kỷ 19.
Tác phẩm được kể trên bối cảnh cách nay hơn một trăm năm, nhưng có sức sống lâu
bền bởi sự lãng mạn trong bút pháp nghệ thuật tự sự của nhà văn đã mang tới một tình
yêu mang vẻ đẹp lý tưởng.
Một câu chuyện về tình yêu, những rung cảm đầu đời và nỗi buồn được kể bởi
nhân tôi- Henryk vô cùng giản dị và hết sức tinh tế với ngôn ngữ biểu cảm, đầy nhịp
điệu. Câu chuyện của thời đại cách đây hai thế kỉ vẫn minh chứng cho khát vọng tình
yêu vượt qua mọi biên giới, vượt qua mọi ranh giới, mọi phân chia giai cấp, giàu
nghèo... Mối tình tay ba giữa Henryk - Hania - Selim với những miền cảm xúc khác
nhau trong chính nội tâm của từng nhân vật. Câu chuyện khép lại với vẻ thanh thản
của Hania trong tu viện, nhưng những nuối tiếc về tình yêu, rung cảm đầu đời vẫn đeo
đẳng trong tâm hồn Henryk và trong tâm trí độc giả. Tác phẩm thể hiện một Henryk
Sienkiewicz tài năng trong miêu tả rung động tâm lý nhân vật.
1.3.2.1.Tóm tắt tác phẩm
Henryk- cậu ấm vàng ngọc sinh trong gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, đảm bảo
đủ miếng cơm manh áo và cuộc sống phong lưu trong tổ ấm gia đình cho đến hết đời.
Ở đây cậu gặp được Hania - cô gái xinh đẹp, trong sáng, nhỏ hơn Henryk 3 tuổi. Cô
bé là cháu của Mikolai - lão bộc trong gia đình quý tộc Henryk. Trước khi qua đời,
Mikolai nhờ cậu chủ Henryk quan tâm, chăm sóc cháu gái. Khi trở thành người đỡ
đầu cho Hania lúc cô 16 tuổi, Henryk đã thay đổi cuộc đời thiếu nữ mồ côi. Anh buộc
các gia nhân trong nhà phải cư xử với cô như với một tiểu thư, nhờ gia sư người Pháp
dạy cô học và anh cũng đã yêu thầm cô mà không chịu thừa nhận với người khác. Rồi
sau đó anh cùng với người bạn của mình là Selim lên Warszawa để học và thi vào
trường đại học Quốc gia. Tại đây hai người được dịp tiếp xúc với người thầy sinh viên
trẻ phụ đạo, họ có dịp được mở mang kiến thức mới về những sáng kiến, lần đầu tiên
nghe về hai nhà bác học Moleschott và Buchner. Sau gần một năm trời miệt mài học
tập, cả hai trở về nhà với niềm hân hoan được gặp lại giai nhân trong lịng mình, nàng
Hania xinh đẹp. Vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức sống của Hania giờ đây làm cho ngọn lửa


6


u đương trong lịng những kẻ si tình trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Vốn mang
trong mình dịng máu dũng mãnh và quả cảm của người Tarta, Selim sẵn sàng bày tỏ
tình cảm của mình với Hania. Chàng sẵn sàng mời nàng đi dạo, cùng nàng cưỡi ngựa,
chèo thuyền và kể cho người đẹp nghe những câu chuyện hài hước.
Câu chuyện trở nên gây cấn khi Henryk phát hiện Selim cũng dành tình cảm
nồng nhiệt với Hania. Mối tình tay ba giữa Henryk - Hania - Selim đẩy cả ba con
người vào bế tắc. Sau cuộc bỏ trốn với Selim, Hania phải trả giá đắt. Henryk và Selim
đi đến cuộc đấu kiếm để quyết định kẻ thắng trong cuộc phiêu lưu tình ái với Hania.
Hai chàng trai trẻ đều bị thương nặng và trải qua cơn thập tử nhất sinh. Cơ tiểu thư
xinh đẹp Hania vì đau khổ và mắc bệnh đậu mùa mà trở nên tiều tụy. Hania lựa chọn
ra đi và trở thành nữ tu.

7


CHƯƠNG 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN VỪA HANIA CỦA HENRYK SIENKIEWICZ
2.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật
2.1.1. Người kể chuyện theo ngơi thứ nhất - xưng “tôi”
Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện vừa Hania- Tình u của tơi, Nỗi
buồn của tơi là hình thức trần thuật theo ngơi thứ nhất. Nhân vật xưng “tôi”, khiến cho
câu chuyện trở nên gần gũi hơn, làm tăng tính chân thực cho câu chuyện. Thể hiện tính
chủ quan của người kể về những suy nghĩ, cảm tưởng của bản thân, tạo được lòng tin ở
người đọc vào câu mà “tôi” kể. Ngôi kể này cũng khiến cho nhân vật nhìn cuộc đời và
con người ở các góc độ khoảng cách khác nhau, cự li khác nhau( đứng gần hoặc xa) để
quan sát. Qua nhân vật Henryk (người kể chuyện), ta nhận ra truyện vừa Hania của
Henryk Sienkiewicz là câu chuyện tình trong một gia đình quý tộc Ba Lan thế kỷ 19.

Một câu chuyện về tình yêu, những rung cảm đầu đời và nỗi buồn được kể bởi nhân
tôi- Henryk, mười sáu tuổi với những nỗi niềm trăn trở nội tâm, ghen tuôn, cuộc thách
đấu bởi hai cậu ấm trong của hai gia đình quý tộc khác nhau với đức tin khác nhau
được dựng lên nhằm dành lấy tình yêu của Hania.
Đồng thời, từ ngôi kể thứ nhất, ta khai thác sâu hơn những giằng xé trong nội
tâm, hay cách mà nhân vật giải quyết những mâu thuẫn. Có thể nói khi hố thân vào
nhân vật, nhà văn đã soi chiếu nhân vật Henryk ở nhiều góc độ nội tâm, nhân vật tự
nhận thức, đối diện và tự soi chiếu những góc khuất tâm hồn. Trong tác phẩm, người
đọc không chỉ lắng nghe tôi kể chuyện mà còn đồng cảm, cùng thức tỉnh với tâm
trạng, nỗi niềm của “tơi”. Nhịp điệu kể hịa với nhịp tâm hồn lúc thì trầm lắng, lúc suy
tư, nao nao, thổn thức như: Đối với việc lão bộc Mikolai nhờ Henryk chăm sóc Hania
thì “ trong tơi lại dâng lên cảm giác tự hào và có thể nói là hạnh phúc với vai trị người
bảo trợ của mình”[5;tr.27]; Khi “tơi” nhận ra mình u Hania thì nhân vật chỉ biết hét
trong tâm trí “Tơi u em” chỉ vì lịng tự cao của người quý tộc; lời tự bạch về “thói
kiêu căng ngoan cố ở đâu đó lại trỗi dậy, phải đập nát nó như đập tảng đá bằng chiếc
xà beng cứng rắn, bởi thói kiêu căng ấy đã làm trái tim tơi đơng cứng và giam cầm mọi
lời nói trong miệng. Biết bao nhiêu lần trong đời thói kiêu căng ấy đã phá vỡ hạnh
phúc của tôi, biết bao nhiêu lần tơi cảm thấy nuối tiếc vì nó sau này”[5;tr.103] khi
Selim hỏi “Hay là cậu đã yêu cô ấy?”[5;tr103]. Nhà văn đã tạo những cuộc đối thoại
âm thầm, dữ dội trong lịng nhân vật “Tơi thì làm được gì chống lại điều hiển nhiên ấy,
chống lại lô-gic tệ hại của sự vật? Làm thế nào để đoạt được trái tim Hania, trong khi
có một sức mạnh vơ hình nào đó đang dẫn dắt nàng đi về phía ngược lại?”[5;tr.116];
“tơi chỉ là kẻ cô đơn; cả thế giới đối với tôi sao trống rỗng, sao cô đơn đến vậy, (…).
Tên của ý nghĩ đó: cái chết! Cịn sau đó: giải thốt khỏi vịng trịn lầm lỗi và chấm dứt
mọi tổn thương, và đó sẽ là giải pháp cho tồn bộ tấn hài kịch đáng buồn, và cắt đứt
mọi sợi dây đau thương trói buộc tâm hồn, và sẽ là sự yên nghỉ sau nỗi nhọc nhằn.
[5;tr.117]. Qua những lời đối thoại và tự phán xét trong nội tâm nhân vật, Henryk

8



Sienkiewicz bộc lộ quan niệm nghệ thuật về con người,con người là chỉnh thể phức
tạp sự ngạo mạn, danh lợi và lòng kiêu căng của lối sống phong kiến gia trưởng q
tộc đã giết chết đi tình u của đơi trẻ, khiến con người trở nên dằn vặt, xâu xé trong
nội tâm.
Qua truyện vừa, ta nhận thấy nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” luôn chủ
động dàn xếp sự việc theo dịng suy tư, cảm xúc của mình. Nhà văn đã khai thác thế
giới bí ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật để gửi gắm ý nghĩa sâu xa về con người, niềm
hạnh phúc. Ấn tượng về những dòng viết ấy chính là những dịng suy nghĩ trăn trở,
cảm xúc đối lập bởi cá tính nhân vật trong nhân vật Henryk đậm giọng suy tư, thấm
đượm nỗi buồn.
2.1.2. Điểm nhìn bên trong- đơn tuyến
Trong tác phẩm Hania- Tình yêu của tơi, Nỗi buồn của tơi, điểm nhìn của
người kể chuyện ngơi thứ nhất là điểm nhìn bên trong khi nhân vật tự kể câu chuyện
của mình và câu chuyện của người khác nhưng đã được khúc xạ qua cảm quan của
người kể.
Nhân vật “tôi” - Henryk trong Hania vừa là hóa thân của Henryk Sienkiewicz
cũng vừa là nhân vật mà nhà văn sáng tạo ra để phản ánh hiện thực, thơng điệp và tư
tưởng nghệ thuật. Vì thế, trong mạch kể, chúng ta không chỉ đọc được hiện thực đời
sống mà còn đọc được những suy tư, trăn trở trong tâm trí của người kể chuyện-người
chứng kiến- người trong cuộc để cùng đồng cảm, rút ra ý nghĩa cho riêng mình. Nhà
văn đi sâu sâu biểu hiện tư tưởng, tình cảm nội tâm của nhân thông qua cử chỉ, hành
động, ngoại hình và hồn cảnh của các nhân vật trong truyện. Nhờ vậy, sự kiện trong
tác phẩm, tính cách, cử chỉ của từng nhân vật cũng được phơi bày. Vì vậy, qua nhân
vật Henryk, độc giả có thể nhìn thấy được   lão bộc Mikolai – một lão già hay cáu gắt,
nói nhiều, thích quản chuyện của người khác trong cái nhìn của mọi người trong gia
đình anh. Thế nhưng đằng sau cái vẻ cục cằn đó lại là một lão Mikolai đầy tình yêu
thương. Nhà văn nhìn thấy được một lão Mikolai chân thành tận tuỵ, quan tâm đến
mọi người, một lão Mikolai hết mực với “cậu ấm” Henryk – như lão đã từng gọi, với
cả trái tim của mình. Lão già ấy bình thường chẳng bao giờ bộc lộ tình cảm của mình,

và nếu chẳng may có lỡ thể hiện ra thì lão sẽ có cách che lấp nó. Như khi Henryk từ
trường về nhà nhân dịp lễ, lão đã mừng đến nỗi đánh đổ hết cả khay váng sữa: “Trời
ơi, cậu ấm vàng ngọc, cục cưng quý hố nhất đời tơi”[5;tr.10], để rồi ngay sau đó lại
mắng “cậu ấm” của lão đã chọn không đúng lúc về khiến lão bất cẩn. Hay ở nhân vật
Selim theo cảm nhận của nhân tôi, Selim hiện lên là với “Đôi mắt cậu ta, chỉ có ai thật
tinh, mới phát hiện thấy cịn hơi xếch một chút(…)mắt kiểu Tácta, đơi mắt rất to, màu
đen, đượm buồn và sáng long lanh, giống mắt người con gái Gruzja. Đôi mắt được
trời ban vẻ ngọt ngào không bút nào tả xiết ấy” cùng “, đôi môi hơi dày và đỏ thắm
như phúc bồn tử, nụ cười ngọt ngào” [5;tr.36]. Vẻ đẹp của Selim khiến cho “tơi” cũng
cảm thán và ngẩn ngơ mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy. Trái ngược với vẻ đẹp ngọt ngào

9


ấy, Selim lại mang lên mình tính cách hồn tồn khác biệt “hắn thuộc loại người đãng
trí, hơi nhẹ dạ và là kẻ phóng đãng có tính khí nóng nảy không dễ kiềm chế. Hắn biết
cưỡi ngựa, bắn súng và đấu kiếm giỏi như một cao thủ bậc thầy; học hành bình
thường, bởi vì năng lực tuy rất lớn, song lại hơi lười biếng”[5;tr.37].
Bối cảnh gia đình được miêu tả hết sức tinh tế thơng qua cái nhìn của nhân vât
“tơi”, qua đó người đọc cảm nhận được khơng khí ấm áp, hài hịa của các thành viên
trong gia đình từ người hầu đến người cha Ludwik, cô giáo dạy tiếng Pháp d'Yves với
những đặc điểm nổi bật trong từng tính cách họ. Cha Henryk là người vơ cùng nghiêm
khắc, ông luôn đề cập vị thế cả người con trai trưởng trong gia đình “dịng máu gia
đình” với tinh thần “Đấy là trách nhiệm, là trách nhiệm”, “tuy là người nghiêm khắc,
song cũng sẵn sàng cứu giúp người nghèo khó; tìm cơng việc cho họ làm, tha thứ
những lỗi lầm do bẩm sinh ngu đần dễ mắc, nhiều lúc trả nợ thay cho nông dân, đứng
ra tổ chức cưới xin, lễ rửa tội cho trẻ em; dạy dỗ chúng tôi kính trọng mọi người, khi
những người già chào hỏi thì phải ngả mũ chào đáp lễ, thậm chí có khi còn gọi họ lại
hàn huyên”[5;tr.33]; khi nghe tin lão Mikolai bị đám tay sai của tên Zoll đánh bỉ vì
bênh vực, bảo vệ tơn nghiêm cho mình thì ơng ngay lập tức “nghẹn ngào, nước mắt

đầy trịng”, “cha tơi đã cùng ơm nhau và khóc nức nở như những chú hải li”[5;tr.17].
Qua đó, ta có cái nhìn sâu sắc hơn về nét truyền thống của gia đình q tộc “người con
trai trưởng trong gia đình, mặc dù cịn là đứa trẻ, ở chỗ chúng tôi cũng rất được tôn
trọng. Điều đó ngay cả cha tơi cũng từng u cầu nghiêm khắc. Đối với ý nguyện đó
mọi người chỉ có quyền khiếu nại lên ông chủ và bà chủ, chứ không có quyền chống
lại nếu khơng được phép. Với người con trai trưởng, ngay từ khi còn là đứa bé, mọi
người khơng được gọi bằng từ nào khác ngồi từ "cậu chủ".”[5;tr.33], làm nổi bật lên
nét văn hóa của gia đình quí tộc Ba Lan thế kỉ XIX, nhà văn phê phán hậu quả của hệ
thống giáo dục không công bằng đề cao con trai trưởng, nhồi nhét những tư tưởng bảo
thủ cực đoan của giới q tộc.
Điểm nhìn của “tơi” lại được dịch chuyển, tại môi trường học phổ thông
Henryk đã được dịp tiếp xúc với sinh viên trẻ phụ đạo- là một người cấp tiến lớn trên
mọi phương diện và được cậu gọi với danh xưng “thầy giáo”. Tại đây, một lần nữa
mọi quan điểm, tư tưởng của Henryk được tích lũy linh mục Ludwik, người cha tơi và
tổ ấm êm đềm của gia đình bị rung chuyển. Khiến anh nhận ra rằng nền giáo dục ở
quê nhà cực đoan, “khái niệm xưa của tơi chỉ bó trịn trong một phạm vi cực kì nhỏ bé
nơng cạn” sẽ khiến con người dàn đần độn và bảo thủ, chính kiến thức của người thầy
giáo “đã đưa ra ánh sáng "từ trong đám bụi qn lãng" và cơng bố cho tồn thế
giới”[5;tr.57]. Henryk Sienkiewicz thơng qua điểm nhìn bên trong đã khiến cho người
đọc thấy được những thay đổi về lí tưởng, đơi dịng suy nghĩ của nhân vật về cái lí
tưởng mà cậu đã tiếp thu ở quê nhà, một nền giáo dục cổ hủ, khiến con người trở nên
đần độn, “tơi thích các sự kiện. Cậu khơng thể nặn pho mát bằng nước lã. Riêng về lí
tưởng, đó là chuyện hồn tồn khác. Vì điều đó, chúng ta sẵn sàng dâng hiến cả mạng
sống, thế nhưng các bạn và cả cha ông các bạn nữa vẫn đang đi trên những con đường

10


ngu ngốc. Tơi nói với các bạn như vậy đó. Lí tưởng mn năm!”[5;tr.61], nhà văn đề
cao lí tưởng khoa học, phê phán, phô bài những hạn chế của con người tầm thường

mãi đi theo lối mòn của nền giáo dục lạc hậu.
Henryk luôn bị dằn vặt về những nỗi buồn về thân phận con người, khi anh
nhận ra rằng mình đã yêu Hania, thế nhưng Hania lại là cháu gái của lão bộc Mikolai
còn anh lại là con trai trưởng trong gia đình- người anh trai đỡ đầu của cô. Thân phận
của của người chủ không cho phép anh u Hania, chính điều đó mà anh ln lo sợ
tình cảm của mình sẽ bị mọi người phát hiện, anh luôn tỏ quan tâm cô như một người
đỡ đầu, làm theo trách nhiệm của người đàn ơng trong gia đình. Tuy vây, anh vẫn ln
bảo vệ tình u thuần khiết, thánh thiện của mình một cách nóng nảy khi nghe Selim
vơ tình nhắc Hania một cách lãng xẹt trong qn rượu “giữa những câu chuyện vơ
liêm sỉ, thì tơi cho rằng tôi đã phải nghe những lời phỉ báng phạm thượng, những lời
lăng nhục và xúc phạm đối với Hania thân u, tơi gần như mất hết tỉnh táo vì quá tức
giận”[5;tr.61]. Anh cảm thấy tức giận, ghen tỵ, bất an khi Hania có những động thái
quan tâm đến Selim, tỏ ra hối hối hận khi đã nói những lời cay độc, mỉa mai Hania, tất
cả những cảm xúc rối mù ấy cứ liên tục xuất hiện khi anh chàng nằm trên giường của
mình “tơi cảm thấy thật vơ cùng bất hạnh, và mặc dù đối với ai đó những âu lo nọ của
tơi có thể xem như tầm thường, tơi phải nói rõ, tầm cỡ của sự đau khổ khơng phụ
thuộc vào điều bản thân sự đau khổ đó là cái gì, mà phụ thuộc vào điều người ta cảm
nhận nó như thế nào”[5;tr.107]. Khơng dám nói lời u, nhưng sự ích kỉ của kẻ đang
u ln khiến Henryk tức giận mỗi khi Selim và Hania ở bên nhau. “Tơi cảm thấy
nghẹt thở. Ơi chao! Sao tơi u em đến như vậy, sao tôi bất hạnh đến như vậy! Vừa
nằm ở đáy thuyền, vừa nổi khùng tự giày vò bộ quần áo của mình, tơi đồng thời cũng
cảm thấy toàn bộ sự bất lực trong cơn điên khùng ấy. Đúng vậy, tôi bất lực, bất lực
giống như một lực sĩ bị trói cả hai tay, bởi vì tơi có thể làm gì nữa cơ chứ? Tơi có thể
giết chết Selim, giết bản thân mình; tơi có thể đâm thuyền mình vào xuồng họ và nhấn
chìm cả đơi trong sóng nước, song tơi khơng thể đánh bật tình u của Hania đối với
Selim ra khỏi trái tim nàng và giữ nó lại riêng cho mình, khơng chia sẻ với bất cứ
ai”[5;tr.127]; “một làn sóng nước mắt khổng lồ cứ thế dâng trào và khi nằm ngửa, hai
tay đặt chéo trên đầu, tơi đã rống lên gào khóc vì nỗi bi thương cực kì to lớn, khơng
thể diễn tả bằng lời được ấy”[5;tr.128]. Khi chứng kiến thấy Selim cầu hôn Hania,
Henryk thầm nghĩ “Mình sẵn sàng mất mạng sống, - tơi thầm nghĩ - mất tất cả những

gì có thể bị mất trên thế gian này, mình khơng cho phép hai người họ được hạnh phúc
bên nhau”[5;tr.146]. “Tôi và Selim - đã cấu xé tranh giành nàng như một miếng mồi
hấp dẫn”[5;tr.176]. Từ những sự kiện mà chính nhân vật “tơi” phát hiện, người đọc
cùng hịa mình vào những cảm xúc với cung bậc khác nhau trong tình yêu, một tình
yêu điên dại đầy chiếm hữu, tình yêu của kẻ hèn nhát khơng dám lên tiếng, sự ích con
người trước lịng tự trọng bị đả kích bởi Selim. Những xung đột và cao trào, sự dằn xé
trong nội tâm nhân vật được đẩy lên đến đỉnh điểm khi chứng kiến Selim cầu hơn
Hania, cũng như việc Hania đã phản bội cậu mà chạy trốn cùng Selim, những dòng
tâm trạng được nhân vật vận động liên tục trong mạch suy nghĩ của mình, anh đau

11


khổ, ghen tỵ, thù hận người bạn thân của mình để rồi cuối cùng lại hối hận cho những
nông nỗi của bản thân khi chứng kiến khuôn mặt đầy rỗ của Hania.
Với truyện vừa Hania, Henryk Sienkiwicz đã thành công trong việc miêu tả
tính cách và xây dựng tâm lý nhân vật. Từ đó tạo nên xung đột và cao trào cho tác
phẩm. Nhà văn thể hiện quan điểm cá nhân nhân vô cùng tinh tế trong việc lồng ghép
các sự kiện tạo nên những thay đổi trong nội tâm nhân vật Henryk, sự ích kỉ trong tình
u, lịng chiếm hữu nó chỉ khiến ta đánh đánh mất đi tình yêu trong sáng và tình bạn
đẹp đẻ của con người. Tình u khơng dành cho kẻ tự cao, kiêu căng.

12


CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN VỪA HANIA
CỦA HENRYK SIENKIEWICZ
3.1. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt
cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả và bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ của nhà

văn. Ngôn ngữ trần thuật là một phương diện rất phức tạp của nghệ thuật tự sự.
3.1.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

13


Trong truyện vừa Hania, Henryk Sienkiwicz thành công ở việc xây dựng ngôn
ngữ độc thoại nội tâm. Những lời độc thoại nội tâm của nhân vật thể hiện vô cùng tinh
tế theo từng cảm xúc, những va chạm mà nhân vật nếm trải. Cảm xúc của người kể
chuyện được nhà văn dồn nén trong thế giới nội tâm của nhân vật, ở đó chúng ta có
thể cảm nhận được những nổi buồn, dằn vặt, thù hận, ghen tỵ, kiêu căng… trong từng
suy nghĩ của nhân vật Henryk “Tôi sợ điều đó như sợ một nỗi bất hạnh, sợ bản án tử
hình khơng thể nào cưỡng lại, một bản án mà người ta biết nó phải được thi hành,
song có ai trên đời cam chịu chấp nhận mà khơng tìm mọi cách trì hỗn”[5;tr.125];
“Tơi thầm hét lên trong lịng. - Họ đang giết người ở đây đấy". Tôi cảm thấy nghẹt
thở”[5;tr.126]. Những cảm xúc của “tôi” được luôn được nhà văn chú trọng đến từng
lời văn , hay là những đánh giá của nhân vật đối với các nhân vật khác. “Ôi, cái cậu bé
Selim ấy mới tuyệt vời làm sao chứ! Đơi mắt cậu ta, chỉ có ai thật tinh, mới phát hiện
thấy cịn hơi xếch một chút. Song đó không phải là mắt kiểu Tácta, đôi mắt rất to, màu
đen, đượm buồn và sáng long lanh, giống mắt người con gái Gruzja. Đôi mắt được
trời ban vẻ ngọt ngào khơng bút nào tả xiết ấy, đặc biệt khi nó khơng giận dữ, tơi chưa
bao giờ nhìn thấy trong đời và có lẽ cũng sẽ khơng bao giờ bắt gặp sau này. Khi Selim
đề nghị một điều gì đó và nhìn người đối thoại bằng đơi mắt ấy, thì chắc ai cũng thấy
cậu đang phơi bày cả trái tim mình. Nét mặt cậu cân đối đều đặn, thanh cao, cứ như
được tạo nên bởi bàn tay nghệ sĩ điêu khắc tài ba, nước da ngăm ngăm đen, nhưng
mịn màng, đôi môi hơi dày và đỏ thắm như phúc bồn tử, nụ cười ngọt ngào và hàm
răng đều như ngọc”[5;tr.36]. Ngôn ngữ trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn giàu
chất thơ, biểu cảm và chất lãng mạn. Qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
“tôi”, chúng ta nhận thấy ở Henryk là một chỉnh thể với nhiều mảnh cảm xúc nổi loạn
trong tâm trí của mình, chàng ln tìm cách đè nén và thể hiện ra bên ngồi là một

người vô tư, lạnh lùng để chạy trốn cơn “khát” tình u trong thâm tâm của mình.
Ngơn ngữ độc thoại nội tâm trong truyện vừa Hania thiên phơi bày quan niệm, ý thức
chủ thể nhân vật. Những lời nói mang khuynh hướng tư tưởng đối lập nhau gay gắt
tạo nên xung đột giữa các ý thức của các chủ thể.
3.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.1. Giọng suy tư, triết lí
Trong truyện vừa Hania, với cách trần thuật chủ quan đã làm cho thế giới được
miêu tả trong tác phẩm sống động như chính cuộc sống ngồi đời thực. Con người,
cảnh vật hiện lên chân thật, gần gũi. Tất cả những thứ giản dị, đời thường ấy bước vào
trang truyện hồn nhiên nhưng gợi cho người đọc bao suy nghĩ, trăn trở. Nhà văn kể
câu chuyện bằng một giọng chủ quan, đậm chất suy tư, triết lí về những lí tưởng mà
nhân “tơi” được thu hưởng từ gia đình với kiến thức khoa học, khái niệm La Mã từ
người thầy giáo của mình là hồn tồn khác nhau. Nhà văn suy tư về cái gọi là cuộc
sống, ông ghê tởm và khinh bỉ trước tất cả các tập đồn chính trị đầu sỏ với sức thuyết
phục lớn đến mức làm cho những quan niệm kiểu quý tộc cực đoan, “con người tỏ ra
có năng lực đầy đủ nhất chính là ở giai đoạn từ mười tám đến hai mươi ba tuổi, bởi về
sau anh ta sẽ dần dần biến thành kẻ đần độn, tức là một người bảo thủ”[5;tr.57]. Nhà

14


văn ca ngợi, thần thánh hóa lí tưởng khoa học, sẵn sàng dâng hiến cả mạng sống cho lí
tưởng của mình, dẹp bỏ đi những khái niệm, quan điểm bảo thủ được tiếp nhận từ gia
đình. Hay giọng suy tư về một tình u buồ khơng nhận được sự hồi đáp cuae Hania,
nhà văn thể hiện thái độ đau buồn, thất vọng bởi cái “tơi” q lớn lao, dịng cảm xúc
phức tạp trong chính nội tâm và ơng nhận ra triết lí rằng: tình u thật sự là tình u
đầy sự khoang dung, vị tha mà không phải là chiếm đoạt như món hàng. Chính cái vẻ
suy tư thấm đẫm buồn ấy lại tô đậm ý nghĩa sâu xa về con người và xã hội Ba Lan,
niềm hạnh phúc khiến tác phẩm của nhà văn trở nên có chiều sâu, có tính triết lí.
Câu chuyện tình u trong Hania dường như khó cịn có thể xảy ra ở thời đại

của chúng ta. Nhưng những triết lý về ái tình của nó dường như chẳng bao giờ cũ.
Tình u đích thực cũng giống như của báu ngàn năm tuổi. Đó đều là hai thứ hiếm có,
khó tìm, cịn những thứ na ná tình u thì nhiều vơ kể. Tình cảm của Henryk dành cho
Hania là một thứ “trá hình” của tình yêu. Nhưng với trái tim cuồng nhiệt và đầy mê
muội của tuổi trẻ ta đâu có dễ nhận ra điều đó.

15


CHƯƠNG 4: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG HANIA CỦA HENRYK
SIENKIEWICZ
4.1. Không gian tâm trạng
Không gian trong truyện vừa Hania là không gian tâm trạng nơi nhân vật trải
qua, mỗi một sự kiện gắn liền với diễn biến tâm lí khác nhau với những cách ứng xử
mà nhân vật “tôi” có thể lựa chọn như từ chối hiện thực(như: từ chối bản thân mình đã
yêu Hania) hay là đối mặt với chúng bằng cách quyết đấu(như: đấu kiếm để giải quyết
mâu thuẫn). Không gian trong ngôi nhà với người hầu, đây là không gian tồn tại quen
thuộc của cuộc sống đời thường “Bàn ăn được đặt ngay trong hiên nhà; những ngọn
nến trong các chụp đèn làm bằng thủy tinh sáng lên lấp lánh, hàng đàn thiêu thân bay
loạn xạ quanh vầng sáng và thi nhau lao vào chụp đèn thủy tinh; những chùm lá nho
dại bị làn gió ấm ban đêm thổi đến va đập vào nhau xào xạc, cịn phía sau hàng
dương, vầng trăng vàng cực lớn đang tỏa sáng. Câu chuyện vừa qua giữa tôi, Hania và
Selim đã đưa chúng tôi đến một trạng thái tinh thần thật kì diệu, vừa dịu êm vừa tràn
đầy tình bạn. Buổi tối êm đềm và yên tĩnh như vậy tác động cả đến những người lớn
tuổi. Gương mặt cha tôi và linh mục Ludwik trở nên sảng khoái và rạng rỡ như bầu
trời”[5;tr.98], đó là khơng gian n bình và ấm êm của mọi người và cả Henryk, Hania
và Selim. Trong khơng gian gia đình ấy, người đọc cũng chứng kiến sự ra đi của lão
Mikolai và Henryk trở thành người anh đỡ đầu với tâm trạng của người cậu chủ, hân
hoan và đầy trách nhiệm; Henryk đã hôn lên đơi mơi của Hania khi nhân ra tình cảm
mình; Hania bị bệnh đậu mùa và sự thay đổi của Henryk “Tơi đã nói dối. Tim tơi tràn

trề nỗi cảm thơng, đau xót và yêu thương của một người anh, song những tình cảm
ngày xưa đã biến mất, bay tít tận đẩu tận đâu như cánh chim trời không để lại dấu
tích”[5;tr.195]. Chứng kiến Selim hơn và tỏ tình Hania, những con người đang yêu
trao nhau những lời tỏ tình và cái hôn ngọt ngào. “Vách được đan mắt cáo bằng những
thanh gỗ mỏng, do vậy tơi có thể vừa nhìn rõ và vừa nghe được mọi thứ. Vào vai kẻ
nghe trộm ghê tởm đối với tơi lúc đó hồn tồn chẳng có gì là đáng khinh bỉ
nữa”[5;tr.141];“Những tia nắng chiều hắt ánh vàng xuống họ, cịn với tơi, tơi có cảm
tưởng những tia nắng ấy đỏ như máu”[5;tr.144].

16


Qua không gian tâm trạng, Henryk Sienkiewicz, đã vạch trần được nỗi tâm tư
thầm kín của nhân vật, tâm trạng nhân vật thay đổi trong từng không gian cụ thể,
khiến cho không gian và con người trở nên thân thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết.
4.2. Thời gian tâm lí
Thời gian trong truyện vừa Hania là thời gian tâm lí khơng tn thủ theo sự
vận động của thời gian vật lí, mà nó là qng thời gian được đo bằng sự diễn biến tâm
trạng của con người. Cho nên thời gian đó có thể nhanh, chậm, có thực hoặc khơng có
thực, có thể hồi tưởng hoặc hiện tại. Thời điểm được chọn để xuất hiện các yếu tố
tâm lí thường là đêm tối, chạng vạng hoặc rạng sáng “ba giờ sáng”…đó là khoảnh
khắc con người thường rơi vào dịng suy tư, trăn trở.
Qua thời gian tâm lí, người đọc có thể phát hiện ra những nguyên nhân mâu
thuẫn của các nhân vật từ đó suy tư về những cảm xúc mẫu thuẫn mà nhân vật “tôi”
trải qua. Thông qua thời gian tâm lí, người đọc có thể phát hiện ra những tính cách của
nhân vật qua cách nhân vật hành xử. Qua thời gian tâm lí, người đọc phát hiện được lí
do vì sao lão Mikolai lại thù ghét một thời gian khá lâu vị bác sĩ Stanislaw mặc dù đã
được bác sĩ cứu giúp sau trận đánh nhau với tay sai Zoll, trong hồi tưởng của nhan vật
“tôi”, ngay khi lão Mikolai phát hiện Stanislaw đến thăm lão thường xun chỉ vì có ý
muốn gây thiện cảm với Marynia( cơ của Henryk) người được mọi người trong gia

đình u mến thì ngay lập tức lão có thái độ lạnh lùng và lịch thiệp. Lão đưa ra lí do:
“Cịn bác sĩ quèn, xin lỗi, hắn là cái thớ gì nhỉ? Chỉ tổ thiên hạ chê cười cô nương
thôi.”; “chẳng lẽ những tay bác sĩ như vậy tơi cịn chưa biết hay sao? Họ từng đi đến
các trại lính, từng lượn lờ ở cạnh các ban tham mưu, còn khi trận đánh xảy ra thì đố
tìm thấy mống nào. Đã có lần ngài đại tá gọi họ là những con dao mổ. Khi người ta
cịn khỏe mạnh thì họ chẳng động đến, còn khi người ta bị thương gần chết họ mới
cầm dao mổ mị tới. Chẳng có gì là khó nếu mổ xẻ những kẻ khơng có khả năng tự vệ,
bởi họ chẳng cầm nổi thứ gì trong tay(…). Đối với tôi loại bác sĩ ấy chẳng đáng là
người lính! Cũng chẳng phải là người thừa kế đàng hồng gì!. Điều đó khơng thể chấp
nhận được! Cơ nương sẽ không thể lấy hắn làm chồng”[5;tr.20].
Trong sự vận động của thời gian ngày và đêm. Thì đến đêm tối là lúc “tơi”
chìm vào sự vận động tâm lí nhiều nhất, đêm tối trong ngòi bút của nhà văn thật lâu
dài “Những ơ cửa sổ phịng khách vẫn cịn sáng, nghe tiếng đàn dương cầm từ đó
vẳng ra”[5;tr.104] cho đến “Chắc phải khuya lắm rồi; phía ngồi cửa sổ gà đã cất tiếng
gáy; tôi thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề mệt mỏi, để sáng hôm sau mãi rất lâu mới tỉnh
dậy được”[5;tr.108]. Cho ta nhìn thấy được đủ mọi cảm xúc của nhân vật “tôi” tự hỏi,
trăn trở trong nỗi lịng của thân “tơi đã trải qua một đêm như thế nào sau những dằn
vặt tích tụ suốt ngày như vậy”[5;tr.106]; “tôi cảm thấy mệt mỏi rã rời, giống như vừa
trải qua cuộc hành trình dài đằng đẵng, và thêm vào đó cịn một ý nghĩ nữa ý nghĩ tồi
tệ nhất và cũng đớn đau nhất, liên tục quay cuồng trong đầu óc tơi, rằng chính tại tơi,
rõ ràng là tôi”[5;tr.107]; “Nằm trên giường, tôi nhắc đi nhắc lại những lời đó cho đến
lúc mọi ý nghĩ dần dần cứ rối lên trong óc, khuếch tán mãi ra rồi chìm sâu vào giấc

17


ngủ mệt mỏi thơng thường”[5;tr.107]. Qua thời gian tâm lí, nhà văn tạo nên điểm nhấn
ấn tượng cho cho tác phẩm, con người với những nỗi niềm khó nói, họ suy tư và rồi
chiêm nghiệm những gì mình nếm trải, tạo nên điểm nhìn hồn hảo, cảm giác chân
thực cho người đọc.


KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện vừa Hania-Tình u của tơi,
Nỗi buồn của tơi của Henryk Sienkiewicz, có thể rút ra được những điểm đáng chú ý
như: điểm nhìn trần thuật là yếu tố trung tâm của lí thuyết tự sự. Nhà văn đã vận dụng
khéo léo điểm nhìn bên trong với dạng thức người kể chuyện ngôi thứ nhất tạo nên sức
thuyết phục cao cho người đọc, thể hiện chủ quan những suy nghĩ, cảm tưởng của
nhân vật. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm và giọng điệu trần thuật
suy tư, triết lí, chủ quan cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành
cơng của tác giả; thể hiện cái nhìn của nhà văn về cuộc sống và tình yêu, gợi cho
người đọc sự suy ngẫm, đánh thức nhận thức của con người về lí tưởng trong thế kỉ
XIX. Đặc biệt, việc tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật cũng là yếu tố tích cực
làm nên sự thành cơng của tác phẩm. Trong truyện vừa Hania của Henryk Sienkiewicz
đã xây dựng thời gian và khơng gian hiện tâm lí khiến cho con người, cảnh vật hiện
lên chân thật, gần gũi.

18


Tất cả những thứ giản dị, đời thường ấy lại gợi cho người đọc bao suy nghĩ, trăn
trở. Chính những thành cơng trên đã góp phần làm nên tính lãng mạn đậm chất chân
thực của bối cảnh xã hội Ba Lan trong Hania, đồng thời góp phần khẳng định sự xuất
hiện của Henryk Sienkiewicz có ý nghĩa lớn đối với sự đổi mới của văn học Ba Lan.
Và đây cũng là những định hướng giúp sinh viên tiếp nhận tác phẩm một cách hệ
thống dưới góc nhìn tự sự học.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu mạng:

1. Dương Lê(2021),“Truyện vừa là gì?”,Lí luận văn học,nguồn link:
truy cập: 10/1/2022.

2. Thụy Oanh(2016),‘Hania’ - Tình đầu mê đắm và cuồng dại, Sách hay, nguồn:
/>cập ngày: 12/1/2022.(lúc 19h).
3. Lam Thu(2015), “Hania - tiểu thuyết lãng mạn của Henryk Sienkiewicz”,
nguồn: cập ngày:28/12/2021.
Tài liệu sách:
4. Phạm Thị Thu Hương(2020), Bài giảng Tác phẩm và thể loại văn học,Trường
Đại học sự phạm Đà Nẵng.
5. Henryk Sienkiewicz(2016), Hania - Tình u Của Tơi, Nỗi Buồn Của Tơi, Nhà
xuất bản Kim Đồng.
6. Đình Sử Trần, Nguyên Ân Lại, Ngọc Trà Lê(1998), Dẫn luận nghiên cứu văn
học, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Đinh Trọng Lạc(2006), Phong Cách Học Tiếng Việt,NXB Đại Học Quốc Gia.
8. Mikhail Bakhtin(dịch Phạm Vĩnh Cư)(2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết,
Nhà xuất bản Hội Văn học.
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học,
NXB Giáo dục.

20


MẪU TRANG ĐÁNH GIÁ
Điểm

CB chấm 1


CB chấm 2

21



×